INPRAISE OF SLOWNESS<br />
(Jean – Carl Honoré)<br />
Tên sách: NGỢI CA SỐNG CHẬM<br />
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: In praise of Slow<br />
Tác giả: Jean-Carl Honoré<br />
Người dịch: Đoàn Ngọc Thanh, Vũ Hoài Thủy<br />
Hiệu đính: Nguyễn Thị Thu Yến<br />
Nhà xuất bản: NXB Phụ nữ<br />
Kích thước: (14,5x20,5)cm<br />
Số trang: 370<br />
Người gõ (TVE): picicrazy, Red_Chan, sonyvaio, blue_hvtd, wannabe,<br />
svcntnk42a1, hi_iamcoming, mgvn<br />
Tạo ebookn (TVE): lilypham<br />
Ngày hoàn thành: 15/10/2009<br />
---------http://thuvien-ebook.com<br />
<br />
Carl Honoré là một nhà báo hiện sống tại London. Ông là cây bút chuyên viết<br />
cho các tờ báo Economist, Observer, National Post và Houston Chronicle. Ngợi<br />
ca Sống chậm là cuốn sách mang lại tên tuổi lừng lẫy trên toàn cầu cho Carl<br />
Honoré, với các thông tin chi tiết tại website: www.inpraiseofslow.com<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Cuộc sống còn có nhiều cái quan trọng hơn là tăng tốc<br />
GANDHI<br />
Những ngày này,nền văn hóa của chúng ta dạy rằng nhanh là đúng. Và để<br />
nhanh được, chúng ta đã phải trả giá bằng tất cả: công việc, ăn uống, sức khỏe,<br />
các mối quan hệ và đời sống dục tình của chúng ta. Cuốn sách kỳ diệu của Carl<br />
Honoré đã thách thức sự tôn thờ tốc độ bằng cách chứng minh: Sống Chậm mới<br />
là thời thượng. Sống lành mạnh hơn trong một thế giới hiện đại cuồng nộ, tạo lập<br />
sự cân bằng giữa nhanh và chậm, điều độ, tự chủ và minh triết. Những điều tra<br />
đầy hứng thú của Honoré soi sáng phương thức mới mẻ để sống trọn vẹn đời ta<br />
một cách viên mãn, hiệu quả, trong triết lý sâu sa của Chậm.<br />
“Hãy đọc cuốn sách này mỗi ngày một chương - để thông điệp mang tính đột<br />
phá của nó ngấm vào trong bạn, hoàn toàn thay đổi cuộc đời bạn”.<br />
Bill MacKibben, tác giả của The End of Nature<br />
“Cuốn sách này đã phản kháng một cách đầy thuyết phục với lối sống gấp vô<br />
tình và đưa ra những gợi ý thật cụ thể, hấp dẫn về những cách thức để kéo dài<br />
khoảnh khắc sống”<br />
Los Angeles Times<br />
“Truyền cảm hứng gấp triệu lần bất kỳ cuốn sách nào về đổi thay lối sống...”<br />
Sunday Express<br />
“Honoré đưa ra những bằng chứng thuyết phục, gợi ý rằng việc kiểm soát<br />
nhịp độ cuộc sống của ta khiến ta không chỉ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, mà<br />
còn mang lại một phong cách sống hiệu quả và xứng đáng”.<br />
Globe and Mail<br />
“Cuốn sách có một giọng điệu riêng, gần gũi bên cạnh những khảo sát kỹ<br />
lưỡng của tác giả. Sức mạnh lớn lao của nó nằm ở sự nối kết những ý tưởng<br />
dường như khác biệt (ăn chậm và làm chậm!), mang tới cho ta một cái nhìn thật<br />
sâu và độc đáo về một vấn đề văn hóa rộng lớn... Honoré đã cho độc giả một cơ<br />
hội để thay đổi cuộc đời của họ”.<br />
Vancouver Sun<br />
Mục lục<br />
DẪN LUẬN - THỜI ĐẠI CỦA SỰ RỒ DẠI<br />
<br />
CHƯƠNG MỘT - HÃY LÀM MỌI VIỆC NHANH HƠN<br />
CHƯƠNG HAI – CHẬM LÀ TỐT ĐẸP<br />
CHƯƠNG BA - ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ BÀN ĂN<br />
CHƯƠNG BỐN – ĐÔ THỊ: PHA TRỘN GIỮA CŨ VÀ MỚI<br />
CHƯƠNG NĂM – TINH THẦN VÀ THỂ XÁC: MỘT TINH THẦN LÀNH<br />
MẠNH TRONG MỘT CƠ THỂ CƯỜNG TRÁNG<br />
CHƯƠNG SÁU - Y HỌC: BÁC SĨ VÀ ĐỨC KIÊN NHẪN<br />
CHƯƠNG BẢY - TÌNH DỤC: NGƯỜI TÌNH BÀN TAY CHẬM<br />
CHƯƠNG TÁM - LÀM VIỆC: NHỮNG LỢI ÍCH KHI CÔNG VIỆC BỚT<br />
NHỌC NHẰN<br />
CHƯƠNG CHÍN - THƯ NHÀN: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỈ NGƠI<br />
CHƯƠNG MƯỜI - TRẺ EM: NUÔI DẠY MỘT ĐỨA TRẺ KHÔNG VỘI<br />
VÃ<br />
KẾT LUẬN - TÌM RA NHỊP CHUẨN<br />
CHÚ GIẢI - PHẦN DẪN LUẬN<br />
DANH MỤC NGUỒN THÔNG TIN<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Tặng Miranda, Benyamin và Susannah<br />
<br />
DẪN LUẬN - THỜI ĐẠI CỦA SỰ RỒ DẠI<br />
Con người sinh ra rồi kết hôn, sống rồi chết, đều ở giữa vòng náo loạn điên<br />
cuồng đến mức bạn tưởng như họ sẽ phát điên.<br />
WILLIAM DEAN HOWELLS, 1907.<br />
Vào một buổi trưa chan hòa ánh nắng hè năm 1985, chuyến du lịch châu Âu<br />
thời niên thiếu của tôi tới chặng dừng trên một quảng trường ở ngoại ô Rome.<br />
Chuyến xe buýt quay về thành phố đã chậm hai mươi phút và vẫn chưa thấy<br />
bóng dáng đâu. Tuy vậy, sự chậm trễ chẳng làm tôi phiền lòng. Thay vì đi đi lại<br />
lại trên vỉa hè hoặc gọi điện cho công ty xe buýt để phàn nàn, tôi mở máy nghe<br />
Walkman, rồi ngả người trên ghế băng, lắng nghe Simon và Garfunkel hát về nỗi<br />
hân hoan được chậm rãi và làm cho thời khắc kéo dài. Từng chi tiết của quang<br />
cảnh ấy đã in sâu trong ký ức tôi: hai chú nhóc đá bóng quanh đài phun nước<br />
thời Trung cổ; những cành cây lòa xòa quệt trên nóc bức tường bằng đá; một quả<br />
phụ già nua xách túi rau về nhà.<br />
Mười lăm năm thoắt trôi qua, mọi sự đều đã thay đổi. Khung cảnh giờ chuyển<br />
thành sân bay Fiumicino nhộn nhịp của thành Rome và tôi là một phóng viên<br />
nước ngoài đang vội vã bắt chuyến bay về nhà ở Luân Đôn. Thay vì thư thái lấy<br />
chân đá sỏi cuội trên đường, tôi lao vội qua phòng chờ khởi hành, thầm nguyền<br />
rủa những ai cắt ngang đường mà lại đi chậm hơn. Đáng lẽ nghe dân ca từ chiếc<br />
Walkman rẻ tiền, tôi lại nói chuyện bằng điện thoại di động với một biên tập<br />
viên cách xa hàng ngàn cây số.<br />
Bên cửa lên máy bay, tôi nhập vào cuối một hàng người dài dằng dặc, ở đấy<br />
chẳng có việc gì để làm ngoại trừ, đúng vậy, việc không làm gì cả. Duy có điều<br />
tôi không chịu được cảnh không làm gì cả ấy nữa. Để chờ đợi cho hữu ích, cũng<br />
là để bớt sốt ruột, tôi đọc lướt một tờ báo. Chính lúc đó, mắt tôi bắt gặp một bài<br />
viết sau này gợi cho tôi cảm hứng viết cuốn sách về sự chậm rãi.<br />
Những dòng chữ bắt tôi dừng lại giữa đường ấy là: “Chuyện kể một phút<br />
trước giờ đi ngủ.” Giúp các bậc cha mẹ thu xếp ổn thỏa với bọn trẻ mất-thời-giờ,<br />
nhiều tác giả đã rút gọn các câu chuyện cổ kinh điển thành những mẩu hoàn<br />
chỉnh mất đúng sáu mươi giây. Hãy thử tưởng tượng Hans Christian Andersen<br />
mà bắt gặp những mẩu tóm tắt lỗi lạc này thì sẽ ra sao. Phản ứng đầu tiên của tôi<br />
là reo lên Eureka! Khoảng thời gian này tôi thường bị kẹt vào một cuộc-chiếnbuổi-tối-gay-go với cậu con trai hai tuổi, cháu rất thích những câu chuyện dài<br />
đọc bằng giọng trầm bổng êm tai. Tuy vậy, mỗi buổi tối tôi lái cháu sang những<br />
chuyện cực ngắn và đọc thật nhanh. Chúng tôi thường cãi cọ. Cháu kêu: “Bố đọc<br />
nhanh quá.” Hoặc, trong khi tôi đi ra cửa, “Con muốn chuyện nữa cơ!” Một phần<br />
<br />