intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ngợi ca sống chậm: phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

57
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp phần 1, phần 2 gồm 6 chương chính: 1. tinh thần và thể xác: một tinh thần lành mạnh trong một cơ thể cường tráng, 2. y học: bác sĩ và đức kiên nhẫn, 3. tình dục: người tình bàn tay chậm, 4. làm việc: những lợi ích khi công việc bớt nhọc nhằn, 5. thư nhàn: tầm quan trọng của nghỉ ngơi, 6. trẻ em: nuôi dạy một đứa trẻ không vội vã. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 2 tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ngợi ca sống chậm: phần 2

CHƯƠNG NĂM – TINH THẦN VÀ THỂ XÁC:<br /> MỘT TINH THẦN LÀNH MẠNH TRONG MỘT CƠ<br /> THỂ CƯỜNG TRÁNG<br /> Nghệ thuật để tâm trí được thảnh thơi và tài năng loại trừ khỏi tâm trí mọi<br /> băn khoăn lo lắng hẳn phải là một trong những năng lực bí mật của những con<br /> người vĩ đại.<br /> - ĐẠI ÚY J.A. HADFIELD<br /> Vào một buổi sáng mùa xuân khô lạnh, tít sâu trong xứ quê mùa Witshire, thì<br /> đi bách bộ xem ra là việc tự nhiên nhất trên đời. Đàn gia súc thong thả gặm cỏ<br /> trên cánh đồng xanh dợn sóng. Một vài dân quê cho ngựa tế nước kiệu. Từng<br /> đàn chim bay lượn bổ nhào trên những khoảnh rừng rậm rạp. Cái hối hả, bận rộn<br /> của nhịp sống thị thành dường như ở xa vạn dặm. Trong khi tản bộ dọc theo<br /> đường làng, sỏi đá lạo xạo dưới chân, tôi có cảm giác mình đang giảm xuống<br /> một hoặc hai số, mà cũng phải thôi. Tôi ở đây là để học cách lắng dịu tinh thần.<br /> Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh tôn sùng tốc độ, chiến tuyến nằm trong<br /> tâm trí ta. Việc tăng tốc sẽ cứ còn là một cài đặt mặc định chừng nào quan điểm,<br /> thái độ của chúng ta chưa thay đổi. Nhưng, thay đổi những gì chúng ta nghĩ mới<br /> chỉ là bước khởi đầu. Nếu như phong trào Chậm thực sự bén rễ, thì ta còn phải<br /> tiến sâu hơn nữa. Chúng ta cần thay đổi phương pháp tư duy.<br /> Giống như con ong trên một thảm hoa, bộ não con người tự do bay liệng từ ý<br /> nghĩ này sang ý nghĩ khác. Trong môi trường làm việc cao tốc, nơi mà dữ liệu và<br /> các hạn tối hậu dồn dâp hối thúc, chúng ta luôn luôn bị thúc ép phải suy nghĩ<br /> thật nhanh. Phản ứng, chứ không phải sự suy nghĩ, trở thành nhật lệnh. Nhằm<br /> tranh thủ tối đa thời gian và để khỏi nhàm chán, ta lấp đầy mọi khoảnh khắc rảnh<br /> rỗi bằng việc kích thích trí não phát triển. Lần cuối cùng ta ngồi xuống ghế,<br /> nhắm mắt lại và chỉ thư giãn thôi, là bao giờ nhỉ?<br /> Bắt tinh thần luôn luôn bận rộn là sử dụng sai lầm nguồn lực tự nhiên quý giá<br /> nhất của bản thân. Quả vậy, trí tuệ ta có thể làm nên những điều kỳ diệu nhờ tốc<br /> độ cao. Nhưng nó sẽ còn làm được nhiều hơn thế nếu như thỉnh thoảng có cơ hội<br /> được xả hơi. “Sang số” cho tinh thần ta chậm lại giúp sức khỏe tốt hơn, nội tâm<br /> tĩnh tại, năng lực tập trung cao và khả năng tư duy sáng tạo. Nó có thể cống hiến<br /> cho chúng ta cái mà Milan Kundera gọi là “sự hiền minh của chậm rãi.”<br /> Các chuyên gia cho rằng não người có hai cách tư duy. Trong tác phẩm Trí<br /> não Thỏ, tinh thần Rùa – Vì sao trí thông minh tăng lên khi ta bớt suy nghĩ, tác<br /> giả Guy Claxton, nhà tâm lý học người Anh, gọi chúng là Tư duy Nhanh và Tư<br /> <br /> duy Chậm. Tư duy Nhanh thì có lý có lẽ, có phân tích, mạch lạc và lôgích. Chính<br /> là điều ta làm khi bị thúc ép, khi đồng hồ kêu tích tắc; chính là cách máy vi tính<br /> tư duy, khi cách văn phòng hiện đại đang hoạt động; đưa ra những giải pháp rõ<br /> ràng cho những vấn đề đã được nhận diện kỹ càng. Tư duy Chậm thì thiên về<br /> trực giác, không tường minh và sang tạo. Chính là điều ta làm khi sự thúc bách<br /> mất đi, ta có thời gian mặc cho các ý tưởng tự nung nấu theo nhịp độ riêng của<br /> chúng. Kết quả là những thấu hiểu tinh tế và phong phú. Chụp cắt lớp cho thấy<br /> hai cách thức tư duy tạo nên những bước sóng khác nhau trong não bộ - sóng<br /> anpha chậm và thêta trong quá trình tư duy Chậm, còn sóng Bêta nhanh trong<br /> quá trình Tư duy nhanh.<br /> Thư giãn thường là tiền đề dẫn tới Tư duy Chậm. Nhiều nghiên cứu cho thấy<br /> con người suy nghĩ sáng tạo hơn khi họ bình tĩnh, không vội vã, không bị stress,<br /> sự thúc ép về thời gian sẽ chỉ dẫn tới phiến diện. Trong một nghiên cứu tiến hành<br /> năm 1952, những người tham gia được yêu cầu mã hóa những câu đơn giản hteo<br /> một bộ mã đơn giản. Nhiều lúc nhà nghiên cứu đưa các từ ra mà không nói thêm<br /> gì cả, nhưng có lúc người này yêu cầu “Các bạn có thể làm nhanh hơn được<br /> không?” Lần nào cũng vậy, cứ bị thúc bách là những người tham gia luôn lúng<br /> túng, nhầm lẫn. Trong một nghiên cứu riêng biệt, các nhà nghiên cứu Canada<br /> nhận thấy những bệnh nhân đang chờ phẫu thuật ở bệnh viện tỏ ra kém sáng tạo<br /> trong việc hoàn thành những câu có so sánh tương đương kiểu “cũng béo như...”<br /> hay “cũng rét như...”.<br /> Những phát hiện này trùng khớp với kinh nghiệm của bản thân tôi. Những<br /> thời khắc “eureka” của tôi rất hiếm khi phát lộ tại văn phòng cao-tốc hoặc ở<br /> những cuộc gặp gỡ đầy căng thẳng. Thường thường chúng bật ra khi tôi ở trạng<br /> thái thư giãn – đang xát xà phòng tắm, nấu ăn hoặc thậm chí là chạy bộ trong<br /> công viên. Những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử chắc hẳn hiểu rõ giá trị<br /> của việc “sang số” tinh thần xuống tốc độ chậm hơn. Charles Darwin mô tả mình<br /> như một “nhà tư tưởng chậm.” Albert Einstein nổi tiếng vì tiêu phí nhiều năm<br /> trong văn phòng của mình ở Đại học Princeton chỉ chăm chăm nhìn vào vũ trụ.<br /> Trong những chuyện trinh thám của Arthur Conan Doyle, thám tử Sherlock<br /> Holmes cân nhắc các chứng cứ tại hiện trường vụ án bằng cách nhập trạng thái<br /> “sơ-thiền”, “với một vẻ mơ màng trống rỗng trong đôi mắt.”<br /> Tất nhiên, Tư duy Chậm tự thân chỉ là sự buông thả nếu không có cái mãnh<br /> liệt của tư duy Nhanh. Ta cần có khả năng nắm bắt, phân tích và đánh giá những<br /> ý tưởng trỗi dậy từ trong tiềm thức – và thường ta phải thật nhanh. Einstein đánh<br /> giá cao sự cần thiết kết hợp cả hai cách thức tư duy. “Máy vi tính nhanh kinh<br /> ngạc, chính xác nhưng đần độn. Con người lại chậm chạp kinh ngạc, cẩu thả,<br /> nhưng ưu tú. Kết hợp với nhau sẽ là sức mạnh vượt quá mọi tưởng tượng.” Đó<br /> chính là lý do tại sao những người thông minh nhất, sáng tạo nhất biết lúc nào thì<br /> <br /> mặc cho tinh thần được phiêu diêu bay bổng, lúc nào thì tập trung vào công việc.<br /> Nói cách khác, lúc nào thì Chậm và lúc nào thì Nhanh.<br /> Như vậy, làm thế nào những người bình thường như chúng ta tiếp cận được<br /> Tư duy Chậm, nhất là trong thế giới coi trọng tốc độ và hành động? Bước đầu<br /> tiên là thư giãn – hãy quẳng sang bên sự thiếu kiên nhẫn, hãy ngừng tranh đấu và<br /> học cách chấp nhận tình trạng bất định và vô vi. Hãy chờ đợi những ý tưởng ấp ủ<br /> bên dưới sóng não, hơn là dụng công vận trí kéo chúng lên. Hãy để cho tinh thần<br /> được bình yên và tĩnh lặng. Như một Thiền sư thuyết giảng “Thay vì nói ‘Chớ<br /> ngồi yên, làm gì đi chứ’ – chúng ta nên nói điều ngược lại “Chớ làm gì cả, ngồi<br /> yên đi chứ.”<br /> Thiền định là phép rèn luyện cho tinh thần thư thái. Huyết áp sẽ giảm xuống,<br /> trong não sẽ phát sinh nhiều sóng anpha và thêta tần số thấp. Nghiên cứu chứng<br /> tỏ rằng hiệu quả kéo dài được khá lâu sau các buổi thiền. Trong một nghiên cứu<br /> năm 2003, các nhà khoa học ở Trung tâm Y khoa Đại học California San<br /> Francisco nhận thấy sự kết hợp giữa thiền và chú niệm của tín đồ Phật giáo có<br /> ảnh hưởng tới hạch nhạnh nhân, vùng não gắn với cảm giác sợ hãi, lo âu, sửng<br /> sốt, khiến các Phật tử thanh tịnh hơn, ít bị mất bình tĩnh hơn hẳn.<br /> Thiền không phải là cái gì mới. Hàng ngàn năm nay con người thuộc mọi tín<br /> ngưỡng đều đã vận dụng thiền trong công cuộc tìm kiếm cái hài hòa nội tâm<br /> hoặc sự khai sáng tinh thần, điều này giải thích vì sao hình ảnh của thiền không<br /> mấy rõ ràng. Với nhiều người, thiền gợi lên hình ảnh các nhà sư đầu cạo trọc<br /> [56]<br /> tụng “om om<br /> ” trong các ngôi chùa trên đỉnh núi hoặc hình ảnh những típ<br /> người theo trào lưu Kỷ Nguyên Mới ngồi chĩnh chện trong tư thế tòa sen.<br /> Nay thì thiên kiến như thế đang bị xem là lạc hậu. Thiền trở thành thời<br /> thượng. Hiện có mười triệu ng Mỹ đều đặn thực hành thiền. Các thiền phòng<br /> đang bung ra khắp thế giới công nghiệp, từ sân bay, trường học, nhà tù đến các<br /> bệnh viện và công sở. Những người bị stress, giới chuyên nghiệp văn phòng tổn<br /> thương vì tốc độ, cả những tín đồ cực ỳ-ngoan cố của thuyết vô thần và thuyết<br /> bất khả tri, thảy đều đang lũ lượt kéo đến những thiền viện linh thiêng, nơi thiền<br /> có trong danh mục. Một số trong những người thành đạt nhất trên trái đất này,<br /> như Bill Ford, tổng giám đốc, kiêm chủ tịch hãng Ford Motors, hiện là những<br /> thiền sinh hết lòng tận tụy.<br /> Để xem thiền tác động như thế nào, và liệu có thể ăn nhập ra sao với Phong<br /> trào Chậm, tôi đăng ký học ngay một khóa thiền mười ngày tại thiền viện ở miền<br /> quê Wiltshire. Khóa thiền do Trung tâm Thiền Quốc tế (IMC) tổ chức – IMC là<br /> hệ thống Phật giáo toàn thế giới hình thành năm 1952 tại Myanmar. Chi nhánh<br /> Anh quốc mở năm 1979, nay ngụ trong một nhà trang trại theo đạo Phật xây<br /> bằng gạch đỏ và các tòa nhà phụ xung quanh. Một ngôi chùa hiện đại mọc lên<br /> <br /> giữa khuôn viên cây cảnh, những chóp nhọn dát vàng lấp lánh trong nắng xuân.<br /> Tôi tới đó chiều thứ sáu, lòng hồi hộp. Liệu tôi có khả năng ngồi tĩnh tại hàng<br /> giờ tới cùng không? Liệu tôi có phải là người duy nhất không mặc xà rông<br /> không? Các đồng môn thiền của tôi, tất cả bốn mươi người, đến từ khắp nơi trên<br /> thế giới – Anh, Đức, Pháp, Australia, Mỹ. Trên các bàn trong phòng trà, những<br /> chai tương Kikkoman chen vai thích cánh với những lọ dầu lạc và những lọ<br /> [57]<br /> Marmite<br /> nhỏ. Nhiều môn sinh là những Phật tử siêng năng, mái đầu cạo trọc<br /> cùng xà rông sặc sỡ vốn là quốc phục Myanmar. Những người khác thì không.<br /> Cũng như tôi, họ chỉ đơn giản tới đây tìm một chốn yên tĩnh để học nghệ thuật<br /> thiền.<br /> Trong buổi thực hành tập thể đầu tiên, chúng tôi tề tựu trong một căn phòng<br /> hẹp và dài. Ánh sáng dìu dịu. Bức ảnh ông Sayagyi U Ba Kin, người sáng lập ra<br /> hệ thống IMC, treo trên bức tường phía trước, dưới một tấm biển có dòng chữ<br /> viết bằng tiếng Myammar và tiếng Anh: “Chân lý Phải Chiến thắng.” Thu mình<br /> trong chăn và xếp thành bốn hàng, các thiền sinh ngồi hoặc quỳ trên nệm chiếu.<br /> Ở đầu lớp học, ông thầy xếp bằng tròn trên một chiếc ghế đẩu. Đó là Roger<br /> Bischoff, một người Thụy Sĩ tác phong hòa nhã, trông giống hệt Bill Gates.<br /> Thầy Bischoff giảng giải là chúng tôi sẽ dấn mình theo Bát Chính Đạo như<br /> giáo huấn của Phật. Bước thứ nhất là tẩy uế các hành vi của mình bằng vào tuân<br /> theo ngũ giới: bất sát sinh, bất thâu đạo, bất tà dâm (trong thời gian học tập), bất<br /> vọng ngữ, bất ẩm tửu. Tiếp đến là thiền. Mục đích là phát triển khả năng tập<br /> trung của chúng tôi trong vòng năm ngày đầu, rồi sau đó, trong năm ngày kế<br /> tiếp, sẽ sử dụng khả năng tập trung ấy để đạt được thấu thị và minh triết. Trong<br /> điều kiện lý tưởng, thiền sinh phải đạt đến – hoặc ít nhất thì cũng phải trên đà đạt<br /> đến – sự khai sáng vào Ngày thứ 10.<br /> Mọi thứ tại Trung Tâm đều được bố trí nhằm thư giãn và tĩnh tâm. Nhiều tác<br /> nhân kích thích chúng ta xáo động trong thế giới hiện đại đều bị loại bỏ. Cho nên<br /> ở đây không tivi, không radio, không tài liệu để đọc, không Internet, không điện<br /> thoại. Chúng tôi cũng tuân thủ sự Im lặng Cao quý, nghĩa là không tán gẫu. Đời<br /> sống được cắt giảm tới mức tối giản: ăn uống, đi lại, ngủ, tắm rửa và thiền.<br /> Có nhiều cách để thiền. Phần lớn yêu cầu tập trung tâm trí vào một điểm đơn<br /> nhất: một đồ vật, như ngọn nến hoặc chiếc lá; một âm thanh hoặc mật chú; hoặc<br /> thậm chí một ý niệm, như ái tình, bạn hữu hoặc lão tử. Kỹ năng tại IMC xem ra<br /> khá đơn giản. Nhắm mắt lại rồi hít vào thở ra qua đường trên. Bằng một giọng<br /> dịu dàng, ngọt ngào, thiền sư Bischoff hướng dẫn chúng tôi từ từ chậm lại, thư<br /> giãn và tập trung tâm trí vào luồng hơi thở êm êm ngay dưới mũi. Chuyện này<br /> nói thì dễ chứ làm thì chẳng dễ chút nào. Tâm trí tôi dường như tự nó cũng có<br /> đời sống riêng. Sau năm sáu hơi thở, nó vuột ra như đầu đạn, dội ào ào vào hết<br /> <br /> vật này đến vật khác. Cứ mỗi lần tôi níu kéo sự tập trung trở về với hơi thở, lại<br /> có một rào chắn khác những ý nghĩ chẳng liên quan gì với nhau tán loạn ùa vào<br /> đầu tôi – nào là công việc, nào là gia đình, nào là tin thể thao nổi bật, vài bài<br /> nhạc pop, đủ thứ linh tinh. Rồi tôi bắt đầu lo lắng chắc có gì đó không ổn với<br /> mình. Mọi người khác xem ra thật tĩnh tại và tập trung. Chả là chúng tôi ngồi đó<br /> theo hàng lối thật yên lặng, cứ như thể những tên nô lệ khổ sai chèo thuyền trên<br /> một con tàu ma, tôi cảm thấy một tôi thúc muốn cười rinh rích hoặc hét lên cái gì<br /> đó khùng khùng kiểu như “Cháy, cháy!”<br /> Thế nhưng, thật may mắn, hai bận mỗi ngày thiền sư Bischoff hỏi han các<br /> môn sinh các môn sinh nhằm theo dõi sự tiến bộ của từng người. Đó là thời khắc<br /> duy nhất chúng tôi được phép nói, và vì việc này tiến hành trước sự chứng kiến<br /> toàn thể lớp học, nên nghe lén chả có gì khó khăn. Tôi thấy nhẹ cả người, hóa ra<br /> là mọi người khác vẫn còn đang vật lộn nhằm đạt tới mức tĩnh tâm. “Tôi cảm<br /> thấy như mình không làm sao thư thái được,” một thiền sinh trẻ tuổi nói, giọng<br /> đầy thất vọng. “Tôi thèm được hoạt động quá.”<br /> Thiền sư Bischoff kiên trì đưa ra những lời động viên. Ngay cả Đức Phật<br /> cũng gặp phải trở ngại trong việc tĩnh tâm, thầy bảo chúng tôi như vậy. Điều chủ<br /> yếu là không được gò ép. Nếu cảm thấy căng thẳng hoặc dao động, thì hãy nằm<br /> xuống, vào bếp ăn một cái bánh hoặc đi bách bộ. Ở bên ngoài, sân thiền viện<br /> trông giống như sân một viện điều dưỡng, với các thiền sinh đang chậm rãi thả<br /> bước qua vườn hoa.<br /> Dù thế nào, thiền cũng rõ ràng có ảnh hưởng, ngay cả với tinh thần hối hả<br /> nhất, rối quẫn nhất vì stress. Tôi cảm thấy êm dịu lạ kỳ vào cuối buổi tối đầu<br /> tiên. Và khi ngày cuối tuần gần tới, tôi bắt đầu cảm thấy thư thái mà không hề<br /> phải cố. Tới tối thứ Bảy, tôi nhận thấy mình đã để nhiều thời gian hơn cho ăn<br /> uống và đánh răng. Tôi bắt đầu bước từng bước, thay vì chạy vội lên cầu thang.<br /> Tôi quan tâm hơn tới mọi thứ - thân thể mình, các động tác, những thức mình ăn,<br /> mùi cỏ ngoài sân, màu sắc bầu trời. Tới đêm Chủ nhật, đến lượt nghệ thuật thiền<br /> hình như cũng bắt đầu ở trong tầm với. Tinh thần tôi dần dà học được cách bình<br /> an, tĩnh tại lâu hơn. Tôi thấy bớt nóng nảy, bớt hối hả. Thực tế, tôi thư giãn tới<br /> mức không muốn rời đi.<br /> Không hề nhận ra, tâm trí tôi cũng đã bận rộn với kiểu Tư duy Chậm hữu ích<br /> nào đấy từ lúc nào rồi. Tới ngày tàn cuối tuần đó, những ý tưởng về công việc<br /> bật lên trong tiềm thức tôi giống như cá nhảy dưới hồ. Trước khi quay về Luân<br /> Đôn, tôi ngồi ghi vội chúng lại trong xe.<br /> Liệu có thể nào chuyển sự an bình trầm mặc ấy từ thiền viện sang thế giới<br /> thực được không? Câu trả lời hóa ra là “có”, nhưng dè dặt. Hiển nhiên, ở Luân<br /> Đôn, sự cám dỗ người ta tăng tốc lớn hơn rất nhiều so với ở vùng Wiltshire xa<br /> xôi hẻo lánh, hơn nữa ít có ai, dù đã qua chương trình IMC, lại đạt được đẳng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2