intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ của đôi tay khi thuyết trình

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

300
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người xưa có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bàn tay quan trọng là thế nhưng khi thuyết trình, ta thường hay thấy “tay chân thừa thãi”, nhiều người còn bối rối không biết giấu tay vào đâu. Đó là do ta chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cụ thể là ngôn ngữ của đôi tay như thế nào cho hợp lý. Thực tế nếu ta biết cách diễn tả bằng tay, đó sẽ là “vũ khí” lợi hại trong thuyết trình nói riêng và trong giao tiếp nói chung vì nó giúp bổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ của đôi tay khi thuyết trình

  1. Ngôn ngữ của đôi tay khi thuyết trình Người xưa có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bàn tay quan trọng là thế nhưng khi thuyết trình, ta thường hay thấy “tay chân thừa thãi”, nhiều người còn bối rối không biết giấu tay vào đâu. Đó là do ta chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cụ thể là ngôn ngữ của đôi tay như thế nào cho hợp lý. Thực tế nếu ta biết cách diễn tả bằng tay, đó sẽ là “vũ khí” lợi hại trong thuyết trình nói riêng và trong giao tiếp nói chung vì nó giúp bổ trợ, minh họa sinh động cho lời nói.
  2. Ngôn ngữ của đôi tay là một phần quan trọng trong khi thuyết trình Nguyên tắc trong cả khi thuyết trình và giao tiếp là phải luôn để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm. Nếu ta vung tay cao quá, tay sẽ che mất mặt, làm cho âm ta phát ra không rõ. Nếu tay vung thấp quá, những người ngồi xa sẽ không nhìn thấy tay ta. Để tay trong khoảng từ thắt lưng tới dưới cằm ta sẽ vung thoải mái nhất, thuận lợi nhất trong giao tiếp và trông cũng tự nhiên nhất. Khi tay vung, luôn nhớ rằng vung “trong ra, dưới lên” - có nghĩa là đưa tay hướng từ trong ra ngoài, và hướng từ dưới lên. Ta cũng nên chú ý luôn ngửa tay, và các ngón tay khép lại. Lòng bàn tay ngửa bày tỏ sự mong đợi, thu thập ý kiến, ngược lại thì hàm ý đè nén, dồn ép thính giả. Các ngón tay khép bày tỏ sự nghiêm túc, ngón tay mở mang lại cảm giác thiếu sinh lực, thiếu nhiệt tình, cảm giác ta đang vơ vét, cào cấu cái gì đó từ bên ngoài vào. Trong quá trình thuyết trình, ta cũng nên chú ý liên tục đổi tay tạo sự khác biệt. Vung tay thì tốt, nhưng vung mãi một tay thì chẳng khác nào chèo thuyền một
  3. mái. Nói hai ý là phải vung hai tay khác nhau để người nghe dù không chú ý cũng có thể cảm nhận rõ ràng đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau. Một số điều nên tránh: Khoanh tay: tạo sự xa cách, phòng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con người luôn có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Trẻ con thường xuyên núp sau váy mẹ mỗi khi sợ hãi. Lớn lên, hành động “núp” đó của nó biến đổi thành động tác khoanh tay: tự tạo rào cản một cách vô hình cho mình. Một người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét. "Hoa châm múa tay" quá nhiều, liên tục: Tạo cảm giác mệt mỏi cho thính giả. Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập.
  4. Trỏ tay: Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta cũng không nên chỉ tay vào thính giả. Cầm bút hay que chỉ: Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo đà tay vung. Để hiểu sâu hơn về việc sử dụng ngôn ngữ của đôi tay trong thuyết trình, mời các bạn cùng xem Video dưới đây của chuyên gia Steve Bavister, chuyên gia về kỹ năng giao tiếp của công ty Speak First. Chuyên gia sẽ giới thiệu và minh họa chi tiết về cách sử dụng đôi tay những động tác nên làm và không nên làm với đôi tay trong khi thuyết trình để tạo cho bạn một dáng vẻ tự tin và đường hoàng nhất trước mắt khán giả. Nguồn: hieuhoc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2