intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ tuổi teen

Chia sẻ: Anhtuanhungnguyen Anhtuanhungnguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

138
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Ngôn ngữ tuổi teen với những đặc trưng, phong cách riêng và những ảnh hưởng của nó được người viết phân tích, đánh giá. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu đôi chút và ngôn ngữ tuổi teen này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ tuổi teen

Ngôn Ngữ tuổi teen!<br /> Khái niệm “tuổi teen” được ra đời xuất phát từ  cách giới hạn độ  tuổi vị <br /> thành niên trong tiếng Anh, theo số  đếm thì tuổi teen được xác định nằm trong <br /> khoảng từ  13­19 tuổi (thirteen – nineteen). Rồi cũng từ  đó, tất cả  những gì mang <br /> dáng dấp, phong cách của lứa tuổi này (thời trang, tính cách, lối sống…) đều mặc <br /> nhiên được gọi là “teen”. Không ngoại lệ, đối với ngôn ngữ  giao tiếp, các bạn  <br /> cũng tự “sáng tạo” ra cho mình cái gọi là “ngôn ngữ teen” và lan truyền mạnh mẽ <br /> trong hầu hết giới trẻ  với tư  cách là một “thương hiệu”, thể  hiện bản sắc, tính <br /> đặc thù riêng có ở lứa tuổi này. Hiện nay, ngôn ngữ @ là niềm say mê của giới trẻ. <br /> Thế hệ 8X và 9X đang ra sức sáng tạo không ngừng thứ ngôn ngữ của mình. Càng  <br /> ngày càng có nhiều những biến thể mới mà những ai “lạc hậu” sẽ không thể hiểu <br /> nổi.<br /> 1. Qua điều tra thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, hiện nay ngôn ngữ @ có <br /> bốn xu hướng biến đổi như sau:<br />       a. Phép cộng ­ gia tăng hàm lượng xúc cảm<br /> Giới trẻ  sử dụng phép cộng bằng cách thêm vào trong từ  những chữ  cái để <br /> tạo ra âm mới. Ví dụ: vui = dzui, thôi = thoai, về = dzìa…Ngoài ra, các icon ( biểu  <br /> tượng cảm xúc) cũng là một dạng của xu hướng trong phép cộng mà tuổi “teen”  <br /> rất ưa chuộng. Ví dụ: <br /> Kết quả nghiên cứu thực tế  cho thấy có đến 93,1% những người được hỏi <br /> trả  lời là biết phép cộng và số  người sử  dụng phương pháp này cũng không ít:  <br /> 71,4%. Kết quả  này thể  hiện tính phổ  biến của phép cộng. Nhiều học sinh thừa <br /> nhận rằng, việc thêm chữ để tạo từ “mới” và nhất là các icon giúp họ thể hiện dễ <br /> dàng các cung bậc tình cảm của mình.<br />       b.  Phép trừ ­ những chuyên gia keo kiệt về thời gian<br /> Phép trừ  là cách hiểu ngược lại của phép cộng, nó có xu hướng biến tướng thay <br /> đổi tiếng Việt kiểu như “ gần âm cùng nghĩa”. Ví dụ: biết = bít, viết = vít, buồn =  <br /> bùn… Thực tế  nghiên cứu: có 79,3% số  học sinh tham gia cuộc điều tra trả  lời là <br /> biết phép trừ và 79% trong số đó sử dụng thường xuyên để “chat”, viết blog, tham  <br /> gia diễn đàn… Đây là con số không nhỏ thể hiện mức độ tràn lan của phép trừ. <br />       c.   Phép thay thế ­ sự biến đổi kỳ lạ<br /> Đây là một phương pháp khá thông dụng, tuy không bằng 2 phương pháp trên  <br /> nhưng <br /> cũng được các chatter và blogger sử  dụng nhiều. Cụ  thể: có 65,5% học sinh thừa  <br /> nhận biết và 36,7% thực hành.<br /> Phép thay thế có 2 dạng:<br /> c1. Phép thay thế  bộ  phận: là cách mà dân @ thay chữ  này bằng chữ  khác <br /> trong một từ.<br /> Ví dụ: Bé = pé, thôi = thui,…<br /> c2.  Phép thay thế toàn bộ: là cách thay hẳn từ này bằng một từ khác.<br /> Ví dụ: không = hẻm, gì =j,…<br />       d. Mã hóa ­ trò chơi trốn tìm với chữ.<br /> Mã hoá là kiểu viết với số  ghép cạnh những con chữ.  Ví dụ:  các bạn trẻ <br /> hay viết "G92U" thay vì "Good night to you", hay "9wk" thay cho "nice weekends"... <br /> Không dừng lại ở đó, với tâm lý luôn thích sự mới lạ, "dân 9X" vừa cho ra đời một  <br /> bảng chữ  cái mới, qua sự  kết hợp nhiều ký hiệu khác nhau để  tạo nên một cách <br /> viết với hình tượng tương đối giống với bảng chữ cái tiếng Việt.<br /> Qua tìm kiếm thông tin trên internet, chúng tôi đã tìm được bảng chữ  cái <br /> "mật mã @" của thế hệ 9X như sau:<br /> BẢNG CHỮ CÁI "MẬT Mà@" (BẢNG MẬT Mà9X)<br /> A = Cl<br /> B = 3 hoặc ß (ß = Alt+225)<br /> C = (<br /> D = ])<br /> E = F_<br /> G = (¬ (¬ = Alt + 170)<br /> H = †| († = Alt+0134)<br /> I = ]<br /> K = ]<<br /> L = ]_<br /> M = /v\<br /> N = ]\[<br /> O = º (º = Alt + 248 = Alt+0186)<br /> P = ]º<br /> QU = v\/<br /> R = Pv<br /> S = §<br /> T = † († = Alt+0134)<br /> U = µ (µ = Alt+230)<br /> V = v<br /> W = v\/<br /> X = ><<br /> Y = ¥  (¥=Alt+157)<br /> Dù ai nói ngả nói nghiêng thế nào, ngôn ngữ  @ vẫn được giới trẻ  đam mê. <br /> Ngày càng có nhiều kiểu viết chữ lạ được tung ra, và ngay sau đó được cộng đồng  <br /> mạng nhanh chóng đón nhận và phát tán rộng rãi.<br /> 2. Những nguyên nhân làm phát tán rộng rãi ngôn ngữ @<br /> Có thể  nói sức lan toả  của “ngôn ngữ  @” đã thực sự  chiếm lĩnh trong giới  <br /> trẻ. Qua điều tra, khi được hỏi “ vì sao bạn lại sử dụng cách viết @”, chúng tôi đã <br /> thu nhận được nhiều cách trả lời khác nhau. Nhưng nhìn chung đều bắt nguồn từ <br /> những nguyên nhân sau: <br /> ­ Cảm thấy thích thú khi được viết một ngôn ngữ khác thường (65,3%). <br /> ­ Việc sử dụng nguyên tắc “phép trừ” sẽ tiết kiệm được thời gian viết. (49%).<br /> ­ Thể hiện “mốt tuổi teen” (14,28%). <br /> ­ Không muốn bố mẹ hiểu mình đang chat gì với bạn bè (8,16%). Ngôn ngữ @ ra  <br /> đời giúp cho giới trẻ có thể chia sẽ tâm sự "nội bộ" với bạn của mình.<br /> 3. Hậu quả<br /> Ai cũng biết ngôn ngữ  @ trên mạng phong phú và đa dạng đến mức nào <br /> nhưng nhiều người còn cảm thấy “thực sự choáng” khi thấy nó ngoài đời còn bao  <br /> la hơn nữa. Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ với báo Thanh Niên rằng: “Tôi có  <br /> con gái 14 tuổi, chẳng biết cháu học từ  đâu mà gần đây, bật ra mấy từ  hết sức  <br /> méo mó, kinh dị và khó hiểu. Cháu gọi tôi là ma ma, thấy mẹ dọn cơm ra, thốt lên:  <br /> “He he he, ngon góa, măm măm. Có đồ en ngon gòi”. Đây quả là một điều đáng báo <br /> động, “ngôn ngữ chat” đã lan ra đường phố, trường học, gia đình. Nó cứ  như một <br /> loại “virus”, lây lan nhanh tới mức độ chóng mặt, và dần dần trở thành “dịch”.<br /> Nhiều người đã lo ngại rằng nếu thế  hệ  8X và 9X thường xuyên sử  dụng  <br /> những ngôn ngữ như thế này thì trong tương lai tiếng Việt vốn giàu đẹp của chúng <br /> ta sẽ đi về đâu? Thật vậy, trong thời gian gần đây các thầy cô giáo đang lên tiếng  <br /> cảnh báo rằng học sinh bây giờ sử dụng cả những ngôn ngữ tán gẫu thường nhật <br /> trong các cuộc chát vào các bài tập làm văn trên lớp. Điển hình như, đầu tháng <br /> 5/2008, cộng đồng mạng đang xôn xao về bài viết môn văn của Bùi Minh Thu, học  <br /> sinh lớp 10G5 trường Marie Curie, đã dùng nhiều tiếng lóng và ký hiệu rất phổ <br /> biến trong giới tuổi teen hiện nay, ví dụ: "Đồ quỷ sứ, tao là đàn bà phụ nữ hẳn hoi,  <br /> hàng họ đầy đủ, tem chưa bóc, còn zin 100%, thế mà mài dám gọi tao = anh àk, bà <br /> lại vả cho một fát thì hết cả lấc cấc bây h". Nếu chúng ta cứ tiếp tục để tình trạng <br /> này diễn ra, “căn bệnh” này sẽ rất khó trị! Không những thế  chính thứ “ngôn ngữ <br /> mới” này tạo cho các em thói quen lười suy nghĩ để tìm từ hay ý đẹp, không nhận <br /> biết được giá trị  văn hóa của ngôn ngữ, miễn viết sao cho nhanh, cho lạ  là được. <br /> Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý giáo dục <br /> Trường ĐH Sư  phạm TP.HCM), dưới  ảnh hưởng của “phương tiện giao tiếp”  <br /> đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của <br /> ngôn ngữ  mẹ  đẻ. Tình trạng này lan rộng sẽ   ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các <br /> em. Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu trẻ  cứ  bắt chước mà không <br /> được định hướng, chọn lọc sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo  <br /> nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen  <br /> qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ  dàng <br /> trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy. Quả thật, trong một vài năm trở lại đây, xã hội  <br /> đựơc biết đến những bài văn “cười ra nước mắt” của các cô cậu học trò trong các <br /> kỳ  thi Đại học, kiểu như: : "Mỵ  và A Phủ  là một đôi thanh mai trúc mã, họ  thực  <br /> lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ <br /> củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng ".<br /> Còn một bộ phận không nhỏ nữa là do "mốt nói ngọng" từ internet, trong các  <br /> forum, topic, khung chat yahoo... chi chít những từ như hok=không, dzậy= vậy…<br /> Chính vì vậy, để  góp phần gìn giữ  sự  trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi <br /> thiết nghĩ rằng các diễn đàn (forum) trên mạng nên xây dựng Nội quy diễn đàn và  <br /> kiểm tra việc chấp hành nội quy của các thành viên là một trong các biện pháp tốt  <br /> nhất. Ví dụ như Nội quy diễn đàn sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội có <br /> nội dung sau đây (trích): "Tránh gửi các bài viết sai chính tả  hoặc dùng ngôn ngữ <br /> chat kiểu như "mắc  ơi!, chít rùi" v.v... Hãy giữ  cho tiếng Việt của chúng ta được <br /> trong sáng. Những bài viết này sẽ được nhắc nhở và biên tập lại".<br /> Các thầy cô nên thiết lập một kênh đối thoại trực tiếp với các học sinh, từ <br /> đó nhắc nhở  các em không nên lạm dụng quá ngôn ngữ  này và nghiêm cấm sử <br /> dụng nó vào trong các bài viết và bài kiểm tra. Các bậc phụ huynh nên trò chuyện <br /> cùng con em mình như những người bạn để   hiểu được tâm tư nguyện vọng của <br /> giới  trẻ  hiện nay, và  đưa  ra những lời  khuyên một cách  thiết thực  nhất. Nhà  <br /> trường và đoàn thanh niên cần định hướng cho học sinh ­ sinh viên hiểu những giá <br /> trị  tốt đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn  <br /> sự trong sáng của tiếng Việt. <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2