Ngọt, Chuyện của Mẹ, Cổng Vạn Tuế, và Giàn mướp
lượt xem 4
download
Từ trái qua phải, hàng đầu, là các tác giả: Phạm Hồng, Hoài Thơ, giám tuyển Trần Lương, Hường, Ngọc Huế, Hồng Ngân, Thu Thủy. Phạm Thu Thủy (tác giả của Ngọt): Tác phẩm này cũng xuất phát từ con người em. Tác phẩm này em có hơi chơi chữ một chút, đó là môi càng căng mịn, nó là một sự hấp dẫn (?). Đối với một người phụ nữ, hấp dẫn (là) thông qua đôi môi của họ. Đôi môi không chỉ là vẻ ngoài, nó còn là lời nói thông minh xuất phát từ những bộ não thông...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngọt, Chuyện của Mẹ, Cổng Vạn Tuế, và Giàn mướp
- Ngọt, Chuyện của Mẹ, Cổng Vạn Tuế, và Giàn mướp Từ trái qua phải, hàng đầu, là các tác giả: Phạm Hồng, Hoài Thơ, giám tuyển Trần Lương, Hường, Ngọc Huế, Hồng Ngân, Thu Thủy. Phạm Thu Thủy (tác giả của Ngọt): Tác phẩm này cũng xuất phát từ con người em. Tác phẩm này em có hơi chơi chữ một chút, đó là môi càng căng mịn, nó là một sự hấp dẫn (?). Đối với một người phụ nữ, hấp dẫn (là) thông qua đôi môi của họ. Đôi môi không chỉ là vẻ ngoài, nó còn là lời nói thông minh xuất phát từ những bộ não thông minh.
- Đối với em, những người phụ nữ như thế em thấy rất thích và tôn thờ họ. Điều đấy là điều hấp dẫn với em. Ở các thành phố lớn, phụ nữ không ở trong nhà, họ ra ngoài làm việc, cống hiến, giao tiếp thì sự giao tiếp thông qua ngôn ngữ rất nhiều. Cách chơi chữ trong từ “Ngọt” là em dùng lưỡi dao lam, mà lưỡi chính là cái để phát âm. (Tác giả hơi bối rối một chút nên cô chỉ nói đến đây). “Ngọt”: tác phẩm hình đôi môi được tác giả dùng khoảng 10.000 lưỡi dao lam lắp ghép, sắp đặt thành. Statement: “Đây là sự trải nghiệm riêng, tôi nhận thấy trong xã hội thu nhỏ của mình – nhất là khi sống trong thành phố lớn đang phát triển – dù là ở giới tính nào, chúng ta bị cuốn vào cuộc đấu tranh bằng mọi giá mà cuối cùng chỉ để phù hợp với tiêu chí của xã hội đó. Đây giống như một cuộc chơi và để tồn tại trong nỗ lực của cuộc chơi đó, hình ảnh tượng trưng của người phụ nữ mà tôi liên tưởng đến chính là cặp môi cố phồng lên gợi cảm và quyến rũ. Tạo
- hình cái miệng hé mở là biểu hiện của sự giao tiếp, bằng chứng là mình đang là một phẩn của cuộc chơi tiếp diễn, cuộc chơi ngọt như lưỡi dao lam”. Phạm Long: Là một khán giả ở đây, tôi xin cảm ơn viện Goethe – địa chỉ tổ chức triển lãm, cùng các nghệ sĩ. Một triển lãm về mặt chất lượng nghệ thuật thì không phải bàn nhưng đã bộc lộ một điều: đây là trung tâm của người Đức (hay của châu Âu), ngay trong một triển lãm tương tác văn hóa châu Á, Âu, bản thân những người châu Âu đến xem những tác phẩm của nghệ sĩ châu Á đã bộc lộ những quan điểm của họ, bản thân những người Châu Á chúng tôi đang tranh cãi và không đồng ý với quan điểm người châu Âu nhưng vẫn chấp nhận những quan điểm khác biệt. Tiếp theo đây tôi xin hỏi câu hỏi về tác phẩm Giàn mướp: Về mặt thị giác tôi thấy đây là một tác phẩm rất đẹp, thể hiện những bộ ngực phụ nữ, với rất nhiều hình thái bộ ngực phụ nữ Việt Nam. Tôi thấy các vị khách của viện Goethe ở ngoài sân ngồi thư giãn, ăn uống, nhìn những tác phẩm đẹp như thế mà các bạn lại khó chịu, rồi đề nghị chuyển vào trong nhà hay đi đâu đó, thì tôi nghĩ đó là tư tưởng không biết (phải nói) như thế nào. Tôi thấy ở phương Tây, tại các nơi công cộng, các bạn vẫn trưng bày những bức tượng khỏa thân, những tác phẩm đương đại hoàn toàn phô bày cơ thể phụ nữ mà! Tại sao ở đây, một tác phẩm đẹp như thế các bạn phản đối, không đồng ý treo ở ngoài. Đấy là một
- phản ứng của tác giả Việt và tôi trông đợi là viện Goethe, những ngưới khách châu Âu có thể trả lời về quan điểm trước tác phẩm này như thế nào, tại sao phải chuyển đi. “Giàn mướp” của Nguyễn Thị Hoài Thơ: làm bằng chất liệu silicon, tạo hình. Treo ở giàn cây ngoài sân viện Goethe. “Mỗi một bước đời, là qua một đời, thêm một trái đời, đủ trái buồn vui”. Trần Lương: Tôi xin được chữa lại là các tác phẩm này là về phái có dính dáng đến cơ quan chức năng Việt Nam chứ không liên quan đến châu Âu. Chúng ta vẫn có cái nhìn thô thiển về vẻ đẹp của Thượng đế trao cho người phụ nữ; cách nhìn về cơ thể người phụ nữ còn đầy cái nhục dục, xấu xí, thế nên sự kiểm duyệt là những sai lầm bấy lâu nay. Tôi thấy điều đấy khá hay vì họ nhìn thấy tục còn chúng ta không thấy
- tục, thế là khác nhau về tri thức. Xin nhường lời cho tác giả nói một chút về tác phẩm Giàn mướp. Nguyễn Thị Hoài Thơ: Tác phẩm của em bắt đầu ý tưởng từ những lời chế giiễu, khi một người phụ nữ đi qua, đàn ông thường nói là giàn mướp di động. Và em nghĩ điều đó không có gì là xấu cả, em muốn thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ thông qua tác phẩm. Theo thời gian, cơ thể người phụ nữ biến đổi. Khi anh Lương nói tác phẩm này treo trong vườn, em thấy rất vui vì nghệ thuật đã dành cho tất cả công chúng xem. “Giàn mướp” sau đó được đề nghị đem vào trong nhà treo. Sân viện Goethe là chỗ ăn uống…
- Lê Quảng Hà: Mọi người đến đây với tâm thức là người phụ nữ đang cần đề phòng. Thực ra các bạn không cần đề phòng đâu, các bạn rất mạnh mẽ. Tôi không nói về các bạn nữa, nói về cái chung đi vì các bạn không phải phái yếu, tôi cũng là người đàn ông không phải phái mạnh, chúng ta bình đẳng với nhau và cái tôi muốn nói là giải pháp chung cho tất cả chúng ta. Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21, và theo như tôi biết chúng ta cũng là thành viên của Liên Hợp Quốc, là một nước phát triển văn minh rồi, và đến hôm nay tôi biết là có sự kiểm duyệt với tác phẩm Giàn mướp. Thực ra tôi thấy tác phẩm Giàn mướp treo ở đấy không có vấn đề gì cả, nó rất hài hòa, phù hợp. Chúng ta thừa hiểu rằng chúng ta đang sống ở sự lạc hậu đến mức nào. Một khán giả nữ: Tôi có cảm xúc rất mạnh khi xem trình diễn của hai bạn ngày hôm qua. Thông điệp rất mạnh, riêng về tác phẩm Mẹ của chị Huế, tôi thích phần tư tưởng cũng như chất liệu biểu diễn của chị. Tuy nhiên tôi có một chút băn khoăn là theo tôi hiểu, nghệ thuật trình diễn rất súc tích, mỗi hành động của nghệ sĩ rất được người xem chú ý và nó gắn một ý nghĩa nào đấy, nhưng với cá nhân tôi, phần đầu của chị Huế tôi thấy nó rất chậm, việc chị bóc gạch ghi ngày tháng lên trên đấy kéo dài và chậm. Không hiểu chị có hàm ý gì hay không, và tai sao gạch phải bóc ra? Hay đây là để gây sự ngạc nhiên bất ngờ cho khán giả?
- Trình diễn “Chuyện của mẹ” (Võ Ngọc Huế). Chất liệu: gạch viên, dây ren, cơ thể người. Đây là trình diễn của ngày khai mạc, được quay lại bằng video chiếu trong phòng hôm art talk. Trong ảnh: Ngọc Huế cuốn chặt những viên gạch lên người.
- “Mẹ đã sống và làm việc bằng 2,3 người cộng lại! / Mẹ chịu đựng bao gánh nặng sâu kín về tinh thần, bởi sự chằng chịt, vướng víu của quan niệm về giá trị của người phụ nữ Việt Nam. / Mẹ mỹ từ ‘giỏi việc nước, đảm việc nhà, tam tòng tứ đức’ là gánh nặng nhẫn tâm đang đè lên vai của Mẹ”. Ngọc Huế bóc gạch được bọc giấy bên ngoài, buộc chặt dây và gạch vào cơ thể. Trên các viên gạch có đánh số năm có những kỉ niệm của bản thân tác giả. Ngọc Huế: Tôi xin trả lời: tất cả những hành động ấy đều có mục đích và ý tưởng. Bóc gạch là câu chuyện tôi kể về mẹ tôi – một người phụ nữ giống như bao người đã hi sinh và nuôi con lớn. Tôi lục lại kỉ niệm và những viên gạch đấy giống như những hành động mà mẹ tôi đã làm, để xây được ngôi nhà mà tôi cho rằng rất hạnh phúc của tôi. Tôi ghi lại những ngày tháng như năm 1954, đó là năm sinh của mẹ tôi, hay ngày 1968, ngày bà ngoại tôi mất, mẹ tôi còn rất nhỏ đã phải bươn chải, làm ăn. Và những ngày sau đấy, là những ngày tôi rất trân trọng đối với mẹ…(có lẽ nữ tác giả đã rất xúc động khi nói về mẹ chị nên chị dừng ở đây trong sự vỗ tay chia sẻ và động viên của mọi người).
- Những viên gạch ghi những thời gian có ý nghĩa với Huế. Khuôn mặt chật vật của Ngọc Huế đau đớn khi cơ thể bị gạch ép chặt.
- Hường (tác giả Cổng Vạn Tuế): Tôi rất vui vì mọi người không quan tâm đến tác phẩm của tôi, bởi vì đây thật sự là cái tôi cần, vì tựa đề giật tít rất mạnh. Cuộc cách mạng tình dục – các bạn luôn quan tâm đến điều đấy – nhưng các bạn không quan tâm nó diễn ra hàng ngày xung quanh các bạn. Tác phẩm của tôi rất dễ nhầm với cổng đám cưới, ai cũng hỏi ở đây có đám cưới à? Tôi rất muốn mọi người chỉ đi qua nó thôi, còn nếu ai đó nghĩ một chút, lăn tăn một chút, thắc mắc một chút thì lúc ấy tôi mới giải thích. “Cổng Vạn Tuế”: tác phẩm là cổng chào được kết bằng bóng bay, hoa hồng, lớp trong có sợi dây đỏ hồng rủ xuống. Statement: “Ta nâng niu nó / Ta nhớ nhung nó / Ta sùng kính nó / Ta giật mình nó / Ta ngoảnh mặt nó / Ta chán ghét nó / Ta căm thù nó / Ta không thoát nó / Ôi, CổngVạn Tuế”.
- Tôi và Hồng trong quá trình làm tác phẩm rất hay trao đổi với nhau, rất buồn cười, rất hay vì bạn Hồng nói rằng cái gì gai góc cho nó phô ra bên ngoài, bên trong tác phẩm mềm mại, là cái tốt đẹp bên trong. Nhưng tôi lại không có phong cách ấy, phong cách của tôi khác, phong cách của tôi là thích những gì phù phiếm, sến nhất, kệch cỡm và hơi khoa trương một chút. Nhưng sau đó là cái gì? Các bạn có để ý không, các bạn đi vào cái thảm chùi chân, sau khi các bạn đi rồi thì nó xéo đi rất nhiều, cuối ngày tôi lại căng nó ra. Thực ra tôi có thể căng nó, cố định nó, nhưng tôi không thích thế. Tôi muốn nó như vậy, bởi vì các bạn mới là tác giả của tác phẩm của tôi, các bạn đi vào, tác động lên nó dù vô tình hay cố ý, nhất là những quả bóng xung quanh các bạn đứng chụp ảnh rất nhiều, nắn bóp cho nó vỡ. Còn các bạn đứng bên ngoài trầm trồ ôi hoa đẹp quá.
- “Cổng Vạn Tuế”: Đi qua cổng hoa, tiếp đến bên trong tác giả gắn bóng bay vào kín hai bên bức vách và trên trần. Tác phẩm của tôi có đặc điểm không diễn ra trong ngày triển lãm, trong ngày hôm nay (?), nó diễn ra trong 14 ngày. Tôi luôn luôn thay đổi tác phẩm của mình. Tác phẩm của tôi đề cập đến vấn đề tình dục, tôi dùng nó cho lứa tuổi sau 20, khi người phụ nữ ý thức được sự phát triển và đầy đủ về mặt sinh học, có những ham muốn bên trong, nhưng Việt Nam chưa có cách mạng tình dục cho nên những hiểu biết của họ ấu trĩ gây ra rất nhiều nỗi đau khổ, như chính tác phẩm của tôi, nó sẽ héo úa, nát. Tôi rất muốn đàn ông và đàn bà đi qua vì người ta không làm nên một mình mà cần cả hai, không ai có thể làm được một mình cả, Tại sao giờ giới nữ les quá nhiều, đôi khi người ta chối bỏ mình là đàn bà, họ không cần đến đàn ông nữa, hoặc họ dùng đến sex toy… Một cái ngưỡng người ta không muốn đàn ông nữa, người ta chỉ muốn một mình người ta. Nhưng mà như thế thì bế tắc quá. Thế nên, tác phẩm của tôi thay đổi liên tục, mai tôi lại cắm lại hoa, mai nó lại tươi trẻ, nó như một cô gái hôm nay thất tình đau khổ, nhưng ngày mai cô ấy lại hi vọng, làm mới mình. Đấy là cái tôi muốn truyền tải về tác phẩm của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghệ Thuật Uống Rượu Vang
3 p | 152 | 17
-
Thịt ba chỉ kho dứa và canh khoai sọ nấu rau cần
6 p | 89 | 7
-
Giúp Bé Giảm Cân
3 p | 77 | 7
-
Tập Cho Bé Thói Quen Ăn Đúng, Ăn Đủ
4 p | 57 | 5
-
Bánh pía, mè láo: Đặc sản Sóc Trăng
4 p | 85 | 5
-
Chua chua cay cay canh kim chi thịt gà
5 p | 48 | 5
-
Thơm ngọt cơm rượu nếp tháng 5
3 p | 96 | 5
-
Cho Con Uống Dừa Mùa Nóng
3 p | 65 | 4
-
10 Nguyên Tắc Ăn Uống Của Con Mẹ Cần Biết
5 p | 50 | 3
-
Chế Độ Dinh Dưỡng Khởi Đầu Hoàn Hảo Cho Bé
7 p | 75 | 3
-
7 Loại Quà Vặt Không Tốt Cho Bé
6 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn