Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản - TS. Nguyễn Thị Thu Trang
lượt xem 18
download
Nội dung của cuốn sách "Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản" được trình bày thành 6 chương và định dạng theo các chuyên đề ngữ pháp như: lý luận chung, từ, từ tổ, thành phần câu, câu đơn, câu phức. Sau mỗi chuyên đề đều có bài tập bổ trợ phong phú. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản - TS. Nguyễn Thị Thu Trang
- 1 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN
- 2
- Mục lục 3 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI --------------------------- TS. NGUYỄN THỊ THU TRANG (Chủ biên) ThS. PHẠM THÙY DƯƠNG - ThS. NGUYỄN THỊ XUÂN ThS. NGUYỄN CHÂU GIANG - ThS. NGUYỄN PHƯƠNG THÙY NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- 4 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN NHÓM TÁC GIẢ TS. Nguyễn Thị Thu Trang: Chương 5, Chương 6, phụ lục và tài liệu tham khảo ThS. Phạm Thùy Dương: Chương 1 ThS. Nguyễn Thị Xuân: Chương 2 ThS. Nguyễn Châu Giang: Chương 3 ThS. Nguyễn Phương Thùy: Chương 4
- Mục lục 5 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 9 Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGỮ PHÁP CƠ BẢN 1.1. Khái niệm .............................................................................................. 13 1.2. Đơn vị ngôn ngữ .................................................................................... 13 1.3. Phân loại từ ........................................................................................... 15 1.4. Quan hệ kết cấu cú pháp và phân loại đoân ngữ .................................... 16 1.5. Cách cấu tạo từ trong tiếng Hán ............................................................ 19 1.6. Phân loại kết cấu câu ............................................................................ 21 1.7. Phân tích kết cấu thành phần câu .......................................................... 22 1.8. Phân loại chức năng của câu ................................................................. 23 1.9. Ngữ tự của câu tiếng Trung .................................................................. 24 Chương II TỪ LOẠI 2.1. Danh từ ................................................................................................. 27 2.2. Động từ ................................................................................................. 31 2.3. Trợ động từ ........................................................................................... 37 2.4. Hình dung từ ......................................................................................... 43 2.5. Số từ ..................................................................................................... 48 2.6. Lượng từ ............................................................................................... 54 2.7. Đại từ .................................................................................................... 62 2.8. Phó từ ................................................................................................... 69 2.9. Giới từ ................................................................................................... 75 2.10. Liên từ .................................................................................................. 80
- 6 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN 2.11. Trợ từ .................................................................................................... 83 2.12. Thán từ ................................................................................................. 89 Chương III TỪ TỔ 3.1. Từ tổ liên hợp ........................................................................................ 92 3.2. Từ tổ chủ vị ........................................................................................... 98 3.3. Từ tổ động tân..................................................................................... 101 3.4. Từ tổ chính phụ ................................................................................... 104 3.5. Từ tổ bổ sung...................................................................................... 109 3.6. Từ tổ đồng vị....................................................................................... 113 3.7. Từ tổ số lượng ..................................................................................... 116 3.8. Từ tổ phương vị ................................................................................... 123 3.9. Kết cấu giới từ ..................................................................................... 129 3.10. Kết cấu chữ "的" ................................................................................. 137 3.11. Từ tổ cố định....................................................................................... 144 Chương IV THÀNH PHẦN CÂU 4.1. Chủ ngữ .............................................................................................. 148 4.2. Vị ngữ ................................................................................................. 152 4.3. Tân ngữ .............................................................................................. 157 4.4. Định ngữ ............................................................................................. 162 4.5. Trạng ngữ ........................................................................................... 168 4.6. ngữ ................................................................................................ 175 Chương 5 CÂU ĐƠN 5.1. Khái niệm câu ..................................................................................... 192 5.2. Kết cấu cơ bân của câu đơn ................................................................ 192 5.3. Phân loại câu ...................................................................................... 192
- Mục lục 7 Chương VI CÂU PHỨC 6.1. Khái niệm câu phức............................................................................. 223 6.2. Phân loại câu phức.............................................................................. 223 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 230 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 232
- 8 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN
- Mục lục 9 LỜI NÓI ĐẦU Muốn sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào đó một cách thuần thục, trôi chảy, chúng ta đều phải nắm chắc được ngữ pháp cũng như cách dùng câu từ của ngôn ngữ đó. Vì thế, nếu muốn học tốt tiếng Trung Quốc cơ bản, chúng ta phải hiểu rõ về ngữ pháp tiếng Trung Quốc cơ bản. Trong việc học ngoại ngữ, ngữ pháp chỉ đóng một phần không phải là quan trọng nhất nhưng nó lại được xem là nền tảng cho các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ngữ pháp là bản chất phản ánh ngôn ngữ. Tất cả những người theo học ngoại ngữ đều biết rõ tầm quan trọng của ngữ pháp nhưng họ thường không kiên nhẫn học ngữ pháp. Hầu hết người học ngoại ngữ đều cho rằng học ngữ pháp nhàm chán và khô cứng vì phải tuân theo một công thức hay chuẩn mực cứng nhắc. Dạy và học ngữ pháp từ trước tới nay luôn được chú trọng trong việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam. Mặc dù hiện nay, nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ có khuynh hướng áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy ngữ pháp, nhưng làm thế nào để dạy ngữ pháp hiệu quả vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và cần phải được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa. Hầu hết các giáo viên dạy ngoại ngữ nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy ngữ pháp một cách hiệu quả nhằm giúp sinh viên có kiến thức tổng quát về ngữ pháp. Việc dạy và học ngữ pháp nói chung và tiếng Trung Quốc cơ bản nói riêng một cách hiệu quả mà không nhàm chán thực sự là vấn đề nan giải đặt ra với nhiều nhà giáo dục ngôn ngữ.
- 10 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN Phần lớn các sinh viên học tiếng Trung Quốc tại Trường Đại học Thương mại khi làm bài thi cuối học phần rất ngại khi phải ―đối đầu‖ với phần ngữ pháp. Tuy nhiên, việc nắm vững kiến thức ngữ pháp chắc chắn sẽ giúp người học nâng cao hiệu quả học tiếng Trung Quốc cũng như kết quả thi. Điều này hoàn toàn đúng khi kiến thức ngữ pháp chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các bài thi tiếng Trung Quốc. Ngoài ra, việc nắm vững kiến thức ngữ pháp cũng sẽ góp phần giúp sinh viên hoàn thiện tốt hơn các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết và dịch. Cuốn sách này được nhóm tác giả là giảng viên bộ môn Tiếng Trung biên soạn dựa trên thực tiễn nhiều năm giảng dạy các học phần kỹ năng tiếng Trung, đã có một thời gian dài tìm hiểu về cách học và năng lực tiếp thu kiến thức của sinh viên, đã nhiều lần điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng sinh viên và đã nghiên cứu nhiều công trình có liên quan đến dạy và học ngữ pháp. Cuốn sách này được biên soạn dựa trên nền kiến thức ngữ pháp của bộ Giáo trình Hán ngữ phiên bản mới quyển 1, 2, 3 do tác giả Dương Ký Châu chủ biên. Cuốn sách được biên soạn với mục tiêu cung cấp những kiến thức ngữ pháp tiếng Trung Quốc cơ bản, được giới hạn trong bộ Giáo trình Hán ngữ quyển 1, 2, 3 và là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và sinh viên đã, đang hoặc sẽ dạy và học các học phần kỹ năng tiếng Trung tại trường. Nội dung của cuốn sách được trình bày thành 6 chương và định dạng theo các chuyên đề ngữ pháp như: lý luận chung, từ, từ tổ, thành phần câu, câu đơn, câu phức. Sau mỗi chuyên đề đều có bài tập bổ trợ phong phú. Phần phụ lục cuối cuốn sách là phần tổng hợp các từ và kết cấu ngữ pháp trọng điểm xuất hiện trong bộ Giáo trình Hán ngữ phiên bản mới quyển 1, 2, 3 để người đọc tiện tra cứu và đối chiếu. Trong quá trình biên soạn và hoàn thành cuốn sách, nhóm tác giả đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của Hội đồng khoa học Khoa Đào tạo Quốc tế, Ban Chủ nhiệm Khoa Đào tạo Quốc tế, Bộ môn Tiếng Trung, các thầy cô giáo trong và ngoài trường. Chúng tôi
- Lời nói đầu 11 cũng đã tham khảo ý kiến của một số giảng viên trong Trường Đại học Thương mại và một số đơn vị như Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương về việc lựa chọn và phân chia các chủ đề. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các độc giả để cuốn sách này được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Nhóm tác giả
- 12
- 13 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGỮ PHÁP CƠ BẢN 1.1. Khái niệm Để giao tiếp, tìm hiểu, làm theo, sai khiến … cho đến việc trình bày một suy nghĩ, một ý tưởng … chúng ta đều cần sử dụng ngôn ngữ. Trong đó câu là đơn vị để truyền đạt thông tin. Cách sử dụng từ và ngữ để tạo câu của một dân tộc, hay một cộng đồng đều có những đặc thù riêng, hình thành từ phong tục tập quán lâu đời, được đúc kết thành quy luật, nguyên tắc, gọi chung là ngữ pháp. Hay nói cách khác: Ngữ pháp là hệ thống quy luật, là nguyên tắc cấu tạo từ, dùng từ, tạo câu, được đúc kết từ tập quán sử dụng ngôn ngữ của dân tộc hay cộng đồng đó. Nắm được ngữ pháp của một ngôn ngữ, giúp ta hiểu đúng và nói đúng, tiếp thu và truyền đạt ý tưởng chính xác bằng ngôn ngữ đó. 1.2. Đơn vị ngôn ngữ Đơn vị ngôn ngữ bao gồm: từ tố, từ, từ tổ và câu. 1.2.1. Từ tố Từ tố là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, là thể kết hợp nghĩa âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Ví dụ: “人 người”, “国 nước”, “用 dùng”, “作 làm”, “葡萄 nho”, “玻璃 dứa” … đều là các từ tố, chúng đều có ý nghĩa nhưng lại không thể phân chia thành những đơn vị có nghĩa nhỏ hơn được. Các từ tố đơn âm tiết như : “人 người”, “国 nước”, “用 dùng”, “作 làm”,… thì rõ ràng là không thể phân chia nhỏ hơn được nữa, nhưng các từ tố song âm tiết như“葡萄 nho”, “玻璃 dứa” … thì
- 14 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN mặc dù có thể phân chia thành “葡”, “萄”, “玻”, “璃” nhưng lại không hề có ý nghĩa, như vậy cũng không thể coi là một từ tố. Các từ tố trong tiếng Trung đại đa số là đơn âm tiết, có một số ít là 2 âm tiết, 3 hay 4 âm tiết thì lại càng ít hơn như 巧克力 socola,奥 林匹克 Thế vận hội (tuy nhiên đa số đều là từ ngoại lai). Do chữ Hán là văn tự âm tiết, mỗi một đơn âm tiết từ tố đều được thể hiện bằng một chữ Hán, vậy nên đa số chữ Hán đều ứng với từ tố. Một số ít chữ Hán là không ứng với từ tố, ví dụ như: ―玛‖, ―唠‖, ―葡‖, ―萄‖…, nó chỉ biểu thị một âm tiết trong từ tố đa âm tiết chứ không biểu thị ý nghĩa nào cả. 1.2.2. Từ Từ là đơn vị nhỏ nhất trong ngôn ngữ có nghĩa và có khả năng vận dụng độc lập. Về mặt ngữ pháp thì từ là một đơn vị ngữ pháp cao hơn một cấp so với từ tố. Từ đều do từ tố cấu thành. Những từ này thì được gọi là từ đơn. Những từ do 2 hoặc hơn 2 từ tố cấu thành thì được gọi là từ ghép. Ví dụ: 1 từ “妹” cũng có thể mang ý nghĩa là ―妹妹 em gái”, như thế thì tại sao “妹妹” mới là một từ? Chúng ta cần biết rằng không phải cứ chỉ rõ nghĩa thì mới được gọi là từ. Còn phải xem nó có thể vận dụng đơn độc được hay không. Chúng ta không thể nói “我有 一个妹”, “妹很漂亮”, “妹不吃白菜”… Rõ ràng ta nhận thấy từ “妹 ” mặc dù có ý nghĩa nhưng trong tiếng Hán hiện đại lại không thể sử dụng độc lập mà phải trùng điệp từ “妹” lên tạo thành “妹妹”. Do đó “妹妹” là một từ, “妹” thì không phải là 1 từ mà chỉ là từ tố. “白 trắng” và “菜 món ăn” đều có thể sử dụng độc lập vậy nên có thể coi là 1 từ. Ví dụ “弟弟很白 em trai rất trắng”, “妈妈买很多 菜 mẹ làm rất nhiều món ăn”. Vậy nhưng tại sao lại nói “白菜 rau cải thảo” là 1 từ chứ không phải là 2 từ? Bởi “白” và “菜” trong “白菜” thì kết hợp rất mật thiết với nhau, không thể tách riêng được. Tuy nhiên ý nghĩa của“白菜” cũng không như ý nghĩa của từng từ “白” và “菜”. Hơn nữa chúng ta không thể nói “白菜” thành “白的菜”, do đó “白菜” là 1 từ.
- Chương I. Lý luận chung về ngữ pháp cơ bản 15 Tóm lại, từ là một thành phần ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và có thể được sử dụng một cách độc lập. 1.2.3. Từ tổ Các từ tuân theo quy tắc cú pháp kết hợp lại với nhau để biểu đạt một ý nghĩa nhất định thì được gọi là từ tổ. Từ tổ là đơn vị tạo nên câu. Ví dụ trong câu “他的同学大部分是越南人 Bạn học của anh ấy phần lớn là người Việt Nam” có các từ tổ: “他的同学 Bạn học của anh ấy”, “大部分 phần lớn”, “越南人 người Việt Nam”. Từ tố là đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn từ thì từ tổ là đơn vị ngôn ngữ lớn hơn từ. Do các từ trong tiếng Trung hầu hết đều thiếu hình thái rõ ràng, hơn nữa do văn viết giữ lại một lượng tương đối lớn tiếng Hán cổ, vậy nên có lúc sẽ rất khó để xác định một đơn vị ngữ pháp là từ tố hay từ, là từ hay từ tổ. Vấn đề này rất phức tạp cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, việc khó phân biệt từ tố, từ, từ tổ đối với người nước ngoài học tiếng Trung sẽ không ảnh hưởng nhiều. 1.2.3. Câu Câu là đơn vị ngôn ngữ có ngữ điệu nhất định, biểu đạt hoàn chỉnh ý nghĩa. Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ ứng dụng, chúng ta khi nói chuyện thường phải nói ít nhất là 1 câu. Những ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ: 你去不去?Bạn có đi không? 去!Đi! 小心!Cẩn thận! 每次想到这些, 我对未来就充满了信心。Lần nào nghĩ tới điều này, tôi lại tràn đầy tự tin về tương lai. 1.3. Phân loại từ Chúng ta phân loại từ chủ yếu dựa vào công năng ngữ pháp và ý nghĩa của từ.
- 16 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN Dựa vào công năng ngữ pháp, có thể chia thành 2 loại lớn là thực từ và hư từ. Thực từ có thể đảm nhiệm thành phần câu, thường có ý nghĩa thực tế. Thực từ có thể phân chia thành 7 loại: danh từ (bao gồm cả từ chỉ thời gian và từ chỉ địa điểm), động từ, tính từ, số từ, lượng từ, đại từ và phó từ. Hư từ thường không thể độc lập đảm nhiệm thành phần câu, chủ yếu biểu đạt cảm thán, ngữ khí hoặc các loại ý nghĩa ngữ pháp. Hư từ chia thành 4 loại: giới từ, liên từ, trợ từ và từ tượng thanh. Ngoài ra còn có thán từ. Danh từ 桌子、国家、,明天、学校、里边。。。 Động từ 去、买、换、是、可以、要。。。 Tính từ 白、好、大、美丽、好看、高兴。。。 Thực từ Số từ 一、二、十、百、千、万。。。 Lượng từ 个、件、支、斤、把、本。。。 Đại từ 我、你们、每、这、那、谁、什么。。。 Phó từ 很、太、先、都、也。。。 Giới từ 在、给、从。。。 Liên từ 和、跟、但是、因为。。。 Hư từ Trợ từ 的、了、呢、吧、吗。。。 Từ tượng thanh 哗哗、砰、咚咚。。。 Thán từ 唉、哼、喂、啊、嗯。。。 1.4. Quan hệ kết cấu cú pháp và phân loại đoản ngữ 1.4.1. Phân loại kết cấu cú pháp Trong ngữ, giữa các từ luôn luôn tồn tại một mối quan hệ nhất định, ví dụ trong ngữ “白马 con ngựa trắng” thì từ “白 trắng” bổ sung ý nghĩa cho từ “马 con ngựa”, mối quan hệ này được gọi là quan hệ kết cấu cú pháp. Trong tiếng Trung có các loại quan hệ cú pháp như sau: (1) Quan hệ liên hợp Các từ có nghĩa giống nhau, gần nhau, liên quan nhau hay trái ngược nhau, có quan hệ ngang hàng, nối tiếp, chọn lựa hoặc thăng tiến.
- Chương I. Lý luận chung về ngữ pháp cơ bản 17 Trong cụm này có thể dùng dấu ngắt hoặc sử dụng liên từ. Ngữ hình thành mang ý nghĩa của ngữ kết hợp. Ví dụ: 工人和农民 công nhân và nông dân 便宜而好看 rẻ mà đẹp 又高又瘦 vừa cao cừa gầy (2) Quan hệ chính phụ Từ đứng trước bổ nghĩa, tu sức hoặc hạn chế từ đứng sau, lấy ý nghĩa của từ đứng sau làm trung tâm. Ngữ hình thành mang tính chất của ngữ trung tâm. Ví dụ: 妹妹的书 sách của em gái 一件衣服 một bộ quần áo 很多 rất nhiều 很大的图书馆 cái thư viện rất lớn (3) Quan hệ động tân Từ đứng trước biểu thị hành vi động tác, từ đứng sau biểu thị sự vật liên quan bị chi phối hay bị can thiệp Ví dụ: 开汽车 lái xe ôtô 去上海 đi Thượng Hải 学英语 học tiếng Anh 是学生 là học sinh (4) Quan hệ bổ sung Từ đứng sau thuyết minh, bổ sung ý nghĩa cho từ đứng trước, lấy ý nghĩa của từ đứng trước. Từ đứng trước là động từ hoặc tính từ, từ đứng sau được gọi là bổ ngữ. Ví dụ: 住几天 ở lại mấy ngày 看出来 xem ra (5) Quan hệ chủ vị Từ đứng trước biểu thị đối tượng trần thuật. Từ đứng sau là nội dung trần thuật liên quan. Vị ngữ có thể là danh từ, động từ hay tính từ.
- 18 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN Ví dụ: 今天星期天 hôm nay chủ nhật 身体健康 thân thể khỏe mạnh 房子大 căn phòng lớn 学习好 học tập tốt 1.4.2. Phân loại đoản ngữ Đoản ngữ là sự kết hợp giữa từ với từ. Ví dụ: ―很大 rất lớn‖, “我 的书 sách của tôi”, “吃苹果 ăn táo”, “老师和学生 thầy giáo và học sinh”. Một đoản ngữ còn có thể kết hợp với một từ hoặc nhiều từ tạo thành một đoản ngữ phức tạp hơn. Ví dụ: “很有意思的工作 công việc rất có ý nghĩa”, “妈妈买的苹果 táo mà mẹ mua”. Đoản ngữ được chia thành 3 loại: Đoản ngữ được tạo thành từ sự kết hợp của thực từ với thực từ, Đoản ngữ được tạo thành từ sự kết hợp của thực từ và hư từ, Đoản ngữ cố định. (1) Đoản ngữ được tạo thành từ sự kết hợp của thực từ với thực từ Loại đoản ngữ này còn được gọi là cụm từ. Đoản ngữ danh từ: 我们班 lớp tôi 他的钱 tiền của anh ấy 一本书 một quyển sách 干净的房子 căn phòng sạch sẽ Đoản ngữ động từ: 写汉字 viết chữ Hán 去买东西 đi mua đồ 喜欢看电影 thích xem phim 请你坐 mời bạn ngồi Đoản ngữ tính từ: 很大 rất lớn 比较好 tương đối tốt 不太忙 không bận lắm 太肥 béo quá Đoản ngữ chủ vị: 我去 tôi đi 学习努力 nỗ lực học tập
- Chương I. Lý luận chung về ngữ pháp cơ bản 19 (2) Đoản ngữ được tạo thành từ sự kết hợp của thực từ và hư từ Đoản ngữ giới từ 在商店(买东西)đi cửa hàng mua đồ 给他(写信)viết thư cho anh ấy Đoản ngữ chữ ―的‖ 红的 cái màu đỏ 谁的 của ai (3) Đoản ngữ cố định Đây là loại đoản ngữ mà trật tự từ trong câu không được thay đổi. Hay gặp nhất là hình thức đoản ngữ cố định 4 chữ. Ví dụ: 天长地久 trời cao đất rộng 头破血流 đầu rơi máu chảy 千山万水 thâm sơn cùng cốc 千方百计 phương trăm ngàn kế 1.5. Cách cấu tạo từ trong tiếng Hán Căn cứ vào cách cấu tạo từ. Từ chia làm 2 loại: Từ đơn thuần và từ hợp thành. 1.5.1. Từ đơn thuần Từ đơn thuần là từ được tạo thành theo các hình thức sau: Từ do 1 ngữ tố tạo thành, có thể là 人 白 马 车 đơn âm tiết hoặc 2 âm tiết. 爸爸 妈妈 星星 Từ do hai âm tiết có thanh mẫu 参差 仿佛 伶俐 giống nhau tạo thành. Từ đơn Từ do hai âm tiết có vận mẫu 骆驼 糊涂 啰嗦 thuần giống nhau tạo thành. Từ do 2 âm tiết khác nhau tạo thành. 马虎 葡萄 衣服 Từ ngoại lai, đa số là từ phiên âm 咖啡 逻辑 奥林匹克 bằng âm tiết có âm gần nhau.
- 20 NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN 1.5.2. Từ hợp thành Từ hợp thành là từ được cấu thành từ 2 hoặc 2 từ tố trở lên. Căn cứ vào quan hệ giữa từ tố với nhau, từ hợp thành có các phương thức kết hợp cơ bản sau: Từ liên hợp: Từ kết hợp bởi 2 từ tố có 生活 朋友 语言 là từ được tạo nghĩa giống nhau hay gần 美丽 nên bởi từ tố nhau có nghĩa Từ kết hợp bởi 2 từ tố có 书本 声音 giống nhau, nghĩa liên quan nhau gần nhau, liên quan nhau Từ kết hợp bởi 2 từ tố có 大小 多少 东西 hay trái nghĩa trái ngược nhau 上下 ngược nhau Từ chính phụ: Từ tố đứng trước xác định 工人 火车 飞机 giới hạn hoặc tu sức cho từ tố đứng sau, lấy 京剧 好看 难听 ý nghĩa của từ tố đứng sau làm trung tâm Từ tu sức + Từ trung tâm Từ động tân: Từ tố đứng trước biểu thị hành 睡觉 注意 管家 Từ vi, động tác, từ tố đứng sau biểu thị sự vật liên quan hợp thành Động từ + Tân ngữ Từ bổ sung: Từ tố đứng sau thuyết minh, 说明 看见 听懂 bổ sung ý nghĩa cho từ tố đứng trước, lấy ý nghĩa của từ tố đứng trước (thường là động từ) làm trung tâm. Từ trung tâm + Từ bổ sung Từ chủ vị: Từ tố đứng trước biểu thị sự 友好 眼红 心理 vật, từ tố sau tường thuật nội dung liên quan. Chủ + Vị Từ phụ trợ: Từ tố Danh từ + Lượng từ 房间 车辆 人口 đứng trước biểu thị sự vật, từ tố Từ trung tâm + Hậu tố từ 桌子 花儿 记着 thêm vào là đơn Tiền tố từ + Từ trung tâm 老师 第一 小姐 vị liên quan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Học ngữ pháp Tiếng Nhật
70 p | 12433 | 4832
-
Cẩm nang ngữ pháp tiếng Hàn thực dụng
29 p | 4301 | 2046
-
Ngữ pháp tiếng Nhật
55 p | 1623 | 710
-
Giáo trình về Ngữ pháp tiếng Trung
229 p | 1858 | 635
-
Hướng dẫn tự học tiếng Trung dành cho người mới bắt đầu
31 p | 1873 | 534
-
Ngữ pháp tiếng Hoa part 1
43 p | 1082 | 455
-
Ngữ pháp tiếng Nhật trung cấp
49 p | 1290 | 444
-
Ngữ pháp tiếng Trung hiện đại
513 p | 1054 | 431
-
Giáo trình Ngữ pháp cơ bản tiếng Trung bài 1,2,3 - Đỗ Xuân Hòa
12 p | 885 | 410
-
Giáo trình học Ngữ pháp tiếng Trung
229 p | 1120 | 392
-
Ngữ pháp thông dụng tiếng Hoa: Phần 1
151 p | 423 | 156
-
Cách Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Đơn Giản Nhất
8 p | 307 | 66
-
Ngữ pháp tiếng Anh trung học phổ thông - Nguyễn Đặng Hoàng Duy
53 p | 135 | 28
-
Bí quyết để học ngữ pháp tiếng Anh nhanh và cách khắc phục khó khăn khi học ngữ pháp tiếng anh
9 p | 278 | 28
-
Bài giảng Ngữ pháp học tiếng Trung
210 p | 41 | 16
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Từ pháp tiếng Trung Quốc năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 20 | 6
-
Luyện nói tiếng Trung cơ bản: Phần 2
127 p | 9 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn