intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngữ văn lớp 10 tuần 24: Chuyện chức phán sự đến Tản Viên - Bài giảng

Chia sẻ: Ho Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:43

145
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyện chức phán sự đến Tản Viên thuộc thể văn xuôi trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện, hai âm dương có sự tương giao.Mời quý thầy cô cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngữ văn lớp 10 tuần 24: Chuyện chức phán sự đến Tản Viên - Bài giảng

  1. BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 10 CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN NHÓM 2 _ LỚP 10A6
  2. I. TiỂU DẪN: 1. Tác giả: Bạn biết gì về Nguyễn Dữ?  Nguyễn Dữ (hay là Nguyễn Tự) người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.  Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông) từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.  Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  3. 2. Truyền kì là gì?  Là một thể lọai văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể lọai. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, ngừơi đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả.
  4. 3. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ:  Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuần. Các truyện hầu hết ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ, và đều có yếu tố hoang đường, nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần, phê phán.
  5.  Qua tác phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào phụ nữ, thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung đồng thời khẳng định quan niệm sống “Lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời.
  6.  Có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, là một tuyệt tác của thể lọai truyền kì được Vũ Khâm Lân (TK XVII) khen tặng là “thiên cổ tùy bút”.  Tác phẩm được dịch nhiều thứ tiếng nước ngòai và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nước đồng văn.
  7. 4.Tác phẩm:  “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những truyện ngắn hay trong tập Truyền kì mạn lục.  Ca ngợi phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn – đại biểu cho chính nghĩa chống các thế lực gian tà. Qua tác phẩm nhà văn đã củng cố lòng tin yêu của con người vào chính nghĩa và lòng tự hào về người trí thức Việt Nam.
  8. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN: Tác phẩm chia làm mấy đoạn? bố cục: chia làm 4 đoạn:  Đọan 1 (Ngô Tử Văn tên là Soạn…….vung tay không cần gì cả.): Tử Văn đốt đền.  Đọan 2 (Đốt đền xong…….khó lòng thoát nạn.): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ Công.  Đọan 3 (Tử Văn vâng lời……...sai lính đưa Tử Văn về.): Tử Văn thắng kiện.  Đọan 4 (Chàng về đến nhà……”nhà quan phán sự”!): Tử Văn trở thành phán sự đề Tản Viên.
  9. Giới thiệu vai: Thành –Tử Văn An –Thổ Công Vân –Bách hộ họ Thôi Trâm –Quỷ sứ Nhung –Diêm Vương
  10. Tóm tắt truyện:  Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khoái, nóng nảy, thấy sự giang tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận vào đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền. Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến dọa nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Ông già kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ.
  11. Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương tâu rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cõi, không chịu nhúng nhường chút nào. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Diêm Vương tức giận liền sai tên lính đầy tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu U. Từ Văn sống lại, cùng dân làng mua gỗ dựng lại tòa đền. Viên Thổ Công cảm kích bèn mời Tử Văn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở
  12. đền Tản Viên. Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó. Đền thờ Thánh Tản Viên
  13. III. PHÂN TÍCH: 1. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn Tính cách nhân vật chính Ngô Tử Văn như thế nào? - Người khảng khái, nóng nảy, cương trực, mạnh mẽ, không khoan nhượng với gian tà. thể hiện qua: + Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân. + Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần. + Sự gan dạ trước bọn quỉ dạ xoa. + Thái độ cứng cõi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực.
  14. - Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng. + Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân. + Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt. + Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.
  15.  Nhưng hành động đó cần thấy tử văn là kẻ sĩ, không thể không biết quan niệm của người xưa là tôn trọng thần thánh, xem việc đốt phá đền chùa, miếu mạo là động chạm đến thánh thần.  Tử văn đốt đến xuất phát từ sự bất bình trước sự việc đền thờ tiếng là linh thiêng mà không giúp dân diệt được gian tà.
  16.  Người xưa cũng quan niệm chỉ thờ nhưng thần có công lao giúp dân,giúp nước. Hơn nữa, trước khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ và khấn trời. Điều đó cho thấy Tử Văn ý thức rất rõ về hành động của mình, mong muốn lòng thành của mình được chứng giám và dám chấp nhận mọi nguy hiểm.
  17.  Tính cương trực, can đảm của Tử Văn được thể hiện nổi bật ở những việc đối với viên Bách hộ họ Thôi, với Diêm Vương,…  Trước “một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ,… tự xưng là cư sĩ” đến đòi dựng trả ngôi đền, Tử Văn “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưỡng tự nhiên”.
  18.  Đến âm phủ, trong không khí rùng rợn, hãi hùng, Tử Văn vẫn một mực muốn chứng tỏ một sự thật, đòi công bằng, công lí cho bản thân mình. ***Tóm lại: Ngô Tử Văn đã làm gì?***  Đốt đền, vạch tội hồn tên tướng giặc ở âm phủ.
  19. Câu hỏi? Theo các bạn việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì? (câu 1/Sgk60)Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của bạn. a. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân. b. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại. c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi. d. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm. e. Ý kiến khác.
  20. *Trả lời*  Đáp án e. Ý kiến khác  Vì việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa. Nó vừa thể hiện sự khẳng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2