NHỮNG NGƯỜI THỢ LÀM BÁNH KIÊM<br />
NGHỆ SĨ TUNG HỨNG<br />
(Xê-va gửi Số Không)<br />
Số Không ơi! Cậu thấy thế nào, mình tường thuật nghe có<br />
được không? Tất nhiên anh chàng tường thuật ở đài phát thanh<br />
còn nói hay hơn nữa cơ. Còn mình thì cũng chỉ tàm tạm thôi.<br />
Nhưng trong thư này mình sẽ kể những chuyện xảy ra tiếp<br />
theo sau bằng lời lẽ của chính mình nhé:<br />
Đài phát thanh báo tin: “Tiết mục tiếp theo của chương trình<br />
biểu diễn là: những người thợ làm bánh vui nhộn. Một trò tung<br />
hứng cao cấp! Nhân và chia các lũy thừa”.<br />
Ba chữ c chạy ra sân cỏ. Chữ nào cũng đội mũ “đầu bếp” trắng<br />
bong, tay cầm một chiếc gậy, trên đầu gậy cắm những cái vòng<br />
tựa như những cái vòng chồng tháp của trẻ con chơi. Có điều là<br />
những cái vòng này không nhỏ dần từ dưới lên trên và đủ thứ<br />
màu như đồ chơi trẻ con mà đều bằng nhau và có màu vàng óng<br />
như những cái bánh nướng.<br />
Quả thật đó là những cái bánh nướng bằng bột anh túc! Một<br />
bác thợ có hai chiếc, một bác có ba chiếc. Bác thứ ba thì chẳng có<br />
chiếc bánh nào trên đầu gậy cả.<br />
Âm nhạc bắt đầu nổi lên.<br />
Bác thợ thứ nhất rút cái bánh trên cùng ra và tung lên thật là<br />
khéo, cái bánh liệng trong không khí thành một cung cong và rơi<br />
tọt vào đầu gậy của bác thứ ba. Tiếp theo cái thứ nhất, cái bánh<br />
thứ hai cũng bay vút lên và rơi trúng đầu gậy đó. Bác thợ bánh<br />
thứ hai cũng làm như vậy. Thế là rốt cục ở đầu gậy của bác thứ<br />
ba có năm cái bánh mà đầu gậy của hai bác thợ kia thì chẳng còn<br />
một cái bánh nào cả.<br />
Sau đó các nghệ sĩ tung hứng xếp hàng theo cách khác. Lần<br />
này, đầu gậy của bác thứ nhất có ba cái bánh, bác thứ hai có sáu<br />
<br />
cái bánh, bác thứ ba không có cái nào. Nhạc lại nổi lên, và các<br />
vòng lại bay vun vút. Trên đầu gậy của bác thứ ba bây giờ có chín<br />
cái bánh, mà hai bác kia thì hết bánh.<br />
- Tài thật, - chữ D nói. - Không cái bánh nào trệch ra ngoài cả.<br />
- Tài quá đi rồi. Nhưng sao lại là nhân lũy thừa? - Mình hỏi. Mình không hiểu ra sao cả.<br />
- Thế mà mình hiểu đấy, - Ta-nhi-a khoe. - Khi nhân các lũy<br />
thừa thì phải cộng các số mũ lại:<br />
c3.c6 = c3+6 = c9<br />
- Đúng lắm! - Chữ D - xác nhận. Số bánh trên đầu gậy biểu thị<br />
số mũ của lũy thừa.<br />
- Cứ cho là như thế đi, nhưng mình vẫn chưa hiểu, - mình<br />
phàn nàn.<br />
Chữ D liền nói:<br />
- Bạn cứ nhìn xuống sân là khắc hiểu thôi.<br />
Mình đưa mắt nhìn xuống sân có thì thấy hai chữ c (một chữ<br />
mang ba cái bánh ở đầu gậy, và chữ kia mang sáu cái bánh) đứng<br />
cạnh nhau, và giữa họ xuất hiện dấu nhân là một cái chấm. Ngay<br />
lúc ấy thấy chín chữ c chạy ra. Mỗi chữ mang một gậy trên đầu<br />
có một cái bánh. Ba chữ đứng thay vào chỗ chữ c có ba cái bánh,<br />
và sáu chữ đứng thay vào chỗ chữ c có sáu cái bánh. Lúc ấy bác<br />
thợ bánh mang cái gậy không có bánh đứng tách riêng ra bằng<br />
một dấu đẳng thức và lẽo đẽo đi theo những bác thợ khác. Hai<br />
bác thợ bánh ra sân lúc đầu bèn giao hết bánh của họ cho bác thứ<br />
ba này, và bây giờ ta có:<br />
<br />
Lần này quả thực mọi chuyện đã rõ ràng, c lũy thừa ba nhân<br />
với c lũy thừa sáu cũng chẳng khác nào c nhân với c chín lần cả<br />
thảy, hay c lũy thừa chín.<br />
Sau đó chuyển sang tiết mục chia các lũy thừa, người ta đẩy<br />
một chiếc xe cút kít hai tầng ra sân. Một nghệ sĩ tung hứng tay<br />
cầm chiếc gậy có ba cái bánh nhảy phốc lên tầng trên, đó là tử số.<br />
Một nghệ sĩ khác mang hai cái bánh nhảy lên tầng dưới, đó là<br />
mẫu số. Bỗng các bác chữ c bắt đầu rút bánh ra ăn: tử số ăn một<br />
cái, mẫu số cũng ăn một cái. Tử số ăn thêm cái nữa, mẫu số cũng<br />
ăn thêm cái nữa. Khi bác chữ c mẫu số ăn hết số bánh của mình<br />
thì bác ta biến mất. Trên sàn xe chỉ còn độc một cái gậy của bác<br />
ta thôi.<br />
<br />
Nhưng bác c tử số thì vẫn còn một cái bánh lắc lư ở đầu gậy và<br />
bác ta vẫn bình thản đứng sàn xe.<br />
Ô-lếch nói ngay:<br />
- Mình hiểu rồi. Phép chia là phép tính ngược với phép nhân.<br />
Nghĩa là phải đem các số mũ trừ cho nhau chứ không cộng.<br />
<br />
- Đúng! - Ta-nhi-a tán thành. - Đem ba cái bánh trừ đi hai cái.<br />
Ở mẫu số còn lại cái gậy tức là số một đấy. Và ở tử số còn lại c với<br />
một cái bánh tức là c lũy thừa một.<br />
Mình sực nhớ ra:<br />
- Lũy thừa một thì người ta không viết. Thành ra chỉ là c thôi.<br />
<br />
Chữ D giải thích:<br />
- Thế là các bạn được số thương của hai lũy thừa. Bây giờ các<br />
bạn thử xem chia c lũy thừa hai cho c lũy thừa ba sẽ ra sao nhé.<br />
Lần này ở tầng trên của xe là c tử số với hai cái bánh và ở tầng<br />
dưới là c mẫu số với ba cái bánh ở đầu gậy. Họ lại bắt đầu ăn<br />
bánh. Nhưng bây giờ chữ c tử số hết bánh trước. Bác ta biến mất<br />
và để lại cái gậy ở sân trên. Còn chữ c mẫu số thì còn lại một cái<br />
bánh trên đầu gậy và vẫn đứng trơ trơ ở tầng dưới.<br />
Chữ D nói:<br />
- Các bạn xem, số thương bằng một chia cho c hay bằng một<br />
<br />