intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGƯỜI NGA THÍCH LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

Chia sẻ: Bupbe Xinhxan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

150
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGƯỜI NGA THÍCH LÀM VIỆC Ở ĐÂU:TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUẦN NGA HAY TẠI CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI? Sau khi Liên bang các nước CHXHCN Xô Viết tan rã, nước Nga đã bước vào nền kinh tế thị trường với rất nhiều khó khăn và thử thách. Và trên thị trường nhiều biến động này, giữa các công ty quốc nội và các công ty nước ngoài vẫn ngấm ngầm một cuộc đua tranh về thị phần, về chất lượng sản phẩm và chất xám. Tuy nhiên, trong cuộc đua về chất xám, mỗi loại hình công ty có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGƯỜI NGA THÍCH LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

  1. NGƯỜI NGA THÍCH LÀM VIỆC Ở ĐÂU? NGƯỜI NGA THÍCH LÀM VIỆC Ở ĐÂU:TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUẦN NGA HAY TẠI CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI? Sau khi Liên bang các nước CHXHCN Xô Viết tan rã, nước Nga đã bước vào nền kinh tế thị trường với rất nhiều khó khăn và thử thách. Và trên thị trường nhiều biến động này, giữa các công ty quốc nội và các công ty nước ngoài vẫn ngấm ngầm một cuộc đua tranh về thị phần, về chất lượng sản phẩm và chất xám. Tuy nhiên, trong cuộc đua về chất xám, mỗi loại hình công ty có những điểm mạnh và điểm yếu riêng mà nếu làm một cuộc điều tra tâm lý người lao động Nga, chúng ta sẽ thấy rõ họ thích làm việc cho ai: các ông chủ người Nga hay các nhà doanh nghiệp ngoại quốc?
  2. Có những tip người Nga mà việc đầu quân cho các công ty nước ngoài được họ coi là khó khăn hoặc không thể: Loại thứ nhất: đó là những người mà chưa một lần hoặc không có ý muốn làm việc cho các công ty nước ngoài. Những người này luôn ám ảnh một ý nghĩ là nếu họ làm việc cho các công ty nước ngoài tức là họ đang trực tiếp hay gián tiếp "tiếp tay" cho những "kẻ ngoại đạo" bòn rút tài nguyên và của cải của đất nước . Loại người này càng ngày càng hiếm gặp, và trong số các "nhà yêu nước chân chính" này cũng có khá nhiều chuyên gia giỏi về một lĩnh vực nào đó, tuy nhiên, với cách suy nghĩ cố hữu ấy, các bậc "anh hào" này thường rất khó hòa nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế do có rào cản về mặt tâm lý. Các công ty nước ngoài là những chủ thể hợp pháp về mặt pháp luật và khi kinh doanh làm ăn ở Nga đều đóng thuế đầy đủ với Nhà nước, phần lớn trong số đó, nếu so sánh với phần lớn các công ty Nga, thường chấp hành tương đối nghiêm túc các quy định về đóng thuế cũng như việc trả lương sòng phẳng đúng hạn cho người lao động. Có nhiều người cho rằng làm việc trong các công ty nước ngoài cũng khá thú vị, tuy nhiên thường đặt vấn đề tự do cá nhân lên trên hết.
  3. Típ người kiểu các "họa sỹ tự do" này thường cho rằng nếu làm việc trong một công ty nước ngoài họ sẽ mất đi bản sắc của họ, và tuy nhận được đồng lương kha khá, họ sẽ không còn quyền tự do sáng tạo theo ý muốn. Lòng tự trọng hay nói quá đi là "tinh thần yêu nước" chính là một trong những nguyên nhân mà họ cho là "cao cả" để họ từ chối lời mời của các nhà tuyển dụng nước ngoài. Loại thứ hailà những người có một thời đã từng làm việc trong các công ty nước ngoài và không muốn lặp lại "điệp khúc buồn" một lần nào nữa. Một số đã từng làm việc cho các công ty Á châu thì cho rằng môi trường làm việc kiểu Á đông không mấy phù hợp với họ: truyền thống làm việc kiểu "gia đình", tính "chung thân" với một ông chủ trong các công ty Nhật Bản hay kiểu quát mắng, la lối, đàn áp trong các công ty Hàn Quốc đối với nhiều người Nga là một điều không thể chấp nhận được, mặc dù môi trường làm việc trong một số các công ty này là tương đối tốt. Còn một số các cựu nhân viên đã từng làm việc trongcác công ty Âu châu thì lại thường than phiền rằng họ luôn bị stress do lịch làm việc căng thẳng, không có tương lai để tiến thân cũng như việc họ phải chấp nhận phong cách làm việc và quản lý kiểu tư bản là một điều gì đó nằm ngoài sức tưởng tượng.
  4. Các công ty Ấn độ thì được người Nga xếp vào hạng tệ nhất do tính không chuyên nghiệp cũng như cách trả lương "bèo bọt" của các ông chủ. Người Mỹ và người Đức được giới lao động Nga đánh giá là những ông chủ tương đối "tử tế" và "lịch sự". Các ông chủ người Ý hoặc người Tây Ban Nha thường bị giới lao động Nga chỉ trích chỉ vì tính đồng bóng, bốc đồng và đôi khi quá nhạy cảm. Vậy còn các công ty quốc nội thì sao? Nhiều người cho rằng phần lớn các công ty Nga thường không ổn định, mặc dù có rất nhiều công ty tên tuổi uy tín. Người lao động Nga vẫn luôn cho rằng phương án tốt nhất đối với họ là trước hết nên đầu quân cho các công ty nước ngoài để có chút ít kinh nghiệm kiểu Tây âu để "lận lưng", và sau đó là kiếm một chỗ làm nào đó tương đối khả quan trong các công ty lớn và thành đạt của Nga để "vùng vẫy". Nói chung, các công ty quốc tịch nước ngoài hay Nga đến một lúc nào đó sẽ không còn là khái niệm để người lao động phân vân khi lựa chọn. Các công ty Nga đã, đang và sẽ tiến dần đến các chuẩn mực về điều kiện làm việc, môi trường làm việc giống như các công ty tây âu, còn các công ty nước ngoài thì lại phải cố gắng để thích nghi với môi trường của người Nga.
  5. Đại đa số nhân viên trong các công ty nước ngoài thì lại thường là người Nga, và ngược lại, các công ty Nga lại ưa mời các chuyên gia ngoại quốc về "đầu quân" cho mình. Và đến một lúc nào đó thì người lao động khó có thể mà phân biệt được nguồn gốc công ty nếu không "đào bới" hồ sơ lịch sử công ty cũng như các tài liệu giấy tờ khác. Và cũng có thể đến lúc đó các dịch vụ tuyển dụng hoặc săn đầu người mới thấy dễ dàng hơn trong việc chọn lựa các ứng viên cho mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2