intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người nghệ sĩ - nhà giáo nghệ thuật với việc làm theo di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa dân tộc

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời hoạt động cách mạng tích cực, nhân cách cao cả, tình yêu thương lớn lao của Người cho dân tộc là tấm gương đạo đức trong sáng, quí giá đối với tất cả chúng ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người nghệ sĩ - nhà giáo nghệ thuật với việc làm theo di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa dân tộc

  1. Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 NGƯỜI NGHỆ SĨ - NHÀ GIÁO NGHỆ THUẬT VỚI VIỆC LÀM THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC Phan Thanh Bình * Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời hoạt động cách mạng tích cực, nhân cách cao cả, tình yêu thương lớn lao của Người cho dân tộc là tấm gương đạo đức trong sáng, quí giá đối với tất cả chúng ta. Đối với giới nghệ sĩ - nhà giáo nghệ thuật, những điều đó đã được hiện ra trong bao trang sách, bức tranh, bức ảnh và những sáng tác khác về Người, với nhiều góc độ, cách nhìn, sự phản ánh sinh động khác nhau. Trong Di chúc, Người đã viết rằng: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” 1. Đã 50 năm qua, lời căn dặn của Người luôn F 1 P P được giới nghệ sĩ ghi khắc và phấn đấu thực hiện tốt nhất. Các nghệ sĩ bằng khối óc và sự sáng tạo, bằng sự phục vụ nhân dân đã góp phần xây dựng, tạo nên những giá trị mới của một nền văn hóa dân tộc hiện đại. Đối với những nhà giáo - nghệ sĩ ở Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHNT, ĐHH), nhiều thế hệ thầy, cô đã luôn dành tâm sức cho việc giảng dạy, nghiên cứu văn hóa dân tộc, khai thác các giá trị văn hóa - mỹ thuật truyền thống phục vụ giảng dạy. Đặc biệt là các giảng viên Lý luận và Lịch sử mỹ thuật đã có nhiều bài nghiên cứu về tranh khắc gỗ làng Sình được đăng trên các tạp chí như các bài viết Một dòng tranh dân gian trên đất Huế (Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, số 8-1995), Tranh thờ dân gian làng Sình, quá khứ, hiện tại và nhu cầu (Sông Hương, số 7-1994), Tranh dân gian Việt Nam từ Đông Hồ đến làng Sình (Thông tin KHCN-TT Huế, số 1-1995). Nghệ thuật và tâm linh trong dòng chảy thời gian, (TT TL VHNT, số 50 (4-2008)… Tổ chức phục dựng in tranh Làng Sình tại nhiều Lễ hội nghề truyền thống Huế. Giảng viên Phan Hải Bằng nghiên cứu và sáng chế ra Trúc Chỉ - nghệ thuật tạo hình trực tiếp trên giấy vừa mang âm hưởng truyền thống vừa là những tác phẩm sang tạo đậm đặc tính đương đại. Những lời Bác dạy và mong muốn của Người về hạnh phúc của nhân dân không chỉ là nhân đức Hồ Chí Minh mà còn là khát khao cháy bỏng của Người về hạnh phúc * PGS.TS, Trường Đại học Nghệ thuật. 1 Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.19. 227
  2. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” của nhân dân. Người luôn dành những lời dạy thật gần gũi, câu chữ, bình dị, mộc mạc nhưng thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả, chân thật tình cảm nồng ấm của Người với mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân ta và cả nhân dân cần lao trên thế giới. Đối với những người nghệ sĩ - nhà giáo nghệ thuật, những lời căn dặn trước lúc đi xa của Người đã đem lại cho mỗi thầy, cô sự cảm nhận sâu sắc về nhân cách Hồ Chí Minh. Mỗi sáng tạo của họ tuy còn nhỏ bé nhưng chứa đựng một tấm lòng và tình yêu thật lớn lao đối với Người. Nhà giáo họa sĩ Lê Hải Anh với tác phẩm Bản giao hưởng hùng tráng (Mosaic, 1980) đã trở thành tác phẩm mẫu mực đối với sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế (nay là ĐHNT) bởi sự vận dụng hiệu quả, tinh tế nghệ thuật khảm sành sứ truyền thống Huế trong tranh. Tác phẩm đoạt giải cao tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 1980 là một minh chứng sống động về việc người nghệ sĩ - nhà giáo Lê Hải Anh đã thẩm thấu sâu sắc tinh thần văn hóa mà Người đã nhắn nhủ trong bản Di chúc của mình. Câu chuyện về lòng trắc ẩn sâu thẳm tình người của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi nhìn thấy những người nô lệ ở Pháp phải chịu lao khổ, đoạ đày. Người đã rơi nước mắt khi thấy người nô lệ bị đòn roi và chạnh lòng nghĩ đến những người dân Việt Nam đang cùng cảnh ngộ lầm than. Sự quyết tâm tìm đường cứu nước của Người càng mãnh liệt hơn từ những cảm nhận thực tế như vậy ở những nơi mà Người đã đi qua được họa sĩ Vũ Trung Lương (nguyên Hiệu trưởng trường CĐMT Huế) thể hiện trong tác phẩm Chân dung Nguyễn Tất Thành (lụa, 1982). Hình ảnh Nguyễn Tất Thành cũng đã được tái hiện trong bức tranh Nỗi niềm xứ Huế (Acrylic. 2018) của tác giả-giảng viên Phan Thanh Bình, với hình ảnh Nguyễn Tất Thành trong những năm tháng sục sôi ở Huế. Với nhà điêu khắc Molokai, nguyên là giảng viên của Khoa Điêu khắc trường ĐHNT, ĐH Huế thì sự thẩm sâu lời dạy của Người đã được tụ hội trong tác phẩm nổi tiếng của ông Tiếng cồng Tây Nguyên (Thạch cao - 1972 - Hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Molokai là học sinh con em miền Nam được đưa ra Bắc từ 1962, rời làng bản ở A Lưới, với cộng đồng dân tộc Cơ - Tu, Molokai ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa học tập và số phận đã đưa ông đến với nghề điêu khắc. Năm 1976 Molokai là sinh viên của Khoa Điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, ông được học dưới sự chỉ bảo tận tình của những nhà điêu khắc lừng danh như: Diệp Minh Châu, Trần Văn Lắm. Năm 1972, Molokai đã làm bài tốt nghiệp sau 5 năm học tập, đó là tác phẩm Tiếng cồng Tây Nguyên giờ đã đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Khi tác phẩm ra đời, mọi người không ngạc nhiên vì người ta nhìn thấy trong tác phẩm là bóng dáng suy tư và cả sự biểu hiện khí phách Tây Nguyên hừng hực trong ông. Hình tượng một người đàn ông Tây Nguyên khỏe mạnh giơ cao cồng chiêng như là sự thức tỉnh của núi rừng, là khí phách quật cường, là trung thành với cách mạng không chút toan tính của những con người Tây Nguyên trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Từ khi tác phẩm ra đời hầu như các cuộc trưng bày nào về kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng có chỗ để trưng bày tác phẩm này của ông. Nhà điêu khắc Molokai là con người như 228
  3. Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Zamatov nói: “Những ai không yêu con sông ngọn núi của quê hương mình thì cũng sẽ không yêu quê hương của người khác”. Molokai tự hào với cội nguồn của mình, tự hào là người con của dân tộc Cơ - Tu, nơi nuôi dưỡng và hun đúc nên một nhà điêu khắc tâm huyết và có vị trí xứng đáng trong mỹ thuật cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, ông đã truyền được lửa cho nhiều thế hệ sinh viên điêu khắc và hướng họ đến việc gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp, khai thác coi trọng các giá trị ấy trước hết là ở các làng quê, văn hoá làng Việt Nam được coi là một trong những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp nhất, là gốc rể, cội nguồn để tạo nên bản sắc của nền văn hoá dân tộc đa dạng và phong phú hơn. Lời dạy của Bác trong bản Di chúc thật sâu sắc, thấm vào lòng người những nghĩ suy về trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ - nhà giáo phải day dứt suy nghĩ, phải làm gì để góp công sức cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật nước nhà như trong lần gặp gỡ văn nghệ sĩ ở khu Mai Dịch (Hà Nội), Bác đã căn dặn chị em văn nghệ sĩ: “Nghệ sĩ cách mạng cần phải có văn hóa cũng như cần có chính trị, đó là điều kiện để phát huy tài năng” 2. Người nghệ sĩ cách mạng hiểu rõ văn hóa là thuộc tính tinh thần không thể F 2 P P thiếu đối với các quốc gia, dân tộc, các giá trị tinh thần-nhân văn quý giá với bản sắc riêng giữa những cộng đồng người khác nhau trong quá trình lịch sử. Dân tộc Việt Nam với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước đã trải qua biết bao biến cố lịch sử nhưng dân tộc ta vẫn tồn tại và phát triển vững mạnh, điều đó phản ánh chúng ta đã có được một sức mạnh kỳ vĩ, một bề dày văn hoá để tạo nên sức mạnh dân tộc, chống chọi và đứng vững trước những sự đồng hoá. Không những vậy chúng ta còn chủ động tiếp thu, cải biến và dung hợp các yếu tố văn hóa ngoại lai để tạo ra những giá trị văn hoá mới tốt đẹp. Đối với nghệ sĩ và những cán bộ văn hoá nói chung và các nghệ sĩ - nhà giáo ai cũng thấm thía những điều dạy dỗ chân tình của Người, vì thế ai cũng ra sức học tập, rèn luyện tài năng, đã có nhiều văn nghệ sĩ, nhà giáo nghệ thuật trở thành nghệ sĩ ưu tú của cách mạng và đã trở thành những cán bộ xuất sắc, mẫu mực hết lòng phục vụ nhân dân. Các nhà giáo - nghệ sĩ ở Trường ĐHNT, ĐH Huế đã luôn dành tâm sức cho việc phát triển văn hóa-mỹ thuật cho đất nước. Họ không chỉ là những nhà giáo ân cần, say mê trong các lớp học nghệ thuật mà còn là những nghệ sĩ biết vươn lên, tìm kiếm các giá trị sáng tạo mới. Trong đời sống văn hóa đương đại của đất nước ta trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, mỹ thuật là một bộ phận của nghệ thuật thị giác luôn gắn bó với xã hội với sự phát triển nhanh, mạnh mẽ và phản ánh rõ sức sống của văn hóa giới trẻ. Đứng trên góc nhìn xã hội học văn hóa ta thấy có không ít những vấn đề biểu hiện thẩm mỹ luôn bộc lộ những nghịch lý văn hóa và cuốn hút những nhóm công chúng khác nhau tham gia, hơn nữa có nhiều trào lưu và hình 2 Hồ Chí Minh với văn hóa văn nghệ (1989), Nxb. Văn hóa, Hà Nội, tr.65. 229
  4. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” thức mỹ thuật hiện đại của giới trẻ tạo nên những xung đột tâm lý xã hội mà không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận, hóa giải. Thập kỷ 90 hội hoạ Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều bình diện và lĩnh vực, báo chí Phương Tây cho rằng đã hình thành thập kỷ hội hoạ Việt Nam và họ rất nâng đỡ các hoạ sỹ trẻ có cá tính - trong đó có nhiều nhà giáo - nghệ sĩ ở Trường ĐHNT, ĐH Huế đã trở thành họa sĩ có tên tuổi và thực sự có đóng góp cho việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho nhân dân như các họa sĩ - giảng viên Nguyễn Duy Linh, Nguyễn Thiện Đức, Tô Trần Bích Thúy, Đỗ Kỳ Huy, Nguyễn Thị Hòa, Lê Thừa Tiến…và thế hệ họa sĩ - giảng viên sau này là Đặng Thu An, Trần Thị Thanh Dung, Nguyễn Khắc Tài, Nguyễn Ánh Dương, Phan Lê Chung, Trần Sông Lam, Trầm Trạch Oanh…. Các thầy, cô trẻ không chỉ dành tâm sức cho việc nghiên cứu giảng dạy mà còn tổ chức các triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm trong nước và quốc tế và xông xáo trong các hoạt động nghệ thuật mới. Những nhà giáo - nghệ sĩ ở trường ĐHNT, ĐH Huế đã có nhiều đóng góp cho việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đào tạo nên những nghệ sĩ tài năng cho đất nước như lời căn dặn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 50 năm trước. Là trường đại học đào tạo về nghệ thuật tạo hình đã có hơn nửa thế kỷ hình thành phát triển, các nhà giáo - nghệ sĩ ở trường ĐHNT, ĐH Huế hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Vì vậy những thành quả sáng tạo văn hóa nghệ thuật của họ có những sự hòa hợp không chỉ đối với thiên nhiên, môi trường xứ sở mà còn có cả những ứng xử văn hoá tinh tế với cộng đồng, đó là những giá trị mới bền vững trong đời sống tinh thần của nhân dân “…nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” như lời Người dạy và được các nghệ sĩ lĩnh hội, nuôi dưỡng, lắng đọng đến ngày nay. 230
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2