Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 69 - 74<br />
<br />
NGƢỜI PHÁP VÀ NHỮNG DỰ ÁN THƢƠNG MẠI<br />
Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII- XVIII<br />
Dƣơng Thị Huyền*<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thế kỷ XVII- XVIII, trong số các nƣớc phƣơng Tây đến Đàng Trong, Pháp là ngƣời đến sau<br />
nhƣng chuẩn bị rất chu đáo. Nhiều lần, công ty Đông Ấn Pháp đã cử ngƣời tới Đàng Trong điều<br />
tra, dò xét tình hình mọi mặt để thiết lập các mối quan hệ giao thƣơng. Một loạt các dự án thƣơng<br />
mại đƣợc Pháp đặt ra mở đầu cho quá trình xâm nhập vào Đàng Trong. Bài viết tập trung làm rõ<br />
thêm một số dự án của các thƣơng nhân ngƣời Pháp ở Đàng Trong trong gần một thế kỷ, từ cuối<br />
thế kỷ XVII đến nửa cuối thế kỷ XVIII (1686 – 1769).<br />
Từ khóa: thương nhân Pháp, thương mại, Đàng Trong, Công ty Đông Ấn Pháp (CIO)<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Trong các thế kỷ XVI – XVIII, tình hình khu<br />
vực và thế giới có nhiều chuyển biến quan<br />
trọng. Ở Đông Á, thời kỳ này chứng kiến<br />
những hoạt động thƣơng mại đƣờng biển sôi<br />
động của ngƣời Hoa (dƣới triều Minh,<br />
Thanh), của ngƣời Nhật Bản (dƣới thời<br />
Tokugawa) và của thƣơng nhân Đông Nam<br />
Á, góp phần tạo nên thời đại hoàng kim của<br />
thƣơng mại khu vực. Cùng thời gian đó, ở<br />
châu Âu, sau những cuộc phát kiến địa lý thế<br />
kỷ XV, một nền thƣơng mại quốc tế xuyên<br />
đại dƣơng đã hình thành. Bồ Đào Nha là nƣớc<br />
tiên phong, tiếp đến là các dân tộc Hà Lan,<br />
Anh, Pháp nối gót thâm nhập vào thế giới<br />
Đông Á để tìm kiếm thị trƣờng và nguồn<br />
nguyên liệu. Từ đây, các tàu thuyền phƣơng<br />
Tây qua eo Malacca, tới Indonesia, Xiêm, Đại<br />
Việt, Trung Quốc, Philippines và Nhật Bản.<br />
Hai trục giao thƣơng Bắc – Nam và Đông –<br />
Tây đã tạo nên nhiều tuyến thƣơng mại trên<br />
biển: con đƣờng tơ lụa, con đƣờng gốm sứ, con<br />
đƣờng truyền giáo… Đại Việt là một trong<br />
những giao điểm của các tuyến hàng hải đó.<br />
Ở Đại Việt, từ năm 1558, họ Nguyễn bắt đầu<br />
lập nghiệp trên vùng đất Thuận - Quảng. Trên<br />
vùng đất “Ô châu ác địa” có diện tích nhỏ hơn<br />
rất nhiều so với lãnh thổ của họ Trịnh, với<br />
những nhóm cƣ dân đa sắc tộc và đa văn hóa,<br />
họ Nguyễn không chỉ tồn tại đƣợc mà còn lớn<br />
*<br />
<br />
Tel: 0975 702362, Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com<br />
<br />
mạnh để đẩy lùi đƣợc những cuộc tấn công<br />
của họ Trịnh trong suốt gần nửa thế kỷ, mở<br />
rộng lãnh thổ xuống phía Nam, phát triển<br />
kinh tế, xã hội… Có đƣợc thành công đó là do<br />
chúa Nguyễn đã biết tận dụng và phát triển<br />
những tiềm năng của xứ Đàng Trong, thực<br />
hiện chính sách khuyến thƣơng mạnh mẽ.<br />
Một mặt, các chúa Nguyễn tạo điều kiện cho<br />
thƣơng nghiệp phát triển và có chính sách bảo<br />
hộ đối với một số mặt hàng do chính ngƣời<br />
Đàng Trong sản xuất. Mặt khác, các chúa<br />
Nguyễn không những khuyến khích thƣơng<br />
nhân nƣớc ngoài đến buôn bán mà còn có<br />
những ƣu đãi đối với họ. Đây chính là những<br />
điều kiện thuận lợi để thƣơng nhân ngoại<br />
quốc, đặc biệt là ngƣời phƣơng Tây đến tiến<br />
hành buôn bán với Đàng Trong.<br />
Do đó, tháng 8 năm 1664, Thƣợng thƣ<br />
Clobert thành lập Công ty Đông Ấn Pháp (La<br />
Companie Française de Indes Orientalets,<br />
CIO), theo mô hình của công ty Đông Ấn Hà<br />
Lan (VOC) và công ty Đông Ấn Anh (EIC).<br />
Để thu hút tài chính, công ty “khuyến khích<br />
tất cả mọi người với những điều kiện và năng<br />
lực vốn có” và giới quý tộc tham gia hùn vốn.<br />
Theo lời yêu cầu của giám mục F.Pallu, công<br />
ty này còn có mục đích giúp việc cho truyền<br />
giáo, nghĩa là đƣa các giáo sĩ đến truyền giáo<br />
ở Viễn Đông. Các thƣơng nhân Pháp phối<br />
hợp hành động rất chặt chẽ với các giáo sĩ của<br />
Hội thừa sai Pari (MEP) khi đến buôn bán ở<br />
phƣơng Đông và Đại Việt. MEP và CIO đƣợc<br />
coi nhƣ hai phƣơng diện mở rộng và bành<br />
69<br />
<br />
Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trƣớng hiệu quả nhất cho quá trình xâm nhập<br />
về kinh tế và truyền giáo của Pháp vào Đại<br />
Việt. Đây không chỉ là sự hợp tác của hai tập<br />
đoàn theo đuổi mục đích khác nhau mà còn là<br />
hai mặt phân công liên hệ chặt chẽ với nhau<br />
để phục vụ lợi ích của một lực lƣợng duy nhất<br />
là chủ nghĩa tƣ bản đang lên.<br />
Nhƣ vậy, những lý do chính khiến ngƣời<br />
Pháp muốn xâm nhập và chiếm thị trƣờng<br />
Đàng Trong là:<br />
Thứ nhất, Đàng Trong theo nhƣ ghi chép của<br />
các giáo sĩ có nhiều nguồn tài nguyên và<br />
nhiều sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp<br />
đa dạng phong phú, mang lại lợi nhuận cao.<br />
Thứ hai, Pháp chú ý đến Đàng Trong để tranh<br />
giành thuộc địa với ngƣời Anh. Lúc bấy giờ<br />
ngƣời Anh cũng lấn lƣớt ngƣời Pháp từ Hồng<br />
Hải đến Mã Lai; còn xứ Đàng Trong là ngƣời<br />
Anh chƣa chú ý đến và các nhà cầm quyền<br />
Pháp nghĩ rằng “nếu ngƣời Anh đến đó trƣớc<br />
thì chúng ta sẽ bị trục xuất vĩnh viễn, chúng ta<br />
sẽ mất một căn cứ hệ trọng để khi có chiến<br />
tranh, cho chúng ta làm chủ mà chiếm lấy<br />
việc thƣơng mãi với Trung Quốc của ngƣời<br />
Anh và làm cho họ phải lo lắng không ngớt”<br />
[6; tr.445].<br />
Thứ ba, hoạt động thƣơng mại của pháp ở<br />
Quảng Châu (Trung Quốc) gặp nhiều khó<br />
khăn. Thƣơng nhân phƣơng Tây bị quan lại<br />
Trung Quốc bó buộc nhiều điều, phải tuân<br />
theo những quy tắc nghiêm ngặt, một phần lãi<br />
rơi vào tay những ngƣời Trung Quốc đứng ra<br />
làm trung gian. Thực tế này thôi thúc các<br />
thƣơng nhân ngoại quốc tìm một nơi khác dễ<br />
chịu hơn để buôn bán nhƣ Hạ Môn, Ninh<br />
Phố… còn ngƣời Pháp chủ yếu hƣớng tới<br />
Đàng Trong. Một số thƣơng gia Pháp ở<br />
Quảng Châu đã nhờ ngƣời tiến hành những<br />
cuộc vận động đối với chúa Nguyễn để xin<br />
quyền đƣợc buôn bán, những ngƣời khác chỉ<br />
thảo ra kế hoạch đặt chi điếm [8; tr. 88].<br />
NỘI DUNG<br />
Trong vòng 20 năm kể từ khi thành lập<br />
(1664- 1684), Công ty Đông Ấn Pháp (CIO)<br />
70<br />
<br />
118(04): 69 - 74<br />
<br />
chủ yếu hoạt động ở Đàng Ngoài nhƣng cũng<br />
không mấy có hiệu quả. Vì vậy, từ 1685 giới<br />
cầm quyền CIO chuyển trọng tâm thƣơng mại<br />
vào Đàng Trong. Kế hoạch của ngƣời Pháp là<br />
muốn xây dựng thƣơng điếm ở Đàng Trong<br />
và phá vỡ thế độc quyền buôn bán của ngƣời Hà<br />
Lan. Để thực hiện kế hoạch này, Pháp đã đƣa ra<br />
rất nhiều các dự án thƣơng mại khác nhau.<br />
Dự án thƣơng mại đầu tiên của Pháp là việc<br />
xâm chiếm Côn Đảo (Poulo Condore) – là địa<br />
điểm đầu tiên mà ngƣời Pháp chú ý tới trong<br />
kế hoạch tìm kiếm một vị trí đứng chân của<br />
CIO ở Đàng Trong. Năm 1686, đại diện<br />
thƣơng quán Pháp ở Xiêm là Véret đã đi tìm<br />
một nơi thuận tiện để lập một thƣơng quán ở<br />
Đàng Trong. Sau chuyến khảo sát, Véret đề<br />
nghị chiếm Poulo Condore vừa là nơi thuyền<br />
bè qua lại nhiều, vừa là nơi có thể buôn bán,<br />
mua hàng thổ sản của các nƣớc một cách dễ<br />
dàng. Theo Véret: “phải nói rằng, các thƣơng<br />
thuyền của Trung Quốc, Đàng Ngoài, Macao,<br />
Manila, Đàng Trong… muốn buôn bán ở Ấn<br />
Độ phải đi ngang qua đảo này, cũng nhƣ tàu<br />
thuyền ở Ấn Độ muốn sớm đi đến Trung<br />
Quốc phải đi ngang qua đó, lối qua ấy cũng<br />
thuận lợi nhƣ eo biển La Sunde hay<br />
Malacca… Vả lại, phải tính rằng việc buôn<br />
bán với Cao Miên và Ai Lao là quan trọng vì<br />
ngoài những hàng hóa nhƣ của Xiêm, hai<br />
nƣớc ấy còn có vàng, an tức hƣơng, xạ<br />
hƣơng, hồng ngọc, ngà voi, trầm hƣơng và<br />
nhiều món hàng quý khác” [9; tr.151].<br />
Nhƣng dự án thƣơng mại đầu tiên của Pháp ở<br />
Đàng Trong không thực hiện đƣợc vì sự ngăn<br />
cản ngƣời Anh. Năm 1702, ngƣời Anh đã<br />
chiếm Côn Đảo nhƣng chỉ ba năm sau đã thất<br />
bại do ngƣời Macassar đồn trú ở đó nổi dậy<br />
giết chết ngƣời Anh. Đến năm 1721, Công ty<br />
Đông Ấn Pháp phái một nhân viên là Renault<br />
đến nghiên cứu lại việc đặt một cơ sở ở Côn<br />
Đảo. Năm 1723, Renault báo cáo rằng Poulo<br />
Condore nghèo, không giàu tài nguyên, khí<br />
hậu không thuận lợi, khiến ngƣời châu Âu<br />
không làm việc đƣợc. Ông cho rằng sẽ phải<br />
cần đến rất nhiều thời gian, tiền bạc và nhân<br />
<br />
Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lực để đạt đƣợc kết quả mong manh, rằng địa<br />
điểm này “thuộc loại đáng bỏ hơn là đáng<br />
chiếm” [9; tr.153]. Công ty nên xem xét lợi<br />
ích rút ra đƣợc nhờ một chi điếm nhƣ thế có<br />
tƣơng xứng với những chi phí cần phải bỏ ra<br />
để thành lập nó, duy trì nó, giữ gìn nó hoặc<br />
trong thời bình hoặc trong thời chiến. Những<br />
báo cáo thiếu khả quan ấy khiến CIO từ bỏ kế<br />
hoạch đánh chiếm Côn Đảo.<br />
Dự án thƣơng mại thứ hai đƣợc thực hiện<br />
năm 1744, De Rothe- thƣơng gia Pháp ở<br />
thành phố Quảng Châu đã thuê một chiếc tàu<br />
Bồ Đào Nha, ủy thác cuộc lữ hành cho Friell<br />
đi Đàng Trong. Bản thân De Rothe cũng kiếm<br />
đƣợc một món tiền kha khá ở đây một phần<br />
nhờ vào thuyền Trung Hoa đi tới Đàng Trong.<br />
Friell đƣợc ủy nhiệm điều tra về những điều<br />
kiện kinh doanh, xin phép hàng năm đƣợc cử<br />
tàu sang; xin giảm bớt thuế cƣ trú cho một số<br />
nhân viên. Friell đƣợc chúa Nguyễn Thế<br />
Tông niềm nở đón tiếp, ban cho một giấy<br />
phép đƣợc đến giao dịch, buôn bán với ngƣời<br />
Đàng Trong, cho đất xây kho hàng; mặt hàng<br />
vàng đã đem lại 33,5% lãi, cau và vỏ sò gần<br />
80% và đƣờng sẽ đem lại hơn 100%. Friell<br />
cho rằng ông sẽ đạt đƣợc nhiều kết quả hơn<br />
thế nếu có những thông ngôn và những ngƣời<br />
trung gian khôn khéo. Ngay lập tức, Friell đề<br />
nghị với Công ty tổ chức việc buôn bán ở<br />
Đàng Trong [8; tr.89]. Đúng lúc này cuộc<br />
chiến tranh về vấn đề thừa kế cƣơng vị ở Áo<br />
xảy ra, Anh, Pháp tham chiến nên việc buôn<br />
bán của Pháp từ Ấn Độ Dƣơng đến Trung<br />
Quốc bị đình đốn. Dự án thứ hai sang Đàng<br />
Trong vì thế phải gác lại. Năm 1748, chiến<br />
tranh chấm dứt, Duipleix mới sai một nhân<br />
viên là Dumont sang xứ Đàng Trong và đề<br />
nghị cần phải chiếm Cù Lao Chàm trƣớc cửa<br />
khẩu Hội An. Cùng lúc ấy ở Paris ngƣời ta<br />
cũng định kế hoạch sang buôn bán ở vƣơng<br />
quốc họ Nguyễn. Đó là những chuyến đi của<br />
Piere Poivre và những hoạt động trao đổi<br />
hàng hóa và thăm dò tình hình Đàng Trong.<br />
Đây là dự án thƣơng mại thứ ba của Pháp và<br />
là dự án lớn nhất, thu đƣợc nhiều thành tựu<br />
nhất trong quá trình buôn bán của ngƣời Pháp<br />
ở Đàng Trong.<br />
<br />
118(04): 69 - 74<br />
<br />
Năm 1748, triều đình Pháp cử Piere Poivre<br />
(1719- 1786), một nhà truyền giáo, một<br />
thƣơng nhân có nhiều kinh nghiệm hoạt động<br />
trong vùng Viễn Đông- đến Đàng Trong để<br />
điều tra tình hình. Bề ngoài Poivre giữ nghi lễ<br />
ngoại giao, nhƣng ông đã thâm nhập thực tế<br />
và trình bày một bản báo cáo tỷ mỉ về vị trí,<br />
chính trị, thuế khóa, phong tục, tôn giáo, sản<br />
vật, việc thƣơng mại của Đàng Trong. Ngoài<br />
những mối lợi về thƣơng mại, hàng hóa bán<br />
đƣợc, sản vật mua đƣợc cũng giống nhƣ<br />
những nhà khảo sát khác, Poivre rất chú ý đến<br />
Hội An. Thƣơng cảng này sâu nên tàu thuyền<br />
cập bến dễ dàng và an toàn. Hội An - địa<br />
điểm thƣơng mại quan trọng nhất Đàng Trong<br />
- có gần 6.000 ngƣời Trung Hoa là những nhà<br />
buôn lớn nhất. Thƣơng nhân có thể dễ dàng<br />
thuê nhà làm thƣơng quán, nhà lớn nhất giá<br />
thuê độ 100 đồng cho suốt mấy tháng gió mùa<br />
[8; tr.91].<br />
Cũng theo Poivre, việc buôn bán hàng hóa<br />
châu Âu ở Đàng Trong khá thuận lợi “nhiều<br />
vật không ra gì ở Pháp lại rất quý ở xứ Đàng<br />
Trong (đồ sắt, pha lê, vải mỏng màu tươi); tất<br />
cả những thứ hột bóng, kim tuyến, ngân kim<br />
tuyến đều bán rất đắt nhưng không nên chở<br />
nhiều đến. Có thể lãi nhiều với đồng, diêm<br />
sinh, thuốc… Nhiều hàng hóa Pháp khác đối<br />
với người Đàng Trong thì đắt quá” [8; tr.92].<br />
Tuy vậy, “người ta có thể đem sang một số<br />
nhỏ bán sẽ chạy ví như một vài tấm vải Lyông<br />
hoa vàng và bạc người Đàng Trong dùng nó<br />
làm túi đựng trầu, đựng thuốc. Còn có thể<br />
mang đến một số vải đỏ tươi, một số thảm,<br />
một số vải Betagne… Trong những hàng sắt,<br />
chớ nên quên những vòng tay và hoa tai mạ”<br />
[1; tr.602].<br />
Giữa năm 1748, Poivre trở về Paris và tiếp<br />
xúc với công ty Đông Ấn Pháp. Ông viết một<br />
bản báo cáo lạc quan với những lời ca ngợi<br />
trình lên vua Louis XV. Ông nhấn mạnh đến<br />
lợi ích và tiềm năng to lớn của Đàng Trong và<br />
kết luận rằng “nƣớc Pháp nên mở ở đây một<br />
cơ sở thƣơng mại” [5; tr. 58]. Những ngƣời<br />
đứng đầu của Công ty nghiên cứu kỹ lƣỡng<br />
71<br />
<br />
Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
những lời trình bày của Poivre, rồi phái ông<br />
sang Viễn Đông với hai mục tiêu rõ ràng: 1)<br />
mở quan hệ thƣơng mại với xứ Đàng Trong<br />
và lập một thƣơng quán; 2) đoạt độc quyền<br />
mua bán hƣơng liệu làm gia vị nhƣ quế, tiêu,<br />
gừng, hồi hƣơng của ngƣời Hà Lan (việc<br />
buôn bán các món này rất lợi, ngƣời ta sai<br />
Poivre tìm những hạt giống và cây con để<br />
đem sang trồng ở đảo France, giống và cây<br />
con ấy ngƣời Hà Lan cấm xuất cảng, ai trái<br />
lệnh thì bị tội nặng).<br />
Trong tờ trình lên công ty, Poivre nói rằng:<br />
“Việc mua bán đôi thứ hàng hóa quý giá nhƣ<br />
vàng, trầm hƣơng, ngà voi, tơ lụa không đƣợc<br />
tự do, muốn mua đƣợc phải lập mƣu mẹo<br />
hoặc có quan quyền che chở, chính thể của<br />
nƣớc và cách cai trị xấu, chúa tham lam, dốt<br />
nát, đó là những trở ngại lớn cho sự mở mang<br />
thƣơng mại. Vả lại, dân chúng cũng không<br />
dựa vào việc này mà không có dân chúng thì<br />
không thể có những giao thiệp vững chãi lâu<br />
bền đƣợc. Vậy nếu muốn thu đƣợc ít nhiều<br />
kết quả thì ta cần phải có những đặc ân để cho<br />
mua bán đƣợc tự do và dễ dàng, tránh những<br />
nhũng nhiễu của giới quyền quý, phân biệt<br />
công ty Pháp với thƣơng nhân Tàu, Bồ, các<br />
điều ấy thì không thể trông mong ở Đàng<br />
Trong đƣợc…”. Đồng thời, ông kết luận:<br />
“một công ty muốn đứng đƣợc ở xứ Đàng<br />
Trong và có thiết bị chắc chắn để buôn bán có<br />
lợi thì phải có phƣơng tiện để khiến ngƣời ta<br />
phải kiêng nể và kính trọng. Những phƣơng<br />
tiện ấy có thể có đƣợc trong địa thế chung của<br />
xứ ấy và nhất là trong vịnh Đà Nẵng là nơi rất<br />
dễ thiết bị vũ trang. Một pháo đài rất nhỏ<br />
cũng có thể nắm đƣợc uy quyền bằng cách cắt<br />
đứt giao thông từ tỉnh này sang tỉnh khác” [6;<br />
tr.441-442]. Ý định dùng vũ lực chiếm đất để<br />
buôn bán của thƣơng nhân Pháp không phải<br />
là chuyện úp mở gì nữa. Những dự án xâm<br />
lƣợc của Pháp ngày càng đƣợc bổ sung và trở<br />
thành thực tế lịch sử vào thế kỷ sau đó, khi<br />
chúng cho bắn loạt đại bác đầu tiên vào Đà<br />
Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lƣợc nƣớc ta.<br />
Năm 1749, Poivre lại đƣợc cử đem một chiếc<br />
tàu chở hàng hóa của Pháp sang buôn bán ở<br />
Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Khoát lúc<br />
72<br />
<br />
118(04): 69 - 74<br />
<br />
này muốn thúc đẩy ngoại thƣơng phát triển đã<br />
mời chào ngƣời Pháp mở thƣơng điếm “Tôi<br />
không cần hỏi xin phép chúa đặt một thƣơng<br />
điếm trong xứ, chính chúa thúc giục tôi đặt<br />
thƣơng điếm đó”. Kinh nghiệm của những<br />
chuyến buôn bán trƣớc cho Poivre biết rằng<br />
việc buôn bán với vua chúa và quan lại gặp<br />
nhiều khó khăn nên ông đã chủ động cho<br />
ngƣời về tận các địa phƣơng để mua hàng.<br />
Nhƣng công việc buôn bán của Poivre nhanh<br />
chóng gặp rất nhiều khó khăn vì những yêu<br />
sách của vua chúa và sự cạnh tranh của<br />
thƣơng nhân các nƣớc. Poivre trở về đảo<br />
France, đem 300 cây con của Đàng Trong mà<br />
ông cho là có ích. Ông viết báo cáo gửi lên<br />
Công ty, kèm theo bản dịch bức thƣ mà chúa<br />
Nguyễn gửi cho vua nƣớc Pháp. Tờ trình bi<br />
quan của Poivre khiến công ty Pháp bỏ ý định<br />
thông thƣơng với xứ Đàng Trong. Tuy nhiên,<br />
Dupleix vẫn ấp ủ kế hoạch buôn bán với vùng<br />
đất của chúa Nguyễn.<br />
Dupleix đã sai một ngƣời giúp việc tên là De<br />
Rabec đi Đàng Trong. De Rabec có xin chúa<br />
Nguyễn đƣợc mấy điều nhƣ đƣợc tự do buôn<br />
bán, đƣợc quyền sở hữu và xây dựng nhà ở,<br />
kho hàng. Nhƣng rồi Dupleix bị triệu hồi về<br />
Pháp khi cuộc chiến tranh bảy năm xảy ra. De<br />
Rabec phải rời Pondichéry, những thuận lợi<br />
mà ngƣời Pháp đạt đƣợc đã không tiếp tục<br />
đƣợc phát huy.<br />
Tuy nhiên, kế hoạch thƣơng mại của Pháp đối<br />
với Đàng Trong không vì thế mà dừng lại.<br />
Năm 1755, một thƣơng gia và mại biện Pháp<br />
ở Ấn Độ tên là Protais Leroux đƣa lên Tổng<br />
thanh tra Tài chính Pháp là Machault một đề<br />
án trình bày những lợi ích của sự thiết lập cơ<br />
sở ở Poulo Condore. Leroux đƣa ra 3 lý do đề<br />
nghị Công ty nên đến sớm ở Poulo Condore<br />
(Côn Đảo): 1) để buôn bán hoặc dùng đảo này<br />
làm nơi nghỉ ngơi cho tàu thuyền đi từ Âu<br />
châu sang Trung Quốc và trữ hàng hóa; 2)<br />
dân bản thổ ƣớc chừng 1.500 ngƣời Đàng<br />
Trong từ lục địa ra đã khai thác đất đai thành<br />
màu mỡ, họ bản tính hiền hòa, khéo léo, siêng<br />
năng, nếu đãi tử tế thì họ sẽ giúp chúng ta mở<br />
<br />
Dƣơng Thị Huyền<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mang thƣơng mãi ở khắp biển Trung Quốc,<br />
nhƣ thế có lợi cho Công ty Pháp và thiệt hại<br />
cho Công ty Anh, Hà Lan; 3) Poulo Condore<br />
còn những lợi ích về chiến lƣợc nữa, nếu<br />
ngƣời Pháp thiết lập cơ sở ở đấy thì trong trận<br />
chiến tranh vừa rồi, công ty đã không mất<br />
những tàu ở Trung Quốc, ở Manila và việc<br />
thƣơng mãi của ngƣời Hà Lan, ngƣời Anh đã<br />
suy giảm và thƣơng mãi của Công ty Pháp đã<br />
thịnh vƣợng ở Âu Châu và Ấn Độ…” [6;<br />
tr.444]. Ông cũng viện dẫn những ý định của<br />
hầu tƣớc Dupleix về việc chiếm đóng Côn<br />
Đảo năm 1752 để minh chứng cho trình bày<br />
của mình. Tuy nhiên, những đệ trình trên của<br />
Protais Leroux đã không đƣợc ban lãnh đạo<br />
CIO thực hiện bởi nhiều lý do. Một trong<br />
những lý do cơ bản nhất là tình hình công ty<br />
đã không cho phép các vị giám đốc nghĩ tới<br />
những công cuộc nhƣ vậy. Ảnh hƣởng của<br />
cuộc chiến tranh với Anh ở châu Á đã khiến<br />
tình hình buôn bán của Pháp trong khu vực<br />
này hầu nhƣ bị ngƣng trệ và thiệt hại nghiêm<br />
trọng [8; tr.107].<br />
Bấy giờ Công ty Ấn Pháp đã suy yếu nên<br />
những đề xuất đó không thực hiện đƣợc. Ở<br />
Pháp, Thủ tƣớng Choiseul dƣới triều vua<br />
Louis XV nhận thấy ngƣời Anh thắng thế ở<br />
Ấn Độ và chiếm đƣợc nhiều mối lợi của<br />
ngƣời Pháp nên tìm cách bù đắp những tổn<br />
thất ấy bằng cách sai nghiên cứu lại hồ sơ các<br />
hành động của công ty Đông Ấn và các<br />
thƣơng gia tƣ nhân ở xứ Đàng Trong. Vì vấn<br />
đề quan trọng nên một ủy ban đƣợc thành lập,<br />
trong đó vấn đề đặt ra là nƣớc Pháp cần thiết<br />
lập cơ sở ở châu Á để đối trọng với ngƣời<br />
Anh. Ủy ban đã hỏi Poivre, ngƣời am hiểu<br />
việc này. Theo Poivre nếu dùng võ lực thì<br />
phải đánh úp cung điện chúa Nguyễn, chiếm<br />
lấy kho tàng còn không thì không nên đem<br />
quân lính đi. Dựa vào đó, chính phủ quyết<br />
định dùng võ lực can thiệp vào việc buôn bán<br />
ở Đàng Trong. Khi Thủ tƣớng Choiseul bị<br />
miễn chức, dự án ấy phải đình lại. Nhƣng vấn<br />
đề này vẫn đƣợc nhà cầm quyền Pháp lƣu tâm<br />
[8; tr.101].<br />
<br />
118(04): 69 - 74<br />
<br />
Tháng 2 năm 1778, Chevalier, trấn thủ<br />
Chandernagor, viết tờ trình lên Bellecombe,<br />
Toàn quyền xứ Ấn Độ thuộc Pháp để trình<br />
bày tin tức vừa thu thập đƣợc. Giáo sĩ<br />
Loureiro theo tàu Rumbold về Ấn Độ cùng<br />
hai viên quan của chúa Nguyễn đã bàn với<br />
quan Trấn thủ về vấn đề này.<br />
Giáo sĩ Loureiro ở Đàng Trong hơn 25 năm,<br />
biết rõ xứ này, đã đƣa ra những lý lẽ mới,<br />
giúp cho dự tính của Chevalier đƣợc khả thi<br />
hơn. Mấy ngày sau khi Chapman đƣa hai viên<br />
quan của chúa Nguyễn về nƣớc, Chevalier lại<br />
viết cho Toàn quyền Bellecombe một bức thƣ<br />
nêu rõ những lợi ích nƣớc Pháp sẽ thu đƣợc<br />
nếu can thiệp gấp để giúp vị vua chánh thống<br />
nhà Nguyễn khôi phục đƣợc giang sơn. Ông<br />
nói nên lập tức bắt đầu gửi cho vua xứ ấy một<br />
sự cứu trợ gồm 200 lính Âu Châu, súng ống<br />
tốt và từ 200 đến 300 lính. Theo lời khuyên<br />
của giáo sĩ Loureiro, các sĩ quan chỉ huy phải<br />
là những ngƣời khôn ngoan, lúc nào cũng ôn<br />
hòa và có tinh thần thỏa hiệp, hiền lành và<br />
nhã nhặn. Giáo sĩ Loureiro đƣa toán quân này<br />
đến chúa Nguyễn và nói rõ ấy là vì đã thỉnh<br />
cầu thiết tha mới đƣợc sự quan tâm trợ giúp<br />
này để đánh dẹp quân thù và khôi phục ngôi<br />
vua cho nhà Nguyễn. Theo Chevalier một bản<br />
hiệp ƣớc ký kết giữa hai nƣớc với nội dung:<br />
Đàng Trong và nƣớc Pháp đồng minh, để<br />
công thủ đối với tất cả kẻ thù, phí tổn để duy<br />
trì quân đội Pháp sẽ do vua Đàng Trong chịu,<br />
Pháp lập một thƣơng quán ở Hội An và đƣợc<br />
quyền đồn binh ở đó; nhƣợng cho Pháp một<br />
tỉnh và Pháp đƣợc hoàn toàn tự do buôn bán.<br />
Nhƣ vậy, những dự án thƣơng mại của Pháp<br />
dần chấm dứt và thay vào đó là các dự án xâm<br />
lƣợc của Pháp đầu thế kỷ XIX.<br />
THAY CHO LỜI KẾT<br />
Trong thế kỷ XVII- XVIII, chính phủ Pháp<br />
rất lƣu tâm đến thƣơng mại với Đàng Trong,<br />
đã đặt ra kế hoạch đến đó buôn bán để bù lại<br />
những thua thiệt ở Ấn Độ. Nhƣng hầu hết các<br />
dự án thƣơng mại của CIO với Đàng Trong<br />
73<br />
<br />