intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGUỒN GỐC TÊN HỌ TẠI TRUNG QUỐC

Chia sẻ: Nguyen Thuy Quy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

105
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các dòng họ Việt Nam mà dân gian gọi là bách tính xuất phát do đâu và có tự bao giờ ? Ðể trả lời câu hỏi này, ta phải tìm hiểu nguồn gốc tên họ Trung Quốc vì hệ thống tên họ của ta chịu ảnh hưởng hệ thống tên họ của Tàu. Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới biết đến hệ thống tên họ. Theo truyền thuyết, vua Phục Hy (2737-2852 TCN) đã lập ra hệ thống tên họ và buộc người dân phải có họ để phân biệt các gia tộc, đồng thời để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGUỒN GỐC TÊN HỌ TẠI TRUNG QUỐC

  1. NGUỒN GỐC TÊN HỌ TẠI TRUNG QUỐC
  2. Các dòng họ Việt Nam mà dân gian gọi là bách tính xuất phát do đâu và có tự bao giờ ? Ðể trả lời câu hỏi này, ta phải tìm hiểu nguồn gốc tên họ Trung Quốc vì hệ thống tên họ của ta chịu ảnh hưởng hệ thống tên họ của Tàu. Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới biết đến hệ thống tên họ. Theo truyền thuyết, vua Phục Hy (2737-2852 TCN) đã lập ra hệ thống tên họ và buộc người dân phải có họ để phân biệt các gia tộc, đồng thời để ngăn ngừa người cùng gia tộc lấy nhau. Từ Phục Hy đến đời nhà Chu, dân Trung Quốc có hai hệ thống được dùng song hành: tính và thị. Ngày nay, tính hay thị đều được hiểu là tên họ, nhưng ngày xưa, tính và thị được hiểu khác nhau. 1. Hệ Thống Tính: Theo tác giả Sheau Yueh J. Chao[23], khi xã hội Trung Quốc còn trong thời kỳ mẫu hệ, nền kinh tế còn ở thời kỳ hái lượm, thì hệ thống tính được dùng trước hệ thống thị. Tên họ, tức
  3. tính lúc đó để chỉ nguồn gốc một người được sinh ra do người đàn bà nào. Do vậy, chữ tính trong Hán tự được viết với chữ nữ và chữ sinh. Chứng tích của hệ thống này còn lại tới ngày nay là các tên họ được viết với bộ chữ nữ. Ví dụ: họ Khương, họ Cơ, họ Doãn, họ Từ. 2. Hệ Thống Thị: Khi chế độ vương quyền được thành lập tại Trung Quốc thì hệ thống thứ hai xuất hiện. Thị trước hết để chỉ tên thị tộc. Vào thời gian này, tên thị tộc đã có đặc tính cha truyền con nối, nhưng thị chưa biến thành tên họ vì mới chỉ lưu truyền trong hoàng tộc. Đến thời Chiến Quốc (475-221), xã hội Trung Quốc chia thành nhiều tiểu quốc, các nhà lãnh đạo và dân chúng mỗi tiểu quốc lấy tên đất làm tên họ. Đồng thời, nền kinh tế nông nghiệp phát triển, vai trò người đàn ông trở nên quan trọng,
  4. do đó thị chiếm ưu thế và bắt đầu trở thành tên họ. Đến khi Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) thống nhất đất nước, quyền lực các tiểu quốc không còn, kinh tế Trung Quốc phát triển, con người bắt đầu định canh, định cư, và nhu cầu kế thừa tài sản trở nên quan trọng, thì hai hệ thống tính và thị trở nên đồng nhất. Lúc này tính hay thị cũng chỉ có nghĩa là tên họ. 3. Các Nguồn Gốc Phát Sinh Tên Họ Tại Trung Quốc: Theo tác giả Sheau Yueh J. Chao[24], qua thời gian lịch sử dài trên 5000 năm, tên họ người Trung Quốc được hình thành qua các nguồn gốc sau đây: Lấy tên triều đại làm tên họ: Ta có thể kể các thí dụ: Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Ngô, Tấn, Đường, v.v… Lấy tên nước làm tên họ: Khi người Tàu vượt sông Hoàng
  5. Hà, đuổi người Miêu Tộc đi thì mỗi họ chiếm một chỗ do tộc trưởng cai quản, gọi là ông Hậu. Các xứ nhỏ ấy có rất nhiều nên gọi là Vạn Bang và sau này trở thành các chư hầu. Các ông Hậu chọn người lãnh đạo chung gọi là Nguyên Hậu và sau này trở thành Vương, tức vua. Đầu đời nhà Chu (1122 TCN), số chư hầu có trên 1000. Đến thời Đông Chu (772 TCN), số chư hầu còn lại độ 100. Nhưng chỉ có khoảng 15 nước là đáng kể như: Tần, Tề, Ngô, Việt, Sở, Lỗ, Vệ, Yên, Triệu, Tống, Trần, Thái, Trịnh, Ngụy, Hàn. Tên hàng trăm tiểu quốc trên đã biến thành tên họ. Ví dụ Hạng Tịch tức Hạng Vũ có tổ tiên làm tướng nước Sở, được vua nước Sở phong cho ở đất Hạng nên đã nhận họ Hạng[25]. Lấy tên huyện làm tên họ: Thời xưa, đơn vị hành chánh của Trung Quốc là châu và huyện. Người ta đã lấy tên huyện làm tên họ. Ta có thể kể các ví dụ: Sở Văn Vương cho Lưu Phú đất huyện Hồng tại Sơn Tây để cai trị và phong cho ông tước Hầu nên gọi là Hồng Hầu. Hiện nay, con cháu còn cư ngụ tại
  6. đây và nhận tên Hồng làm tên họ. Họ Bi là tên một huyện ngày xưa, nay ở tỉnh Giang Tô. Họ Trác là tên một huyện ngày xưa và nay gọi là Trác quận. Lấy tên làng làm tên họ: Hác là tên một làng đời Hán và đã trở thành tên họ. Họ Hác có một giai thoại, trở thành tục ngữ của người Trung Quốc. Đời Tấn, vợ của Vương Hồn là Chung thị, và vợ của Vương Trạm là Hác thị. Hai chị em dâu ăn ở rất hòa thuận nên khi khen cách ăn ở của hai chị em dâu, người Trung Quốc thường nói: Chung Hác. Dương Kiên được cho ở đất Tùy, sau đó nhận tên Tùy làm tên họ và khi lên ngôi vua xưng là Tùy Văn Đế. Nhương Hầu tên là Ngụy Nhiễm, em của Tần Chiêu Vương, được phong ở đất Nhương và có tước Hầu nên gọi là Nhương Hầu. Con cháu Ngụy Nhiễm đã lấy tên đất Nhương làm tên họ. Ngày nay, đất Nhương ở tỉnh Hà Nam. Lấy tên đất hoang làm tên họ: Đời Xuân Thu–Chiến Quốc,
  7. để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà vua lấy đất hoang để phong cho một người. Người đó triệu tập dân chúng để khai hoang lập ấp và cư dân lấy tên đất làm tên họ. Loại tên họ này, khi viết ra Hán tự, đều có bộ ấp đi kèm. Ấp có nghĩa là đất được người đứng lên chiêu dân khai khẩn lập ấp. Rất nhiều họ của người Việt Nam có bộ ấp. Ví dụ: họ Nguyễn, Trần, Đặng, Đào, Hàm, Thiệu, Châu, Kỳ, Quách. Uất. Lấy tên thành làm tên họ. Ngày xưa các vua chúa xây thành quách để cư dân ở, chống ngoại xâm và dân cư đã lấy tên thành làm tên họ. Ta có thể kể các họ sau đây: Phùng, Thôi, Bảo, Dương, Bạch Mã, Mao, Miêu, Bình. Lấy tên dịch đình làm tên họ: Tại Trung Quốc vào đời Hán, cứ 10 dặm đất được gọi là một đình, có người đình trưởng giữ gìn an ninh. Trên tuyến đường giao thông qua địa phương đó, người ta dựng một trạm gọi là dịch đình cho hành khách nghỉ chân. Cư dân ở đó, nhận tên dịch đình làm tên họ. Ví
  8. dụ: họ Mã, Âu, Dương. Lấy phương hướng làm tên họ: Các họ như Đông, Tây, Nam, Bắc, Tây Môn, Đông Môn, Đông Cung, Nam Quốc. Tề Thần nối ngôi Tề Trang Công, cư ngụ phía đông của cung điện nhà Chu nên dân chúng đã chọn tên họ Đông Cung để tưởng nhớ vị vua này. Lấy tên họ của các nhân vật lịch sử làm tên họ: Ví dụ: các họ Diêu, Nhâm, Cơ, Tư, Phong. Nhận tên chính của danh nhân làm tên họ: Ví dụ họ Ngũ, Kim, Thang, Phục, Kha, Cao, Dư, Liên, Lộ. Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo viết vào đời Ðường (618-907), người sáng lập họ Dư là ông Do Dư làm quan đời Tần, con cháu nhân tên Dư làm tên họ. Dùng từ ngữ tôn kính làm tên họ: Các từ ngữ chỉ sự kính
  9. trọng trong Hán tự biến thành tên họ: Tôn, Quân, Ông, Phủ, Phụ, Quản, Thúc, Công v.v… Dùng các từ chỉ thứ cấp trong gia đình làm tên họ: Ví dụ các họ: Tôn, Bá, Thúc, Mạnh, Trọng, Quý. Nhận tên các bộ lạc xưa hay thị tộc làm tên họ: Ví dụ họ Khương là tên một chủng tộc mà sử sách gọi là rợ Khương. Họ Di là một giống trong nhóm Bách Việt. Họ Doãn là tên chỉ người Hung Nô. Lấy tên chức quan làm tên họ: Ví dụ họ Tư Mã, họ Chúc, họ Sử. Thời chiến quốc, triều đình có 5 chức quan khởi đầu bằng chữ Tư: Tư Mã, Tư Đồ, Tư Không, Tư Sĩ, Tư Khấu. Tư Mã Nhương Thư giữ chức Tư Mã nên lấy họ là Tư Mã[26]. Họ Chúc: Đời xưa Trung Quốc đặt ra quan Chúc và quan Sử. Quan Chúc có hai nhiệm vụ. Một là cầu nguyện cho dân được hạnh phúc, hai là làm lịch, định ngày, tháng cho đúng
  10. bốn mùa, xem sao trời để đoán cát hung. Đời nhà Chu, quan Chúc cố vấn cho vua, nên sách Chu Lễ nói: Vương Điếu Tắc Dữ Chúc Tiền, nghĩa là vua đi điếu, có quan Chúc đi trước. Họ Sử: Quan Sử coi việc nhân sự. Đời Chu có các quan Đại Sử, Tiểu Sử, Tả Sử, Hữu Sử, Nội Sử, Ngoại Sử. Chúc và Sử là hai chức vụ quan trọng, ai giữ chức vụ ấy được cha truyền con nối. Do vậy, chức quan Chúc và Sử biến thành tên họ. Nhận tên chức vụ cao quý làm tên họ: Các họ đó là Vương, Hoàng, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Lấy tên vua ban làm tên họ:Vua chúa Trung Quốc xưa có tục ban tên cho các công thần và dân chúng coi đó là một ân điển nên chọn tên vua ban làm tên họ: Ví dụ Thanh Thành Công được vua Thái Tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương ban cho tên Chu, nên ông này đổi tên thành Chu Thành Công. Vua Đường Cao Tôn ban tên Lý cho ông Dự Úc, nên ông đổi tên là Lý Nguyên[27].
  11. Lấy tên nghề nghiệp làm tên họ: Ví dụ họ Ngư, Tiều, Canh, Mục. Lấy danh từ chỉ kỹ năng chuyên môn làm tên họ: Ta có thể kể các tên họ sau đây: Ở Trung Quốc có lớp người gọi là Vu và Hích. Vu là người con trai, Hích là người con gái. Vu và Hích làm nghề đồng bóng, thầy cúng, thầy pháp. Họ có thế lực rất mạnh nên vua đặt chức Tư Vu. Dân Trung Quốc xưa lấy từ Vu và Hích làm tên họ. Họ Đồ tức đồ tể là người chuyên giết thịt súc vật. Họ Bốc do bốc phệ, bói toán. Họ Đào: người nặn và nung đồ gốm. Những nghề này cần có kỹ năng chuyên môn nên dân Trung Quốc đã chọn các chữ này làm tên họ. Lấy tên cây cối làm tên họ: Loại tên này rất dễ nhận diện vì khi viết ra Hán tự các tên đều có bộ mộc. Ví dụ họ Lâm: rừng cây, họ Lý: cây mận, họ Quế: cây quế, họ Sở : bụi gai, họ Lê:
  12. cây lê. Họ Lý có liên quan đến cây mận Lấy tên đồ vật làm tên họ: Ta có thể kể những ví dụ sau: họ Xa: cái xe, họ Quan: cái mũ, họ Phù: cái thẻ làm bằng tre, họ Cung: cây cung. Thêm từ ngữ thân tộc để thành tên họ ghép: Các từ Tôn, Bá, Mạnh, Trọng, Quý được thêm vào tên họ thành tên họ
  13. mới để chỉ người đó là con cháu của ai. Ví dụ họ Vương Tôn: cháu vua, Công Tôn: cháu của người có tước công. Nguyên Bá: con đầu lòng của ông họ Nguyên. Lấy họ vợ ghép chung họ chồng thành họ mới của con: Ví dụ ông họ Trương lấy bà họ Trần. Con cái ông bà này mang họ Trương Trần. Loại họ này có nhiều ở Trung Quốc, nhưng không có đặc tính truyền thừa. Lấy từ ngữ có nghĩa xấu làm tên họ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc xưa có tục trừng phạt một phạm nhân bằng cách bắt người đó nhận tên họ có ý nghĩa xấu xa, độc ác. Loại tên này, nếu viết ra Hán tự, đều có bộ trùng. Ví dụ họ Mãng: con trăn, họ Phục: con rắn độc, họ Ác: độc địa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0