TÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
lượt xem 8
download
.Để hiểu nguồn gốc tên họ Việt Nam, ta cần hiểu nguồn gốc tên họ tại tây phương vì tên họ tại Âu Châu mới xuất hiện gần đây nên các học giả biết rõ tiến trình phát sinh tên họ. Nhờ đó, ta sẽ thấy việc phát sinh tên họ tại Việt Nam cũng như Trung Quốc, không ra ngoài nguyên tắc chung của nhân loại. Trong mục này, ta sẽ nghiên cứu: (a) Lịch sử tên họ tại Âu Châu và Do Thái. Sở dĩ ta cần biết tên họ tại Do Thái vì nhiều tên họ tây phương...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
- TÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
- Để hiểu nguồn gốc tên họ Việt Nam, ta cần hiểu nguồn gốc tên họ tại tây phương vì tên họ tại Âu Châu mới xuất hiện gần đây nên các học giả biết rõ tiến trình phát sinh tên họ. Nhờ đó, ta sẽ thấy việc phát sinh tên họ tại Việt Nam cũng như Trung Quốc, không ra ngoài nguyên tắc chung của nhân loại. Trong mục này, ta sẽ nghiên cứu: (a) Lịch sử tên họ tại Âu Châu và Do Thái. Sở dĩ ta cần biết tên họ tại Do Thái vì nhiều tên họ tây phương bắt nguồn từ tiếng Do Thái, (b) Các nguồn phát sinh tên họ tại tây phương, (c) Số tên họ và sự phân phối tên họ tại một số nước tây phương, (d) Sự biến đổi tên họ tại tây phương, tiêu biểu là Hoa Kỳ. Lịch sử tên họ tại Châu Âu - Do Thái 1. Hệ Thống Tên Họ Của Người La Mã :
- Tên họ tại Âu Châu xuất hiện rất sớm. Thời tiền sử, dân La Mã có một tên như Romulus, Remus, Manius. Đến khi người La Mã bắt đầu chia thành bộ lạc, thị tộc, gia tộc thì hệ thống tên người La Mã dần dần có 3 thành phần mà tiếng Latin gọi là Praenomen - Nomen - Cognomen. Theo tác phẩm Latin Dictionay and Grammar Aid của viện đại học Notre Dame ở Hoa Kỳ thì Praenomen là tên chính; Nomen là tên họ; Cognomen: cũng là tên họ nhưng được đặt theo đặc tính để thêm sự phân biệt. Ví dụ tên Gaius Valerius Catullus thì Gaius: Praenomen; Valerius: Nomen; Catullus: Cognomen. Ban đầu, chỉ tên những người thuộc gia đình quý tộc mới có hai thành phần : Praenomen và Nomen. Còn tên của giới hạ lưu chỉ có một thành phần : Praenomen. Theo tác giả Varro (116-27 B.C.), số tên chính của người La Mã rất giới hạn, chỉ có 32 tên nhưng 18 tên là thông dụng: Appius, Aulus, Decimus, Gaius, Gnaeus, Kaeso, Lucius, Mamercus, Marcus, Marius, Numerius, Publius, Quintus,
- Servius, Sextus, Spurius, Tiberius, Titus. Mỗi gia đình qúy tộc chỉ được chọn một vài tên trên đây. Ví dụ gia tộc Claudii chỉ được chọn tên chính Appius; còn gia đình Cornelli được chọn các tên như Gnaeus, Lucius, Pubius, và Servius. Vì sự giới hạn, nên nhiều người có tên chính giống nhau, thành ra tên Praenomen mất ý nghĩa và người ta thường viết tắt tên này. Tiếp theo Praenomen là Nomen. Từ Nomen trong hệ thống tên người La Mã được Bách Khoa Từ Ðiển Britannica[74] định nghĩa là tên gia tộc phụ hệ, tức tên họ. Như vậy, ban đầu Nomen là tên họ. Cũng như tên chính, Nomen cũng chỉ có một số tên như Antonius, Aurelius, Claudius, Cornelius, Fabius, Tullius. Tên Nomen dành riêng cho các gia đình quý tộc nên dù số tên họ Nomen có giới hạn, cũng đáp ứng đủ nhu cầu. Ðến khi xã hội La Mã có nhiều gia đình qúy tộc hơn, thì người ta sáng chế thêm thành phần thứ ba mà họ gọi là Cognomen.
- Cognomen cũng là tên họ như Nomen, nhưng là các từ chỉ đặc tính, giống với đặc tính tên họ mà ta thấy ngày nay tại các nước trên thế giới, như tên họ xuất phát từ tên nghề nghiệp, từ nét đặc thù trên cơ thể, từ địa danh. Ví dụ tên họ Cicero có nghĩa là hạt đậu, Pictor: họa sĩ, Plautus: chân bằng, Tacitus: yên lặng. Vậy trải qua thời gian, cuối cùng tên người La Mã gồm ba thành phần: Praenomen + Nomen + Cognomen, tức Tên Chính + Tên Gia Tộc + Tên Họ. Ví dụ tên của văn hào Cicero là Marcus Tullius Cicero (106-43 TCN), và tên của danh tướng Caesar là Gaius Julius Caesar (100-44 TCN). Ðiều đáng chú ý là hệ thống tên gồm ba thành phần trên vẫn chỉ dành cho giới qúy tộc và nó tồn tại suốt thời đại đế quốc La Mã và các nước thuộc địa. Về sau, vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, hệ thống tên của người La Mã bị tàn dần lụi vì hai lý do: a. Dân nô lệ được giải phóng: Mỗi khi người nô lệ được giải
- phóng, họ lấy tên chủ nhân làm tên của mình. Nhưng khi hàng triệu người trong các thuộc địa được giải phóng, trở thành công dân La Mã cả, thì ai cũng có danh xưng gần giống nhau, thành ra hệ thống tên người La Mã mất ý nghĩa, không đáp ứng được nhu cầu phân biệt. Ví dụ văn hào Marcus Tullius Cicero giải phóng ba người nô lệ Syria, cả ba người đó sẽ mang tên Marcus Tullius Syria. b. Sự xuất hiện đạo Thiên Chúa: Đang khi hệ thống tên của người La Mã mất dần ý nghĩa thì đạo Thiên Chúa xuất hiện. Tín đồ tôn giáo này không thiết tha với các tên La Mã cũ vì họ là nạn nhân của giai cấp quý tộc trong các cuộc cấm đạo. Thay vào đó, họ lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáo nhận là thánh để đặt cho mình. Ví dụ Petrus, Joannes, Maria, Thimotheus, Laurentius. Trong lúc Kitô Giáo ngày càng phát triển và lan tràn khắp Âu Châu thì đế quốc La Mã bước vào giai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã bị mất đi, phải chờ đến thế kỷ thứ 10, Âu Châu mới có hệ thống tên họ mới.
- 2. Hệ Thống Tên Họ Của Người Do Thái: Người Do Thái rất chú trọng đến vấn đề gia phả, người được kính trọng là người giữ được dòng máu thuần túy Do Thái[75]. Do vậy, từ ngữ tên họ đã thấy xuất hiện trong kinh thánh của Do Thái Giáo. Tuy nhiên, từ ngữ này chưa được hiểu đầy đủ như ý nghĩa chúng ta hiểu ngày nay về tên họ. Ý nghĩa gần nhất để chỉ tên họ là các tên Rechabites, Korahite tức tên các ông tổ chung. Đến đầu Công Nguyên, ta thấy người Do Thái đã manh nha biết dùng hệ thống tên họ. Mỗi khi muốn phân biệt người này với người nọ, họ thêm các chi tiết như là con ai, sinh quán ở đâu, nghề nghiệp gì. Các ví dụ sau đây được trích trong kinh thánh Tân Ước: Simon Barjonas nghĩa là ông Simon con ông Jonas (tiếp đầu ngữ Bar có nghĩa là con), hay Judas Barsabas: Judas con ông Sabas. Về sinh quán, trong Tân Ước ta thường gặp các tên như: Judas người Galilean, Simon người Canaan. Về nghề
- nghiệp, ta gặp các tên như Philip, Thomas, Mathew là các người thu thuế. Về tính tình, ta có các tên Judas Iscariot, kẻ sẽ phản bội. Các chi tiết trên về sau được người tây phương thời Trung Cổ áp dụng trong việc hình thành tên họ. Cũng trong Tân Ước, trong bản dịch tiếng Việt của linh mục Trần Văn Kiệm, ta gặp kiểu nói Simon biệt danh Phêrô và bản dịch tiếng Anh ta gặp Simon surnamed Peter. Với bản dịch tiếng Anh, từ ngữ surnamed làm ta lầm tưởng ông Simon có tên họ là Phêrô vì surname có nghĩa là tên họ. Tuy nhiên, theo nhà tính danh học Elsdon C. Smith thì tên Phêrô chỉ là tên khác của ông Simon[76]. Tóm lại, vào thời gian đầu Công Nguyên, người Do Thái mới chỉ có khái niệm về tên họ. 3. Hệ Thống Tên Họ Mới Tại Âu Châu: Hệ thống tên họ mới tại Âu Châu xuất hiện khoảng cuối thế
- kỷ thứ 10 và kết thúc vào thế kỷ 16[77]. Vì mới xuất hiện, nên các nhà tính danh học biết khá rõ về nguồn gốc và tiến trình phát triển. Ông Elsdon C. Smith, trong tác phẩm The Story of Our Names, đưa ra lý thuyết cho rằng muốn hiểu nguồn gốc phát sinh tên họ tại xã hội nào, ta cần biết tổ chức xã hội và hình thái kinh tế vào thời điểm đó. Áp dụng lý thuyết trên, ông nghiên cứu nguồn gốc phát sinh tên họ tại Anh Quốc[78]. Năm 1066, dân số Anh vào khoảng 2 triệu người, trong đó hơn 90% cư ngụ trong các trang ấp của các lãnh chúa. Số còn lại sống trong 10 thành phố mà nơi lớn nhất là Luân Đôn có khoảng 35,000 người. Vào thời đó, dân Anh chia làm hai giai cấp: giai cấp tự do và giai cấp nông nô hay nô lệ. Giai cấp tự do gọi là Freeman[79], có quyền sở hữu đất đai, thú vật. Thành phần này chiếm tỷ lệ rất nhỏ và được gọi chung là địa chủ (Franklin). Còn hầu hết dân cư thuộc giai cấp nông nô, được gọi là Villeins và Servi.
- Tại nông thôn, đứng đầu tầng lớp địa chủ là Lord mà ta gọi là lãnh chúa. Mỗi lãnh chúa sở hữu một hay nhiều trang ấp. Lãnh chúa có thể là một bá tước, quý tộc, một người tự do, một giám mục (Bishop), bề trên tu viện (Abbot), giới chức giáo hội. Dưới quyền lãnh chúa là một quản gia, gọi là Steward mà nhiệm vụ chính là đại diện lãnh chúa điều khiển công việc sản xuất và tòa án trong các trang ấp. Dưới quản gia là một đốc công, gọi là Bailiff mà nhiệm vụ chính là đốc thúc thợ thuyền làm việc. Trường hợp lãnh chúa có nhiều trang ấp thì mỗi nơi có một phụ tá quản gia gọi là Reeve. Ngày nay, chữ này được hiểu là quận trưởng, thị trưởng, chủ tịch xã. Về các thợ thuyền trong trang ấp, có các thợ mộc (Carpenter), người đánh xe (Carter), thợ cày (Plowman), thợ làm bánh xe (Wheelwright), tiều phu (Woodwright), người trông coi rừng (Forester), (Woodward), người coi công viên
- (Parker), thợ nuôi ong (Beekeeper), người chăn chiên (Shepherd), chăn bò (Oxherd, sau biến thành tên Oxford), thợ rèn (Smith), thợ xay bột (Miller), thợ làm bánh (Baker) v.v… Tại thành thị, cư dân chia làm phường hội. Có hai loại phường hội: phường hội nghề nghiệp và phường hội thương mại. Phường hội thương mại bao gồm tất cả những người buôn bán gọi là Merchant hay Tradesmen. Phường hội nghề nghiệp có các nghề như thợ vàng bạc (Goldsmith), thợ dệt (Weaver), thợ thuộc da (Skinner), thợ làm cung (Fletcher), thợ làm tên (Arrowmaker), thợ mộc (Carpenter) v.v… Các người thợ làm việc tại nhà mình. Vào năm 1340, ông Elsdon C. Smith cho biết tại Luân Đôn có khoảng 40 phường hội nghề thủ công[80]. Đứng đầu mỗi phường hội là người có chức Alderman. Chữ này nay được hiểu là ủy viên thành phố. Dưới quyền ông là các viên chức có danh xưng giống như các viên chức ở trang ấp như Steward, Bailiff, Deans, Chaplain, Skevens (sau biến thành tên họ Stevens), Usher
- v.v… Đó là hình ảnh khái quát thành phần xã hội tại các nước tây phương vào thời Trung Cổ. Tuy thế, cũng đủ để ta thấy tiến trình phát sinh tên họ. Tất cả những danh xưng chỉ người và chức vụ trên đây đã biến thành tên họ của những người nói tiếng Anh trên thế giới. Và tiến trình phát sinh tên họ tại Âu Châu cũng giống tiến trình của Anh Quốc. Theo lý thuyết của Elsdon C. Smith, tại bất cứ xã hội nào, khi dân cư còn thưa thớt, phương tiện giao thông còn giới hạn, quyền sở hữu đất đai còn nằm trong tay một thiểu số, thì người ta chỉ cần tên riêng mà không cần tên họ, vì nhu cầu phân biệt các cá nhân chưa cần thiết. Hơn nữa, vấn đề kế thừa tài sản chưa cần đặt ra vì đại đa số dân chúng thuộc tầng lớp vô sản. Tại Anh Quốc, trước thế kỷ thứ 10, đàn ông thường chỉ mang những tên chính như William, John, Robert v.v… Đàn bà mang những tên như Lucy, Alice, Agnes v.v…
- Nhưng khi phương tiện giao thông phát triển, dân số gia tăng, nhiều người có quyền tư hữu, thì nhu cầu tên họ bắt đầu xuất hiện. Trước hết, các lãnh chúa và hiệp sĩ Anh có dịp đi ngoại quốc, họ nhận thấy tại Pháp và một số các quốc gia khác, người ta có tên họ để phân biệt. Do đó giới quý tộc Anh đã bắt chước tục lệ nhận tên họ để tiện việc kế thừa tài sản. Ban đầu, các lãnh chúa thường lấy tên tài sản đất đai của mình làm tên họ như các tên Greenfield (cánh đồng xanh), Meadow (đồng cỏ), Westfield (đồng phía tây), Hill (đồi), Wood (rừng), Hall (lâu đài), Franklin (địa chủ) v.v…Do đó mà ngày nay, ta thấy người Anh Mỹ có những tên họ như Greenfield, Hill, Hall, Franklin v.v…Sau lãnh chúa và địa chủ, giai cấp nông nô, thợ thuyền, và giới thương mại cũng bắt đầu có tên họ, nhưng theo một tiến trình khác. Như trên đã nói, mỗi trang ấp thời Trung Cổ có một giáo
- đường Kitô Giáo và một toà án mà nhiệm vụ chính là xét xử các vụ tranh tụng và cấp phát giấy tờ hành chính. Lúc trang ấp còn ít người, công việc trên rất đơn giản. Vị linh mục khi làm phép rửa tội, chỉ ghi tên người đó vào sổ để lưu trữ. Thơ ký toà án cũng chỉ cần ghi tên riêng như John, Davis, Anthony là đủ vì mọi người đều biết đó là ai. Nhưng khi dân số gia tăng, vị linh mục chính xứ cũng như toà án thấy cần có thêm chi tiết để phân biệt người này với người nọ, nên đã thêm những chi tiết vào đàng sau tên chính, như bố mẹ là ai, làm nghề nghiệp gì, hình dạng ra sao, hiện đang ở đâu. Tất cả những chi tiết đó của giáo đường và toà án dẫn đến việc hình thành tên họ của người tây phương ngày nay. Điều này cũng giải thích được tại sao tên họ người tây phương được viết sau tên chính, trái với tục lệ Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn là tên họ đặt trước tên chính. Các nguồn phát sinh tên họ tại Châu Âu
- Các nhà tính danh học Âu Châu và Mỹ Châu dựa trên chi tiết thêm vào đàng sau tên chính để đưa ra lý thuyết xếp loại và giải thích nguốn gốc tên họ. Sau khi được kiểm nghiệm tại các xã hội, lý thuyết trên đã trở thành định luật của ngành tính danh học. Theo nhà tính danh học Elsdon C. Smith, nguồn gốc tên họ của con người nói chung được chia làm bốn nhóm chính. Mỗi nhóm lại chia ra nhiều nhóm phụ. Bốn nhóm chính là: -Từ ngữ chỉ nghề nghiệp hay chức vụ biến thành tên họ. -Từ ngữ chỉ địa danh hay nguồn gốc chủng tộc biến thành tên họ. -Từ ngữ chỉ đặc điểm cơ thể, tính tình hay biệt hiệu biến thành tên họ. -Tên riêng của cha, hay tên thánh biến thành tên họ. Giáo sư Elsdon C. Smith đã phân tích 7000 tên họ phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và thấy tỉ lệ tên họ ở Hoa Kỳ được phân phối
- theo 4 nhóm như sau: Ðịa danh: 43.13% Tên riêng của cha hay tên thánh : 32.23% Tên nghề nghiệp : 15.16% Từ chỉ đặc điểm cơ thể, tính tình, biệt hiệu : 9.48%[81]. Tác giả C.N. Matthews, trong tác phẩm English Surnames xuất bản tại Luân Ðôn năm 1966, đã phân tích tên họ các dân biểu hạ viện Anh cho thấy: Ðịa danh: 36.5% Tên riêng của cha hay tên thánh: 33% Tên nghề nghiệp: 17.5% Từ chỉ đặc điểm cơ thể, tính tính, biệt hiệu: 13%[82]. Tỷ lệ 4 nhóm trên cũng không phân phối đồng đều ở các quốc gia khác nhau. Ở Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, xứ Wales,
- Tây Ban Nha đa số tên họ thuộc nhóm tên riêng của cha hay tên thánh. Ở Anh, Ðức, Pháp đa số tên họ thuộc nhóm địa danh. Ở Ý, Bồ Ðào Nha nhiều tên họ thuộc nhóm từ chỉ đặc điểm cơ thể hay biệt hiệu. 1. Từ Ngữ Chỉ Nghề Nghiệp Hay Chức Vụ Biến Thành Tên Họ: Chúng tôi không thể liệt kê hết được tên nghề nghiệp, tên chức vụ biến thành tên họ, chỉ trưng ra một số thí dụ điển hình tại một số quốc gia để chứng minh cho lý thuyết này. Ví dụ: a. Tên nghề nghiệp biến thành tên họ: Thợ rèn, thợ sắt: Tại Anh, Mỹ: Smith. Pháp: Ferris, Fernald, Faure, Le Fevre. Tại Đức: Schmidt, Schmitz, Schmitt, Schmith. Tây Ban Nha: Ferraro, Ferrer, Herrera. Tại Syria: Haddad. Phần Lan: Seppanen. Hung Gia Lợi: Kovacs. Nga: Kowalsky, Kuznetsov. Tiệp Khắc: Kovar, Kovarik. Ba Lan: Kovalik, Kowalski, Kowalczyk.
- Thợ mỏ: Anh Mỹ: Minor, Miner, Collier (do Coal:than). Đức: Koehler, Kohler. Ba Lan: Weglarz. Ý Đại Lợi: Carbone. Tây Ban Nha: Arquilla. Tiệp Khắc: Hornik. Pháp: Ménier. Thợ mộc: Anh Mỹ: Carpenter, Joyner, Boardman, Sawyer. Pháp: Carpentier, Charpentier. Đức: Schreiner, Shriner, Timmerman, Zimmerman.Tiệp Khắc: Kolar, Tesar. Lithuania: Dailide. Hung Gia Lợi: Asztalos. Thợ đóng giầy: Anh Mỹ: Shoemaker, Sutter, Boot. Pháp: Lesueur, Chapin. Ý: Scarpelli. Tiệp Khắc: Svec. Hung Gia Lợi: Varga, Balogh. Ukraina: Sevenko. Thợ dệt: Anh Mỹ: Weaver, Webb, Webber. Hung Gia Lợi: Takacs. Đức: Weber. Nguyên nghề nghiệp liên quan đến quần áo biến thành tên họ, tác giả Gustave Fransson, trong
- tác phẩm Middle English Surnames of Occupation 1100- 1350, đã liệt kê được 165 tên. Thương gi a thành tên họ: Anh: Chapman, Chatman, Merchant. Pháp: Marchand, Mercier, Minot. Đức Kraemer. b. Tên chức vụ biến thành tên họ: Vào thời Trung Cổ, Kitô Giáo có ảnh hưởng lớn tại Âu Châu nên các chức vụ trong tôn giáo biến thành tên họ. Ví dụ ở Anh Mỹ có họ Pope: giáo hoàng, họ Bishop: giám mục, họ Abbot: bề trên tu viện, họ Priest: linh mục. Họ Clark (do Clerk) người giữ sổ sách trong xứ đạo. Ở Đức có các họ: Pfaff, Pabst. Nga có Popov. Hy Lạp có Pappas. Ba Lan có Kaplan, Caplan. Pháp có các họ Chevallier, Maréchal, Prévost, Clerc, Abbey, Évêque. Theo ông Smith, các họ chỉ phẩm trật giáo hội không phải vì họ là giáo hoàng, bề trên tu viện, giám mục mà vì họ có dáng dấp, cử chỉ hoặc có thiện cảm với các phẩm trật đó. Tên các chức vụ quân đội biến thành tên họ như Anh Mỹ có họ Knight:
- lính cận vệ. Pháp có họ Chevallier, Pointe: lính kỵ mã. Đức có Ritter, Herrmann. Tên các chức vụ hành chánh thành tên họ: Pháp: Maire: Thị Trưởng, Gouverneur: Toàn quyền. Anh, Mỹ: Govern, Alderman. Đức: Rathmann. Người thâu thuế Anh Mỹ: Toler, Toll, Gabler. Pháp: Shockett. Đức: Zoll, Zoller. 2. Các Từ Liên Quan Ðến Môi Trường Ðịa Lý Biến Thành Tên Họ: Các từ chỉ địa danh biến thành tên họ có rất nhiều như: Hill (đồi), Lake (hồ), Hall (lâu đài), Field (cánh đồng), Meadow (đồng cỏ), Church (nhà thờ). Tên quốc gia biến thành tên họ như họ France của Pháp, họ England của Anh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguồn Gốc Địa Danh Sài Gòn
10 p | 187 | 29
-
KHÉO TAY NGHỀ, ĐẤT LỀ KẺ CHỢ
2 p | 241 | 24
-
Dân Tộc Lào
4 p | 185 | 19
-
Dân Tộc Chứt
4 p | 164 | 12
-
Dân tộc Ơ Đu
2 p | 132 | 6
-
Huyện Thanh Quan
5 p | 93 | 2
-
Phù phiếm truyện với một vài vấn đề: Du hành, trào phúng và bối cảnh
6 p | 24 | 2
-
Theo dấu nền văn minh Aztec hoành tráng một thời
7 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn