intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn gốc và tiến hoá của phân ngành có mang

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Căn cứ vào các mẫu vật hoá thạch, chứng tỏ rằng động vật có mang được hình thành rất sớm (từ kỷ Cambri), chúng được hình thành từ tổ tiên gần với giun đốt và sớm có hướng tiến hoá riêng. Bằng chứng là các giáp xác cổ (Remipedia, Cephalocarida và Anostraca), đều thể hiện đặc điểm chung của tổ tiên của giun đốt, tùy theo mức độ biểu hiện khác nhau như cơ thể phân đốt đồng hình, có nhiều đốt, tất cả hay phần lớn còn giữ đặc điểm phần phụ hai nhánh, còn chưa tách biệt rõ ràng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn gốc và tiến hoá của phân ngành có mang

  1. Nguồn gốc và tiến hoá của phân ngành có mang Căn cứ vào các mẫu vật hoá thạch, chứng tỏ rằng động vật có mang được hình thành rất sớm (từ kỷ Cambri), chúng được hình thành từ tổ tiên gần với giun đốt và sớm có hướng tiến hoá riêng.
  2. Bằng chứng là các giáp xác cổ (Remipedia, Cephalocarida và Anostraca), đều thể hiện đặc điểm chung của tổ tiên của giun đốt, tùy theo mức độ biểu hiện khác nhau như cơ thể phân đốt đồng hình, có nhiều đốt, tất cả hay phần lớn còn giữ đặc điểm phần phụ hai nhánh, còn chưa tách biệt rõ ràng phần đầu và phần ngực, phần phụ của phần hàm và phần ngực còn gần nhau
  3. về cấu tạo và chức phận, còn có cấu trúc thần kinh bậc thang... Từ tổ tiên này đã sớm tách thành các hướng tiến hoá riêng: Remipedia gần với tổ tiên nhất thể hiện phân đốt đồng hình, chưa phân thành các phần cơ thể. Cephalocarida và Branchiopoda có đặc điểm chung là có phần bụng không mang phần phụ, giảm dần số đốt, hình thành vỏ giáp. Ostracoda, Maxillopoda và Malacostraca đều có xu hướng giảm và ổn định số đốt, hình thành phần đầu phức tạp và hình thành phần phụ một nhánh. Tuy nhiên mỗi nhóm có hướng phát triển
  4. riêng: Maxillopoda hình thành các nhóm định cư, k ý sinh và cá thể lưỡng tính. Còn Ostracoda giảm số đốt cơ thể đến thấp nhất, phần phụ biến đổi nhiều về cấu tạo và chức năng. Còn Malacostraca có kích thước lớn, vẫn giữ phần đầu nguyên thủy và phần bụng vẫn có phần phụ 2 nhánh. Trên con đường tiến hoá từ giun đốt đến giáp xác, hiện tượng quan trọng giúp cho sự biến đổi này là đầu hoá và phân đốt các phần phụ. Giáp xác có quan hệ khá gần gũi với trùng ba thùy. Hai nhóm động vật này có các đặc điểm chung như số lượng và đặc điểm của phần phụ đầu, cấu tạo 2 nhánh của phần phụ, hình thành mắt kép, hình dạng và phát triển của
  5. ấu trùng...Tuy nhiên trùng ba thùy gần với tổ tiên giun đốt hơn (các đốt nhiều, phân đốt đồng hình...). Hương Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2