intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn lợi từ lục bình bên những dòng kinh

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

89
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, địa hình thấp, sản xuất nông nghiệp là kinh tế chính của huyện Tam Bình. Huyện tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh đầu tư xây dựng đê bao khép kín bảo vệ sản xuất quanh năm, nhưng vấn đề bảo vệ bờ sông gặp không ít khó khăn do huyện có nhiều sông, rạch. Từ “cái khó ló cái khôn”, ý tưởng trồng lục bình chắn sóng tàu, tránh sạt lở bờ sông còn tạo thêm nguồn thu đáng kể cho dân từ cọng lục bình....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn lợi từ lục bình bên những dòng kinh

  1. Nguồn lợi từ lục bình bên những dòng kinh Là huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, địa hình thấp, sản xuất nông nghiệp là kinh tế chính của huyện Tam Bình. Huyện tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh đầu tư xây dựng đê bao khép kín bảo vệ sản xuất quanh năm, nhưng vấn đề bảo vệ bờ sông gặp không ít khó khăn do huyện có nhiều sông, rạch. Từ “cái khó ló cái khôn”, ý tưởng trồng lục bình chắn sóng tàu, tránh sạt lở bờ sông còn tạo thêm nguồn thu đáng kể cho dân từ cọng lục bình. Có dịp đi tàu dọc theo các dòng sông Cái Ngang, rạch Ngã Cạy, kinh Xẻo Bứa, sông Ngãi Tứ, rạch Đường Trâu, kinh Xáng, rạch Cái Sơn..., du khách sẽ tận mắt nhìn thấy những thảm, những vuông lục bình xanh um, mọc cao vút. Ông Nguyễn Văn Tài ở ấp Cây Điều, xã Phú Lộc (Tam Bình) nhà ở ven sông Cái Ngang cho
  2. biết: “Trước đây, lục bình cũng đã có nhiều ven sông Cái Ngang. Sông này rộng, có nhiều ghe, tàu qua lại gây sạt lở bờ sông, có hộ trồng dừa nước cản sóng, giữ bờ nhưng không thành công vì bờ sông không có bãi lài nên dừa nước không sống nổi. Năm 2004, nhà nước đầu tư xây dựng đê bao dọc sông Cái Ngang nhưng đê nằ m sát bờ sông quá. Sợ sóng tàu vỗ bờ làm sạt lở đê, những hộ ở gần bờ sông không đợi chính quyền vận động đã tự bảo nhau trồng lục bình chắn sóng. Và thế là người này thấy người kia là m cũng bắt chước làm theo cho đến bây giờ”. Đến nay, lục bình được mở rộng trồng nhiều nơi ở Tam Bình, có chỗ nở ra giữa lòng sông tạo thành những thảm, những vuông xanh tươi xen với những mảng dừa nước ven sông. Lục bình theo những làn sóng nhấp nhô trên mặt nước mỗi khi xuồng máy, ghe tàu chạy qua, giảm được lực sóng vỗ bờ - nguyên nhân làm những tảng đất lớn tuột xuống lòng sông. Nhờ vậy mà những mùa lũ qua, bờ sông không còn sạt lở và chi phí gia cố đê đập trong huyện đã giảm đáng kể. Lục bình rất dễ trồng, dễ tìm nguồn giống và chi phí trồng không cao, chỉ cần vớt một đám lục bình trôi sông rồi dùng cây tre, cây tràm, tàu dừa nước cắm bên ngoài để giữ cho lục bình không trôi là được. Sau thời gian chúng phát triển ra. Có hộ khá giả đầu tư vài triệu đồng mua trụ dừa, bạch đàn, dây kẽm nuôi lục bình và mua lưới giăng xung quanh thả m lục bình để nhử tôm, cá. Mùa lũ, lục bình giữ đê, bảo vệ bờ sông. Mùa khô, người dân khai thác cọng lục bình để kiếm thêm thu nhập. Xã có phong trào trồng lục bình nhiều nhất trong huyện là Ngãi Tứ. Giữa
  3. năm 2009, tại xã này hình thành một làng nghề đan thả m lục bình với gần 100 hộ tham gia trồng và sơ chế cọng lục bình cung cấp cho Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long (khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ) làm nguyên liệu sản xuất thảm mỹ nghệ. Thấy được hiệu quả, Hội phụ nữ xã đã tổ chức mở các lớp dạy nghề đan thảm lục bình cho chị em phụ nữ, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục gia đình. Kế đến là xã Phú Lộc, xã này có gần 50 km sông, kinh, rạch, trong đó có gần 20 km được dân khai thác trồng lục bình xen lẫn dừa nước như ở Ngã Cạy, Cái Ngang, Xẻo Bứa, Ngã Bát. Để không làm trở ngại ghe xuồng lưu thông, UBND xã có phát động hộ dân không trồng thảm lục bình nhô ra quá nửa lòng sông. Nghề cắt cọng và đan thảm lục bình đã giúp thêm thu nhập đáng kể cho nông dân lúc nông nhàn. Bình quân mỗi người kiếm được 20.000 - 30.000 đồng một ngày từ việc đan thảm lục bình. Có người dày công, thu nhập đến 50.000 - 60.000 đồng một ngày, mỗi tháng không dưới 1 triệu đồng. Người đầu tiên và cũng là người trồng lục bình quy mô lớn ở xã Phú Lộc là hộ anh Lê Thanh Yên ở ấp 3A. Anh Yên thố lộ: Đất vườn của anh xuôi theo dòng kinh Xẻo Bứa, trước đây trồng dừa nước bảo vệ bờ kinh. Đầu năm 2005, anh bắt đầu trồng lục bình cắt cọng bán. Năm đầu anh dùng tàu dừa nước cắm để giữ lục bình, sau này cắm thêm tre và căng dây kẽm để giữ bền hơn. Với diện tích gần 1.500 mét vuông lục bình, mỗi đợt cắt, gia đình anh thu từ 1.200 - 1.500 kg cọng tươi, sau khi phơi khô còn lại từ 120
  4. - 150 kg, giá bán từ 5.000 - 5.500 đồng một ký cọng khô. Không kể công cắt, công phơi, mỗi đợt anh còn lại từ 600.000 - 800.000 đồng. Lục bình gần một năm sau khi trồng là bắt đầu cắt cọng lần lần. Lựa lúc lục bình ra cọng dài khoảng 5 tấc là cắt được. Một tháng cắt một lần, mỗi năm có thể cắt từ 6 - 7 đợt. Cọng tươi sau khi cắt được phơi khô, bó lại thành bó bán tại chỗ hoặc chở đến làng đan thảm lục bình xã Ngãi Tứ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0