Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
NGUY CƠ SÂU RĂNG CỦA TRẺ 9-10 TUỔI CÓ SÂU RĂNG CAO<br />
TẠI QUẬN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Thị Ngọc Diệp*, Ngô Thị Quỳnh Lan**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việc khảo sát ảnh hưởng của nước bọt lên sự phân cực sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam vẫn còn khá hiếm.<br />
Mục tiêu: So sánh đặc điểm yếu tố nước bọt giữa 2 nhóm học sinh 9-10 tuổi sâu răng thấp và sâu răng cao tại<br />
Bình Chánh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ 338 học sinh 9, 10 tuổi tại trường Nguyễn<br />
Văn Trân để đánh giá tình trạng sâu răng, sau đó lọc ra 153 học sinh vào hai nhóm (nhóm SR thấp: 62 học sinh<br />
có SMT-R=0 hoặc smt-r ≤1; Nhóm SR cao có 91 học sinh có SMT-R và smt-r ≥SiC). Ghi nhận tình trạng xoang<br />
sâu (theo tiêu chí của WHO, 1997); thu thập nước bọt của học sinh ở cả 2 nhóm SR thấp và SR cao, sử dụng bộ<br />
Saliva check -GC Nhật Bản để đo lường các đặc điểm gồm: lưu lượng nước bọt không kích thích và kích thích;<br />
pH, khả năng đệm và độ nhớt nước bọt.<br />
Kết quả: Tỷ lệ sâu răng rất cao, 86,4%, smt-r và SMT-R lần lượt là 3,08±2,6 và 0,97±1,31. Chỉ số SiC là<br />
7,71; Trung bình pH nước bọt không kích thích ở nhóm sâu răng thấp là 7,31±0,476, cao hơn có ý nghĩa thống kê<br />
so với nhóm sâu răng cao là 6,86± 0,65; tương tự, pH nước bọt có kích thích ở nhóm sâu răng thấp là<br />
7,62±0,337, nhóm sâu răng cao là 7,21±0,609; Trung bình lưu lượng nước bọt kích thích của nhóm sâu răng<br />
thấp và sâu răng cao là 1,07±0,45 và 0,94± 0,42 (p>0,05).<br />
Kết luận: yếu tố pH nước bọt không kích thích thấp, trung bình và yếu tố lưu lượng nước bọt thấp là 2 yếu<br />
tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng sâu răng nhiều nhất.<br />
Từ khóa: nguy cơ sâu răng, yếu tố nước bọt.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RISK FACTORS ASSOCIATED WITH SEVERE CARIES AMONG 9-10 YEARS-OLD CHILDREN IN<br />
BINH CHANH DISTRICT, HCMC<br />
Nguyen Thi Ngoc Diep, Ngo Thi Quynh Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 146 - 154<br />
There have been but few investigations into the role of saliva in the different categories of caries-bearing<br />
among Vietnamese children.<br />
Objectives: the aim of this study was to compare saliva factor in 2 groups of 9-10 years-old school children<br />
with low and high prevalence of caries in Binh Chanh.<br />
Materials and method: a convenient population of 338 children aged 9-10 was selected from Nguyen Van<br />
Tran primary school to evaluate dental caries, among which 153 children were divided into 2 groups (low caries:<br />
62 children with DMF-T=0 or dmf-t≤1, high caries: 91 children with DMF-T and dmf-t≥SiC). Caries were<br />
recorded according to WHO 1997 and saliva was collected with Saliva check by GC, Japan to evaluate nonstimulated and stimulated saliva flow, pH, buffering capacity and viscosity.<br />
Results: very high caries were observed in 86,4% with dmf-t and DMF-T at 3.08±2.6 and 0.97±1.31<br />
* Bệnh Viện RHM TW tại TP HCM, ** Khoa RHM, Đại Học Y dược TP HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Quỳnh Lan, ĐT: 0903125864, Email: ngothiquynhlan@yahoo.com<br />
<br />
146<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
respectively. SiC was 7.71 pH of non-stimulated saliva in low caries group was 7.31±0.476, which was<br />
significantly higher than in high caries group at 6.86± 0.65; pH of stimulated saliva was 7.62±0.337 in low caries<br />
group at 7.21±0.609 in high caries group. Stimulated saliva flow was 1.07±0.45 in low caries group and 0.94±<br />
0.42 (p>0.05) in high caries group.<br />
Conclusions: low and average pH of non-stimulated saliva as well as low saliva flow were 2 risk factors of<br />
caries.<br />
Keywords: caries risk, saliva factor.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh sâu răng được ghi nhận là một trong<br />
những bệnh phổ biến trên thế giới, nhất là khu<br />
vực Châu Á và Mỹ La Tinh. Liên đoàn Nha<br />
khoa quốc tế (FDI) cũng cảnh báo nước ta là một<br />
trong những nước có tỷ lệ trẻ em mắc bệnh sâu<br />
răng cao nhất trên thế giới hiện nay.<br />
Trong các yếu tố sinh học, nước bọt đóng vai<br />
trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng<br />
miệng, sự thay đổi một hoặc vài yếu tố nước bọt<br />
có thể làm xáo trộn cân bằng môi trường miệng,<br />
ảnh hưởng đến khả năng khởi phát sang thương<br />
sâu răng, sự trầm trọng cũng như khả năng lành<br />
thương sâu răng (chỉ trong giai đoạn chưa thành<br />
lổ sâu) trong cơ chế mất khoáng và tái khoáng.<br />
Khảo sát vai trò nước bọt trong mối liên<br />
quan với bệnh sâu răng khá phổ biến ở nhiều<br />
nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam<br />
trong những năm gần đây (Jentsch và cs, 2003;<br />
Cao Hữu Tiến, 2002; Lê Võ Yến Nhi 2006;<br />
Nguyễn Bạch Dương, 2007; Ngô Uyên Châu,<br />
2006; Trần Thị Bích Vân, 2008)(3,10,14,15,18). Đa số các<br />
nghiên cứu ở Việt Nam thiên về hướng xét các<br />
tính chất nước bọt cùng với tình trạng sâu răng<br />
của trẻ, sau đó tìm xem yếu tố nước bọt nào là<br />
yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sâu răng.<br />
Tuy nhiên, việc khảo sát ảnh hưởng của yếu<br />
tố sinh học này lên sự phân cực sâu răng trong<br />
cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em vẫn còn khá hiếm.<br />
Vì vậy nghiên cứu được thực hiện trên nhóm<br />
học sinh 9-10 tuổi trường tiểu học Nguyễn Văn<br />
Trân, huyện Bình Chánh TPHCM, với mục tiêu<br />
tổng quát: So sánh đặc điểm yếu tố nước bọt<br />
(pH nước bọt không kích thích, độ nhớt nớc bọt<br />
không kích thích, pH nước bọt kích thích, khả<br />
năng đệm nước bọt, độ nhớt nước bọt, lưu<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
lượng nước bọt kích thích) giữa 2 nhóm học sinh<br />
9-10 tuổi sâu răng thấp và sâu răng cao tại<br />
trường này.<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
- Mô tả tỉ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng<br />
của học sinh 9-10 tuổi tại trường.<br />
- So sánh đặc điểm yếu tố nước bọt (pH<br />
nước bọt không kích thích, độ nhớt nước bọt<br />
không kích thích, pH nước bọt kích thích, pH<br />
mảng bám, khả năng đệm nước bọt, độ nhớt<br />
nước bọt, lưu lượng nước bọt kích thích) giữa 2<br />
nhóm học sinh 9-10 tuổi sâu răng thấp và sâu<br />
răng cao tại trường<br />
- Xác định mối liên quan của yếu tố nước bọt<br />
nêu trên với tình trạng sâu răng cao của học sinh<br />
9-10 tuổi tại trường.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại Trường tiểu<br />
học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh,<br />
Tp.HCM với thiết kế cắt ngang mô tả.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh 9-10 tuổi đang học tại trường tiểu<br />
học Nguyễn Văn Trân. Đối với nghiên cứu điều<br />
tra mẫu gồm toàn bộ 338 học sinh 9, 10 tuổi; Cỡ<br />
mẫu trong giai đoạn phân tích gồm 153 học sinh<br />
đáp ứng tiêu chí chọn vào hai nhóm (62 học sinh<br />
sâu răng thấp có SMT-R=0 hoặc smt-r ≤ 1; 91 học<br />
sinh sâu răng cao có SMT-R và smt-r ≥ SiC).<br />
<br />
Quy trình nghiên cứu<br />
Bước 1: khám lâm sàng tình trạng sâu răng<br />
của 338 học sinh 9-10 tuổi trong mẫu nghiên cứu<br />
theo tiêu chí WHO (1997), ngay tại trường học.<br />
Bước 2: sàng lọc cá thể nghiên cứu vào 2<br />
nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao (SMT-<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
R≥SiC). Loại bỏ ra khỏi mẫu các cá thể có sâu<br />
răng thấp và trung bình (1≤ SMT-R< SiC).<br />
Bước 3: thu thập nước bọt của học sinh ở cả 2<br />
nhóm, sử dụng bộ Saliva check -GC Nhật Bản<br />
để đo lường các đặc điểm gồm: lưu lượng nước<br />
bọt không kích thích và kích thích; pH, khả năng<br />
đệm và độ nhớt nước bọt.<br />
Bước 4: Phân tích và so sánh các đặc điểm<br />
nêu trên bằng những phương pháp thống kê<br />
thích hợp.<br />
<br />
Lưu lượng không kích thích nước bọt nhổ ra<br />
sau 5 phút<br />
5,0ml: lưu lượng nước bọt cao.<br />
<br />
Đo khả năng đệm của nước bọt (bằng bộ<br />
Saliva check của hãng GC Nhật Bản)<br />
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất (giấy chỉ<br />
thị màu); xếp hạng khả năng đệm của nước bọt:<br />
0-5 điểm: khả năng đệm thấp.<br />
<br />
Đánh giá tình trạng sâu răng<br />
<br />
6-9 điểm: khả năng đệm trung bình.<br />
<br />
Ghi nhận tình trạng xoang sâu (theo tiêu chí<br />
của WHO, 1997), tính:<br />
<br />
10-12 điểm: khả năng đệm cao.<br />
<br />
1. Tỷ lệ % sâu răng toàn bộ: là tỷ lệ % số<br />
người hiện mắc trong cộng đồng.<br />
2. Chỉ số sâu mất trám: là chỉ số nhằm xác<br />
định tình trạng sâu răng quá khứ và hiện tại.<br />
3. Chỉ số SiC (chỉ số sâu răng đáng kể): là chỉ<br />
số bổ sung cho chỉ số SMT (smt), nhằm đề cập<br />
đến những cá thể có nguy cơ sâu răng cao trong<br />
quần thể (SiC là số trung bình SMT-R (smt-r) của<br />
1/3 quần thể có SMT-R (smt-r) cao nhất).<br />
<br />
Đánh giá các đặc điểm nước bọt<br />
Độ nhớt nước bọt<br />
Độ nhớt cao: Đặc, quánh có bọt, nước bọt<br />
kéo thành sợi dài > 5cm.<br />
Độ nhớt trung bình: Nhày, không đọng lại,<br />
nước bọt kéo thành sợi ngắn < 5cm.<br />
Độ nhớt thấp: Loãng như nước, tạo lớp bóng<br />
ở sàn miệng, nước bọt không tạo thành sợi, đứt<br />
đoạn ngay khi kéo lên.<br />
<br />
Xác định pH nước bọt<br />
Đo bằng giấy chỉ thị màu, nhúng mảnh giấy<br />
chỉ thị màu vào mẫu nước bọt trong 10 giây, đối<br />
chiếu màu của giấy quỳ với bảng mẫu của nhà<br />
sản xuất.<br />
pH = 5,0-5,8: pH thấp, pH = 6,0-6,6: pH trung<br />
bình, pH = 6,8-7,8: pH cao.<br />
<br />
148<br />
<br />
Dùng phần mềm SPSS 15.0 để xử lý số liệu.<br />
<br />
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN<br />
Tình trạng sâu răng<br />
Tỷ lệ % sâu răng toàn bộ.<br />
Tỷ lệ % sâu răng của học sinh 9-10 tuổi trong<br />
mẫu nghiên cứu là 86,4%, trong đó tỷ lệ % sâu<br />
răng của học sinh 9 tuổi và 10 tuổi lần lượt là<br />
90% và 83,1%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê về phân bố tỷ lệ % sâu răng giữa học<br />
sinh nam và nữ ở nhóm học sinh 9 tuổi, nhóm 10<br />
tuổi và học sinh 9-10 tuổi (p>0,05) (bảng 1).<br />
Bảng 1: Tỷ lệ % sâu răng toàn bộ.<br />
9 tuổi<br />
10 tuổi<br />
Không<br />
Không<br />
Có SR<br />
Có SR<br />
SR<br />
SR<br />
N (%) n (%) n (%) n (%)<br />
77<br />
9<br />
87<br />
17<br />
Nam<br />
(89,5%) (10,5%) (83,7%) (16,3%)<br />
67<br />
61<br />
13<br />
Nữ<br />
7 (9,5%)<br />
(90,5%)<br />
(82,4%) (17,6%)<br />
144<br />
16<br />
148<br />
30<br />
Chung<br />
(90%) (10%) (83,1%) (16,9%)<br />
P (nam/<br />
0,833<br />
0,83<br />
nữ)<br />
<br />
Chung<br />
Không<br />
Có SR<br />
SR<br />
N (%)<br />
N (%)<br />
164<br />
26<br />
(86,3%) (15,7%)<br />
128<br />
20<br />
(86,5%) (13,5%)<br />
292<br />
46<br />
(86,4%) (13,6%)<br />
0,964<br />
<br />
Kiểm định2.<br />
<br />
Mức độ bệnh sâu răng<br />
Mức độ bệnh sâu răng của quần thể được<br />
đánh giá qua SMT-R, smt-r và SiC. Ở nhóm 10<br />
tuổi, sự khác biệt về trung bình SMT-R, smt-r<br />
giữa trẻ nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p0,05). Ngoại trừ SiC răng sữa ở trẻ 9 tuổi và<br />
trẻ 9-10 tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
cao (p