intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy hiểm răng khôn mọc

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguy hiểm răng khôn mọc "dại" Răng khôn mọc lệch không chỉ gây tai biến tại chỗ, mà còn lan toàn thân, thậm chí nhiễm trùng máu gây nguy hiểm tính mạng. TS Phạm Như Hải, trưởng khoa Răng Hàm Mặt, BV Việt Nam-CuBa cho biết, răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm, răng bắt đầu mọc từ độ tuổi từ 18-25. Nghiên cứu cho thấy răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỉ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt. Biểu hiện nhẹ nhất là nhiễm trùng, răng bị lợi trùm lên hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy hiểm răng khôn mọc

  1. Nguy hiểm răng khôn mọc "dại" Răng khôn mọc lệch không chỉ gây tai biến tại chỗ, mà còn lan toàn thân, thậm chí nhiễm trùng máu gây nguy hiểm tính mạng. TS Phạm Như Hải, trưởng khoa Răng Hàm Mặt, BV Việt Nam-CuBa cho biết, răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm, răng bắt đầu mọc từ độ tuổi từ 18-25. Nghiên cứu cho thấy răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỉ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.
  2. Biểu hiện nhẹ nhất là nhiễm trùng, răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn dắt vào túi lợi gây viêm quanh chân răng cấp mủ lan cả về phía thực quản, amydal, viêm hạch góc hàm, và trở thành mãn tính lan xuống hầu họng, gây rối loạn tiêu hoá do nuốt mủ. Việc điều trị răng khôn mọc lệch giai đoạn sớm không có gì là khó khăn. Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X-quang, tuỳ theo vị trí mọc răng, răng có
  3. đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc, tuổi của bệnh nhân và sự phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng kháng sinh, cắt lợi trùm để khiến cho răng mọc lên dễ dàng, chỉ những trường hợp quá đau đớn hoặc răng gây tai biến mới phải nhổ. Theo TS Hải, nhổ sớm răng số 8 sẽ bảo trì được răng số 7 và các răng khác. Lý do là ngoài những tai biến trên, răng khôn hàm dưới còn gây tổn thương răng số 7 trước nó khiến thức ăn vướng vào gây sâu răng, tiêu chân răng...hoặc có thể đẩy các răng khác ra phía trước làm các răng này xô lệch và mọc chen chúc nhau... Để phòng ngừa các tai biến khi mọc răng khôn, các chuyên gia đều khuyên, ngoài việc giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách, ngay từ khi trẻ mọc nhưng chiếc răng đầu tiên được 6 tháng là cho trẻ làm quen với việc khám răng định kỳ, thương xuyên 6 tháng 1 lần. Khi trẻ được 12-15 tuổi, tức là trước khi răng khôn nhô ra khỏi lợi, cần đi khám và chụp X-quang hàm răng để phát hiện mầm răng. Nếu chiếc răng khôn có thể làm xiên xẹo hàm răng thì nha sĩ sẽ gắp bỏ mầm răng. Còn nếu thấy bất thường thì đến bệnh viện chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2