Nguyên lí Kim tự tháp Minto (Phần 1)
lượt xem 173
download
“Nguyên lý kim tự tháp Minto” được phát triển dựa trên kinh nghiệm làm việc của tác giả - Barbara Minto - tại McKinsey & Company, Inc. Hiện nay, bà điều hành Công ty riêng của mình - Minto International, Inc. - chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo, huấn luyện Nguyên lý Kim tự tháp cho các hãng tư vấn nổi tiếng tại Mỹ và châu Âu cũng như các tổ chức lớn của chính phủ. Một trong những khách hàng của bà là Bob Waterman và Tom Peters – các tác giả của cuốn sách “Đi tìm sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên lí Kim tự tháp Minto (Phần 1)
- Nguyên lí Kim tự tháp Minto (Phần 1) “Nguyên lý kim tự tháp Minto” được phát triển dựa trên kinh nghiệm làm việc của tác giả - Barbara Minto - tại McKinsey & Company, Inc. Hiện nay, bà điều hành Công ty riêng của mình - Minto International, Inc. - chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo, huấn luyện Nguyên lý Kim tự tháp cho các hãng tư vấn nổi tiếng tại Mỹ và châu Âu cũng như các tổ chức lớn của chính phủ. Một trong những khách hàng của bà là Bob Waterman và Tom Peters –
- các tác giả của cuốn sách “Đi tìm sự hoàn hảo” (In Search of Excellence). Cuốn sách cung cấp những kiến thức bổ ích giúp chúng ta nắm vững các kỹ năng viết, đọc, tư duy, thuyết trình hay giải quyết vấn đề. Cuốn sách này được đưa vào chương trình giảng dạy của nhiều trường đại học và trung học tại Mỹ và cũng được các hãng tư vấn lớn trên thế giới sử dụng như một cuốn giáo trình thiết thực. VÌ SAO CÓ CẤU TRÚC KIM TỰ THÁP? Khi tìm hiểu về một chủ đề cụ thể nào đó, người ta thường đọc những gì viết về chủ đề đó, và đây là một việc khá phức tạp. Thậm chí, khi văn bản của bạn chỉ ngắn khoảng hai trang và xấp xỉ 100 câu, bạn cũng phải nạp từng câu vào đầu, nghiền ngẫm chúng và liên kết chúng lại với nhau. Anh ta cảm thấy việc đó sẽ dễ dàng hơn nếu bài viết đó được trình bày theo một cấu trúc kim tự tháp, bắt đầu từ đỉnh sau đó đi xuống đáy. Phát hiện này đã phản ánh những khám phá cơ bản về hoạt động của trí não, cụ thể như sau: • Hệ thống tư duy tự động phân loại thông tin thành từng nhóm riêng biệt, có hình kim tự tháp cốt để lĩnh hội vấn đề. • Bất kỳ nhóm ý nào cũng dễ hiểu hơn khi được đặt trước vào khối kim tự tháp. • Điều này cho thấy mọi văn bản viết cần có cấu trúc chắc chắn để tạo thành các nhóm ý theo kết cấu kim tự tháp. • Dưới đây xin trình bày cụ thể về một kim tự tháp của các ý: SẮP XẾP THÀNH KHỐI KIM TỰ THÁP Từ lâu người ta đã nhận thấy, hệ thống tư duy của con người luôn tự động áp đặt trật tự lên mọi thứ xung quanh. Về cơ bản nó coi mọi sự việc cùng xảy ra là có liên quan với nhau và tự động sắp xếp chúng vào một mô hình logic. Ví dụ:
- Người Hy Lạp đã chứng minh xu hướng ấy thông qua quan sát những ngôi sao và hình dung có đường nối chúng thành hình những con số thay vì chỉ nhìn thấy những điểm sáng đơn lẻ. Trí óc sẽ nhóm gộp bất kỳ các vật lại với nhau nếu thấy chúng có điểm chung. Có thể vì chúng có ký hiệu tương tự nhau, hoặc có vị trí gần nhau. Hãy lấy 6 chấm nhỏ này làm ví dụ: Khi quan sát chúng một cách ngẫu nhiên, mọi người sẽ thấy hai nhóm và mỗi nhóm gồm 3 chấm nhỏ. Đó là do khoảng cách giữa các chấm nhỏ hơn các khoảng cách khác. Tất nhiên, giá trị của việc tạo ra các tổ hợp logic còn rất rộng. Để chứng minh, hãy đọc những cặp từ sau đây. Dựa trên ví dụ trong cuốn Tâm lý học Gestalt[1] của Wolfgang Kohler (Liveright Publishing: New York, 1970), những từ này thường không liên quan đến nhau: Hồ Đường Cái Cái ủng bảng
- Cô Chuột gái túi Bút Xăng chì Xe Cung đạp điện Con Đường voi sắt Kem Quyển đánh răng sách Bây giờ cố gắng “sắp xếp” chúng bằng cách vẽ ra một tình huống trong đó mỗi cặp đều có liên kết như là đường được hòa tan trong hồ, hay cái ủng để trên cái bảng. Sau đó che đi danh sách phía bên tay phải và cố gắng nhớ chúng thông qua việc đọc danh sách bên tay trái. Hầu hết mọi người đều nhận thấy họ có thể nhắc lại tất cả mà không hề ấp úng. Hiện tượng tương tự xảy ra khi bạn đang nghe hoặc đọc những ý tưởng. Bạn coi như các ý xuất hiện cùng nhau, tiếp nối nhau, phụ thuộc lẫn nhau và cố gắng theo một mô hình logic. Mô hình sẽ luôn là một kim tự tháp bởi đây chính là cấu trúc duy nhất thích hợp với suy nghĩ mà bạn cần đến: • Dừng ở con số 7 kỳ diệu • Chỉ ra tính logic của mối quan hệ Số 7 kỳ diệu
- Đây là con số giới hạn ý mà bạn có thể lĩnh hội được trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, khi quyết định rời phòng khách tiện nghi ấm áp để đi mua một tờ báo. “Anh sẽ ra ngoài và mua một tờ báo”, bạn nói với vợ mình: “Em có muốn mua gì không?” “Vậy à. Em rất thích thử vị nho sau khi chúng được quảng cáo trên ti vi,” cô ấy nói khi bạn vào phòng lấy áo khoác và “có lẽ anh phải mua thêm chút sữa nữa”. Bạn lấy áo khoác ra khỏi tủ quần áo thì cô ấy đi vào bếp. “Để em xem tủ đựng thức ăn còn đủ khoai tây không. Ồ! Hết trứng rồi. Để em xem nào, vâng, chúng ta cần khoai tây”. Bạn mặc áo khoác vào và đi ra phía cửa. “Cà rốt và có lẽ một vài quả cam nữa,” Bạn mở cửa. “Bơ nữa nhé.” Bạn đi xuống cầu thang. “Táo nữa anh ạ.” Bạn vào xe. “Và kem chua anh nhé.” “Hết chưa nào?” “Vâng, được rồi đấy, cảm ơn anh yêu.”
- Bây giờ, nếu không đọc đoạn vừa rồi, liệu bạn có thể nhớ được bất kỳ thứ gì trong số 9 thứ mà vợ bạn nhờ bạn mua? Hầu hết những ông chồng đều trở về với một tờ báo và nho. Vấn đề chính ở đây là bạn gặp con số 7 kỳ diệu. Đây là thuật ngữ được nhà tâm lý học George A. Miller[2] đưa ra trong luận thuyết của mình. “Con số 7 kỳ diệu, + hoặc - 2”. Ông chỉ ra rằng bộ nhớ tạm thời của não không thể nắm bắt được nhiều hơn 7 thứ tại một thời điểm nhất định. Một vài người có thể nhớ nhiều hơn 9 thứ, trong khi đó một số người chỉ nhớ được 5 (Bản thân tôi chỉ là 5). Dễ hơn là 3 và dĩ nhiên dễ nhất là 1. Điều đó có nghĩa là khi não bộ nhận thông tin về sự vật, sự việc có số lượng từ 4 hoặc 5 trở lên, nó bắt đầu nhóm chúng thành các hạng mục hợp logic để dễ ghi nhớ. Đặc điểm này cũng thường được áp dụng để sắp xếp các loại hàng hóa trong siêu thị. Để chứng minh cho việc này, hãy đọc danh sách dưới đây và phân loại mỗi mặt hàng theo cách này khi bạn đến siêu thị. Bạn sẽ thấy bạn nhớ được tất cả chúng. Nho Cam Sữa Bơ Khoai Táo tây Kem Trứng chua Cà rốt
- Nếu bạn cố gắng hình dung theo quy trình trên, bạn sẽ tạo ra được các kim tự tháp có liên quan đến các mặt hàng. Sự cần thiết làm rõ logic Rõ ràng, nhóm các ý tưởng theo một logic nào đó không hề đơn giản nếu bạn không chỉ ra được logic của mối quan hệ là gì? Ý trong nhóm không chỉ là chuyển từ tập hợp 9 ý thành các tập hợp 4, 2 và 3 ý vì như thế vẫn là 9. Điều bạn muốn làm là chuyển con số 9 thành con số 3. Điều này có nghĩa là thay vì phải nhớ cả 9 thứ, bạn chỉ phải nhớ 3 loại chứa chúng. Bạn đang suy nghĩ ở một mức trừu tượng cao hơn, và lúc này, suy nghĩ của bạn sẽ hướng đến các mặt hàng ở phía dưới. Ở đây, mối quan hệ không được tính trước như trong bài tập về hồ nước và đường, nên trí óc bạn dễ dàng nhớ hơn. Tất cả các quá trình xử lý của não bộ (như nghĩ, nhớ, giải quyết vấn đề) đều vận dụng kỹ thuật nhóm, tóm tắt với mục đích để dễ dàng đưa thông tin vào một tập hợp khổng lồ các khối kim tự tháp bên trong não bộ. Nếu bạn băn khoăn về việc
- truyền tải thông tin đến não, thì bạn có thể yên tâm rằng, bất kỳ thứ gì bạn nói ra đều tương thích với những kim tự tháp đang tồn tại ở nơi nào đó trong trí nhớ của bạn. Bây giờ, chúng ta sẽ bàn đến việc truyền tải thông tin trong thực tế. Bạn có thể “thấy” những nhóm ý này khá rõ ràng. Việc truyền đạt chúng có nghĩa là bạn phải đảm bảo rằng người khác cũng cảm thấy hiểu được vấn đề như bạn. Thế nhưng, trong trường hợp nói trên của vợ bạn, bạn chỉ có thể nhớ lần lượt từng thứ một. Rõ ràng, đây là cách hiệu quả nhất để nhớ lại một vấn đề nào đó, chia nó ra thành các nhóm lớn trước, rồi mới đến các nhóm nhỏ hơn. Đây chính là trật tự các ý tưởng từ trên xuống. TRẬT TỰ TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI Nắm bắt chuỗi ý tưởng là một việc quan trọng để có một bài viết tốt. Một chuỗi ý tưởng rõ ràng luôn nêu ý chính trước khi đi vào từng ý cụ thể. Tôi sẽ không nhấn mạnh quá nhiều vào điểm này. Hãy nhớ rằng người đọc (hay người nghe) chỉ có thể nhớ được một số ý trong một khoảng thời gian nhất định. Ý nào xuất hiện cùng nhau theo một trật tự logic, người đọc sẽ cho chúng vào cùng một nhóm. Nếu bạn không nói trước cho họ mối quan hệ giữa các ý tưởng mà chỉ đơn thuần đưa chúng ra, họ sẽ tự động tìm kiếm những điểm tương đồng, nhóm thành các nhóm và tự họ giải thích ý nghĩa của nhóm. Khó khăn là mỗi người đọc (người nghe) có một nền tảng kiến thức và hiểu biết khác nhau nên họ tiếp nhận các nhóm ý bạn đưa ra cũng khác nhau với những mối quan hệ các ý không giống nhau. Cho phép tôi đưa ra một ví dụ để thấy rằng trật tự các ý có thể bị hiểu một cách lộn xộn ở bất cứ chỗ nào chứ không chỉ theo mô hình từ trên xuống. Giả định rằng tôi cùng bạn đi uống bia ở một quán bia và nói chuyện phiếm như thế này:
- Tôi đã ở Zurich tuần trước- anh biết thành phố Zurich bảo thủ là gì không? Và chúng tôi đã đi ăn trưa tại một nhà hàng ngoài trời. Anh có biết rằng trong vòng 15 phút, tôi nhìn thấy 15 người nếu không có râu thì cũng có ria. Tôi đã đưa cho bạn một mẩu tin và nếu không hiểu rõ, bạn sẽ tự động cho tôi vài giả định về lý do tôi đưa ra mẩu tin đó. Nói cách khác, bạn sẽ thấy tình huống này như một phần của những ý tưởng chưa được biểu lộ và bạn chuẩn bị tư tưởng để tiếp nhận phần còn lại bằng cách giả định mục đích tình huống. Sự mong đợi đã giảm đi khi phân tích mỗi ý tưởng tiếp theo dành cho các thuộc tính của nó, bạn chỉ tìm một điểm chung với cái đã biến mất trước kia. Như vậy, bạn sẽ nghĩ là: “Cô ấy đang nói về những con người Zurich đang trở nên tân tiến như thế nào?” hoặc “Cô ấy đang sắp sửa so sánh Zurich với những thành phố khác” hay thậm chí “Cô ấy chuẩn bị kêu ca về những bộ râu và bộ ria đó”. Tâm trí bạn luôn trông đợi có thông tin rõ hơn về những điều bạn đã đoán ở trên. Khi thấy khuôn mặt bạn không biểu lộ gì, tôi tiếp tục nói: Anh biết đấy, nếu đi vòng quanh bất cứ văn phòng nào ở New York, thật anh hiếm có thể tìm ra được một người không có tóc mai dài hay ria mép. Bây giờ, tôi đang làm gì nhỉ? Tôi dường như đang so sánh không phải những thành phố như vậy mà là những nhân viên văn phòng trong thành phố, và thay vì chỉ có râu và ria mép, tôi dường như còn kể tới tất cả những kiểu tóc mai. Bạn đang nghĩ “Có lẽ vậy”, “Cô ấy không tán thành kiểu râu tóc rậm rạp.” Hoặc có lẽ cô ấy sắp so sánh những kiểu đó trong những văn phòng khác nhau. Hoặc có lẽ cô ấy ngạc nhiên với số lượng người có kiểu râu tóc như vậy trong các Công ty lớn. Tôi tiếp tục: Và tất nhiên kiểu râu tóc đó đã là một phần của quang cảnh London trong nhiều năm.
- Bạn sẽ nghĩ rằng “À, cuối cùng tôi cũng biết được cô ấy đang muốn nói gì? Cô ấy đang cố gắng đưa ra quan điểm là London dẫn đầu các thành phố khác”. Logic một cách hoàn hảo nhưng điều đó đã sai, và đó không phải là điều tôi muốn nói. Thực tế, ý tôi là… Bạn biết đấy, thật không thể tin được kiểu tóc mai đó đã được chấp nhận như một phần của cuộc sống kinh doanh Ở Zurich… Ở NewYork… Và dĩ nhiên ở cả London… Như vậy, bạn sẽ thấy các nhóm ý tưởng trở nên dễ hiểu đến mức nào nếu tôi thể hiện chúng cùng một lúc trên khung sườn xác định rõ mối quan hệ giữa chúng. Khi thấy các ý tưởng, người đọc thường có thói quen liên kết chúng lại. Để chắc chắn rằng anh ta hiểu đúng ý bạn, bạn cần phải nói trước với anh ta về điều đó và anh ta biết mình tìm kiếm gì. Nếu không, anh ta có thể hoặc là đi tìm những mối quan hệ đâu đâu, hoặc tồi tệ hơn là chẳng tìm gì và bạn sẽ phí thời gian đấy! Theo ví dụ tình huống sau, hãy xem những ý chính của đoạn văn mở đầu bàn về việc bảo đảm công bằng cho phụ nữ như sau: Được hưởng quyền bình đẳng, phụ nữ không còn bị trả lương thấp như trước nữa. Giờ đây, khoảng cách thu nhập của phụ nữ và nam giới đã được thu hẹp nhiều. Đảm bảo công bằng có nghĩa là trên cùng một công việc, mọi người sẽ được hưởng mức lương như nhau (đối với người lao động). Áp dụng quy định này:
- Buộc chủ lao động không được chạy theo lợi nhuận cá nhân, hay chấm dứt thói quen cũ chỉ tuyển lao động nam. Đây là 5 ý nhưng mối quan hệ giữa chúng không rõ ràng cho dù tác giả đã nói ngọn ngành. Có thể bạn không cảm nhận rằng trí óc của bạn đang sục sạo để cố gắng tìm ra mối quan hệ và đi đến kết luận mà chẳng có kết quả gì để rồi từ bỏ trong chán nản vì trí óc quá căng thẳng. Chao ôi, một độc giả dù thông minh đến đâu chăng nữa thì năng lực của anh ta cũng chỉ có hạn. Nó đã được dùng cạn kiệt chỉ để nhận ra hoặc làm sáng tỏ điều anh ta đọc, xa hơn nữa là nhận biết mối quan hệ giữa các ý tưởng. Bạn có thể tiết kiệm công sức cho người đọc trong hai việc trên, bằng cách đưa ra những ý tưởng có thể lĩnh hội được một cách tối thiểu. Thật tồi tệ khi trí óc phải loay hoay tìm ra sự liên kết giữa các ý và hầu hết độc giả đều không làm như vậy. Tóm lại, độc giả tự nhóm và rút gọn ý để dễ nhớ chúng. Họ sẽ sẵn sàng lĩnh hội các vấn đề đã được trình bày nếu như chúng cũng được quy thành nhóm, tóm tắt và trình bày theo trình tự từ trên xuống dưới. Tất cả những gợi ý này được viết rất rõ ràng và hoàn toàn nhất quán với cách trình bày trên dưới trong một cấu trúc hình tháp mặc dù suy nghĩ ban đầu lại được thực hiện từ dưới lên. SUY NGHĨ TỪ ĐÁY LÊN TRÊN Nếu có thể nhóm gộp tất cả thông tin và trình bày theo trật tự từ trên xuống dưới, thì giờ đây bạn có thể làm ngược lại. Những ô nhỏ ở vị trí thấp nhất sẽ là nơi đặt các ý riêng rẽ, rồi tìm ra các nhóm ý có logic và gộp thành từng đoạn. Các đoạn có logic gộp thành từng mục và cuối cùng ý tổng thể của các mục chính là chủ đề của văn bản, được đặt trên cùng.
- Nếu bạn nghĩ kỹ một chút sẽ thấy, chính cách suy luận ngược này là cơ sở để mở ra các ý chính đang bị che lấp. Ở tầng thấp nhất trong kim tự tháp, bạn nhóm các câu lại thành đoạn văn, trong đó câu chứa từng ý riêng biệt nhưng lại có chung một cơ sở logic. Tôi giả định bạn đưa cùng lúc 6 câu vào một đoạn văn. Không ai khác ngoài bạn nhận thấy mối quan hệ logic giữa chúng – lý do bạn nhóm 6 câu văn. Mối quan hệ logic ở đây có nghĩa là các ý riêng rẽ cùng hướng tới việc giải thích hay bảo vệ ý chung của toàn đoạn văn. Ví dụ như, bạn sẽ không thể đưa cùng lúc 5 câu về tài chính và 1 câu về tennis bởi vì chúng khó có sự liên kết với nhau để trình bày thành một ý tóm tắt duy nhất. Việc chỉ ra câu tóm tắt sẽ đưa bạn lên một tầng trừu tượng hóa và cho phép bạn nhìn nhận đoạn văn với một ý chứ không phải cả sáu ý. Với cách làm hiệu quả này, bây giờ bạn có thể nhóm chúng lại, 3 đoạn văn, mỗi đoạn chứa một ý khái quát. Lý do bạn tạo ra một phần không thuộc ba đoạn này và không ai có thể thấy được mối quan hệ logic giữa chúng, kể cả bạn. Một lần nữa bạn lại cần mối quan hệ này để làm rõ hoặc bảo vệ ý đơn của từng phần. Nó vẫn chính là tóm tắt của 3 ý trong các đoạn dưới. Vẫn giữ nguyên trình tự tư duy như thế, ta sẽ gộp các mục lại với nhau để tạo nên một văn bản hoàn thiện. Tên gọi cho văn bản được tổng hợp từ các mục này mang một ý nghĩa chung bao trùm tất cả các mục (từng mục được hình thành từ các đoạn, từng đoạn được hình thành từ các ý nhỏ).
- Quá trình nhóm gộp, rút gọn vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi nào bạn không thể tìm ra mối quan hệ nào khác thì thôi. Rõ ràng, mọi văn bản bạn viết ra đều với mục đích biện minh cho một vấn đề duy nhất nào đó, nó được cộng gộp từ các nhóm cuối cùng của quá trình lần ngược trở lên. Bằng cách gộp các ý thành nhóm trong khối kim tự tháp, bạn sẽ kiểm tra được liệu ý này có liên quan tới ý kia không. Từ đó, bạn sẽ tiên liệu được liệu cấu trúc bạn xây dựng đã đúng chưa. Rõ ràng, chúng cần tuân theo 3 nguyên tắc: 1. Các ý ở bất kỳ tầng nào trong kim tự tháp phải luôn luôn là tóm tắt của những ý nhỏ hơn được gộp dưới chúng. 2. Ý ở mỗi nhóm phải luôn luôn nhất quán về tính logic. 3. Ý ở mỗi nhóm phải luôn luôn tuân theo một trình tự logic.
- Hãy để tôi giải thích vì sao chúng ta phải luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc trên: 1. Các ý ở bất kỳ tầng nào trong kim tự tháp phải luôn luôn là phần tóm tắt của những ý nhỏ hơn được gộp dưới chúng. Nguyên tắc này chỉ ra rằng hoạt động chính trong quá trình tư duy cũng như quá trình viết của bạn chính là việc đúc rút một nhóm ý tưởng để gộp chúng lại thành một ý duy nhất. Như chúng ta đã thấy ở trên, mỗi đoạn văn (gồm nhiều câu gộp lại) đều có thể tóm ra được một ý chủ đạo, cũng như vậy, mỗi một mục (gồm các đoạn gộp lại) đều có thể tóm ra một ý chủ đạo, bao quát tất cả các đoạn văn. Tất nhiên, từ một nhóm câu, một nhóm đoạn văn, bạn đều có thể đúc rút được một ý khái quát, nhưng các nhóm này ngay từ đầu phải được gộp đúng. Đó cũng là điều cần bàn trong nguyên tắc 2 và 3 sau đây. 2. Ý ở mỗi nhóm phải luôn nhất quán. Xét ở một cấp độ nhất định, nếu muốn trừu tượng hóa (đúc rút) các ý trong nhóm thành một ý duy nhất thì trước tiên bạn cần nhặt đúng các ý có cùng một chủ điểm, hợp logic gộp vào. Ví dụ, nếu cần phân loại táo và lê một cách hợp lý thành một tầng trên là hoa quả, bạn có thể nghĩ bàn và ghế là đồ nội thất. Nhưng sẽ là gì nếu bạn muốn gộp táo và ghế với nhau? Bạn không thể làm như thế ở tầng trừu tượng hóa tiếp theo, vì hai nhóm hoa quả và đồ nội thất không có sự ăn nhập gì với nhau. Do đó, bạn sẽ phải chuyển đến một tầng cao hơn nhiều như “đồ vật” hoặc “những vật thể vô tri” hoặc rộng hơn nữa để chỉ ra được logic của nhóm. Trong văn viết, một ý đưa ra cũng đồng nghĩa đằng sau nó sẽ kéo theo một nhóm các ý con có cùng một logic, hay nói cách khác các ý con phải tuân theo một logic nhất định. Do đó, nếu ý tưởng đứng đầu trong một nhóm là lý do để làm một việc gì đó thì những ý khác trong nhóm cũng phải là lý do để làm việc tương tự.
- Nếu ý tưởng đầu tiên trong nhóm là một bước trong một quá trình thì các ý còn lại của nhóm cũng phải là các bước tiếp theo trong một quá trình tương tự. Nếu ý đầu tiên là một vấn đề trong công ty thì các ý khác trong nhóm phải là những vấn đề có liên quan… Cách nhanh nhất để kiểm tra các nhóm đã đồng nhất chưa là bạn hãy gán cho các ý tưởng một danh từ số nhiều. Tất cả các ý tưởng trong nhóm sẽ được gọi tên như “những lời giới thiệu” hoặc “các lý do”, “các vấn đề” hoặc “những thay đổi”. Không có giới hạn nào đối với loại nhóm ý tưởng nhưng các ý trong mỗi nhóm phải cùng một loại như nhau, có thể mô tả bởi một danh từ số nhiều. Làm thế nào để chắc chắn rằng, ý tưởng được gộp nhóm cùng nhau ở từng thời điểm? Điều này được giải thích đầy đủ trong Phần II (Chương 6 và 7). 3. Ý ở mỗi nhóm phải luôn luôn tuân theo một trình tự logic. Phải có một lý do cụ thể, tại sao ý thứ 2 đứng thứ hai chứ không thể đứng thứ nhất hay thứ ba. Cách làm thế nào để bạn đưa ra một trật tự đúng sẽ được giải thích chi tiết trong Chương 6, “Nhóm theo trật tự logic”. Về cơ bản, một tập hợp ý được xác lập trật tự theo bốn cách sau: • Theo diễn dịch (giả thuyết chính, giả thuyết phụ, kết luận). • Theo thứ tự thời gian (thứ nhất, thứ hai, thứ ba). • Theo cấu trúc (Boston, New York, Washington). • Theo tiêu chí (điều quan trọng thứ nhất, điều quan trọng thứ hai…) Trình tự bạn chọn phản ánh quá trình phân tích mà bạn sử dụng để tạo thành nhóm. Nếu nó được hình thành bằng suy luận diễn dịch thì ý sẽ đi theo trật
- tự luận cứ, nếu bằng cách trình bày mối quan hệ nhân quả thì ý đi theo trình tự thời gian, nếu bằng việc phân tích một cấu trúc tồn tại thì ý đi theo trình tự cấu trúc, nếu bằng việc phân loại thì ý theo trật tự mức quan trọng. Vì bốn hoạt động này gồm suy luận diễn dịch, dựa vào mối quan hệ nhân quả, phân chia tổng thể - thành phần và phân loại theo tiêu chí - là những hoạt động có tính phân tích mà trí óc có thể thực hiện, nên nó chỉ có thể chấp nhận theo những trất tự này mà thôi. Về cơ bản, chìa khóa để hiểu rõ bài viết là đúc khuôn các ý tưởng của bạn thành khối kim tự tháp và kiểm tra chúng dựa theo các nguyên tắc trước khi bạn bắt đầu viết. Nếu bất kỳ nguyên tắc nào bị vi phạm thì đó là một thiếu sót trong suy nghĩ của bạn, hoặc ý tưởng đó không được phát triển đầy đủ, hoặc chúng không được liên kết theo cách làm cho đoạn văn rõ ràng đối với độc giả. Sau đó, bạn có thể trau chuốt chúng cho đến khi chúng thật sự tuân theo các nguyên tắc, do đó loại trừ được tình huống phải viết lại sau này. NGUYÊN LÍ KIM TỰ THÁP MINTO Tác giả: Barbara Minto Dịch giả: Bùi Quang Minh NXB Trẻ, 2008 Số trang: 356, Khổ 16*24, Giá 62.000 VND Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa Công ty cổ phần Tinh Văn và Barbara Minto
- (Còn tiếp) [1] Tâm lý học Gestalt: Nhóm các nhà tâm lý học những năm 1930 nghiên cứu cách thức chúng ta nhận thức vật thể và hình ảnh. 4 nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tương tự, nguyên tắc gần gũi, nguyên tắc khép kín và nguyên tắc Gestalt tốt xấu. [2] Sau quá trình nghiên cứu hoạt động của trí nhớ ngắn hạn con người, năm 1956, Miller có bài báo nổi tiếng mang tên “Số 7 kỳ diệu: một số giới hạn trong khả năng xử lý thông tin của chúng ta” Trong bài này, ông trình bày khoảng thời gian thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn hạn. Dựa theo số liệu nghiên cứu, Miller chứng minh giới hạn thông thường của trí nhớ ngắn hạn là 7 đơn vị.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn