Nguyên lý “động – tĩnh” trong nghệ thuật lãnh đạo
lượt xem 6
download
Nếu có dịp tìm hiểu kỹ những nhân vật thành công lớn, nổi tiếng với kỹ năng lãnh đạo xuất chúng, chúng ra sẽ thường thấy họ có những tính cách, phong cách, hành vi ứng xử khá giống nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên lý “động – tĩnh” trong nghệ thuật lãnh đạo
- Nguyên lý “động – tĩnh” trong nghệ thuật lãnh đạo
- Nếu có dịp tìm hiểu kỹ những nhân vật thành công lớn, nổi tiếng với ky nang lanh daoxuất chúng, chúng ra sẽ thường thấy họ có những tính cách, phong cách, hành vi ứng xử khá giống nhau. Đó là những người biết lúc nào cần trầm tư suy tính (tĩnh) và lúc nào nên hành động (động). Họ là những người có niềm tin về con người, về những sự việc đang diễn ra và có một nghị lực để giữ vững niềm tin đó, là người biết quyết đoán khi cần phải quyết đoán. Bạn muốn hiểu rõ hơn về các nhà lãnh đạo tài ba và bí quyết của nghệ thuật lãnh đạo từ họ? Hãy theo dõi tiếp vài viết này từ Góc Kỹ Năng Những nhà lãnh đạo thành công thường có tư duy rất logic, nhưng đôi khi họ lại đưa ra những quyết định dường như rất phi logic. Tuy nhiên họ là những người không giáo điều, không áp đặt cấp dưới phải tuân theo ý mình và bắt kịp với những thay đổi của môi trường chung quanh. Chính những tố chất vừa kể trên đã giúp họ trong việc hoạch định, triển khai chiến lược, chiến thuật và sách lược qua các giác độ “tĩnh-động”, “động-tĩnh” và “tĩnh-động-tĩnh”.
- Còn nhớ văn hào Tolstoi khi nói về chiến lược đánh bại Napoleon của nguyên soái Koutouzov, ông đã mô tả lối hành xử rất ung dung tự tại của vị tướng này. Nguyên soái Koutouzov ung dung tự tại rút lui, ung dung tự tại để Napoleon thắng trận và ung dung tự tại chờ đến mùa đông tuyết rơi để phản công. Chắc hẳn vị tướng này phải có một niềm tin, một nghị lực phi thường để không bị những áp lực của Nga hoàng và triều đình buộc thay đổi chiến lược. Chiến lược lấy tĩnh chế động và chỉ động khi thời cơ đã chín muồi nhằm đánh thắng thần tốc. Ky nang lanh dao dựa vào nhiều yếu tố văn hóa, khoa học, trải nghiệm, triết lý sống… Một cánh cửa đóng kín, hé mở hay mở rộng cũng là một tín hiệu của lãnh đạo đối với thuộc cấp của mình. Cửa rộng mở thì ai vào cũng được. Cửa hé mở, có chuyện cần thiết cứ vào. Còn nếu cửa đóng kín thì vui lòng liên lạc với thư ký hay trợ lý để xin lịch hẹn. Sự hiện diện của người lãnh đạo trong một tổ chức tùy thuộc vào sự
- cảm nhận của nhân viên. Và điều đó được cảm nhận như thế nào lại tùy vào nghệ thuật “hiện diện” của lãnh đạo. “Gần – xa”, “xa – gần” có một ý nghĩa cho nghệ thuật lãnh đạo tùy theo mức độ, chủ định để vận hành nguyên lý “tĩnh – động”. Nguyên lý “tĩnh – động” là một triết lý sống và cũng là một triết lý hành động. Sự bao quát của nguyên lý này đã được áp dụng vào toán học hay vật lý để đưa ra đáp án cho những hàm số phức tạp dưới dạng vi phân hay tích phân. “Tĩnh – động”, thật ra là một phép biện chứng để biết “cái này” và sự mâu thuẫn của chính nó. Nghệ thuật lãnh đạo là phải biết phép biện chứng đó để khi quyết định “cái này” thì tiên liệu được mâu thuẫn của chính nó là thấp nhất và có thể xử lý được. Tùy theo từng tình huống và tình hình thực tế của cuộc sống doanh nghiệp, chúng ta đã chứng kiến một số nhà lãnh đạo đã sử dụng một cách linh hoạt và đôi lúc rất bạo dạn nguyên lý “tĩnh – động” để bứt phá so với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn một doanh nghiệp khi chờ đến đúng thời điểm tích lũy đủ vốn cần thiết, họ không những chỉ chuyển từ thế “tĩnh” qua “động” mà còn có thể là “động-động-động…”. Doanh nghiệp đó thực hiện một chiến lược liên hoàn để chiếm lấy thị phần, bứt phá lên phía trước, đẩy đối thủ rơi vào thế bị động, không kịp trở tay. Có thể nói nguyên lý “tĩnh – động” là một nguyên lý rất uyển chuyển, không bị gò bó trong một khuôn sáo cứng nhắc, rất phù hợp cho nghệ thuật lãnh đạo.
- Một nhà lãnh đạo sống có niềm tin, độ lượng, biết ung dung tự tại trong chiến lược, thao lược trong chiến thuật, sáng suốt trong sách lược ắt hẳn sẽ có may mắn hội tụ được “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa” để thành công lớn. Và may mắn thường đến với những con người đi tìm sự may mắn. Các nhà lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong thời gian khủng hoảng. Những gì họ đối xử với nhân viên ngày hôm nay sẽ có tác động mạnh mẽ vào ngày mai. Các nhà lãnh đạo cần một chiến lược giúp đỡ công ty và dẫn dắt các nhân viên vượt qua khủng hoảng. Trong khủng hoảng, có một phương thức 10 bước hiệu quả, được sắp xếp theo thứ tự chữ cái đầu tiên của TAKE CHARGE (Nhận trách nhiệm) – để quản lý, động viên và dẫn dắt các nhân viên đi qua quãng thời gian khó khăn này: T – Target: Nhìn thẳng vào nỗi lo sợ. Nếu nhà lãnh đạo có những hành động thích hợp và biết cách động viên nhân viên sẽ giữ được chân và củng cố lòng trung thành của họ khi kinh doanh trở lại bình thường. Mọi người thường có nhiều cảm giác khác nhau khi xảy ra khủng hoảng, bắt đầu với những lo ngại về sự an toàn công việc, cuộc sống gia đình, và tiếp theo sẽ là an toàn tài chính. Các nhà lãnh đạo nên có một kế hoạch để giải toả từng nỗi lo ngại này theo thứ tự mức độ quan trọng.
- A – Accept: Chấp nhận sự thật rằng năng xuất và hiệu quả công việc sẽ sụt giảm. Mọi người phản ứng rất khác nhau khi khủng hoảng xảy ra. Chắc bạn sẽ thấy tinh thần làm việc sụt giảm, khó tập trung vào công việc, xin nghỉ một thời gian hay vắng mặt không có lý do. Tất cả đều là những phản ứng hết sức tự nhiên. Bạn cần trò chuyện nhiều hơn với các nhân viên, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới khủng hoảng. Trò chuyện với các nhân viên càng nhiều bao nhiêu, công ty càng nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng bấy nhiêu. K – Keep: Giao tiếp luôn cởi mở. Thông tin có một sức mạnh to lớn. Đây là một nguồn sinh lực mạnh mẽ. Nhà lãnh đạo cần gặp gỡ các nhân viên ở mọi cấp độ để phát hiện ra những nỗi lo ngại, cũng như tạo ra động lực thúc đẩy cho họ làm việc. Hãy tổ chức các cuộc họp để giúp đỡ mọi người đương đầu với khủng hoảng. Hãy thường xuyên cập nhập trang web và tạo ra một nơi để mọi người có thể xem hay nghe những tin tức mới nhất từ công sở. E – Educate: Đào tạo các nhà quản lý và giám sát. Các nhà giám sát tiền tuyến và các nhà quản lý bậc trung chính là xương sống của công ty và là những nhân tố có tác động cơ bản nhất. Việc đào tạo nên bao gồm cách thức nhận ra và giảm stress; cách thức chỉ dẫn các nhân viên tới sự trợ giúp chuyên môn nếu cần thiết.
- C – Calm: Bình tĩnh, tự tin và nhất quán với phong cách lãnh đạo. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo. Việc thể hiện tình cảm quan tâm, lo lắng cho dù là nhỏ nhất cũng sẽ có tác dụng to lớn. Các nhà lãnh đạo nên chú trọng đến điều này. H – Help: Giúp đỡ những ai thực sự cần đầu tiên. Tốt nhất nhà lãnh đạo không nên tự mình nhận định về tình cảm của mọi người như thế nào trong thời gian khủng hoảng. Hãy liên lạc với họ để tìm hiểu. Mội vài cá nhân có thể cần tới sự trợ giúp trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Vậy hãy đảm bảo để họ hiểu được khi khó khăn cần phải tiếp cận Chương trình trợ giúp nhân viên (Employee assistance program – EAP) ra sao. Những nhân viên nào gặp khó khăn nhất cần được giúp đỡ trước tiên. A – Allow: Cho phép mọi người bộc lộ hết tình cảm. Mọi người với những tình cảm khác nhau sẽ bộc lộ chúng theo những cách thức khác nhau. Nhà lãnh đạo cần cho phép họ thể hiện hết những gì bên trong bản thân, cho dù có thể là những tình cảm tiêu cực. Một vài công ty có những quy định như thế nào là tinh thần lành mạnh dành cho các nhân viên. R – Restrict: Hạn chế những hành vi tiêu cực. Không quan trọng nhà lãnh đạo cảm thấy như thế nào về khủng hoảng, nhưng họ phải vạch ra được một ranh giới
- nhất định nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng, quấy rối và trút cơn cáu giận lên những người khác trong công ty. Nhà lãnh đạo cần tuyên bố rõ ràng rằng các hành vi tiêu cực sẽ không được khoan dung và sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật cao nhất. G – Get: Để mọi người lấy lại khả năng kiểm soát bản thân. Khủng hoảng rõ ràng có tác động rất lớn đến tâm lý của các nhân viên. Nó huỷ hoại những cảm giác yên bình và dường như lấy mất đi của các nhân viên khả năng kiểm soát cuộc sống. Vai trò của nhà lãnh đạo là giúp đỡ các nhân viên lấy lại được sự kiểm soát cuộc sống – công việc để khích lệ họ tiến lên phía trước, hướng tới một động cơ có thể giúp họ tạo ra nhiều khác biệt. Vì vậy, việc hướng nhân viên tới những hành động thích hợp sẽ đưa lại cho họ khả năng kiểm soát bản thân và có tinh thần tiến lên. E – Expect: Lường trước và lên kế kế hoạch cho những khả năng tiếp theo. Hy vọng của tất cả mọi người là khủng hoảng sẽ chấm dứt nhanh với những tổn thất tối thiểu cho bản thân họ cũng như cho công ty. Nhà lãnh đạo cần lên kế hoạch về những gì công ty sẽ thực hiện nhằm bù đắp tổn thất cho các nhân viên do khủng hoảng gây ra. Hãy quyết định những khoản trợ cấp cụ thế. Hãy lên kế hoạch xử lý khủng hoảng và kế hoạch này phải được cập
- nhập thường xuyên. Nhìn chung, hãy chuẩn bị tất cả những gì cho một chiến dịch lâu dài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghệ thuật quản lý tiền bạc
5 p | 792 | 162
-
14 nguyên tắc thành công (Phần 10)
7 p | 269 | 131
-
Nghệ thuật HIỂU THẤU TÂM LÝ NGƯỜI KHÁC - Phần 8
11 p | 391 | 113
-
Cẩm nang quản lý hiệu quả - Hành động hiệu quả - P1
2 p | 261 | 92
-
Thắp lửa cho tinh thần làm việc của các nhân viên
8 p | 229 | 81
-
Nguyên nhân và bí quyết tạm biệt “stress”
4 p | 140 | 41
-
Quản lý doanh nghiệp: Không có chỗ cho sự thỏa mãn
6 p | 147 | 32
-
Nguyên lý ''tĩnh - động'' trong nghệ thuật lãnh đạo
4 p | 101 | 28
-
“Mẹo” tránh làm “kẻ ngoài lề” trong công việc
5 p | 89 | 25
-
Nguyên lý ''tĩnh - động'' trong nghệ thuật lãnh đạo
3 p | 117 | 22
-
12 mẹo chống say tàu xe Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng
5 p | 115 | 13
-
Ngày càng nhiều trẻ cô đơn ngay trong chính nhà mình
5 p | 97 | 9
-
4 nguyên tắc sống còn của hôn nhân
6 p | 91 | 8
-
Làm việc với tinh thần đoàn kết
3 p | 105 | 8
-
Phòng bệnh viêm phổi trong mùa hè cho trẻ em
6 p | 92 | 7
-
Nguyên tắc làm ấm nhà mùa đông
6 p | 75 | 6
-
Nguyên lý “tĩnh - động"
5 p | 46 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn