intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân Giảm Kali máu

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

95
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân: 1.Tăng chuyển K+ vào nội bào + Tình trạng nhiễm kiềm + Thặng dư insulin + Sử dụng các beta adrenergic + Ngộ độc theophyllin, barium + Liệt chu kỳ do hạ K+ có tính cách gia đình + Liệt chu kỳ do hạ K+ ở nhiễm độc giáp + Thiếu hụt magnesium 2.Cơ thể tăng nhu cầu K+ + Hội chứng “dinh dưỡng trở lại” + Đang điều trị thiếu máu nặng + Đang được truyền hồng cầu lắng 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân Giảm Kali máu

  1. Giảm Kali máu I. Nguyên nhân: 1.Tăng chuyển K+ vào nội bào + Tình trạng nhiễm kiềm + Thặng dư insulin + Sử dụng các beta adrenergic + Ngộ độc theophyllin, barium + Liệt chu kỳ do hạ K+ có tính cách gia đình + Liệt chu kỳ do hạ K+ ở nhiễm độc giáp + Thiếu hụt magnesium 2.Cơ thể tăng nhu cầu K+ + Hội chứng “dinh dưỡng trở lại” + Đang điều trị thiếu máu nặng + Đang được truyền hồng cầu lắng 3.Cơ thể mất K+
  2. + Nôn ói kéo dài + Hút thông dạ dày + Dò tiêu hoá + Tiêu chảy + Các phẫu thuật chuyển lưu niệu-ống tiêu hoá + Nhiễm ketone và tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân tiểu đường + Hội chứng Cushing, HC cường aldosterone nguyên phát và thứ phát… + Tình trạng lợi niệu sau tắc nghẽn + Bệnh lý toan hoá ống thận týp 1 và 2 II. Chẩn đoán: 1. Tim: + Rối loạn nhịp thất, thường gặp hơn cả là ngoại tâm thu thất. + K+ huyết tương < 3 mEq/L, có tiền căn thiếu máu cơ tim, đang được gây mê… sẽ có nguy cơ loạn nhịp thất cao. 2. Điện tâm đồ: + Sóng T dẹt, ST chênh xuống, xuất hiện sóng U, khoảng QU kéo dài.
  3. + Nếu K+ huyết tương tiếp tục giảm: sóng T âm, P đảo ngược, block nhĩ thất, nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ, rung thất và cuối cùng ngừng tim. 3. Tiêu hoá: + liệt ruột, táo bón. 4. Cơ vân: + Yếu cơ, mệt mỏi, hội chứng bàn chân không nghỉ, đau cơ và có thể có dấu hiệu chuột rút. + Liệt cơ xuất hiện khi nồng độ K+ huyết tương < 2,5 mEq/L. Thường liệt cơ chi, nhưng nếu cơ thân mình bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng suy hô hấp.
  4. III. Điều trị: 1. Phòng giảm kali huyết a, Chỉ định + BN đang bị suy tim nặng đang phải dùng một số lượng lớn thuốc lợi tiểu + BN đang sử dụng digoxin + BN suy gan nặng, có nguy cơ dẫn đến hôn mê gan nếu thiếu hụt kali + BN đang sử dụng thuốc gây mất kali như corticoid hay carbanoxolon + BN không ăn uống được, thí dụ chuẩn bị trước mổ, những ngày đầu sau phẫu thuật vùng bụng, đặt thông mũi-dạ dày trong các trường hợp hẹp môn vị hay tắc ruột + Sử dụng dung dịch kiềm (NaHCO3) để điều trị nhiễm toan với tốc độ nhanh hoặc khối lượng lớn + Khôi phục nhanh chóng thể tích tuần hoàn bằng các dung dịch không hoặc chứa ít K+. b, Phòng ngừa thiếu hụt kali bằng các chế phẩm kali hoặc các tác nhân giảm bài niệu kali như thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (spironolacton, triamterene, amiloride). 2. Bồi hoàn sự thiếu hụt kali * Chlorua kali: có thể được sử dụng để điều trị tất cả các hình thái thiếu hụt kali.
  5. a, Qua đường uống: 40-120 mEq/ngày, tuỳ thuộc vào mức độ thiếu hụt kali. b, Qua đường tĩnh mạch ngoại biên: + Dung dịch có nồng độ K+ khoảng 40 mEq/L là thích hợp. + Dung dịch dùng để pha chế phẩm K+ có thể là NaCl 0,9% hoặc Glucose 5%. + Trong trường hợp khẩn cấp chỉ dùng dung dịch NaCl vì glucose đẩy K+ vào trong tế bào. + Không bồi hoàn quá 240 mEq/ngày + Tốc độ truyền khoảng 10 mEq/giờ. + Trong trường hợp khẩn cấp tốc độ có thể lên đến 40 mEq /giờ nhưng phải theo dõi điện tâm đồ liên tục. 3. Điều trị đặc hiệu a, Do sử dụng thuốc - beta adrenergic, ngộ độc theophylline, liệt chu kỳ do hạ kali huyết ở bệnh nhân nhiễm độc giáp: + Sử dụng tác nhân block beta. b, Đã phẫu thuật chuyển lưu niệu-ống tiêu hoá: + Có thể chỉ định các tác nhân ức chế sự hấp thu Cl- như chlorpromazine (25-50 mg, 3 lần/ngày) và nicotinic acid (400 mg, 3-4 lần/ngày).
  6. + Điều trị bằng phẫu thuật dành cho các trường hợp sỏi niệu hoặc hẹp miệng nối. + Khi có nhiễm trùng ngược dòng xảy ra, cần chỉ định kháng sinh thích hợp. + Có thể giảm bài niệu canxi (giảm tốc độ hình thành sỏi niệu) bằng thuốc lợi tiểu thiazide. c, Tiểu đường bị nhiễm toan ketone và tăng áp lực thẩm thấu huyết tương: * Sau khi đã có chẩn đoán xác định và đã triển khai insulin và dịch truyền trị liệu, và nếu lưu lượng nước tiểu tối thiểu 30-60 mL/giờ và nồng độ K+ huyết tương nhỏ hơn 5 mEq/L: + Nếu nồng độ K+ huyết tương lớn hơn 4 mEq/L và tốc độ truyền dịch lớn hơn 1 lít/giờ: KCl sẽ được pha vào từ lít dịch truyền thứ 3 với nồng độ 20 mEq/L. + Nếu nồng độ K+ huyết tương nhỏ hơn 4 mEq/L và tốc độ truyền nhỏ hơn 1 lít/giờ: có thể pha KCl với nồng độ 40 mEq/L. + Tốc độ truyền: 10-20 mEq/giờ nếu K+ huyết tương lớn hơn 4 mEq/L, 20- 30 mEq/giờ nếu K+ huyết tương nhỏ hơn 4 mEq/L. + Cần định lượng K+ huyết tương mỗi 2-4 giờ trong 12- 24 giờ đầu tiên và thực hiện ECG mỗi 30-60 phút trong 4-6 giờ đầu. d, Cường hormone vỏ thượng thận + Hội chứng cường aldosterone nguyên phát
  7. - do u tuyến lành tính vỏ thượng thận một bên: - Tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ u. - BN không thể phẫu thuật được: spironolacton được chỉ định để duy tr ì huyết áp bình thường và điều chỉnh tình trạng thiếu hụt kali. + Hội chứng cường aldosterone nguyên phát - do tăng sản vỏ thượng thận hai bên không rõ nguyên nhân: - có thể được phẫu thuật cắt giảm một phần mô vỏ thượng thận chức năng, - nhưng hầu hết được điều trị bằng spironolacton.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2