intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân quá tải bệnh nhân khám ngoại trú tại Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thiết kế nhằm tìm nguyên nhân vì sao bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở khoa ngoại trú tại bệnh viện Từ Dũ và những bệnh nào thường gặp; vì sao bệnh nhân không khám tại y tế cơ sở. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân quá tải bệnh nhân khám ngoại trú tại Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> NGUYÊN NHÂN QUÁ TẢI BỆNH NHÂN KHÁM NGOẠI TRÚ<br /> TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Nguyễn Văn Cư*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Ngành Y tế đã nỗ lực nhiều trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tuy nhiên<br /> Ngành đang đứng trước thử thách về "chất lượng dịch vụ y tế và quá tải bệnh nhân" vì hiện nay bệnh viện<br /> hạng 1 và hạng 2 chiếm 10,7%, mà đây là những bệnh viện luôn bị quá tải; bệnh viện Từ Dũ cũng là một<br /> trong những bệnh viện có thực trạng trên.<br /> Mục tiêu: Tìm nguyên nhân vì sao bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở khoa ngoại trú tại bệnh viện Từ<br /> Dũ và những bệnh nào thường gặp; vì sao bệnh nhân không khám tại y tế cơ sở.<br /> Đối tượng- Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn bệnh nhân dựa vào bảng<br /> câu hỏi. Đối tượng chọn mẫu là các bệnh nhân đến khám trong giờ. Mẫu chọn theo công thức n = Z2 (1/2) x P x (1-P)/ e2, ta chọn n > 384 bệnh nhân. Số liệu được xử lý qua phần mềm SPSS for windows,<br /> 10.05.<br /> Kết quả: Kết quả nghiên cứu từ 02/2009 đến 8/2009, trên 414 bệnh nhân cho kết quả: Khám ngoại trú<br /> luôn vượt chỉ tiêu giao. Mỗi ngày mỗi bác sĩ khám 50 bệnh nhân; nhân viên làm thêm 2-3 tiếng. Bệnh nhân<br /> khám vào buổi sáng chiếm 70,0%. Bệnh nhân cư ngụ ở các tỉnh đến khám là 50,7%, trong đó bệnh nhân từ<br /> 18- 60 tuổi là 97,3%. Chẩn đoán theo ICD10 tỷ lệ bệnh nhân khám thai là 25,7%, viêm cổ tử cung là<br /> 12,8%, rối loạn kinh nguyệt là 8,3%. Bệnh nhân đến bệnh viện Từ Dũ vì tin tưởng 63,4% và không tin y<br /> tế cơ sở 57,4%. Sau khám được cấp toa về điều trị là 91,5%, mà trong số đó y tế cơ sở có thể điều trị được<br /> 78,9% đối với bệnh nhân ngụ ở TPHCM và 71,9% đối với bệnh nhân ngụ ở các Tỉnh.<br /> Kết luận: Có quá tải bệnh nhân khám ngọai trú tại bệnh viện Từ Dũ, nhất là buổi sáng, các bệnh<br /> thông thường chiếm hơn 70,0% theo lý do bệnh nhân đến khám cũng như theo kết quả chẩn đoán ICD10. Y<br /> tế cơ sở trị được ¾ trường hợp. Bệnh nhân đến bệnh viện Từ Dũ vì tin tưởng 63,4%. Đề nghị Sở Y tế<br /> luân chuyển Bác sĩ giỏi với y tế cơ sở; bổ sung trang thiết bị; bệnh tái khám đưa vào buổi chiều, được thu<br /> đủ chi phí và phân tuyến để giảm tải và hạn chế vượt tuyến.<br /> Từ khoá: Quá tải bệnh nhân tại bệnh viện; bệnh nhân ngoại trú.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE COURSES OF THE OVERLOADED PATIENTS<br /> IN THE OUTPATIENT DEPARTMENT AT THE TU DU HOSPITAL<br /> Nguyen Van Cu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 132 - 136<br /> Background: The leader of branh health has the task more efforts to protect health care residents,<br /> however challenging are standing before about the "quality of health services and overload patient."<br /> Current hospital degree 1 and 2 accounted for 10.7%, these hospitals are always overloaded patients; Tu Du<br /> hospital is also one of the hospitals have on the actual condition.<br /> Objectives: Find the causes why the patients visits and treat at outpatient department of Tu Du<br /> hospital, which diseases and why this patients not visit at medical facilities.<br /> *<br /> <br /> Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp.Hồ Chí Minh<br /> ĐT: 0903925342<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: TS. Nguyễn Văn Cư<br /> <br /> 132<br /> <br /> Email: cuupnt@yahoo.com.vn<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Method: Describe the study design horizontal cut, based on patient interview questionnaires. For<br /> samples that tooing patients choose to visit during business hours. We choose calculateed form: n = Z2(1/2)x P x (1-P)/e2, we have > 384 patients. Data are handled via software SPSS for Windows, 10.05<br /> Results: Research from 02/2009 to 8/2009 over 414 patients for outcome: Screening outpatient always<br /> exceeds the assigned targets. Every day, each doctor visits 50 patient; staff working extra hours 2-3. Patient<br /> visits in the morning 70.0%. Patients from 18-60 years is 97.3%. Patients who live in the province to visit<br /> is 50.7%. According to ICD10 diagnosis rate of screening pregnant patients is 25.7%, such as: cervical<br /> inflammation is 12.8%. menstrual disorder is 8.3%. From check-in reason whether hospital because the<br /> hospital trust Tu Du 63.4%, not trust medical facilities 57.4%. After exams are provided as a prescription<br /> treatment of 91.5%, that these patients can be treated at medical facilities such as: 78.9% of Ho Chi Minh<br /> City and 71.9% of provinces.<br /> Conclusions: Patient visits have too load outpatient at Tu Du hospital, especially the morning, are the<br /> common diseases accounted for 70.0% more reason to visit as well as according to ICD10. Health facilities<br /> can treat ¾ situations. Hospital patients to private hospitals for 63.4% Tu Du. Department of Health<br /> proposes to transfer a rotating advanced doctor with medical facilites, additional equipment sites; provide<br /> medical re-examination in the afternoon, Be collect enough expenses to have enough money and restrictive<br /> load exceeds the limit online.<br /> Keywords: Overloaded patients in clinics; outpatient.<br /> bệnh thường gặp tại phòng khám ngoại trú và<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> vì sao BN không khám tại YTCS.<br /> Thời gian qua Ngành Y tế đã nỗ lực nhiều<br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ<br /> (BVCSSK) nhân dân, tuy nhiên Ngành đang<br /> Quá tải BN theo tiêu chí: Vượt chỉ tiêu về<br /> đứng trước thử thách lớn là “chất lượng dịch<br /> số lượng BN khám tại khoa khám bệnh; vượt<br /> vụ y tế, y đức, công bằng, chi phí y tế và đặc<br /> chỉ tiêu công suất sử dụng giường bệnh;<br /> biệt là quá tải bệnh nhân (BN) tại các bệnh<br /> người lao động có giờ làm thêm vượt quá<br /> viện (BV)”, mà các cấp lãnh đạo trong và<br /> 50%/ngày của của 8 giờ hoặc trên 200<br /> ngoài Ngành rất quan tâm. Y tế nhà nước hiện<br /> giờ/năm. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt<br /> nay chiếm 96,5% trong tổng số BV, trong đó<br /> ngang, dân số chọn mẫu là các BN đến KCB<br /> BV hạng 1 và hạng 2 chỉ có 10,7%, đây là<br /> tại BVTD thời khoảng nghiên cứu. Đối tượng<br /> những BV thường xuyên bị quá tải, như Thủ<br /> chọn mẫu là các BN khám trong giờ tại BVTD,<br /> tướng chính phủ phát biểu ngày 13/06/2004:<br /> n = Z2 (1-/2) x P x (1-P) / e2 , chọn d=0,05, ta<br /> “Vấn nạn lớn của Ngành y tế hiện nay là quá<br /> có n > 384 BN. Trẻ dưới 15 tuổi phải có thân<br /> tải BN tại BV”. Tuyến trên quá tải BN, trong<br /> nhân. Số liệu được xử lý theo SPSS For<br /> khi đó tuyến y tế cơ sở (YTCS) chưa đạt chỉ<br /> Windows, 10.05.<br /> tiêu, hệ quả của cả hai tuyến sẽ tụt hậu so với<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> xu hướng chung của y tế thế giới, mà bệnh<br /> Nghiên cứu thực hiện từ 02/2009 đến<br /> viện Từ Dũ (BVTD) là một trong nhiều BV<br /> 8/2009. Mẫu nghiên cứu gồm 414 BN.<br /> chịu sự quá tải BN trong các năm vừa qua.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Tìm nguyên nhân vì sao BN đến khám<br /> chữa bệnh (KCB) ở khoa ngoại trú tại BVTD<br /> thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM); những<br /> <br /> Chuyên Đề Y tế Công cộng<br /> <br /> Các chỉ số thực hiện khám điều trị<br /> ngoại trú<br /> Phòng khám ngoại trú BVTD luôn vượt<br /> chỉ tiêu kế hoạch giao, từ 152,7% (năm 2004)<br /> đến 119,0% (năm 2008), tỷ lệ nhập viện phụ<br /> <br /> 133<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> khoa: 2,5% và sản khoa: 6,5%. Mỗi ngày BS<br /> khám trung bình là 50 BN và CBVC làm thêm<br /> từ 2 đến 3 tiếng. BN khám tập trung nhiều<br /> nhất là vào buổi sáng khoảng 70%.<br /> <br /> Nơi cư trú, tuổi và giới tính<br /> Bệnh nhân cư ngụ ở các tỉnh đến khám là<br /> 50,7%, nhiều nhất là tỉnh Đồng Nai, Long An,<br /> Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Dương; cư ngụ ở<br /> TPHCM là 49,3%, nhiều nhất là quận 1, quận<br /> Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp và<br /> quận 3.<br /> <br /> Bảng 1: Tần số và tỷ lệ phân bố theo tuổi của BN ở<br /> TPHCM và các tỉnh, n= 414<br /> Địa bàn<br /> TPHCM Tần số<br /> %<br /> Tỉnh<br /> Tần số<br /> %<br /> Cộng Tần số<br /> %<br /> <br /> < 18<br /> tuổi<br /> 0<br /> 0,0<br /> 1<br /> 0,5<br /> 1<br /> 0,3<br /> <br /> 18-60<br /> tuổi<br /> 200<br /> 98,0<br /> 203<br /> 96,8<br /> 403<br /> 97,3<br /> <br /> > 60 tuổi<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 4<br /> 2,0<br /> 6<br /> 2,8<br /> 10<br /> 2,4<br /> <br /> 204<br /> 100<br /> 210<br /> 100<br /> 414<br /> 100<br /> <br /> Dưới 16 tuổi có 1 bệnh nhân, trên 60 tuổi<br /> có 10 bệnh nhân.<br /> <br /> Xử trí ban đầu khi có bệnh<br /> Bảng 2: Tần số và tỷ lệ phân bố nơi xử trí ban đầu, n= 414<br /> Nơi cư trú<br /> <br /> TPHCM<br /> các tỉnh<br /> Chung<br /> <br /> Tự điều trị<br /> Tần số<br /> 88<br /> 94<br /> 182<br /> <br /> %<br /> 42,8<br /> 45,2<br /> 44,0<br /> <br /> Khám tại YTCS Khám BV tại Tỉnh, Khám tại BVTD<br /> TPHCM<br /> Tần số<br /> %<br /> Tần số<br /> %<br /> Tần số<br /> %<br /> 25<br /> 12,1<br /> 42<br /> 21,4<br /> 21<br /> 10,2<br /> 55<br /> 25,8<br /> 17<br /> 8,1<br /> 26<br /> 12,2<br /> 80<br /> 19,3<br /> 59<br /> 14,3<br /> 47<br /> 11,4<br /> <br /> Bệnh nhân xử trí ban đầu gồm: khám tại<br /> BVTD là 11,4% và khám tại YTCS: 19,3%.<br /> <br /> Nơi cư trú Có giới thiệu<br /> <br /> Bảng 3: Tần số và tỷ lệ phân bố lý do đến khám<br /> <br /> Tỉnh 210<br /> Cộng 414<br /> <br /> Lý do đến khám<br /> <br /> TPHCM Các tỉnh<br /> Chung<br /> Tần % Tần % Tần %<br /> số<br /> số<br /> số<br /> Khám thai tổng quát 87 40,5 37 16,7 124 28,4<br /> Huyết trắng<br /> 20 9,3 48 21,7 68 15,6<br /> Khám phụ khoa kiểm 24 11,2 26 11,8 50 11,5<br /> tra<br /> Rong kinh<br /> 18 8,4 10 4,5 28 6,4<br /> Rong huyết<br /> 3<br /> 1,4 14 6,3 17 3,9<br /> Vô kinh<br /> 10 4,7<br /> 6<br /> 2,7 16 3,7<br /> Có thai đau bụng<br /> 9<br /> 4,2<br /> 4<br /> 1,8 13 3,0<br /> Có thai ra huyết<br /> 9<br /> 4,2<br /> 3<br /> 1,4 12 2,8<br /> Viêm cổ tử cung<br /> 2<br /> 0,9<br /> 6<br /> 1,8<br /> 8<br /> 1,8<br /> U buồng trứng<br /> 2<br /> 0,9<br /> 5<br /> 2,3<br /> 7<br /> 1,6<br /> <br /> Tần số<br /> 6<br /> 16<br /> <br /> Bác sĩ tư<br /> Tần số<br /> 28<br /> 18<br /> 46<br /> <br /> %<br /> 13,5<br /> 8,6<br /> 11,0<br /> <br /> Có giấy<br /> Tự đến<br /> chuyển viện<br /> % Tần số % Tần số %<br /> 2,9<br /> 13<br /> 6,2<br /> 191 90,9<br /> 3,8<br /> 17<br /> 4,2<br /> 381 92,0<br /> <br /> BN đến BVTD có giới thiệu là 3,8%,<br /> chuyển viện là 4,2% và hầu hết là tự<br /> đến: 92,0%.<br /> <br /> Ý kiến đề nghị của BN đối với BV.<br /> Bảng 5: Tần số và tỷ lệ phân bố theo ý kiến đề nghị<br /> BVTD<br /> Nơi cư<br /> Bác sĩ<br /> Y tá<br /> Thêm PK Chỗ chờ<br /> trú<br /> Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %<br /> TP HCM<br /> 18<br /> 8,4<br /> 4<br /> 1,9 43 20,0 20 9,3<br /> Tỉnh<br /> 22 10,0<br /> 2<br /> 0,9 45 20,4 19 8,6<br /> Chung<br /> 40<br /> 9,2<br /> 6<br /> 1,4 88 20,2 39 8,9<br /> <br /> Khám tổng quát 28,4%, huyết trắng 15,6%,<br /> khám phụ khoa 11,5 và rong kinh- rong<br /> huyết 10,3%.<br /> <br /> Bệnh nhân góp ý: thêm BS 9,2%, thêm y tá<br /> 1,4%, thêm phòng khám 20,2 và thêm chổ<br /> ngồi chờ 8,9%.<br /> <br /> Cách tiếp cận Bệnh viện<br /> <br /> Lý do chọn khám tại BVTD<br /> <br /> Bảng 4: Tần số và tỷ lệ BN phân bố theo cách tiếp<br /> cận BVTD , n= 414<br /> <br /> Bảng 6: Tần số và tỷ lệ phân bố theo lý do chọn<br /> khám tại BVTD<br /> <br /> Nơi cư trú Có giới thiệu<br /> <br /> TPHCM 204<br /> <br /> 134<br /> <br /> Tần số<br /> 10<br /> <br /> Có giấy<br /> Tự đến<br /> chuyển viện<br /> % Tần số % Tần số %<br /> 5,6<br /> 4<br /> 1,9<br /> 190 92,6<br /> <br /> Lý do chọn khám TPHCM Các<br /> Tổng Ghi chú<br /> tại BVTD<br /> Tỉnh<br /> TS % TS % TS % TS %<br /> Chuyên khoa, trị 147 68,4 163 73,8 310 71,1 626 63,4<br /> mau hết<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> Lý do chọn khám TPHCM Các<br /> Tổng Ghi chú<br /> tại BVTD<br /> Tỉnh<br /> TS % TS % TS % TS %<br /> Thói quen<br /> 24 11,2 18 8,1 42 9,6<br /> Bác sĩ giỏi<br /> 68 31,6 146 66,1 214 49,1<br /> Tiếp xúc tốt của 26 12,1 34 15,4 60 13,8<br /> BS-YT-BV<br /> Thông tin, người 30 14,0 60 27,1 90 20,6 147 14,9<br /> quen chỉ<br /> Có miễn phí<br /> 0 0 2 0,9 2 0,5<br /> Ý kiến khác<br /> <br /> 39 18,1 16 7,2 55 12,6<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Lý do chọn khám TPHCM Các<br /> Tổng Ghi chú<br /> tại BVTD<br /> Tỉnh<br /> TS % TS % TS % TS %<br /> Đủ trang thiết bị, 67 31,2 88 39,8 155 35,6 155 15,7<br /> đủ thuốc men<br /> Gần nhà, tiện<br /> 55 25,6 4 1,8 59 13,5 59 6,0<br /> đường<br /> <br /> Có 987 ý kiến: tin tưởng BVTD 63,4%, đủ<br /> trang thiết bị và thuốc 15,7% và tiện<br /> đường 6,0%.<br /> <br /> Lý do không chọn khám tại YTCS<br /> Bảng 7: Tần số, tỷ lệ phân bố lý do không chọn YTCS của BN tại BVTD<br /> Lý do không chọn YTCS<br /> <br /> TPHCM<br /> Tần số<br /> %<br /> 108<br /> 50,2<br /> 58<br /> 27,0<br /> 24<br /> 11,2<br /> 0<br /> 0,0<br /> 3<br /> 1,9<br /> 0<br /> 0,0<br /> 30<br /> 14,0<br /> 48<br /> 22,3<br /> 4<br /> 1,4<br /> <br /> Không chuyên khoa, trị lâu hết<br /> Chưa từng khám<br /> Bác sĩ không giỏi<br /> Tiếp xúc không tốt: BS, YT, BV<br /> Tổ chức điều hành kém<br /> Không miễn phí<br /> Lý do khác<br /> Thiếu trang thiết bị và thuốc men<br /> Xa nhà, không tiện đường<br /> <br /> Không khám tại YTCS vì không tin tưởng<br /> 57,4%, thiếu trang thiết bị - thuốc 30,0%.<br /> <br /> Hướng điều trị của BS sau khi khám BN<br /> Bảng 8: Tần số và tỷ lệ phân bố hướng điều trị cho<br /> BN khám tại BVTD, n= 414<br /> Khu vực Cấp toa về Chuyển<br /> điều trị<br /> viện<br /> Tần số %<br /> <br /> Đúng<br /> <br /> Nhập viện<br /> Theo dõi<br /> <br /> Tần % Tần % Tần số %<br /> số<br /> số<br /> <br /> TPHCM 187 92,1 0 0 10 2,3<br /> Tỉnh 192 91,9 2 0,9 9 2,1<br /> Chung 379 91,5 2 0,5 19 4,6<br /> <br /> 4<br /> 3<br /> 7<br /> <br /> 1,9<br /> 1,4<br /> 1,7<br /> <br /> Tổng<br /> Tần số<br /> %<br /> 240<br /> 55,0<br /> 89<br /> 20,4<br /> 90<br /> 20,6<br /> 0<br /> 0,0<br /> 6<br /> 1,4<br /> 1<br /> 0,2<br /> 43<br /> 9,9<br /> 99<br /> 22,7<br /> 9<br /> 2,1<br /> <br /> Ghi chú<br /> Tần số<br /> %<br /> 190<br /> 57,4<br /> <br /> 33<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> 99<br /> 9<br /> <br /> 30,0<br /> 2,6<br /> <br /> Theo BS khám thì 312/414 BN không cần<br /> nhập viện vì YTCS có thể điều trị được, theo<br /> nơi cư trú (TPHCM: 78,9% và các tỉnh: 71,9%).<br /> 2 = 16,25, P< 0,001. Có sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Lý do<br /> khác<br /> Tần %<br /> số<br /> <br /> 3<br /> 4<br /> 7<br /> <br /> 1,4<br /> 1,8<br /> 1,7<br /> <br /> Các BN được cấp toa về điều trị tại nhà là<br /> 91,5%, nhập viện là 8,0% và chuyển BV khác<br /> là 0,5%.<br /> <br /> Nơi điều trị phù hợp cho BN theo ý kiến<br /> của BS điều trị<br /> Bảng 9: Tần số và tỷ lệ phân bố nơi điều trị phù<br /> hợp cho BN theo ý kiến của BS khám.<br /> Nơi cư trú Không trị được Trị được Tổng<br /> TPHCM<br /> 34/ 21,1%<br /> 161/ 78,9% 204<br /> Các tỉnh<br /> 59/ 28,1%<br /> 151/ 71,9% 210<br /> Cộng<br /> 102<br /> 312<br /> 414<br /> <br /> Chuyên Đề Y tế Công cộng<br /> <br /> Các Tỉnh<br /> Tần số<br /> %<br /> 132<br /> 59,7<br /> 31<br /> 14,0<br /> 66<br /> 29,9<br /> 0<br /> 0,0<br /> 3<br /> 1,4<br /> 1<br /> 0,5<br /> 13<br /> 5,9<br /> 51<br /> 23,1<br /> 5<br /> 2,3<br /> <br /> Nghiên cứu cho thấy có quá tải BN thật tại<br /> khoa khám ngoại trú BVTD vì mỗi BS khám<br /> trung bình 50 mỗi ngày và luôn vượt chỉ tiêu<br /> giao, nên thời gian BS khám cho một BN ít,<br /> kéo theo bao sự phiền hà của BN. Đa số BN<br /> tập trung khám vào buổi sáng. Khám tổng<br /> quát chiếm hơn ¼ các trường hợp (BN của<br /> TPHCM gấp hai lần các tỉnh) như: bệnh huyết<br /> trắng (các tỉnh 21,7% và tại TPHCM là 9,3%).<br /> Bệnh nhân có giấy giới thiệu là 3,8%, chuyển<br /> từ BV tuyến dưới lên là 4,2% và tự đến chiếm<br /> tỷ lệ cao 92,0%, điều này phản ảnh tình trạng<br /> BN vượt tuyến YTCS.<br /> Bệnh nhân đến khám tại BVTD ở TPHCM<br /> do tin tưởng vì BS giỏi, điều trị nhanh, đủ<br /> chuyên khoa và phục vụ tốt 63,4%, kế đến là<br /> đủ trang thiết bị 15,7%, gần- tiện đường 6,0%.<br /> <br /> 135<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> BN không đến khám tại các YTCS do không<br /> tin tưởng YTCS rồi vượt tuyến lên BVTD là<br /> 57,4%, không đủ TTB và thiếu thuốc men<br /> 30,0%. Sau khám cấp toa về điều trị tại nhà là:<br /> 91,5%, Các BS cho đây là những bệnh nhẹ mà<br /> YTCS vẫn có khả năng điều trị được, đồng<br /> thời BS điều trị kết luận là tuyến YTCS có thể<br /> điều trị được các bệnh từ 71,9% đến 78,9% mà<br /> BN không cần khám tại BVTD.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> - Nghiên cứu trên 414 BN ở BVTD TPHCM<br /> cho thấy có quá tải BN thật ở phòng khám<br /> ngọai trú BVTD vì vượt chỉ tiêu sử dụng<br /> giường 107,8% - 130,0%, vượt chỉ tiêu khám<br /> ngoại trú 108,5%- 165,9%. Mỗi ngày một BS<br /> khám trung bình 50 BN, một CBVC phải làm<br /> thêm trung bình 2- 3 tiếng. Quá tải xảy ra<br /> quanh năm, nhất là vào buổi sáng (70,0% khối<br /> lượng trong ngày). Cấp toa về điều trị (91,5%)<br /> mà trong đó tuyến YTCS ở điều trị được ¾<br /> trường hợp. Hầu hết BN vượt tuyến (92,0%).<br /> Đa số đến KCB tại BVTD là bệnh thông<br /> thường như khám thai, phụ khoa, rong kinhrong huyết 90,0%.<br /> - Nguyên nhân cơ bản của sự quá tải: Số<br /> cán bộ nhân viên Y tế tuyến YTCS còn thiếu<br /> và yếu. Chưa có cơ chế đồng bộ và giải pháp<br /> cụ thể về quá tải. Quá tải do BN và thân nhân<br /> BN tin tưởng BVTD 63,4% vì có BS giỏi, đủ<br /> TTB; BN không tin tưởng YTCS vì BS không<br /> giỏi, không chuyên khoa (57,4%), cơ sở vật<br /> chất hạn chế và TTB thiếu.<br /> <br /> KIẾN NGHỊ<br /> - Đề nghị Sở Y tế TPHCM hỗ trợ YTCS qua<br /> công tác tuyến, luân chuyển CBVC giỏi, bổ<br /> sung TTB, nhằm tăng lòng tin của YTCS đối<br /> <br /> 136<br /> <br /> với dân địa phượng. Sắp xếp KCB lại tuyến<br /> trên và có lịch khám cụ thể chuyển bệnh tái<br /> khám vào buổi chiều. Phân tuyến điều trị để<br /> giảm BN vượt tuyến.<br /> - Đối với Ngành Y tế: Bổ sung, sửa đổi<br /> một số chế độ, chính sách, đặc biệt là các chỉ<br /> tiêu liên quan đến KCB. Bệnh viện tuyến trên<br /> tăng cường công tác tuyến, chuyển giao công<br /> nghệ cho YTCS. Bệnh viện được thu đủ viện<br /> phí (theo tuyến và đối tượng), để có đủ kinh<br /> phí hoạt động.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Bộ luật Lao động (1999), Bộ luật Lao động của Cộng hoà Xã<br /> hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, tr<br /> 49.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Bộ Y tế (2002), Định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới<br /> bệnh viện Việt Nam đến năm 2005 và 2010 (ban hành kèm<br /> theo quyết định số 1047/QĐ-BYT ngày 28- 03- 2002 của Bộ<br /> Y tế), Hà Nội, tr 30- 32.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Bộ Y tế (2002), Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ<br /> XXI, Công trình chào mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 2003,<br /> Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr 9, 101, 134, 319.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình<br /> đổi mới, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr 29- 65, 176- 197.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Ebrahim G.J, Hofvander Y ana Karin P.A (1983), Primary<br /> health care, in Viet Nam, pp 11- 25, 99- 114.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Health research design workshop (1997), WHO<br /> collaborating center for women’s health, key center for<br /> women’s health in society, faculty of medicine dentistry and<br /> helth sciences, uni of Melbourne, pp 42- 45.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> International Statistical Classification of Disease and related<br /> problem, (1993) 10th revision, Vol 2, WHO, pp 1-5, 9- 48.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Phước Chưởng (1997),<br /> Khảo sát hoạt động nhi khoa tại 5 tỉnh lân cận TPHCM có<br /> liên quan đến quá tải bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi<br /> Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 39- 47.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Tham khảo bệnh tật<br /> theo ICD10 và bảo hiểm y tế, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 1- 3,<br /> 5- 7, 9- 48.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Sở Y tế Thành phố Hà Nội (2003), Nghiên cứu thực trạng<br /> quá tải khám chữa bệnh nội trú- ngoại trú tại một số bệnh viện<br /> Trung Ương- Hà Nội và đề xuất các giải pháp cơ bản khắc phục<br /> tình trạng quá tải, tr 26- 52.<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2