intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân thành công của Bitis và thất bại Bphone

Chia sẻ: Nguyễn Tiêu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

365
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu nguyên nhân thành công của Bitis và thất bại Bphone tại Việt Nam thông qua các khía cạnh như truyền thông, chất lượng sản phẩm, giá bán và hệ thống phân phối. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân thành công của Bitis và thất bại Bphone

  1. Đề tài: Nguyên nhân thành công của Bitis và thất bại của Bphone? Trong thời đại hội nhập kinh tế, thực hiện các thỏa thuận về thương mại  giữa các quốc gia, điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp các nước trao đổi, học  hỏi kinh nghiệm về  quản lý, khoa học công nghệ  trong sản xuất để  nâng cao  chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở  rộng thị trường, quảng bá thương hiệu. Việt   Nam cũng vậy, việc thông thương thương mại góp phần cho các doanh nghiệp  trong nước học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động của doanh nghiệp để  đạt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên việc thông thương  thương mại cũng là áp  lực rất lớn đến các doanh nghiệp trong nước, nếu muốn tồn tại họ phải thay đổi  về  quản lý, áp dụng khoa học kỹ  thuật trong sản xuất nâng cao chất lượng sản   phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong quá trình hội nhập kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ra đời áp  dụng những thành tựu khoa học kỹ  thuật, công nghệ  trong sản xuất và quản lý;  hoặc các doanh nghiệp cải tiến , đổi mới quản lý và sản xuất phù hợp để  đứng  vững và phát triển. Qua đó, các doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh lẫn nhau,   ngoài ra còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài có tầm cỡ  thế  giới để  tồn tại. Các doanh nghiệp nước ngoài họ  có lợi thế  về  tài chính, nguồn  nhân lực, khoa học kỹ thuật công nghệ,  trình độ quản lý hiện đại, đó là một quả  núi cản đường mà các doanh nghiệp Việt phải đứng vững và vượt qua. Kết quả  là nhiều doanh nghiệp Việt phải rời bỏ  cuộc chơi, một số  chật vật tr ụ  lại th ị  trường, một số  ít nắm bắt được cơ  hội và phát triển, gầy dựng thương hiệu   trong nước cũng như  quốc tế  như: Vinamilk, Bitis, Kymdan, Viettel, Mobiphone,   Vinaphone,.... Trong số  các doanh nghiệp thành công mang lại nềm tự  hào cho doanh  nghiệp Việt như Bitis với những sản phẩm chất lượng, đẹp, phù hợp với người   tiêu dùng, được người tiêu dùng đón nhận. Trong khi đó, cũng là thương hiệu   Việt, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư  sản xuất sản phẩm đòi hỏi trình độ  khoa  học công nghệ cao, tham gia thị phần với những thương hiệu mang tầm cỡ qu ốc   tế đó là điện thoại Bphone của BKAV, đầy đủ tính năng theo xu hướng thời đại,   mang lại mềm tự hào của người Việt là đã sản xuất được những sản phẩm công   nghệ cao, tuy nhiên lại không thành công, sản phẩm chưa được nhiều người tiêu  dùng   chấp   nhận.   Như   vậy,   thành   công   của   Bitis   và   thất   bại   của   Bphone   do  nguyên nhân như thế nào. * Nguyên nhân thành công của Bitis và thất bại của Bphone: 1. Truyền thông: Cách làm truyền thông của 2 thương hiệu này trái ngược  nhau. 1
  2. Đối với Biti’s’s Hunter – họ đã xác định sản phẩm của mình dành cho giới   trẻ. Vì vậy họ tiến hành marketing cho sự trở lại của mình bằng hình ảnh gây tò  mò trong MV “Lạc trôi” và “Đi để  trở  về” của 2 hiện tượng âm nhạc có  ảnh  hưởng lớn với các bạn trẻ là Sơn Tùng M­TP và Soobin Hoàng Sơn vốn là thần  tượng của giới trẻ. Hình  ảnh đôi giày Hunter trắng đen bắt mắt đã thật sự  tạo   nên một cơn sốt trên mạng online vào thời điểm đó, đặc biệt là đối tượng người   dùng trẻ Việt Nam ­ những người đã, đang và sẽ  mua sneaker Biti's Hunter. Tiếp  theo, Biti’s thực hiện hàng loạt chiến dịch được thiết kế bài bản từ trước trên các   kênh online, vốn là nơi tiếp nhận thông tin nóng của giới trẻ. Kết hợp với các tiêu  chí sẵn có như "hàng Việt chất lượng" ­ made in Việt Nam, khơi gợi lòng tự hào,  niềm tự  tôn dân tộc của người Việt, Biti’s đã phần nào chạm được tới trái tim  người tiêu dùng trong nước.  Rõ ràng, chiến dịch của Biti’s’s thật sự là mật ngọt  đối với khách hàng mục tiêu của họ. Bitis có mạng lưới cửa hàng, đại lý phân   phối khắp nơi, trưng bày sản phẩm cho người tiêu dùng đến kiểm chứng những   gì Bitis nói và sản phẩm đúng những gì họ nói để quyết định chọn sản phẩm. Ngược lại, Bkav truyền thông cho sản phẩm Bphone của mình bằng 1 buổi  ra mắt được chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng. Rất nhiều lãnh đạo và chuyên gia của  Bkav là người thuyết trình giới thiệu sản phẩm ngày hôm đó. Thông điệp được  BKAV truyền đi mạnh mẽ  nhất chính là "hàng Việt chất lượng" ­ made in Việt   Nam,   thông  điệp   này   rất   trùng  khớp   với   những   gì   ban   lãnh   đạo   Biti’s   muốn  truyền tải. Trước khi ra mắt sản phẩm, thông tin sản phẩm của Bphone được các   nhà quản lý cung cấp úp mở tạo sự tò mò quan tâm của người tiêu dùng. Sau đó là  việc đặt hàng online, sản phẩm có giá trị  cao, hàng công nghệ  nhưng người mua   chỉ được nhìn sản phẩm qua  ảnh, qua lời nói thì chưa kiểm chứng được, nên sẽ  rất e dè trước một tên tuổi mới trong ngành. 2. Chất lượng sản phẩm: ­ Sản phẩm mà Bitis giới thiệu ra thị trường qua thời gian kiểm chứng thì  không có gì phải chê, chất lượng sản phẩm rất tốt, mẫu mã đẹp phù hợp với thị  hiếu người tiêu dùng, giá rất phù hợp với thu nhập người Việt và thương hiệu   Việt nên được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. ­ Đối với Bphone, phải công nhận BPhone là một sản phẩm đáng nhận   được những lời khen tặng dành cho BKAV. Đây là chiếc smartphone đầu tiên mà  mọi linh kiện đều được lắp ráp, gia công tại Việt Nam và của một công ty Việt   Nam.   Thông   số   mà   BPhone   mang   trên   mình   đều   rất   mạnh   thời   đó   như   chip   Snapdragon 801, 3GB RAM hay màn hình Full HD. BKAV cũng cố  gắng tạo ra  một giao diện BOS với những tùy biến riêng để  tương thích với phần cứng và  mang đến những trải nghiệm tốt cho người dùng. Trong buổi ra mắt sản phẩm,  Bphone đã so sánh với sản phẩm cao cấp của Samsung, Apple, tuy nhiên cái bóng   của 2 thương hiệu này đối với thị trường quá lớn mà Bphone chưa có những đột  2
  3. phá để hướng người tiêu dùng vào (trước mắt là kiểu dáng và sau đó là hiệu năng  sử dụng).  BPhone đã gặp vấn đề  trong khâu hoàn thiện sản phẩm, hiện tượng máy  nóng, lag, giật và hở  khung viền thường xuyên xảy ra với người dùng; Camera  của sản phẩm cũng có chất lượng không được như mong đợi. Sự ổn định khi sử  dụng là điều mà BPhone không có được và đây là điều khó có thể  chấp nhận  ở  một mẫu smartphone được định hướng ở phân khúc cao cấp. 3. Giá bán: Sản phẩm Hunter của Biti’s rất đa dạng về  màu sắc, kiểu dáng và có giá  rất cạnh tranh so với những đối thủ ngoại. Giá của Hunter từ 400 ngàn đồng đến  600 ngàn đồng chỉ  bằng một nửa, thậm chí phần năm so với những chiếc giày   cùng loại của Nike hay Adidas. Cho dù không thể  so sánh một thương hiệu nội  với những thương hiệu tầm cỡ  quốc tế  nhưng có thể  nói, Biti’s thật sự  tạo ra  một lựa chọn mới rất “hợp lý” cho khách hàng của mình về  giá và chất lượng.   Nếu khách hàng chọn đẹp và chất lượng mà giá hợp lý với thu nhập thì chọn   Bitis, còn khách hàng muốn có thêm thương hiệu thì chọn Nike hay Adidas nhưng   với giá gấp nhiều lần. Và Bitis đã thành công, rất nhiều bạn trẻ và dân văn phòng  đã tin tưởng để Biti’s Hunter trở thành thương hiệu. Còn   về   Bphone,   theo   đánh   giá   của   nhiều   trang   công   nghệ,   chất   lượng  không hề  tệ, ngoài một số  hạn chế nhỏ, Bphone vẫn làm hài lòng rất nhiều tín  đồ  công nghệ. Thế  nhưng nhiều người nói rằng giá trị  của chiếc điện thoại  không tương xứng với giá tiền của nó. Giá của Bphone khi ra mắt từ  9.990.000  đồng đến 20.190.000 đồng tùy theo dung lượng.  Tuy nhiên câu chuyện không  dừng lại  ở  đó. 9.990.000 đồng chỉ  là mức giá “chưa tính 10% thuế  VAT” của  Bphone. Nghĩa là khách hàng sẽ  phải mua máy với giá 10.890.000 đồng, và đây  chỉ là phiên bản 16GB. Trong khi trong tầm giá này, người dùng sẽ có nhiều lựa  chọn hơn  ở  các thương hiệu danh tiếng như  Sony, Samsung hay thậm chí là  Apple thay vì “mạo hiểm” với chiếc smartphone Việt Nam đầu tiên. Bphone là  thương hiệu mới trong thị trường nhưng lại chọn giá cho phân khúc cao cấp gần  ngang bằng với những tên tuổi lớn mà không có những đột phá thì người tiêu  dùng khó chấp nhận được. 4. Hệ thống phân phối: Biti’s Hunter có một hệ  thống phân phối bán lẻ rất mạnh. Và họ  đã trưng  bày các sản phẩm Hunter rất nhiều tháng trước khi thực hiện các chiến dịch  quảng cáo của mình. Điều tuyệt vời nhất đó là khách hàng có thể  đến các cửa  hàng hay đại lý của Biti’s vốn được phủ  rộng dày đặc để  tận mắt đánh giá hay   ướm thử những đôi giày xem có đúng như lời quảng cáo không.  3
  4. Và đây lại là điều mà Bphone không có, họ phân phối Bphone qua kênh trực   tuyến. Muốn sở hữu Bphone, bạn phải vào trang web của Bkav và đặt hàng. Điều  này có nghĩa là bạn không được phép dùng thử và đánh giá trước khi bỏ ra một số  tiền lớn để mua một sản phẩm cao cấp. Tóm lại: Biti’s đã không mắc phải sai lầm này, độ  bền, cũng như  chất lượng của   Biti’s là không cần bàn cãi vì sản phẩm đẹp hợp thời và chất lượng; Biti’s không  tự  so sánh Biti's Hunter với những ông lớn đã dày dạn kinh nghiệm như  Adidas  hay Nike mà tự  chọn phân khúc của mình và đối tượng khách hàng của mình;   mức giá của Biti's phù hợp với túi tiền của phần đông người tiêu dùng Việt. Do  đó, Bitis thành công. Còn BPhone được so sánh với iPhone của Apple ­ một thương hiệu toàn   cầu gây được tiếng vang lớn, được cả thế giới biết đến là tốt cả về chất lượng,   lẫn khả năng nhận diện, iPhone của Apple dùng rất tốt ai cũng biết. Còn Bphone   là tên tuổi mới thì chắc chắn không tốt bằng iPhone về kiểu dáng cũng như hiệu  năng nên, không thể  so sánh BPhone của BKAV với iPhone của Apple, lại càng   không thể  đưa ra mức giá ngang ngửa với dòng điện thoại cao cấp trên thế  giới   đối với một tên tuổi mới. Do đó, Bphone không được nhiều người chấp nhận. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2