intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong mẹ tại 5 tỉnh Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra tử vong mẹ; Xác định 3 chậm ảnh hưởng đến tử vong mẹ ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Kết quả cho thấy nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ (TVM) vẫn còn cao, nhưng đã có xu hướng giảm so với các nghiên cứu trước kia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong mẹ tại 5 tỉnh Tây Nguyên

  1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỶ NIỆM 60 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỬ VONG MẸ TẠI 5 TỈNH TÂY NGUYÊN Hà Văn Thúy1, Trần Thị Thanh Huệ2, Trần Thị Oanh1 Nguyễn Thị Minh Thuý1, Đặng Thị Vân Anh2, Hồ Thị Dung1 TÓM TẮT 108 dấu hiệu nguy hiểm trước, trong và sau sinh, tầm Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra tử quan trọng của việc khám thai, dinh dưỡng và vong phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thông qua lao động trong thời kỳ mang thai, tình trạng sức việc rà soát 104.399 bà mẹ sinh con từ 15-49 khỏe không nên mang thai và sinh con. tuổi trong thời gian từ 2018 đến 2019 tại 372 xã của 5 tỉnh Tây nguyên. Kết quả cho thấy nguyên SUMMARY nhân trực tiếp gây tử vong mẹ (TVM) vẫn còn CAUSES AND FACTORS AFFECTED cao, nhưng đã có xu hướng giảm so với các THE MATENAL MORTALITY IN 5 nghiên cứu trước kia. Băng huyết, nhiễm khuẩn PROVINCES OF THE CENTRAL và sản giật/tiền sản giật vẫn là nguyên nhân hàng HIGHLANDS đầu gây TVM (32,4%; 18,9% và 13,5%). Có sự A study applied the RAMOS method through gia tăng đáng kể các trường hợp TVM do a review of 104,399 mothers aged 15-49 giving nguyên nhân gián tiếp như bệnh tim mạch, suy birth between 2018 and 2019 in 372 communes thận, ung thư, HIV/AIDS. Có đến 97,3% ca of 30 districts in 5 provinces in the Central TVM có liên quan đến chậm 1, có 18,9% số ca Highlands. The results show that there was a TVM có liên quan đến chậm 2 và có 75,7% số downward trend in the percentage of the direct ca TVM có liên quan đến chậm 3. Các yếu tố causes of maternal deaths, compared to the nhân khẩu học và thực hành làm mẹ an toàn previous survey, but this rate was still high. (LMAT) của các bà mẹ có liên quan mật thiết Hemorrhage, infection, and eclampsia/pre- đến tỷ lệ tử vong của bà mẹ ở Tây Nguyên. eclampsia were still the leading causes of TVM chiếm tỷ lệ cao trong nhóm dân tộc thiểu maternal deaths (32.4%; 18.9% and 13.5%, số, phụ nữ sống ở khu vực 2 & 3, phụ nữ nghèo, respectively). There was a significant increase in chưa đủ 35 tuổi hoặc những người có ít nhất ba maternal deaths due to indirect causes, such as con, sinh con tại nhà, sinh con mà không có cardiovascular disease, renal failure, cancer, nhân viên y tế hỗ trợ, hoặc khám thai không đầy HIV/AIDS. Up to 97.3% of maternal deaths đủ. Để cải thiện những điều này thì cần tăng were related to Delay Type 1, 18.9% of maternal cường đầu tư nguồn lực cho đào tạo cán bộ y tế deaths were associated with Delay Type 2 and (CBYT) và hoạt động truyền thông, chăm sóc bà 75.7% of maternal deaths were related to Delay mẹ; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về các Type 3. Demographic factors and safe motherhood practices of the mothers are closely 1 Trường Đại học Y khoa Vinh, related to maternal mortality in the Central 2 Trường Đại học Thăng Long Highlands. The MMR was high among ethnic Chịu trách nhiệm chính: Hà Văn Thúy minority, women living in areas 2&3, poor Email: hvthuy@yahoo.com women, underage or over 35, or those who have Ngày nhận bài: 31.8.2020 at least three children, giving birth at home, Ngày phản biện khoa học: 15.9.2020 giving birth without health workers’ assistance, Ngày duyệt bài: 30.9.2020 672
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 495 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 or having insufficient pregnancy checkups. To kinh tế khó khăn của phụ nữ có thai, không improve these, it is necessary to increase the có đủ thông tin ở các vùng sâu, vùng xa resources investment for health workers training cũng ảnh hưởng tới tử vong mẹ. Ngoài ra and communication on maternal care activities; các yếu tố gia đình, kinh tế, văn hóa, phong intensify communication activities on dangerous tục tập quán cũng là những rào cản hạn chế danger signs before, during, and after delivery, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe the importance of antenatal care at least 3 visits sinh sản của người phụ nữ. during pregnancy, nutrition, and labor during Nhằm nghiên cứu tình hình, nguyên pregnancy, health conditions for safe pregnancy and delivery. nhân tử vong mẹ tại Tây Nguyên, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu TVM tại 5 tỉnh I. ĐẶT VẤN ĐỀ từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2020, nhằm Theo báo cáo đánh giá thực hiện mục mục tiêu: Xác định những nguyên nhân trực tiêu phát triển bền vững (MDG của Chính tiếp và gián tiếp gây ra tử vong mẹ; Xác phủ Việt nam, TVM đã giảm từ 233/100.000 định 3 chậm ảnh hưởng đến tử vong mẹ ở 5 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 tỉnh Tây Nguyên. trẻ đẻ sống vào năm 2014. Về nguyên nhân tử vong mẹ, các nghiên II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cứu gần đây đều chỉ ra các nguyên nhân trực Đối tượng nghiên cứu là người thân của tiếp gây tử vong mẹ chiếm từ 76% đến trên tất cả phụ nữ từ 15-49 tuổi bị tử vong trong 81% và nguyên nhân gián tiếp chiếm từ 19% thời gian mang thai hoặc trong vòng 42 ngày đến 24%. Trong các nguyên nhân trực tiếp sau khi chấm dứt thai nghén vì bất kỳ lý do thì cao nhất là băng huyết, sản giật, nhiễm nào trừ nguyên nhân tử vong do tai nạn và tự khuẩn hậu sản và vỡ tử cung. Trong đó, tử từ 1/1/2018 đến 31/12/2019; cán bộ y tế băng huyết là nguyên nhân gây ra gần một tại các cơ sở y tế trực tiếp liên quan tới các nửa số ca tử vong mẹ. Các nguyên nhân gián trường hợp TVM; chính quyền và các ban tiếp là bệnh tim mạch, lao phổi, viêm gan, ngành liên quan tại địa phương; các loại sổ basedow, u não… Các yếu tố góp phần tác ghi chép tử vong tại UBND xã, trạm y tế động đến tử vong mẹ bao gồm chậm trễ (TYT) xã, báo cáo kiểm tra bệnh viện (BV) trong việc phát hiện các dấu hiệu bất thường tại các BV tỉnh/huyện, hồ sơ bệnh án, biên và quyết định tìm đến dịch vụ y tế (chậm 1), bản kiểm thảo tử vong tại các BV, hồ sơ chậm tiếp cận dịch vụ y tế do các yếu tố như thẩm định TVM... khoảng cách, địa lý, chi phí (chậm 2) và chậm Kỹ thuật xác định nguyên nhân tử vong chăm sóc và điều trị thích hợp (chậm 3. bằng phương pháp phỏng vấn (verbal Các yếu tố liên quan như chậm trễ trong autopsy) đã được sử dụng trong điều tra này việc quyết định đến cơ sở y tế do thiếu hiểu là thực hiện phỏng vấn người thân tại hộ gia biết; chậm trễ vận chuyển sản phụ đến cơ sở đình có phụ nữ 15-55 tuổi tử vong, phỏng y tế do khoảng cách xa, đường đi khó, thiếu vấn cán bộ y tế trực tiếp chứng kiến các phương tiện; chậm trễ trong điều trị do khó trường hợp tử vong mẹ tại cơ sở y tế hoặc đã khăn của cơ sở y tế như thiếu nhân viên y tế đến khám, điều trị tại cơ sở y tế trước khi tử cả về chất lượng và số lượng, thiếu thuốc, vong, kết hợp với hồi cứu hồ sơ bệnh án tử trang thiết bị cấp cứu (trên 40%); tình trạng vong, hồi cứu hồ sơ thẩm định TVM; Dựa 673
  3. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỶ NIỆM 60 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN trên các phiếu điều tra, chuyên gia thẩm định sản giật/sản giật, tắc mạch ối, nạo hút thai... các trường hợp TVM và xác định nguyên Còn nguyên nhân gián tiếp là những bệnh tật nhân tử vong, các thiếu sót có thể có trong mắc phải có thể từ trước hoặc trong khi quá trình chăm sóc, xử trí, điều trị, theo dõi, mang thai nhưng bị tình trạng thai nghén chuyển tuyến… làm cho trầm trọng thêm dẫn đến tử vong, như bệnh tim mạch, viêm phổi, viêm gan, III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ung thư... 3.1. Nguyên nhân tử vong mẹ Trong tổng số 37 ca TVM, có 27 ca Nguyên nhân tử vong mẹ được chia (73%) là tử vong do nguyên nhân trực tiếp theo nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. và 10 ca (27%) là tử vong do nguyên nhân Nguyên nhân trực tiếp là những bệnh tật gián tiếp. hoặc biến chứng chỉ xảy ra khi mang thai và sinh đẻ như băng huyết, nhiễm khuẩn, tiền Biểu đồ 1: Tỷ lệ phụ nữ tử vong do các nguyên nhân trực tiếp Kết quả bảng trên cho thấy trong các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ thì băng huyết là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 12 ca trong tổng số 37 ca TVM (32,4%), tiếp đến nhiễm khuẩn (16,2%) và sản giật/tiền sản giật (13,5%), các nguyên nhân còn lại là tắc mạch ối và tắc mạch phối (8,1% và 2,7%). Biểu đồ 2: Tỷ lệ phụ nữ tử vong do các nguyên nhân gián tiếp 674
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 495 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 Nguyên nhân gián tiếp gây tử vong bao không nhận thức được sự nguy hiểm của gồm bệnh lý tim mạch, suy thận, viêm phổi, việc mang thai và sinh con khi mắc các bệnh ung thư… trước và trong thời kỳ mang thai. đó. Điều này đặt ra nhu cầu truyền thông Riêng số ca TVM do sản phụ có bệnh tim giáo dục cộng đồng về các nguy cơ sức khỏe mạch chiếm 8,1%. Bên cạnh đó có những của việc mang thai và sinh con khi mắc một sản phụ mắc các bệnh hiểm nghèo như suy số bệnh mãn tính nguy hiểm. thận, HIV/AIDS, ung thư xương… nhưng Bảng 1. Tỷ lệ các loại nguyên nhân tử vong mẹ trực tiếp trên tổng số các trường hợp tử vong theo tỉnh Kon Đắk Lâm Gia Lai Đắk Lắk Chung Thông tin Tum Nông Đồng n % n % n % n % n % n % Băng huyết 1 100,0 3 23,1 6 66,7 1 100,0 1 33,3 12 44,4 Nhiễm khuẩn 0 0,0 5 38,5 1 11,1 0 0,0 0 0,0 6 22,2 Sản giật/tiền 0 0,0 3 23,1 1 11,1 0 0,0 1 33,3 5 18,5 sản giật Tắc mạch ối 0 0,0 2 15,4 0 0,0 0 0,0 1 33,3 3 11,1 Tắc mắc phổi 0 0,0 0 0,0 1 11,1 0 0,0 0 0,0 1 3,7 Tổng 1 100,0 13 100,0 9 100,0 1 100,0 3 100,0 27 100,0 Băng huyết là nguyên nhân phổ biến nhất Trong số 12 trường hợp TVM do băng gây tử vong mẹ tập trung nhiều ở tỉnh Đắk huyết, 8,3% số ca chảy máu trong thời kỳ Lắk (6/12 ca), Gia Lai (3/12 ca). Nguyên mang thai, 50,0% chảy máu trong khi nhân phổ biến thứ 2 gây TVM là nhiễm chuyển dạ và 41,7% chảy máu sau khi kết khuẩn thì tập trung chủ yếu ở Gia Lai (5/6 thúc thai nghén. Có thể thấy, đa số các ca) và do đẻ tại nhà. Các nguyên nhân khác trường hợp TVM do băng huyết đã có thể chiếm tỷ lệ thấp và nằm rải rác ở các tỉnh. phòng tránh được nếu sản phụ được theo dõi sát sao, phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu và cấp cứu kịp thời, nhất là ở giai đoạn trong và ngay sau sinh. 3.2. Các yếu tố liên quan đến tử vong mẹ 3.2.1. Dân tộc Tại khu vực Tây Nguyên, hầu hết số ca TVM là phụ nữ người DTTS (75,7%), tập trung chủ yếu ở dân tộc Gia Rai (24,3%), dân tộc Ba Na (10,8%) và Ê Đê (10,8%). Biểu đồ 3. Tỷ lệ % ca tử vong mẹ có chảy máu Gần 30% số ca TVM ở các DTTS khác. trước, trong và sau khi kết thúc thai nghén 675
  5. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỶ NIỆM 60 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tỷ số TVM sau hiệu chỉnh 200 150119 86 82 100 68 50 25 0 Gia Rai Ba Na Ê Đê DTTS Kinh khác Biểu đồ 4. Tỷ số tử vong mẹ theo dân tộc Tỷ số TVM ở nhóm DTTS khá cao Biểu đồ 5. Tỷ số TVM theo tuổi (84/100.000 ca sinh sống), cao gấp 3,4 lần 3.2.3. Học vấn so với nhóm người Kinh (25/100.000 ca sinh Xét về trình độ học vấn, đa số ca tử vong sống). Sự khác biệt về tỷ số TVM ở 2 nhóm mẹ có trình độ học vấn thấp từ THCS trở là có ý nghĩa với khoảng tin cậy 95% từ 1,6 xuống (81,1%), đối tượng bà mẹ mù chữ và - 7,1 lần. có học vấn tiểu học chiếm tới 59,4% số ca Dân tộc Gia Rai có tỷ số TVM cao nhất TVM. (119/100.000 ca sinh sống), cao gấp 4,8 lần so với dân tộc Kinh, sự khác biệt có ý nghĩa với 95% CI từ 1,9 - 12,0. Tiếp theo là dân tộc Ba Na (86/100.000 ca sinh sống) và Ê Đê (82/100.000 ca sinh sống), cao hơn trên 3 lần so với dân tộc Kinh và có ý nghĩa thống kê. 3.2.2. Tuổi Số ca TVM tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 20 - 34 tuổi (59,4%), do đây là độ tuổi Biểu đồ 6. Tỷ số TVM theo học vấn sinh con phổ biến nhất trong cuộc đời người Nhìn chung, các đối tượng có học vấn phụ nữ. Có 40,5% số ca TVM nằm ở độ tuổi càng thấp thì tỷ số TVM càng cao. Nếu như có nguy cơ tai biến sản khoa cao, trong đó đối tượng có trình độ THPT và THCS có tỷ 16,2% TVM ở độ tuổi vị thành niên và số TVM rất thấp (27 và 31/100.000 ca sinh sống), thì đối tượng có học vấn tiểu học và 24,4% ở độ tuổi từ 35 trở lên. mù chữ có tỷ số TVM khá cao (lần lượt là Nhóm tuổi vị thành niên (dưới 20 tuổi) và 95 và 206/100.000 ca sinh sống. So với nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên có tỷ số TVM nhóm học vấn từ THPT trở lên, nhóm tiểu cao (gần 100/100.000 ca sinh sống), cao gấp học và mù chữ có tỷ số TVM cao gấp 3,5 và hơn 3 lần so với nhóm tuổi 20 - 24. Điều này 7,6 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. cho thấy cần truyền thông nhiều hơn cho Như vậy, việc tập trung truyền thông về cộng đồng về độ tuổi sinh con an toàn nhất làm mẹ an toàn cho phụ nữ có trình độ văn từ 20 - 34 tuổi. hóa thấp, đặc biệt là nhóm mù chữ hoặc tiểu 676
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 495 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 học vẫn rất cần được chú trọng trong giảm Tỷ số TVM sau hiệu chỉnh TVM ở Tây Nguyên. 3.2.4. Điều kiện kinh tế 200 138 150 100 39 50 0 Đẻ ≥ 3 con Đẻ < 3 con Biểu đồ 8. Tỷ số TVM theo số lần đẻ 3.2.6. Tập quán sinh con tại nhà Sinh con tại nhà và không do CBYT đỡ Biểu đồ 7. Tỷ số TVM theo điều kiện kinh đã được chứng minh là có liên quan mật tế hộ gia đình thiết đến tình trạng TVM ở các tỉnh miền Có 56,7% số bà mẹ tử vong thuộc các hộ núi. Theo số liệu báo cáo từ các TYT tại địa gia đình nghèo và cận nghèo. Tỷ số TVM ở bàn nghiên cứu, có một bộ phận không nhỏ nhóm nghèo và cận nghèo khá cao (185 và phụ nữ sinh con tại nhà (6,9%) tại địa bàn 131/100.000 ca sinh sống), cao hơn lần lượt nghiên cứu. là 6,5 và 4,6 lần so với nhóm không nghèo, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ số TVM sau hiệu chỉnh 3.2.5. Số lần đẻ 250 Đẻ nhiều con trong nghiên cứu này được 200 177 định nghĩa là đẻ từ 3 con trở lên. Đẻ nhiều 150 con được coi là một trong những yếu tố liên 100 quan đến đói nghèo và là yếu tố ảnh hưởng 29 50 đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ LMAT của 0 phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tại nhà, ngoài đường, Tại CSYT nương/rẫy Theo báo cáo của các TYT, tỷ lệ sinh con lần thứ 3 trở lên năm 2018 - 2019 chiếm Biểu đồ 9. Tỷ số TVM theo nơi sinh con 14,5% tổng số bà mẹ sinh con tại địa bàn Trong 37 ca TVM, có 28 ca đã kết thúc điều tra. Tỷ lệ sinh con thứ 3 cao nhất là ở thai nghén. Trong đó có 9 ca sinh con tại nhà Kon Tum và Đắk Nông (19,5% và 17,7%), (chiếm 32,1% trong những ca đã kết thúc thấp nhất ở Lâm Đồng (13%). thai nghén). Tỷ số TVM ở nhóm phụ nữ sinh Kết quả điều tra cho thấy có 14 trường con tại nhà rất cao (177/100.000 ca sinh hợp TVM do sinh con thứ 3 trở lên, chiếm tỷ sống), cao gấp 6 lần so với nhóm phụ nữ lệ 37,6% trong tổng số ca TVM. Tỷ số TVM sinh con tại CSYT. Sự khác biệt có ý nghĩa trong nhóm này rất cao (138/100.000 ca sinh thống kê với 95%CI từ 2,7 - 13,3. sống), cao gấp 3,6 lần so với nhóm chỉ sinh 3.2.7. Người đỡ đẻ 1 - 2 con (39/100.000 ca sinh sống). Sự khác Trong số 37 ca TVM, có 28 ca tử vong biệt có ý nghĩa thống kê với 95% CI từ 1,8 - trong và sau sinh, 9 ca tử vong trước sinh. 7,0. Trong số 28 ca sinh, 20 ca TVM được 677
  7. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỶ NIỆM 60 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CBYT đỡ (71,4%), 5 ca tự đỡ hoặc người các yếu tố kiến thức, văn hóa, xã hội, kinh nhà đỡ (17,9%) và 3 ca mụ vườn đỡ tế, phong tục tập quán… của bản thân người (10,7%). Tỷ số TVM ở nhóm không được phụ nữ và gia đình họ. Chậm 1 xảy ra khi CBYT hỗ trợ rất cao (221/100.000 ca sinh xuất hiện một hay nhiều tình huống sau đây: sống), cao gấp 7,3 lần so với nhóm được - Không biết hay chậm nhận ra các dấu CBYT đỡ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hiệu bất thường; với 95%CI từ 3,2 – 16,6. - Không nhận thức được mức độ nguy hiểm của các dấu hiệu bất thường; - Không biết cần phải làm gì khi có các dấu hiệu bất thường; - Không biết phải đi đến cơ sở y tế nào để nhận dịch vụ điều trị; - Giá của dịch vụ cao so với khả năng chi trả của gia đình; - Chưa tin vào chất lượng dịch vụ y tế của địa phương. Trong 37 trường hợp TVM tại địa bàn Biểu đồ 10. Tỷ số TVM theo người đỡ đẻ nghiên cứu, có 36/37 ca (97,3%) có liên 3.2.8. Số lần khám thai quan đến các dấu hiệu chậm 1. Trong đó hơn một nửa số ca không biết hay chậm nhận ra các dấu hiệu bất thường và không nhận thức được mức độ nguy hiểm của các dấu hiệu bất thường. 3.3. Ba yếu tố chậm liên quan đến tử vong mẹ Bảng 2. Tỷ lệ % phụ nữ TVM liên quan đến 3 chậm Biểu đồ 11. Tỷ số TVM liên quan số lần Các dấu hiệu chậm n % khám thai Dấu hiệu chậm 1 36 97,3 Theo số liệu báo cáo của 371 TYT được Dấu hiệu chậm 2 7 18,9 điều tra năm 2018 - 2019, tỷ lệ phụ nữ khám Dấu hiệu chậm 3 28 75,7 thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ đạt 88,8%. Ở Tổng 37 100 nhóm này, tỷ số TVM khá thấp 23/100.000 ca sinh sống. Nhóm phụ nữ không khám thai Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm phát hiện lần nào hoặc chỉ khám 1 - 2 lần trong suốt và quyết định tìm kiếm dịch vụ y tế bao gồm thai kỳ chỉ chiếm 11,2% tổng số phụ nữ sinh các yếu tố kiến thức, văn hóa, xã hội, kinh con, nhưng có tỷ số TVM rất cao tế, phong tục tập quán… của bản thân người (293/100.000 ca sinh sống), cao gấp 13 lần phụ nữ và gia đình họ. Trong 37 trường hợp so với nhóm khám thai 3 lần trở lên. TVM tại địa bàn nghiên cứu, có 36/37 ca Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm phát hiện (97,3%) có liên quan đến các dấu hiệu chậm và quyết định tìm kiếm dịch vụ y tế bao gồm 1. Trong đó hơn một nửa số ca không biết hay chậm nhận ra các dấu hiệu bất thường 678
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 495 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 và không nhận thức được mức độ nguy hiểm giảm từ 87% xuống còn 73%. Đây là một của các dấu hiệu bất thường. minh chứng rõ nét về sự cải thiện năng lực Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch cấp cứu sản khoa của các CSYT các tuyến vụ y tế bao gồm các yếu tố về khoảng cách, cũng như khả năng tiếp cận và sử dụng dịch đường giao thông, phương tiện… Trong 37 vụ cấp cứu sản khoa của nhân dân tại địa ca TVM, có 7 ca (18,9%) liên quan đến các bàn nghiên cứu. yếu tố chậm tiếp cận dịch vụ y tế. Khoảng - Nguyên nhân gián tiếp gây tử vong bao cách xa từ nhà đến CSYT và tình trạng gồm bệnh lý tim mạch, suy thận, viêm phổi, đường xá khó khăn là 2 yếu tố được đề cập ung thư… trước và trong thời kỳ mang thai. nhiều nhất (lần lượt là 16,2% và 8,1%). Đáng chú ý là tỷ lệ TVM do các nguyên Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiếp nhận nhân gián tiếp có xu hướng tăng mạnh tại điều trị đầy đủ và thích hợp có liện quan các tỉnh Tây Nguyên so với 10 năm trước chặt chẽ đến chất lượng dịch vụ y tế như (27% so với 13%). Riêng số ca TVM do sản nhân lực khám chữa bệnh, thuốc men, hóa phụ có bệnh tim mạch chiếm 8,1%. Bên chất, sinh phẩm, trang thiết bị y tế, phương cạnh đó có những sản phụ mắc các bệnh tiện chuyển tuyến và thủ tục hành chính,… hiểm nghèo như suy thận, HIV/AIDS, ung Có 28/37 ca TVM có liên quan đến yếu tố thư xương… nhưng không nhận thức được chậm 3 (75,7%). Trong đó yếu tố được đề sự nguy hiểm của việc mang thai và sinh con cập nhiều nhất là trình độ cán bộ y tế chưa khi mắc các bệnh đó. Điều này đặt ra nhu đáp ứng trong xử trí các tai biến sản khoa cầu truyền thông giáo dục cộng đồng về các (73%). Bên cạnh đó, sự gia tăng các trường nguy cơ sức khỏe của việc mang thai và sinh hợp TVM do mang thai và sinh đẻ trong tình con khi mắc một số bệnh mãn tính nguy trạng mắc các bệnh hiểm nghèo như bệnh hiểm. tim mạch, lupus ban đỏ, HIV/AIDS, ung - So với điều tra tại các tỉnh Tây Nguyên thư… cũng là những thách thức cho phía giai đoạn 2007 - 2008, tỷ lệ TVM do băng cung cấp dịch vụ LMAT. huyết có xu hướng giảm (32,4% so với 45,7%) nhưng vẫn là nguyên nhân phổ biến IV. BÀN LUẬN nhất gây TVM. Nhiễm khuẩn hậu sản và tiền 4.1. Nguyên nhân tử vong mẹ sản giật/sản giật đều có xu thế tăng trong cơ - Trong tổng số 37 ca TVM, có 27 ca cấu nguyên nhân tử vong (16,2% so với (73%) là tử vong do nguyên nhân trực tiếp 10,9% và 13,5% so với 10,9%). và 10 ca (27%) là tử vong do nguyên nhân - Nguyên nhân TVM do băng huyết tại gián tiếp. Tỷ lệ tử vong do nguyên nhân các tỉnh Tây Nguyên tương đương với mức trực tiếp cao hơn so với mức bình quân quốc bình quân toàn quốc năm 2006 - 2007 gia năm 2006 - 2007 (68%), thấp hơn kết (32,4% so với 31,7%) và với thế giới năm quả điều tra tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc và 2014 (32,4% so với 27,1%). Tây Nguyên giai đoạn 2007 - 2008 (81,2%) 4.2. Các yếu tố liên quan đến tử vong và điều tra tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc năm mẹ. Các yếu tố nhân khẩu học và thực hành 2013 - 2014 (81,5%). Nếu so sánh với kết LMAT của người mẹ có mối liên quan chặt quả điều tra tại các tỉnh Tây Nguyên năm chẽ với TVM tại Tây Nguyên. Tỷ số TVM 2007 - 2008 thì nguyên nhân trực tiếp đã cao hơn ở phụ nữ DTTS, sinh sống tại khu 679
  9. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỶ NIỆM 60 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN vực 2, khu vực 3, phụ nữ nghèo, độ tuổi vị đình còn hạn chế về các dấu hiệu nguy hiểm thành niên hoặc trên 35 tuổi, sinh từ 3 con cho phụ nữ trước, trong và sau sinh. trở lên, sinh con tại nhà, sinh con không - Khoảng 20% số ca TVM có liên quan đƣợc CBYT đỡ, không khám thai đầy đủ, có đến chậm 2 - chậm tiếp cận dịch vụ y tế. nhiều con. Kết quả trong nghiên cứu này đều Đây là những sản phụ sống ở vùng sâu vùng tương đồng với các nghiên cứu về tử vong xa, điều kiện giao thông khó khăn và thiếu mẹ trước đó. phương tiện vận chuyển. 4.3. Ba yếu tố chậm liên quan đến tử - Có 75,7% số ca TVM có liên quan đến vong mẹ chậm 3 - chậm chăm sóc và điều trị thích Trong 3 yếu tố chậm liên quan đến TVM hợp, chủ yếu do trình độ chuyên môn hạn thì tập trung nhiều ở nhóm chậm 1 và chậm chế, thiếu sót trong việc tuân thủ quy trình 3 (97,3% và 75,7%). So với kết quả điều tra chăm sóc, theo dõi sản phụ, đặc biệt là ở giai TVM và TVSS tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc đoạn trong và sau sinh (tới 73% các ca cho thấy tỷ lệ sự tương đương nhau về kết TVM). quả TVM liên quan đến chậm 1 và chậm 3. 5.2. Khuyến nghị Riêng đối với yếu tố liên quan đến chậm 2 - Tăng cường đầu tư nguồn lực cho đào về các yếu tố chậm tiếp cận dịch vụ y tế. tạo CBYT và hoạt động truyền thông, chăm Khoảng cách xa từ nhà đến CSYT và tình sóc bà mẹ, tập trung vào các xã khu vực 2, trạng đường xá khó khăn thì ở 5 tỉnh Tây khu vực 3, các huyện có tỷ số TVM cao. Nguyên là 19,9% thấp hơn nhiều so với 7 - Đẩy mạnh truyền thông cho phụ nữ tại tỉnh MNPB (64,1%). Do các tỉnh MNPB là các huyện có tỷ số TVM cao nhằm giải vùng đồi núi cao, địa hình hiểm trở, đường quyết chậm 1, tập trung vào các xã khu vực xá đi lại khó khăn hơn rất nhiều so với các 2, khu vực 3. Các nội dung ưu tiên gồm dấu tỉnh Tây Nguyên. hiệu nguy hiểm trước, trong và sau sinh, tầm quan trọng của việc khám thai tối thiểu 3 lần IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ trong 3 thời kỳ, dinh dưỡng và lao động 5.1. Kết luận trong thời kỳ mang thai, tình trạng sức khỏe - Nguyên nhân trực tiếp gây TVM vẫn không nên mang thai và sinh con. còn cao (75,7%). Băng huyết, nhiễm khuẩn - Tăng cường vai trò của YTTB/CĐTB và sản giật/ tiền sản giật vẫn là nguyên nhân trong công tác quản lý thai đặc biệt đối với hàng đầu gây TVM. Tỷ lệ TVM do băng các xã thuộc khu vực 3, có tỷ lệ đẻ tại nhà huyết đã giảm (32,4% so với 45,7% ở giai cao, ưu tiên nhóm dân tộc Gia rai, Xơ Đăng, đoạn 2007 - 2008) nhưng vẫn là nguyên vận động gia đình đưa bà mẹ đến đẻ tại nhân phổ biến nhất. Có sự gia tăng đáng kể CSYT hoặc gọi CBYT hỗ trợ cuộc đẻ, chăm các trường hợp TVM do nguyên nhân gián sóc bà mẹ và sơ sinh sau đẻ, tăng cường dịch tiếp, như bệnh tim mạch, suy thận, ung thư, vụ cấp cứu ngoại viện. HIV/AIDS. - Cải thiện chất lượng cấp cứu sản khoa - Có 97,3% ca TVM có liên quan đến và chăm sóc sơ sinh cho các BV tuyến chậm 1 - chậm phát hiện và quyết định tìm huyện thông qua đào tạo thực hành, tuân thủ kiếm dịch vụ y tế, chưa có xu hướng giảm các quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ và chủ yếu là do nhận thức của bà mẹ và gia sơ sinh ở giai đoạn chuyển dạ và ngay sau 680
  10. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 495 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 đẻ, theo dõi, chăm sóc 24 giờ đầu; phát hiện 3. Bộ Y tế (5/2009). Báo cáo Điều tra cơ bản. kịp thời và xử trí đúng các tai biến sản khoa, Chương trình Giảm tử vong mẹ và TVSS tại đặc biệt là băng huyết. 14 tỉnh - Tăng cường hoạt động giám sát chuyên 4. Bộ Y tế (2016), Kế hoạch hành động Quốc môn trong việc thực hiện các quy trình: gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và trẻ sơ sinh giai đoạn 2016 – 2020. khám thai, theo dõi chuyển dạ, đỡ đẻ, theo 5. Bộ Y tế, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi dõi và chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh 24 giờ đầu phía Bắc (2015). Báo cáo kết quả điều tra tử sau đẻ. vong mẹ và tử vong sơ sinh tại 7 tỉnh miền - Tăng cường hoạt động chăm sóc sau núi phía Bắc). sinh tại nhà, phát hiện, chăm sóc, theo dõi 6. UN, WB, WHO (2014). Levels & Trends in các trường hợp không đến đẻ tại CSYT Child Mortality. thông qua YTTB/CĐTB./, 7. UNFPA, 2007. Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam. Báo cáo rà soát các nghiên TÀI LIỆU THAM KHẢO cứu giai đoạn 2000 - 2004, Hà Nội, 2007, 1. Bộ Y tế (11/2009). Báo cáo kết quả nghiên trang 11. cứu thực trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh 8. WHO (2014), Global causes of maternal tại 14 tỉnh tham gia chương trình. Chương death: a WHO systematic analysis, available trình Giảm tử vong mẹ và TVSS. at 2. Bộ Y tế (2009). Viện Chiến lược và Chính http://www.thelancet.com/journals/langlo/arti sách y tế. Điều tra tử vong mẹ và tử vong sơ cle/PIIS2214-109X(14)70227-X/fulltext, sinh ở Việt Nam 2006 - 2007. Báo cáo kết accessed September 29, 2015. quả khoa học đề tài cấp Bộ. ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VIÊM TÚI MẬT HOẠI TỬ Ở NGƯỜI CAO TUỔI Nguyễn Huy Toàn*, Trần Xuân Công*, Lê Anh Xuân*, Trần Văn Thông*, Trần Hồng Quân* TÓM TẮT 109 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mục tiêu: Đánh giá khả năng áp dụng phẫu Nghiên cứu hồi cứu mô tả 54 bệnh nhân cao tuổi thuật nội soi điều trị bệnh lý viêm túi mật hoại tử được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật điều ở người cao tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị Đa trị bệnh lý viêm túi mật hoại tử trong thời gian từ khoa Nghệ An. tháng 10/2016 đến tháng 10/2019 tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. *Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An Kết quả: Nam 20(37%), nữ 34 (63%); Tuổi Chịu trách nhiệm chính : Nguyễn Huy Toàn trung bình của bệnh nhân: 74,27 ± 6,95 (63-91 Email drhuytoan@yahoo.com> tuổi); Đau hạ sườn phải 100%; Siêu âm túi mật: Ngày nhận bài : 28/7/2020 thành túi mật dày 38,8%, dịch quanh túi mật Ngày phản biện khoa học 12/8/2020 27,6% ; phẫu thuật cấp cứu 19,3%; Tai biến Ngày duyệt bài : 30/9/2020 trong mổ 5,1%, chuyển mổ mở 7,1%; Kết quả 681
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2