Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 4 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƢỠNG Ở<br />
TRẺ DƢỚI 5 TUỔI TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM THUỘC BẮC CẠN<br />
Trần Chí Liêm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Vấn đề nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan tới suy dinh duỡngở trẻ em dưới 5 tuổi là vấn đề<br />
cấp bách và chưa được nghiên cứu nhiều ở vùng núi cao phía Bắc nước ta.<br />
Phương pháp: Tác giả áp dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang so sánh để phân tích sự khác biệt giữa một<br />
phường ở thị xã Bắc Kạn so với một xã nông thôn ở cùng tỉnh. Tính cỡ mẫu theo phương pháp so sánh 2 tỷ lệ suy dinh<br />
dưỡng ở 2 địa phương và áp dụng kỹ thuật nhân trắc, kỹ thuật phỏng vấn đề KAP ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có và<br />
không có con bị suy dinh dưỡng. Sau khi xử lý bằng phương pháp thống kê y học, tác giả đã rút ra được những kết quả<br />
như sau:<br />
Kết quả: Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức và thực hành về nuôi dưỡng trẻ không cao nhưng ở thị xã tốt hơn ở nông thôn. Các bà mẹ khi mang thai chưa được chăm sóc tốt và ở xã nông thôn thấp hơn ở thị xã. - Tỷ lệ các bà mẹ được tuyên truyền,<br />
giáo dục về chăm sóc sức khỏe ở xã nông thôn thấp hơn ở phường thị xã.<br />
Từ khoá: suy dinh dưỡng, KAP (kiến thức - thái độ - thực hành)<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CAUSES AND RISK FACTORS RELATED TO THE MALNUTRITION OF CHILDREN UNDER 5 IN SOME<br />
PLACES IN BACKAN<br />
Tran Chi Liem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 4 – 2008: 243 - 248<br />
Introduction: The causes and risk factors related to the malnutrition of children under 5 at highland and mountanous<br />
areas of Northern Vietnam was unknown.<br />
Method: A cross – sectional study was performed to approach this tissues. We compard the malnutrition rate at<br />
Phung Chi Kien Provinct of Bac Kan township with the one at My Phuong, a rural commune. Although observations and<br />
interviewing mothers who have children at age with and without malnutrition were evaluated.<br />
Result: The overal rate of mother having knowledge of caring practive for their children was not high (20%). However,<br />
it was higher in the township than in the rural area. The rate of mothers received health education in rural commune was<br />
lower in rural commune than in the township area. The malnutrition rate related closely to mothers’s educational level, the<br />
initial time of giving additional foof besides milk and childrenls body weigh. The study syggested several potential measures<br />
to reduce malnutrition and opened other future s<br />
<br />
243<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 4 * 2008<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tình trạng thiếu dinh dưỡng của trẻ em dưới 5<br />
tuổi rất phức tạp. Theo WHO thì nguyên nhân gây<br />
nên thiếu dinh dưỡng là thiếu ăn và bệnh tật. Hội<br />
nghị Thượng đỉnh họp tại Roma tháng 12/1992 cho<br />
là do nghèo khổ và thiếu kiến thức chăm sóc trẻ em<br />
(7). Theo Từ Giấy và Hà Huy Khôi quy cho 3 nhóm<br />
nguyên nhân chính: 1/3 do thiếu ăn, 1/3 do thiếu<br />
chăm sóc, 1/3 do bệnh tật. Ở nước ta người ta hay<br />
nói nhiều tới các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy,<br />
viêm phổi. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như<br />
tình trạng kinh tế, trình độ văn hoá của bố mẹ, cũng<br />
như kiến thức và thực hành của bố mẹ cũng như<br />
phong tục tập quán, quy mô gia đình, tình trạng<br />
sức khoẻ của các bà mẹ.<br />
Do đó, các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng<br />
ở nước ta cũng có một vấn đề cấp thiết và quan<br />
trọng nhất mà những vùng cao dân tộc ít người, đời<br />
sống vật chất và tinh thần còn gặp rất nhiều khó<br />
khăn cũng còn ít được nghiên cứu.<br />
Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới<br />
5 tuổi tại một phường thuộc thị xã Bắc Kạn và một<br />
xã nông thôn cũng thuộc Bắc Kạn, nhằm mục tiêu<br />
sau: “Mô tả và bước đầu phân tích một số yếu tố<br />
liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em<br />
dưới 5 tuổi tại một phường thuộc thị xã Bắc Kạn và<br />
một xã nông thôn vào năm 2003.<br />
Trên cơ sở này, đề xuất một số kiến nghị và các<br />
giải pháp phòng, chống suy dinh dưỡng cho địa<br />
phương cũng như cho miền núi cao phía Bắc nước<br />
ta.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tƣợng<br />
- Trẻ em dưới 5 tuổi<br />
- Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi<br />
- Hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi<br />
<br />
Địa chỉ nghiên cứu<br />
- Phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn<br />
- Xã Mỹ Phương thuộc huyện Ba Bể, Bắc Kạn<br />
- Nghiên cứu từ tháng 7 đến tháng 9/2003.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Theo phương pháp mô tả cắt ngang so sánh có<br />
phân tích.<br />
<br />
Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu<br />
Cỡ mẫu: So sánh 2 tần suất:<br />
<br />
* Bộ Y tế<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
n Z 2(<br />
<br />
)<br />
<br />
P1 (1 P1 ) P2 (1 P2 )<br />
( P1 P2 ) 2<br />
<br />
n1=n2: cỡ mẫu trẻ < 5 tuổi ở phường và ở thị xã.<br />
P1, P2: Thăm dò tính được P1=0,27; P2=0,44<br />
=5%<br />
=10%<br />
Z2=10,5<br />
Tính được n1=n2=153 trẻ<br />
Các chỉ số nghiên cứu<br />
Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh<br />
dưỡng của trẻ<br />
Kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ, 2 tuổi của mẹ<br />
- Kiến thức của mẹ về thời gian cho con bú Phỏng vấn<br />
sau đẻ<br />
- Thực hành cho con bú sau đẻ của mẹ<br />
Phỏng vấn<br />
- Kiến thức của mẹ về thời gian cai sữa cho Phỏng vấn<br />
trẻ<br />
- Thực hành cai sữa cho trẻ của mẹ<br />
Phỏng vấn<br />
- Thực hành cho trẻ ăn sam của mẹ<br />
Phỏng vấn<br />
Chăm sóc bà mẹ mang thai và hoạt động y tế địa phương<br />
- Tình hình khám thai của các bà mẹ<br />
Phỏng vấn<br />
- Tình hình theo dõi cân nặng của các bà mẹ Phỏng vấn<br />
khi mang thai<br />
- Thời gian nghỉ lao động trước sinh của bà Phỏng vấn<br />
mẹ<br />
- Nơi sinh con của các bà mẹ<br />
Phỏng vấn<br />
- Người đỡ đẻ cho các bà mẹ<br />
Phỏng vấn<br />
- Tình hình tuyên truyền giáo dục sức khoẻ Phỏng vấn<br />
trong 3 tháng qua<br />
Đặc điểm bệnh tật của trẻ và cách xử trí của bà mẹ<br />
- Tỷ lệ trẻ < 2 tuổi bị tiêu chảy trong 2 tuần<br />
Phỏng vấn<br />
qua<br />
- Tỷ lệ trẻ < 2 tuổi bị ho sốt trong 2 tuần qua Phỏng vấn<br />
- Cách chăm sóc trẻ ốm của các bà mẹ<br />
Phỏng vấn<br />
- Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy của các bà Phỏng vấn<br />
mẹ<br />
- Các loại thức ăn bà mẹ kiêng khi trẻ bị tiêu Phỏng vấn<br />
chảy<br />
<br />
Kỹ thuật thu thập số liệu<br />
- Quan sát kiểu nhà, vật dụng giá trị các công<br />
trình vệ sinh (hố xí, giếng nước).<br />
- Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ theo bộ câu hỏi<br />
thiết kế sẵn có.<br />
- Các đặc điểm về trình độ văn hoá, nghề<br />
nghiệp, thu nhập gia đình.<br />
- Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ của các<br />
bà mẹ.<br />
- Tình hình chăm sóc các bà mẹ khi mang thai.<br />
- Hoạt động y tế địa phương.<br />
Xử lý số liệu<br />
Bằng các trắc nghiệm thống kê bằng...<br />
<br />
244<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 4 * 2008<br />
KẾT QUẢ<br />
Nhận xét về kiến thức của bà mẹ về thời gian<br />
cho con bú sau đẻ<br />
Tại 2 địa điểm nghiên cứu, tỷ lệ bà mẹ cs kiến<br />
thức về thời gian cho con bú ngay sau đẻ còn thấp,<br />
ở phường Phùng Chí kiên là 26%, xã Mỹ Phương là<br />
9,8%. Phần lớn các bà mẹ đều cho rằng nên cho trẻ<br />
bú từ 30 phút đến 2 giờ, chiếm tỷ lệ cao nhất (58,6%<br />
và 60,2%). Vẫn còn 15,4% bà mẹ ở Phùng Chí Kiên<br />
và 19,7% bà mẹ ở Mỹ Phương cho rằng nên cho trẻ<br />
bú sau 2 giờ.<br />
<br />
Nhận xét về thực hành nuôi dƣỡng chăm sóc<br />
trẻ dƣới 2 tuổi<br />
Về thực hành, tỷ lệ bà mẹ cho con bú ngay sau<br />
khi sinh ở phường Phùng Chí Kiên là 25%, xã Mỹ<br />
Phương là 10,8%. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sau 30<br />
phút đến 2 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất (59% và 59,2%).<br />
Tỷ lệ bà mẹ cho con bú sau 2 giờ ở xã Mỹ Phương<br />
chiếm cao hơn ở phường Phùng Chí Kiên (19,7% so<br />
với 14%), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa<br />
thống kê (P>0,05).<br />
<br />
Nhận xét về kiến thức của bà mẹ về thời gian<br />
cai sữa<br />
Tại 2 địa điểm điều tra, tỷ lệ bà mẹ cho rằng nên<br />
cai sữa cho trẻ trước 12 tháng tuổi ở phường Phùng<br />
Chí Kiên cao hơn ở xã Mỹ Phương (21% và 8,2%).<br />
Phần lớn các bà mẹ cho rằng nên cai sữa cho trẻ từ<br />
12 – 17 tháng tuổi (78,1% bà mẹ phường Phùng Chí<br />
Kiên và 66,5% ở xã Mỹ Phương). Tại phường<br />
Phùng Chí kiên, không có bà mẹ nào cai sữa cho<br />
con sau 24 tháng, chỉ có 6% bà mẹ ở xã Mỹ Phương<br />
còn cho con bú sau 24 tháng.<br />
<br />
Nhận xét về thực hành của các bà mẹ về thời<br />
gian cai sữa<br />
Về thực hành, tỷ lệ bà mẹ ở Phùng Chí Kiên cho<br />
trẻ thôi bú trước 12 tháng là 49%, cao hơn ở Mỹ<br />
Phương (24,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
với P