NGUYÊN NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP
lượt xem 5
download
Định nghĩa: Viêm cầu thận cấp ( VCTC) là tình trạng viêm lan tỏa không làm mủ ở tất cả các cầu thận của 2 thận. Bệnh thường xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A. Bệnh gây ra do sự lắng đọng các phức hợp lưu hành tại thận. Những trường hợp không không phải do liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A thì chỉ gọi là H/C VCTC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGUYÊN NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP
- VIÊM CẦU THẬN CẤP I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: Viêm cầu thận cấp ( VCTC) là tình trạng viêm lan tỏa không làm mủ ở tất cả các cầu thận của 2 thận. Bệnh thường xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A. Bệnh gây ra do sự lắng đọng các phức hợp lưu hành tại thận. Những trường hợp không không phải do liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A thì chỉ gọi là H/C VCTC. 2/ Nguyên nhân:
- * Liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A: các typ thường gặp là: 4,12,13,25,31,49 ( thường gặp nhất là typ 12). + Bệnh thường xuất hiện sau nhiễm liên cầu 10-15 ngày. + Người ta xác định sự có mặt của liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A bằng cách xác định các kháng thể chống lại một số men do liên cầu tiết ra trong quá trình phát triển; những kháng thể đó là: - ASLO ( Anti Streptolysin O) - ASK ( Anti Streptokinase) - AH ( Anti Hyaluronidase). - ANADase ( Adenine Dinucleotidase) - ANDAse ( Anti Deoxy Ribonuclease) Trong số các kháng thể trên thì ASLO có giá trị nhất, ASLO tăng sớm và kéo dài, 95% VCTC có tăng hiệu giá ASLO * Các nguyên nhân khác gây viêm cầu thận gọi là H/C VCTC: + Viêm cầu thận do lupus. + Tổn thương thận do ĐTĐ
- + Viêm mạch nhỏ dạng nút. + Henoch- Scholein. + Viêm cầu thận trong bệnh Osler. + Bệnh Berger ( bệnh thận do IgA). + H/C Goodpasture. + Đợt bột phát của viêm cầu thận tiên phát. * Các yếu tố thuận lợi: + Lứa tuổi 4-15 tuổi đặc biệt là 4-6 tuổi. + Mùa hè, đông. 3/ Cơ chế bệnh sinh:
- - Phù do: . Ứ Natri và nước ở khoảng gian bào . Giảm áp lực lọc cầu thận
- . Giảm áp lực keo ( do mất protein qua nước tiểu) - THA do: . Thiếu máu cục bộ ở thận-> tăng tiết renin . Co mạch -> tăng sức cản ngoại vi - Đái máu do: . Tổn thương cầu thận-> viêm xuất tiết-> tăng tính thấm màng đáy. .........................................II - TRIỆU CHỨNG: 1/ Lâm sàng: 1.1/ Giai đoạn khởi phát: - Bệnh xuất hiện sau viêm họng hoặc nhiễm khuẩn ngoài da - Biểu hiện: mệt mỏi, sốt nhẹ, da xanh, phù nhẹ mi mắt, đái ít - Có thể khởi phát nguy kịch như : THA, vô niệu, suy tim cấp, phù não cấp. - Đôi khi khởi phát tiềm tàng, không có triệu chứng lâm sàng. 1.2/ Giai đoạn toàn phát: bệnh biểu hiện bằng 3 triệu chứng chính:
- *Phù: Cảm giác nặng mặt, nề 2 mi mắt, phù 2 chân mặt trước xương chày. Phù trắng, mềm, ấn lõm rõ, phù nhiều về buổi sáng, ăn nhạt phù giảm. phù thường gặp trong 10 ngày đầu và thường giảm đi nhanh chóng khi BN đái được. *THA: + Là triệu chứng thường gặp, xuất hiện sớm, mất đi nhanh, đa số THA nhẹ từ 10- 20mmHg cả tối đa và tối thiểu. Một số trường hợp không được điều trị HA có thể tăng kịch phát, khiến BN đau đầu giữ dội, choáng váng, co giật, hôn mê, phù não, suy tim cấp. + HA trẻ em được xác định như sau: - HATĐ: trẻ sơ sinh: 75mmHg 1tuổi: 80mmHg > 1 tuổi = 80 +2N( N là số tuổi N >=1). - HATT = HATĐ/2 + 10mmHg hoặc 2/3 HATĐ. *Đái máu: Vi thể hoặc đại thể kéo dài 4 - 6 tuần hoặc 3 - 6 tháng.
- Đặc điểm: đái máu toàn bãi, nước tiểu như nước rửa thịt, máu không đông, xuất hiện ngay tuần đầu và số lần đái máu thưa dần. -> Đây là triệu chứng quan trọng chứng tỏ vi êm cầu thận, nếu không có đái máu thì cần xem lại chẩn đoán. *Ngoài 3 triệu chứng chính trên ta có thể gặp các triệu chức khác: + Đái ít ( thiểu niệu < 0,5ml/kg/24h, vô niệu) + Suy tim kèm theo THA kịch phát, co giật, hôn mê… + Sốt nhẹ 37,5 - 38,5 + Đau tức vùng thận. + Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đi lỏng… *Xác định số lần và lượng nước tiểu của trẻ : + Số lần đái giảm theo tuổi: - Trong tháng đầu: 15-25 lần/24h = 300-400ml - 3 tháng tuổi: 15-20 lần/24h = 400-500ml - 1 tuổi: 12-16 lần/24h = 500-600ml
- - 3-5 tuổi : 8 lần/24h = 600-700ml - 5-8 tuổi : 6 lần/24h = 650-1000ml - > 8 tuổi: 5-6 lần/24h = 800-1400ml. Có thể tính theo công thức: M(ml) lượng nước tiểu trong 24h = 600 +100(N-1). 2/ Cận lâm sàng: 2.1/ XN nước tiểu: + Nước tiểu có HC, BC, trụ HC, trụ BC, trụ trong, trụ sáp + Protein niệu 0,5-2g/24h. thời gian tồn tại có ý nghĩa tiên lượng bệnh, bệnh được hồi phục khi Protein niệu (-) + Tỷ trọng nước tiểu tăng( bt = 1,020 -1,035) 2.2/ XN máu: + Protein máu giảm < 55g/l ( bình thường 60-80g/l) + Albumin máu giảm < 30g/l( bình thường 38-54g/l) + Ure và Creatinin máu tăng ( ure bình thường: 3,3-6,6mmol/l;
- Creatinin : 60-110àm/l) + Tốc độ máu lắng tăng. + BC tăng, HC giảm, HST giảm , Hb tăng + Kháng thể kháng liên cầu ASLO tăng . + Bổ thể giảm ( đặc biệt là C3) đến tuần thứ 6 thì trở về bình thường. III - CÁC THỂ LÂM SÀNG: 1/ Thể tiềm tàng: 2/ Thể THA. 3/ Thể đái ra máu. 4/ Thể suy thận cấp ( thể vô niệu). 5/ Thể kết hợp ( kết hợp với H/C thận hư). IV- TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG: - Viêm cầu thận cấp-> THA -> suy tim cấp - Viêm cầu thận cấp-> suy thận cấp khi có: đái máu đại thể > 3 tuần hoặc đái máu vi thể > 12 tháng.
- V - CHẨN ĐOÁN: 1/ Chẩn đoán xác định: + Có tiền sử Viêm họng, nhiễm khuẩn ngoài da. + Phù, đái máu, THA + Protein niệu, HC niệu.( tiêu chuẩn bắt buộc) + Bổ thể giảm, ASLO (+). + Ngoài ra còn các triệu chứng và điều kiện khác nghĩ nhiều đến VCTC: - Đái ít. - Nhiễm khuẩn ngoài da, hầu họng. - Tuổi : 4-15 tuổi 2/ Chẩn đoán phân biệt: - Viêm cầu thận do các NN khác. - Đợt cấp viêm cầu thận mạn. - Viêm thận- Bể thận.
- - Hội chứng thận hư VI - ĐIỀU TRỊ: 1/ Chế độ nghỉ ngơi: - Ngỉ ngơi tại phòng ít nhất 2 tuần. - Chế độ ăn uống: hạn chế nước, hạn chế muối, hạn chế mỡ khi có tăng mỡ máu hoặc biểu hiện thận nhiễm mỡ,không cần hạn chế đạm trừ thể vô niệu. 2/ Kháng sinh: + Tốt nhất là Penixillin: - Penixillin G 1.000.000 UI/24h x 10 ngày, tiêm bắp - Penixillin V 400.000 UI/24h uống hàng ngày hoặc Benzathin Penixillin1.200.000 UI/24h tiêm b ắp 3 tuần/lần cho đến khi máu lắng trở về bình thường, HC, Protein niệu(-) + Nếu dị ứng với Penixillin thì có thể thay bằng : - Rovamycin 3.000.000 UI/24h hoặc
- - Erythromycin 1g/24h 3/ Điều trị phù: - Furosemid ( Lasixviêm 40mg, ống 20mg) 2- 4mg /kg/24h uống hoặc dùng đường tiêm. 4/ Điểu trị THA: - Chỉ cần dùng Furosemid( Lasix) khi BN đa niệu thì đã có thể tự điều chỉnh HA trở về bình thường 110/70-120/80 mmHg - Nếu HA vẫn tăng thì cho kết hợp với thuốc ức chế õ hoặc chẹn Canxi. Lasixx 1-2mg/kg/24h -Thuốc chẹn dòng Canxi: -Nifedipin: ( tác dụng trung bình) viên nang 10-20 mg -Adalat gen:( tác dụng nhanh, mạnh) viên nang 10-20 mg -Adalat LA: ( tác dụng kéo dài) viên giải phóng chậm 30-60-90mg
- -Nimodipin (Nimotop)( tác dụng trung bình ưu tiên cho BN có B/C ĐQ chảy máu khoang dưới nhện gây co mạch do chèn ép.) viên nén 30mg -Amlodipin( Amlo, normodipin, amtin).( tác dụng kéo dài 24h) viên nén 2,5-5- 10 mg - Liều lượng cho trẻ em: Adalat gen 0,25-0,5mg/kg *Chú ý -CCĐ: nhịp tim chậm, Bloc tim. +Thuốc ức chế õ -Propranolol: 40mg x 2 - 4v/24h -Atenolol(Tenormin) : 50mg x 1- 2v /24h -Concor: 2mg x 1 - 2v /24h -Artex: 5mg x 1- 2v/24h -Chú ý: - CĐ: Tốt cho BN THA có RL nhịp tim. - CCĐ: Hen phế quản, loét DD-HTT, nhịp tim chậm, Blôc.
- - Liều: trẻ em =1/2 liều người lớn, tùy theo mức độ THA và đáp ứng của trẻ mà chọn thuốc phù hợp. -Litroprosiod 5-10àg/kg/p 5/ Điều chỉnh mỡ máu (nếu có tăng mỡ máu): -Thuốc hạ Lipid máu: Lipitor, Lopid, Lipanthyl 0,3g, Modalim. -Lipitor: viên nén 10;20;40;80 mg + TP: Atorvastatin Calcium là chất hạ Lipid máu tổng hợp + Cơ chế tác dụng :Atorvastatin là chất ức chế tranh chấp và chọn lọc men khử HMG- CoA( 3-Hydroxy-3-Methylglutathil- Coenzyme A) . men này có tác dụng quyết định mức độ trong quá tổng hợp Cholesterol mà chuyển đổi HMG-CoA-> Mevalonate( là một tiền chất của Sterol bao gồm cả Cholesterol ) + CĐ:BN tăng Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol và tăng Tryglyceride. BN nhân bị bệnh tim mạch và RL lipid máu. Dự phòng tăng Lipid máu . 6/ Điều chỉnh nước - điện giải theo điện giải đồ:
- 7/ Nếu Albumin giảm thì bù Albumin plasma 2-3 lần/tháng. 8/ Điều trị các thể đặc biệt: -Thể đái máu: - Kháng sinh như trên: - Prednisolon 0,5-1mg/kg/24h -Thể suy thận cấp ( vô niệu): Suy thận cấp là tình trạng đột nhiên giảm bài tiết nước tiểu cùng với nó là tăng Fibrin trong máu, biểu hiện bên ngoài là thiểu niệu, vô niệu. AL lọc cầu thận < 70mmHg - Lasix 20mg x 2- 4ô tiêm TM tăng liều dần đến khi BN có đáp ứng( liều tối đa là 1g) duy trì lượng nước tiểu khoảng 1000ml. Nếu sau 4- 5 lần dùng Lasix mà cơ thể không đáp ứng thì ngừng, phải chạy thận nhân tạo. - Truyền dịch Glucose 30% x 300-500ml + 10-15 UI Isulin nhanh truyền TM, nhằm mục đích hạ K+ máu . Lượng dịch đưa vào =
- 1 mEq Bicarbonat = 1 đơn vị toan chuyển hóa. - Prednisolon 0,5-1mg/kg/24h - Chạy thận nhân tạo khi : vô niệu > 3 ngày; Ure> 300mg%; K+ 7mEq. -Suy tim cấp ( thể THA): + Lợi tiểu: Lasix 1-2mg/kg/24h tiêm TM chậm + Thuốc hạ HA: Adalat 0,25-0,5mg/kg/24h chia làm 2 lần ngậm dưới lưỡi. Hoặc Aldomet 8-10mg/kg/24h + Thuốc giãn mạch: - Lenitral: trong điều trị suy tim cấp - Molsidomin( Corvasal): trong điều trị suy tim mạn Chỉ được dùng sau khi đã dùng thuốc lợi tiểu và hạ HA + Thuốc cường tim về mức cho phép để tránh phù phổi cấp)
- - Digoxin . TD: làm cho tim co bóp mạnh, chậm, đều . LL&CD: liều tấn công: trẻ < 2 tuổi : 0,06-0,08mg/kg/24h trẻ > 2 tuổi : 0,03-0,06mg/kh/24h chia làm 3 lần uống. Liều duy trì: trẻ < 2 tuổi : 0,015-0,02mg/kg/24h trẻ > 2 tuổi : 0,01-0,015mg/kg/24h liều thường dùng 0,04mg/kg/24h chi làm 3 lần uống sử dụng liều duy trì cho đến khi trẻ hết các triệu chứng suy tim - Dopamin:tiền chất của noradrenalin dùng liều thấp < 5àg/kg/ phút; có tác dụng làm tăng co bóp cơ tim, tăng tưới máu thận gây lợi tiểu; liều cao gây kích thích TCT õ1 gây co mạch nguy hiểm - Dobutamin ( Dobutrex) là một amin giao cảm; tác động ưu tiên lên TCT õ1 tăng co bóp cơ tim; liều 2,5 àg/kg/ phút.
- - Nhóm ức chế sự phân hủy AMPc thông qua ức chế Phosphodiesterase có tác dụng làm tăng sức bóp cơ tim nhưng đồng thời làm giãn mạch ( cả ĐM và TM):Amrinon( Inocor); Minirinon( Corotrope); Enoximon( Perfane) -Thể kết hợp ( kết hợp với H/C thận hư): - Điều trị VCTC + Corticoid + hạ mỡ máu Prednisolon 1,5 - 2mg/kg/24h uống vào 8h sáng sau ăn 9/ Điều trị dự phòng: -> VCTC có 75 - 80 % trường hợp tái phát, số lần tái phát trong mỗi năm tăng dần, đến 5-10 năm có khoảng 30% trường hợp chuyển sang suy thận. - Giải quết ổ nhiễm khuẩn mạn tính đặc biệt là nhiễm khuẩn hầu họng - Dùng kháng sinh Penixillin chậm 1,2 triệu UI/24h mỗi tháng tiêm bắp thịt 1 lần x 6 tháng.( chấp hành đúng chế độ uống thuốc) - Không lao động quá mức, tránh nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh. - Điều chỉnh chế độ ăn : ăn nhạt, giảm mỡ. - Định kỳ kiểm tra nước tiểu và máu. - Theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ
- BS. Nguyễn Văn Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Viêm cầu thận cấp - PGS.TS. Hoàng Trung Vinh
15 p | 730 | 71
-
HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 1)
7 p | 189 | 23
-
Cẩn thận với viêm cầu thận mạn
6 p | 144 | 18
-
Viêm thận, tiểu cầu thận cấp tính (Kỳ 1)
5 p | 210 | 17
-
Bài giảng Viêm cầu thận cấp - ThS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Linh
27 p | 98 | 16
-
Bài giảng Bệnh lý hệ tiết niệu
25 p | 118 | 12
-
Bài giảng Bài 5: Bệnh học hệ tiết niệu
5 p | 110 | 12
-
Bài giảng Bệnh cầu thận - Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa
12 p | 120 | 10
-
Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau viêm họng
5 p | 91 | 9
-
Chăm sóc bệnh nhi viêm cầu thận cấp - Bệnh viện Nhi Đồng 2
7 p | 158 | 6
-
Quá trình hình thành viêm cầu thận cấp
8 p | 92 | 6
-
Bài giảng Chăm sóc bệnh nhi viêm cầu thận cấp hậu nhiễm trùng
6 p | 27 | 5
-
Bài thuốc trị viêm cầu thận mạn
6 p | 97 | 5
-
Viêm cầu thận cấp thường gặp sau viêm họng
3 p | 48 | 3
-
Nguyên nhân Viêm cầu thân cấp tính
19 p | 117 | 3
-
Bài giảng Bệnh học hệ tiết niệu
25 p | 59 | 3
-
Người viêm cầu thận cấp chỉ nên ăn nhẹ
4 p | 82 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn