intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Quán Nho - Tấm gương khổ học thành tài

Chia sẻ: Nguyen Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

155
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Quán Nho, quê ở làng Văn Hà (Thiệu Hóa, Thanh Hóa), đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi, từng giữ tới chức tể tướng với gần 50 năm phò tá bốn đời vua Lê. Đến nay, dân gian vẫn còn truyền tụng nhiều câu chuyện về lòng ham học, khổ luyện thành tài của ông. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, những người phò tá có công lao tài đức, đời Lý trị vì 215 năm được xếp có bốn người. Đời Trần suốt 175 năm có 10 người; đời Lê Sơ: 18; đời Mạc: 1; đời Lê...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Quán Nho - Tấm gương khổ học thành tài

  1. Nguyễn Quán Nho - Tấm gương khổ học thành tài Nguyễn Quán Nho, quê ở làng Văn Hà (Thiệu Hóa, Thanh Hóa), đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi, từng giữ tới chức tể tướng với gần 50 năm phò tá bốn đời vua Lê. Đến nay, dân gian vẫn còn truyền tụng nhiều câu chuyện về lòng ham học, khổ luyện thành tài của ông. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, những người phò tá có công lao tài đức, đời Lý trị vì 215 năm được xếp có bốn người. Đời Trần suốt 175 năm có 10 người; đời Lê Sơ: 18; đời Mạc: 1; đời Lê Trung Hưng: 39. Trong số 39 người phò tá có công lao tài đức thuộc đời Lê Trung Hưng (khoảng 200 năm) có Tể tướng Nguyễn Quán Nho. Ông quê ở làng Văn Hà, nay là làng văn hóa Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 19 tuổi ông đỗ cử nhân, 25 tuổi đã giữ chức Tả thị lang. Vừa làm, vừa học, năm 30 tuổi ông đỗ tiến sĩ, sau đó giữ nhiều trọng trách như: Đô đốc liên tỉnh Hải Dương - Quảng Ninh. Do có công lao đóng
  2. góp khi về triều ông được cử làm phó Đô ngự sử, Thượng thư bộ Binh, bộ Lễ, bộ Lại. Phụ trách những khoa thi cao nhất của triều đình để tuyển chọn hiền tài, dạy dỗ ấu chúa. Ông được triều đình tin dùng cử đi sứ Trung Quốc nhiều lần v.v. Phò tá bốn đời vua với thời gian gần 50 năm trong đó có 11 năm làm tể tướng, ông đã có vai trò lớn xây dựng triều vua hưng thịnh Lê Hy Tông (dài 30 năm). Năm 70 tuổi ông về hưu tại quê nhà, một năm sau thì mất, được triều đình phong tặng tước Quận công, được nhân dân đương thời ca tụng "Tể tướng Văn Hà thiên hạ âu ca". Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định công nhận mộ và đền thờ ông tại quê nhà là di tích lịch sử. Bằng nguồn kinh phí của Nhà nước và dòng họ đóng góp, đền thờ mới của ông (ngay trên nền đền thờ cũ) đã khánh thành cuối năm 1999. Điều ít người biết tới đó là bức chân dung vẽ ông đang ngồi có tỷ lệ bằng người thật mà dòng họ đã lưu giữ được hơn 300 năm nay. Bức tranh do một nữ họa sĩ nhà Thanh xúc cảm trước sứ thần nước Đại Việt có dung mạo tuyệt đẹp mà vung nét bút. Cuộc đời Tể tướng Nguyễn Quán Nho là tấm gương sáng khổ học thành tài. Xuất thân nơi thôn dã, ông lại mồ côi cha từ lúc hai tuổi. Mẹ là Trịnh Thị Phúc, mới hơn 20 tuổi ở vậy mò cua bắt ốc, tần tảo nuôi con.Gia
  3. phả và dân gian truyền lại, lúc còn nghèo khó ông có tên là Cháy, hoặc Lửa. Khi đỗ đạt về quê, dân làng gọi đùa là ông Cháy, ông Lửa. "Cháy" tức là cháy cơm. Mẹ ông nghèo không có tiền mua nồi đồng, thường dùng nồi đất nấu cơm, nấu cháo nên rất dễ vỡ, phải thường xuyên đi mượn. Thương cảnh con mồ côi nhưng thông minh, ham học, xóm giềng bảo nhau mỗi khi ông đi mượn nồi, họ vô tình để lại một miếng cơm cháy. Thế là ông lại có thêm một chút để ấm lòng. Còn "lửa", tương truyền là do việc ông thường dùng ánh sáng đom đóm thay lửa đèn dầu để học. Mỗi khi nhà quá túng bấn không đủ tiền mua dầu, ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng mỏng hoặc vỏ cà đã nạo hết ruột chỉ còn vỏ mỏng tang để lấy ánh sáng thay đèn. Không có tiền mua giấy ông phải viết chữ vào lá chuối, vào cây xương rồng, lấy que viết chữ xuống đất để học. Rồi chuyện ông đi bộ từ làng Văn Hà ra kinh đô Thăng Long để thi với tấm thân gày gò, quần áo bạc màu, vá víu. Trong hành trang có cả chiếc yếm lụa của mẹ với lời dặn " khi cần con bán đi mà tiêu, mẹ chẳng còn gì hơn". Đỗ tiến sĩ, Nguyễn Quán Nho vinh qui bái tổ, về đến làng mẹ vẫn còn đang vớt bèo dưới ao để nuôi lợn. Mừng vui khôn tả nhưng để thử ông, bà vẫn chăm chú vớt bèo. Gặp mẹ, ông mừng vui cuống quýt, nhưng thấy rổ bèo chưa đầy, ông lấy sào gạt bốc đầy rổ, rửa sạch bèo bưng về cho mẹ trước khi ra đình làng làm lễ. Từ đấy dân làng có câu "vinh qui bái tổ sau rổ bèo đầy".
  4. Ở làng quê ông hiện vẫn còn cây dừa lạ có ba ngọn. Ngọn nào cũng cho quả. Người ta cho rằng cây dừa ba ngọn tượng trưng cho ba vị đại thần của làng. Thứ nhất là Đinh Lễ, Khai quốc công thần triều Lê. Thứ hai là Trịnh Cao Đệ, đỗ tiến sĩ năm 1650, lúc 21 tuổi. Ông từng giữ chức Tự khanh, sau khi mất gia phong Tả thị lang, tước hầu. Trịnh Cao Đệ là thầy học của Nguyễn Quán Nho. Và người thứ ba là Tể tướng Nguyễn Quán Nho. Một cái làng nhỏ mà đã có ba danh tướng, lương thần. Đến đây tôi lại nhớ đến câu nói về xứ Thanh của Lê Qúy Đôn: "Sông núi đẹp kỳ lạ, là một miền danh lam thắng cảnh bậc nhất, thuở xưa trải nhiều triều đại vốn vẫn gọi là trấn trọng yếu. Đến triều Lê lại là nơi cội nguồn gốc rễ. Khí lành tươi tốt, chung đúc sinh ra nhiều bậc vương tướng, do có khí tinh hoa mà xuất hiện lắm đấng văn nho. Theo lẽ thường thì miền đất sinh ra các bậc tuấn kiệt hơn hẳn người thường. Vượng khí tinh hoa vùng đất này là bậc nhất so với các vùng đất nước".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0