Nguyên tắc lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm hoạt động của thư viện Hutech University hiện nay
lượt xem 3
download
Bài viết Nguyên tắc lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm hoạt động của thư viện Hutech University hiện nay làm rõ các vấn đề liên quan đến nguyên tắc “lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm của hoạt động thư viện”, áp dụng nguyên tắc để đánh giá hoạt động thư viện của trường Hutech và tìm ra điểm thiếu xót để củng cố và tăng vị thế người sử dụng trong hoạt động thư viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên tắc lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm hoạt động của thư viện Hutech University hiện nay
- NGUYÊN TẮC LẤY NGƯỜI SỬ DỤNG THƯ VIỆN LÀM TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN HUTECH UNIVERSITY HIỆN NAY. Trần Thị Mỹ Linh, Phan Lê Khánh Trang Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Hiện nay, Công nghệ kĩ thuật số dần thay đổi các phương thức truyền thống trong hầu hết các lĩnh vực và hoạt động đời sống; Việc tìm kiếm thông tin tài liệu cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh này, ngày trước phần lớn hoạt động này đều do thư viện cung cấp nhưng giờ đây đã có sự thay đổi, chính lẽ đó mà hoạt động thư viện dần mất vị thế nên người sử dụng thư viện cũng ít quan tâm đến vị trí, vai trò của mình trong việc hoạt động của thư viện. Vì thế, đề tài nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến nguyên tắc “lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm của hoạt động thư viện”, áp dụng nguyên tắc để đánh giá hoạt động thư viện của trường Hutech và tìm ra điểm thiếu xót để củng cố và tăng vị thế người sử dụng trong hoạt động thư viện. Từ khóa: nguyên tắc, kỹ thuật số, thư viện, truyền thống, vị thế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong trường học, thư viện được xem là trung tâm của hoạt động trí tuệ, trong đó chủ thể tham gia phần lớn là học sinh và giáo viên. Do đó, giá trị mà thư viện có được sẽ tương đương với mức độ đáp ứng yêu cầu của người sử dụng; nếu thư viện không thể cung cấp được giá trị trí tuệ cốt lõi thì thư viện tồn tại để làm gì? Trong thực tế, thư viện học thuật vẫn chưa thể đáp ứng được điều này; lấy ví dụ là trường Đại học Công nghệ tp. HCM (Hutech), trong lần khảo sát đầu tiên để lấy ý kiến người sử dụng thư viện có khoảng 24% giảng viên và 76% sinh viên của trường (hình 1) nhưng có tới 58.3% người có mức độ không hài lòng, cao hơn gấp 2 lần so với người có mức độ hài lòng chỉ vỏn vẹn 17.6% người tham gia khảo sát (hình 2). Mặc dù, Hutech là trường tư thục tham gia song song hai lĩnh vực kinh doanh và giáo dục nhưng thư viện của trường thì khác; nó lập ra không vì mục đích thương mại mà nhằm cung cấp giá trị tri thức nhưng qua số liệu thống kê đã minh chứng cho việc thư viện trường vẫn chưa phát huy được tối đa chức năng và nghĩa vụ của mình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng và đồng nghĩa với việc nguyên tắc “lấy người sử dụng là trung tâm trong hoạt động thư viện” căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Thư viện 2019 đã không thể áp dụng thành công vào thực tiễn. 2657
- Hình 1 Hình 2 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Sự cần thiết của Nguyên tắc “lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm” - Khái niệm từ “Thư viện”: Trong thời kì trước thư viện được hiểu trong phạm vi hẹp chỉ đơn thuần là kho chứa, lưu trữ tài liệu nhằm phục vụ cho mục đích tham khảo, nghiên cứu và cho mượn sách, báo, … Vì thế chỉ cần là nơi chứa những tài liệu có ích, có giá trị thì đều được xem thư viện. Nhưng để chạy kịp với sự thay đổi của xã hội thì khái niệm “thư viện” đã được mở rộng hơn nó dần trở thành một môi trường, trung tâm cộng đồng để hỗ trợ cho người sử dụng học tập, trao đổi và cập nhật kiến thức đúng đắn, có giá trị lâu dài. Trong pháp lý của Việt Nam thì thư viện được giải thích là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người 2658
- sử dụng tại khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện 2019. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp có nêu rõ chức năng, nhiệm vụ mà thư viện phải đáp ứng tại Điều 4 Luật Thư viện 2019 như sau: “1. Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện. 2. Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện. 3. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện. 4. Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.” - Sự cần thiết của nguyên tắc: Trong thời đại công nghệ kĩ thuật số 4.0, việc tìm kiếm tài liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ cần người sử dụng có sẵn các thiết bị di động được trang bị đầy đủ mạng vô tuyến thì thoải mái tìm kiếm, cập nhật thông tin chỉ trong vài giây đã có thể biết được tất cả các lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Nhưng những thông tin đấy nhiều khi lại không có tính thống nhất và chưa được xác thực đúng sai; Điều này vô cùng nguy hiểm nếu như người sử dụng thụ động không chắt lọc thông tin có thể làm người dùng hiểu sai vấn đề mà họ đang quan tâm. Thêm vào đó, khi sử dụng các thiết bị này giới trẻ phần lớn đều bị phân tán sự tập trung bởi các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… rất khó có thể chuyên tâm làm việc hiệu quả. Thư viện thì khác, tất cả các thông tin, tài liệu trong thư viện hầu hết đều chính thống và được người quản lý thư viện cân nhắc kĩ càng trước khi trưng bày, chính lẽ đó mà lượng thông tin của thư viện mang lại không đủ cung cấp cho người sử dụng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây rằng liệu sự tồn tại của thư viện có thực sự cần thiết? Đáp án của câu hỏi chính là có, bởi vì môi trường mà thư viện tạo nên là một không gian yên tĩnh, không có bất kì sự quẫy nhiễu của yếu tố khách quan nhưng điều đó vẫn chưa đủ, bắt buộc thư viện phải có sự thay đổi lớn về tính chất cũng nhưng hình thức hoạt động của mình bởi vì thư viện lập ra là để mang lại giá trị cho người sử dụng chứ không phải theo ý chí chủ quan của người quản lý thư viện. Vì thế việc thư viện áp dụng nguyên tắc “lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm của hoạt động thư viện” là hoàn toàn cần thiết và cũng là điểm mới trong Luật Thư viện 2019 so với Pháp lệnh Thư viện 2000. 2.2. Nội dung của nguyên tắc “Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm” Nguyên tắc này được xây dựng trong Luật Thư viện 2019, ở chương III - Hoạt động thư viện quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 24 “Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm; tạo lập môi trường thân thiện, bình đẳng; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ chức, cá nhân.” Khi chọn người sử dụng làm trung tâm đồng nghĩa với việc các nhà lập pháp chọn con người làm chủ đạo, mang tính cốt lõi cho mọi hoạt động của thư viện; Lý do chọn chủ thể của nguyên tắc là con người mà 2659
- không phải là tài liệu hay những thứ khác, là bởi vì mọi thứ trên trái đất ngoại trừ thiên nhiên nguyên sinh, tài nguyên khoáng sản thì đều do con người tạo nên và có chung một đích đến đó là phục vụ cho lợi ích của con người; hay đối với những thứ không phải do con người tạo ra thì nó vẫn sẽ có những mối quan hệ nhất định đối với con người. Chúng tôi đưa ra những dẫn chứng như vậy không phải thiên vị hay quan trọng hóa địa vị con người mà là vì để chứng minh cho tầm ảnh hưởng, cũng như vai trò của con người, mặc dù không hoàn toàn tạo ra thế giới nhưng sẽ là người quyết định và điều chỉnh thế giới. Cứ thử mường tượng về việc thư viện được con người lập ra nhưng lại không vì phục vụ lợi ích của con người vậy thì thư viện sẽ phục vụ cho ai, xây dựng nó để làm gì, thế thì sự tồn tại của thư viện cũng sẽ không có bất kì ý nghĩa gì trong cuộc sống. Điều này sẽ khiến cho hoạt động của thư viện trở nên vô định, không có hướng đi, đó chính là lý do mà Luật Thư viện Việt Nam đề cao vai trò của con người. Có câu “Thư viện là nơi gắn kết quá khứ và hiện tại, bắt rễ tương lai” như một lời khẳng định cho sự tồn tại của thư viện là vô cùng ý nghĩa, nơi đây như một kho lưu giữ những tinh hoa của nhân loại, là cánh cửa của thời gian cho phép con người có cơ hội nhìn lại những thành quả nghiên cứu kì công của loài người, qua đó con người có thể tự mình tiếp thu, thừa hưởng, vận dụng vào thời điểm hiện tại, đồng thời dùng kiến thức cũ của người đi trước để làm nền tảng, bước đệm cho sự phát triển trong tương lai sau này. 94Thư viện quan trọng đối với con người như thế nhưng nếu như một ngày những thứ mà thư viện có được lại quá cũ kĩ, không có sự mới mẻ, chẳng còn phù hợp cho thực tiễn thì thư viện cũng sẽ tuân theo quy luật đào thải của tự nhiên và ngay lập tức bị loại trừ khỏi xã hội. Chính vì lẽ đó mà bản thân thư viện muốn hoạt động, phát triển một cách bền vững thì phải tìm cách đấu tranh sinh tồn và ở đây điều kiện đặt ra cho thư viện chính là phải đáp ứng được nhu cầu, tạo lập được môi trường mà con người trong xã hội hiện đại muốn có. Sự tồn tại của thư viện bổ trợ cho sự phát triển tri thức của loài người và ngược lại sự góp mặt của con người sẽ quyết định đến vận mệnh của thư viện, đây chính là tác động qua lại giữa hoạt động thư viện và con người. 2.3.1. Đặc điểm của người sử dụng ở thư viện Hutech Sau khi nhóm nghiên cứu thực hiện hai lần khảo sát thực tế vào 16/11/2021 và 24/11/2021 có 114 học sinh và giảng viên đến từ các khoa khác nhau của Hutech University cùng tham gia, trong đó số người tham gia chủ yếu là ngành luật (hình 3) và số liệu thu được như sau: 94 https://timviec365.com/blog/thu-vien-la-gi-new3458.html 2660
- Hình 3 Thứ nhất, trong đợt khảo sát đầu tiên thì trong số 50 người thì có tới 64% (hình 4) và lần thứ hai thì trong 64 người thì có tới 90,6% (hình 5) chỉ sử dụng thư viện khi thực sự cần thiết hoặc chỉ khi trước đó đã có lịch hẹn chọn thư viện làm điểm đến thì mới đi. Điều này cho thấy vốn dĩ người đi thư viện không thật sự muốn đi, thư viện không phải sự lựa chọn theo ý chí chủ quan của người sử dụng thư viện mà là có sự kiện nên buộc người đó phải có mặt tại thư viện để làm việc. Hình 4 2661
- Hình 5 Thứ hai, các hoạt động mà người sử dụng thư viện thường làm khi ở thư viện thì có rất nhiều mục đích khác nhau nhưng phần lớn là tìm tài liệu và học nhóm; Trong hai đợt khảo sát thì tỉ lệ giữa tìm tài liệu và sách trong lần khảo sát đầu tiên chiếm gần như ngang nhau nhưng lần thứ hai khảo sát thì cho thấy phần lớn người sử dụng thư viện đến không phải mục đích sử dụng thư viện theo kiểu truyền thống là mượn sách hay kiếm tài liệu mà chủ yếu là sử dụng thư viện làm không gian để trao đổi học tập và giao lưu (chiếm tới 84.4%). Bên cạnh đó, thư viện cũng được xem là không gian lý tưởng để làm phòng chờ, hay phòng nghỉ ngơi cho giảng viên, sinh viên trường sau những ca học. (hình 6, 7) Hình 6 2662
- Hình 7 Thứ ba, đối với sở thích của người sử dụng thư viện trường Hutech không phải tài liệu hay giáo trình phong phú vì con số này chỉ chiếm 20.8% trong sự lựa chọn của người sử dụng mà thay vào đó những mang tích khách quan đến từ bên ngoài lại được người sử dụng thư viện ưu tiên hàng đầu. Theo khảo sát lần đầu phần lớn các bạn đến thư viện chỉ vì Wi-Fi (72,9%), không gian sạch sẽ và thoáng mát nhận được 77,1% sự lựa chọn và đến chỉ vì thư viện là nơi có cơ sở vật chất tốt chiếm đến 47,9% sự lựa chọn của người sử dụng. Điều này cho thấy thư viện trường Hutech đã thành công thu hút người sử dụng thông qua sự trang bị cơ sở vật chất một cách chu đáo và có sự đầu tư. (hình 8) Hình 8 2.3.2. Kiến nghị khắc phục bất cập trong việc áp dụng nguyên tắc Cũng thông qua hai lần khảo sát, nhóm nghiên cứu đã dựa trên ý kiến góp ý của người sử dụng để tìm ra những điểm bất cập từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục như sau: 2663
- Thứ nhất, thư viện mặc dù chỉ là nơi cung cấp tri thức không phải là một ngành dịch vụ nhưng trong mọi lĩnh vực của đời sống thì thái độ phục vụ, thái độ giao tiếp sẽ là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của đối phương. Trong khảo sát lần đầu khi hỏi về thái độ của người phụ trách thư viện thì có tới 24% không hài lòng vì sự khó chịu của họ và một phần đến từ cách giải thích cho sinh viên cũng không được rõ ràng cụ thể. Vì vậy để thay đổi điều này nhà trường cần có những buổi đào tạo thật kĩ lưỡng từ tác phong đến lối giao tiếp của những người phụ trách thư viện. (hình 9) Hình 9 Thứ hai, một lý do khác khiến cho mức độ không hài lòng lên tới 58,3%, một phần đến từ yếu tố mang giá trị cốt lõi của thư viện thuần túy đó là số lượng tài liệu, giáo trình trong thư viện trường Hutech có khá ít, không có sách dành cho chuyên ngành nên khi để người sử dụng nhận xét thì có tới 72% người cho rằng sách của trường còn rất hạn chế (hình 10) và rất khó để người sử dụng biết được loại sách mình cần tìm có được trưng trong thư viện hay không. Chính vì thế trong đề xuất sửa đổi của bảng khảo sát có rất nhiều ý kiên cho rằng trường cần đa dạng tài liệu từ trong nước đến quốc tế và cần bổ sung mã hay gắn chip cho giáo trình để người sử dụng có thể thông qua đó kiểm tra số lượng sách và sự hiện diện của nó trong thư viện. Hình 10 2664
- Thứ ba, đến từ sở vật chất của thư viện trường, người sử dụng thư viện Hutech cho rằng không gian thư viện cần được mở rộng, trang bị thêm đèn để sáng hơn tránh gây ảnh hưởng đến mắt của người sử dụng, và đối với không gian làm việc nhóm và phòng đa phương tiện cần có thêm nhiều ổ cắm phục vụ cho việc sử dụng laptop, điện thoại của người sử dụng. Bên cạnh đó, theo như quy định trường không cho phép mang cặp sách vào thư viện nhưng nơi gửi chúng lại ở tầng trên gây ra rất nhiều bất lợi cho việc cầm tài liệu, laptop, sách vở,… vì vậy nhà trường cần bố trí nơi gửi đồ ở bên cạnh hoặc bên trong thư viện sẽ hợp lý và thuận tiện hơn. 3. KẾT LUẬN Đề tài này nhằm làm rõ nhiệm vụ và sứ mệnh của thư viện trong xã hội hiện nay cần làm gì để ngay cả khi tất cả mọi người trong thời đại này ai cũng đều có thể trang bị cho bản thân một thư viện toàn cầu bằng thiết bị kỹ thuật số, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò cốt yếu của thư viện vật lý, biến thư viện không chỉ đơn thuần là nơi chứa các nguồn tài nguyên học thuật mà thay vào đó tạo ra ý nghĩa tồn tại cho thư viện. Việc bàn luận về vấn đề nan gian, cũng như điểm bất cập trong quá trình áp dụng nguyên tắc “Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm” của các thư viện nói chung và thư viện trường Hutech nói riêng để đưa ra các giải pháp khắc phục giúp cho thư viện dần lấy lại được chỗ đứng trong xã hội, có thể tăng khả năng quan tâm của người sử dụng mà trong đó sinh viên và giảng viên của trường là nhân vật chính của sự điều chỉnh này; Đồng thời, việc khắc phục đấy góp phần giúp cho pháp luật đi vào đời sống chứ không còn là lý thuyết suông. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 do Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành. 2. Luật thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21/11/2019 do Quốc Hội ban hành. 3. https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/mot-so-van-de-ve-quan-ly-thu-vien-hien-dai.html 4. Beth Holland (2015) “Thư viện thế kỷ 21: The Learning Commons” https://www.edutopia.org/blog/21st-century-libraries-learning-commons-beth-holland 5. https://timviec365.com/blog/thu-vien-la-gi-new3458.html 6. Hiểu đúng về vai trò của thư viện với giáo dục Đại học https://dlcorp.com.vn/hieu-dung-ve-vai-tro-cua- thu-vien-voi-giao-duc-dai-hoc/ 7. Tạp chí Thư viện Việt Nam. – 201 Theo các bạn để phát triển thành một khối ASEAN vững mạnh và có vị thế trên chính trường quốc tế hiện, nay, các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì? 8. Link của các bảng khảo sát: o https://forms.gle/hbbvrnzZpp284vzF8 o https://forms.gle/JZfbDNuymy4Z3S6w8 2665
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục học - Tôi tự học
113 p | 230 | 86
-
Tác phẩm Mười lăm gương phụ nữ
208 p | 134 | 33
-
CỔ VĂN VIỆT NAM - GIA HUẤN CA - Nguyễn Trãi - Dạy Vợ Con
5 p | 142 | 14
-
12 người lập ra nhật bản Chương VIII
22 p | 92 | 9
-
Đám Cưới Vua Hàm Nghi
5 p | 110 | 7
-
Tài liệu tập huấn về kỹ năng, phương pháp lấy ý kiến, phản biện xã hội trong xây dựng chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy sự tham gia của các nhóm yếu thế
40 p | 10 | 5
-
Tìm hiểu sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người lao động nhiễm HIV/AIDS tại nơi làm việc
9 p | 15 | 4
-
Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
62 p | 12 | 3
-
Giá trị từ láy trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu
4 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn