intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Trung Mậu - vị Cử nhân giữ nhiều chức vụ đứng đầu triều

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

230
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Nguyễn Trung Mậu (1785-1846), quê xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, là con trai Nguyễn Trung Ý - một vị tướng giỏi của triều Tây Sơn. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long (1802), đã thực hiện chính sách trả thù khốc liệt đối với hậu duệ và tướng lĩnh đã từng đi theo Hoàng đế Quang Trung. Nguyễn Trung Ý phải trốn vào ở trong lèn Hai Vai. Ông đã đưa Nguyễn Trung Mậu theo cùng ở trong hang để dạy dỗ, rèn cặp. Bản tính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Trung Mậu - vị Cử nhân giữ nhiều chức vụ đứng đầu triều

  1. Nguyễn Trung Mậu - vị Cử nhân giữ nhiều chức vụ đứng đầu triều Nguyễn Nguyễn Trung Mậu (1785-1846), quê xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, là con trai Nguyễn Trung Ý - một vị tướng giỏi của triều Tây Sơn. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long (1802), đã thực hiện chính sách trả thù khốc liệt đối với hậu duệ và tướng lĩnh đã từng đi theo Hoàng đế Quang Trung. Nguyễn Trung Ý phải trốn vào ở trong lèn Hai Vai. Ông đã đưa Nguyễn Trung Mậu theo cùng ở trong hang để dạy dỗ, rèn cặp. Bản tính Nguyễn Trung Mậu thông minh nên sớm nổi tiếng là thần đồng. Nhân dân và thợ đá đã truyền gọi hang đá - nơi ông đọc sách là “Hang Thần Đồng”. Năm 1803, vua Gia Long cho chuyển trường thi Hương Nghệ An từ Lam Thành về Vinh và tổ chức khoa thi Hương đầu tiên vào năm Đinh Mão (1807). Nguyễn Trung Mậu dự thi và đậu ngay Cử nhân khi mới 22 tuổi, được cử đi làm Tri huyện Hoằng Hoá. Sau đó ông liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng: đầu triều Minh Mệnh giữ chức Tri huyện Yên Mô; năm Minh Mạng 8 (1827), thăng Đốc học Bình Định; năm 1829 được điều về Kinh, bổ chức Lang trung bộ Hộ; năm 1831 giữ chức Công bộ Tả Thị lang; năm 1832 được thăng Công bộ Hữu Tham tri; năm 1833 thăng Thượng thư bộ Công; năm Minh Mệnh 17 (1836), giữ chức Binh bộ Hữu Tham tri, được gia tăng hai cấp và chuyển làm Binh bộ Tả Tham tri. Năm 1836, mẹ mất, Nguyễn Trung Mậu xin về chịu tang, nhà vua đã cấp cho 200 quan tiền, vì ông làm quan thanh liêm (xem Đại Nam thực lục chính biên, T.18, tr.309). Đến năm sau, ông kiêm giữ thêm chức Chưởng Đô sát Hàn lâm nhị viện và được cử đi công cán ở Gia Định thành. Tiếp đó, ông lại được vua sai cùng các đại thần khác là Trương Minh Giảng, Hà Quyền… bàn xếp đặt công việc ở trấn Tây. Đến tháng 11 năm này, ông được thăng Thượng thư bộ Hộ và vẫn kiêm quản Viện Hàn lâm và Ty Thông chính, rồi bổ sang làm Thị lang bộ Công, thăng Hữu Tham tri bộ Công. Năm Minh Mệnh 20 (1839), ông lại được cử làm Thượng thư bộ Công. Sang năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), triều đình tổ chức thi Hội, sai ông làm Phó Chủ khảo: “Thi Hội, sai Thự Đông các Đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn làm Chủ khảo,
  2. Thượng thư bộ Công Nguyễn Trung Mậu làm Phó khảo, lấy trúng cách 11 người” (Đại Nam thực lục chính biên, T.23, tr.129). Ông còn được kiêm quản Hàn lâm viện ấn vụ. Năm 1941, Nguyễn Trung Mậu “Dâng thư dán kín tâu bày thời chính 6 điều” được vua khen và thưởng cho sa lụa. Nội dung thư tóm tắt như sau: 1. Các hạt từ Quảng Trị ra Bắc… bắt dân sửa đắp đường sá phải rộng 3 trượng làm mức; 2. Cúng thì có rượu, ngoài ra cấm việc họp nhau mà uống rượu; 3. Đặt người khán thủ, lập ra vòm canh, tuần phòng để giữ những kẻ gian phi, nghiêm phòng bị để cho dân yên ở; 4. Nói về việc thưa kiện, xét xử của dân gian; 5. Khuyến khích các nhà giàu bỏ tiền ra giúp cho những người túng thiếu; 6. Dân gian vay mượn. Địa phương phải hiểu thị cho các nhà giàu, phàm thấy người cùng túng thì phải thương yêu, chu cấp, những số nợ đã cho vay trước, dẫu mới hay lâu, hãy tạm đình hoãn, để cho người nghèo túng được nhờ. Cũng năm Thiệu Trị thứ nhất 1841, tháng 10, Nguyễn Trung Mậu được cử là Phó Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn cùng Thượng thư bộ Lễ Phan Bá Đạt (Đại học sĩ Trương Đăng Quế, Đông các Đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn làm Tổng tài). Ông lại được cử đi công cán cùng Binh bộ Tả Tham tri Phan Thanh Giản và được tặng Tư thiện Đại phu. Năm Nhâm Dần (1842), mùa hạ, tháng 6, thi Đình: “Sai Thái tử Thái bảo, Trung quân chưởng phủ sự Vũ Lao hầu Tạ Quang Cự làm Giám thí Đại thần, Thượng thư bộ Công Mậu Đức hầu Nguyễn Trung Mậu giữ việc đọc quyển thi” (Đại Nam thực lục chính biên, T.26, tr.158). Năm Thiệu Trị 3, ông được bổ sang làm Lễ bộ Thượng thư, sung Cơ mật viện Đại thần, kiêm quản Thái thường tự ấn cho đến khi mất.
  3. Nguyễn Trung Mậu chỉ với học vị Cử nhân nhưng đã tỏ rõ là người có tài năng nhiều mặt, nên được triều đình cử giữ nhiều chức vụ quan trọng và đã đứng đầu tới 5/6 bộ, viện nhà Nguyễn. Đó là Thượng thư các bộ Công, Hộ, Lễ; Tả Tham tri bộ Binh; Cơ mật viện Đại thần; Phó Tổng tài Quốc sử quán; Phó Chủ khảo khoa thi Hội, Độc quyển thi Đình; Viện Hàn lâm; Ty Thông chính; Thái thường tự ấn… Phải là người rất được tin cẩn và có tài năng điều hành, quản lý thực sự mới được giao phó những chức vụ quan trọng và gian khó như vậy. Ông đã được triều đình ban nhiều sắc phong, ca ngợi hết lời, tiêu biểu như sắc chế năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) như sau: Phiên âm: Thừa thiên hưng vận. Hoàng đế chế viết: Trẫm duy hoàng thiên vận thượng, tất ư lục tử dĩ thành công. Vương giả trạch trung tu lại quần hiền nhi cộng chính. Quyến duy thạc vọng nghi bí ôn luân. Tư nhĩ thự Công bộ Thượng thư sung Cơ mật viện Đại thần Nguyễn Trung Mậu phủ bạt hoành tài, đống lương vĩ khí, triều quân lịch tể, yếu thức mao bạt liên thường cát chi bằng. Miếu đường lụ địch gia mô vũ nghi phó cục chiêm chi vọng. Vi vỉ hàm thành bất đãi, tư tư quyết phỉ hữu cung. Tứ kim đản phủ doanh thành chính tịch khâm lâu chi bồn. Gia nhĩ tố hoài trung tẫn hạp phận lệ tương chi du. Tư đặc thụ Tư thiện Đại phu Công bộ Thượng thư, tích chi cáo mệnh. Thiện kỳ tư hậu hàm cần hiệp nãi liêu nhi cộng tế. Tác tiêu phủ dãi kỳ thứ tích chi hàm hy, miện sư tòng sự chi cần, vĩnh kiến vô cùng chi văn. Khâm tai! Thiệu Trị nguyên niên, chính nguyệt, nhị thập nhị nhật. Dịch nghĩa (Bùi Văn Chất): Thừa vận trời hưng thịnh. Hoàng đế có lời: Trẫm theo dõi vận đang lên, muốn nên nổi việc phải dựa vào 6 bộ của triều đình. Nhà vua kỳ vọng quần thần cùng nhau lo việc nước. Nguyễn Trung Mậu, nhà ngươi thự (quyền) Thượng thư bộ Công, sung Cơ mật viện Đại thần, thuộc hàng rường cột, then chốt, trải qua các quận triều, nổi lên trong đám tôi
  4. hiền. Nhờ các ngươi gắng gỏi ngày đêm không biết mệt mỏi, chăm lo công việc không chút lơi là, nên miếu đường ngày thêm nghiêm chỉnh. Nay có lời phủ dụ, xét công, đặc thụ nhà ngươi danh hiệu là Tư thiện Đại phu, giữ chức Thượng thư bộ Công. Ban cho rõ mệnh. Nên nhớ ngày đêm đừng trễ nải, hợp sức với đồng liêu, gắng theo đòi công việc cho công trình vững bền, nghe theo. Hãy khâm mệnh! Ngày 22, tháng 1, năm Thiệu Trị 1 (1841). Suốt cuộc đời làm quan, Nguyễn Trung Mậu đã để lại nhiều dấu ấn với các công trình văn hoá, lịch sử triều Nguyễn. Khi làm Thượng thư bộ Công (1833-1836), ông đã chỉ đạo thực hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng, như xây dựng lăng mộ vua, đường sá, cầu cống trong cung đình, Ngọ Môn, điện Thái Hoà, Cửu Đỉnh, đền chùa… Sách Đại Nam thực lục chính biên viết: “Cửu Đỉnh được bộ Công đúc tại Huế từ cuối 1835 đến đầu năm 1837 thì hoàn thành”, chính là trong thời gian ông làm Thượng thư bộ Công. Sách cũng viết: “Năm Tân Sửu (1841), Thiệu Trị thứ 1, mùa thu tháng 8, ngày Giáp Thân, làm công trình Thuận Sơn. Sai Thượng thư bộ Công là Nguyễn Trung Mậu, Thống chế doanh Vũ Lâm là Nguyễn Trọng Tính quản đốc công việc” (Công trình Thuận Sơn, tức lăng Thái Hoàng, Thái Hậu). Những công trình có sự đóng góp chỉ huy thực hiện của Nguyễn Trung Mậu kể trên thật hoàn hảo, vô giá, đến ngày nay vẫn là các điểm hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan chiêm ngưỡng. Những đóng góp của Nguyễn Trung Mậu cả về tư tưởng, giáo dục, lịch sử, văn hoá, phong cách quản lý, cai trị đất nước và đạo đức trong sáng, thanh liêm… là một tấm gương sáng mãi cho mọi thế hệ noi theo. Vì vậy, Quốc sử quán triều Nguyễn đã đánh giá về ông như sau: “…làm quan đến 40 năm, giữ mình trong sạch khác người. Khi chết được tặng Hiệp biện Đại học sĩ và được nhà vua cho tế một tuần…”.
  5. Nguyễn Trung Mậu mất ngày 20/2 âm lịch, năm 1846 tại triều, được ban tặng Hiệp biện Đại học sĩ, được vua và triều đình tặng bức trướng đề 3 chữ: thanh, thận, cần. Ông còn để lại tác phẩm Đạm Hiên tập (văn) và một số công trình sử học soạn chung khi làm Phó Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn… Ông xứng đáng được xếp vào hàng những danh nhân lịch sử, văn hoá tiêu biểu của đất nước (Xem thêm Đại Nam chính biên liệt truyện, tập hạ, của Cao Xuân Dục)./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2