intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Hậu Lê 6

Chia sẻ: Đinh Thị Kiều Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

160
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, nhà Hậu Lê lên cầm quyền ở Việt Nam nhờ công đánh đuổi người phương Bắc để giành lại nước. Nhưng khác với thế hệ trước, nhờ có cơ sở vững chắc 470 năm liên tục (938-1407) do các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần trước đó tạo dựng nên thành quả đánh ngoại xâm của nhà Hậu Lê được giữ gìn trong thời gian dài. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Hậu Lê 6

  1. Nhà Hậu Lê Công lao, thành tựu Giống như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, nhà Hậu Lê lên cầm quyền ở Việt Nam nhờ công đánh đuổi người phương Bắc để giành lại nước. Nhưng khác với thế hệ trước, nhờ có cơ sở vững chắc 470 năm liên tục (938-1407) do các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần trước đó tạo dựng nên thành quả đánh ngoại xâm của nhà Hậu Lê được giữ gìn trong thời gian dài. Nước Đại Việt thời nhà Hậu Lê tồn tại được 360 năm (1428-1788). Các vua đầu thời Lê như Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông đều là những vị vua giỏi, đặc biệt là Thánh Tông, đã đưa Việt Nam tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Chẳng những có thành tựu về chính trị, kinh tế mà cả giáo dục và nhất là quân sự khiến nước Đại Việt được mở mang tới phía bắc Nam Trung Bộ. Cũng chính cuộc tấn công của vua Lê Thánh Tông đánh dấu bước khởi đầu cho sự diệt vong của nước Chiêm Thành mà các chúa Nguyễn sau này hoàn thành. Dù trong cung đình nhà Lê luôn có biến, nhiều việc khuynh loát, tranh quyền xảy ra nhưng chính sách đối nội, đối ngoại không thay đổi, đời sống nhân dân được đảm bảo nên nước Đại Việt vẫn phát triển vững mạnh. Ngay thời Nhân Tông, dù vua còn nhỏ và Nguyễn Thái hậu chấp chính nhưng vẫn không gây xáo trộn xã hội, nhân dân không bị điêu đứng như thời Uy Mục, Tương Dực sau này. Chính thống, ngụy triều Lê Hiến Tông đã đúng khi chọn Túc Tông Thuần là người kế nghiệp nhưng vua này lại yểu mệnh và có lẽ đó là bước ngoặt đầu tiên của nhà Hậu Lê. Uy Mục tàn ác, Tương Dực xa hoa trụy lạc, Chiêu Tông thiếu sáng suốt. Cả ba vua đều không đủ năng lực và quyền thần nổi lên nắm quyền như một lẽ tất yếu khi đất nước có biến loạn. Nếu không có Mạc Đăng Dung thì những quyền thần khác cũng làm điều
  2. tương tự, mà trong đó Trịnh Duy Sản, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoằng Dụ, Trần Chân là những đại diện. Nhà Lê dài 350 năm nhưng thực tế chỉ tồn tại trong gần 100 năm đầu. Sau khi nhà Lê mất về tay nhà Mạc, vấn đề chính thống và ngụy triều nổ ra trong cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn và khi thế nam - bắc này chưa chấm dứt hẳn thì thế nam - bắc khác lại hình thành. Cũng như thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc, khi nhà Hán suy, các chư hầu nổi dậy đều lấy danh nghĩa giúp nhà Hán; tại nước Đại Việt khi đó cả Trịnh và Nguyễn đều danh nghĩa chống Mạc để giúp nhà Lê. Các vua Lê vẫn có ngôi, có hiệu, có tên trong sử sách, nhưng chỉ ngồi làm vì. Trên thực tế không chỉ 16 vua thời Lê trung hưng mà ngay từ khi Cung Hoàng được lập, nhà Lê đã chỉ còn hư vị. Trịnh và Nguyễn cùng giương cờ “Phù Lê diệt Mạc”, Tây Sơn giương cờ “Phù Lê diệt Trịnh”. Giáo sư sử học Văn Tạo trong tạp chí "Nghiên cứu lịch sử" có bài viết “Nhà Mạc và vấn đề ngụy triều”, trong đó nêu rõ: Mạc là ngụy công khai, Trịnh và Nguyễn là ngụy giấu mặt. Việc vua Chiêu Thống đã lên ngôi thay vua Cảnh Hưng năm 1786 nhưng Nguyễn Ánh, với danh nghĩa “phò Lê”, song vẫn nhất định dùng niên hiệu Cảnh Hưng đến tận năm 1801 đủ cho thấy trong lòng Ánh có nhà Lê hay không. Việc Nguyễn Ánh gửi gạo ra bắc giúp quân Thanh thực ra là muốn thêm người đánh Tây Sơn chứ không thực bụng giúp nhà Lê. Nhà Lê chống ngoại xâm thành công mà trở thành nhà cầm quyền Đại Việt nhưng kết cục, vua cuối cùng của nhà Lê là Lê Chiêu Thống lại không giống những vua Việt Nam vì chống ngoại xâm thất bại mà phải chết ở đất khách quê người như Hậu Lý Nam Đế, Khúc Thừa Mỹ, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Trần Ngỗi, Hàm Nghi, Duy Tân, v.v...
  3. Các vua nhà Hậu Lê Nhà Lê sơ Miếu Thụy hiệu Tên húy Năm Niên hiệu Lăng hiệu Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh 1428- Vĩnh Thái Tổ Vũ Khoan Minh Lê Lợi Thuận Thiên 1433 Lăng Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao hoàng đế Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công Thiệu Bình Thái Khâm Minh Văn Lê Nguyên 1433- (1434-1439) Hựu Tông Tư Anh Duệ Triết Long 1442 Đại Bảo Lăng Chiêu (1440-1442) Hiến Kiến Trung Văn hoàng đế Khâm Văn Nhân Thái Hòa Nhân Hiếu Tuyên Minh Lê Bang 1442- (1443-1453) Nguyên Tông Thông Duệ Tuyên Cơ 1459 Diên Ninh Lăng hoàng đế (1454-1459)
  4. Không Lê Nghi 1459- Thiên Hưng Lệ Đức hầu Không có có Dân 1460 (1459-1460) Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Quang Chính Lê Tư Thuận Thánh Chí Đức Đại Công 1460- Chiêu Thành (1460-1469) Tông Thánh Văn Thần 1497 Lăng (Lê Hạo) Hồng Đức Vũ (1470-1497) Đạt Hiếu Thuần hoàng đế Thể Thiên Ngưng Đạo Mậu Đức Chí Lê Sanh[29] Chiêu Văn Thiệu (Lê Tăng) Hiến Vũ Tuyên Triết 1497- [30] Cảnh Thống Dụ Lăng Tông Khâm 1504 (Lê Huy) Thành Chương [30] Hiếu Duệ hoàng đế Chiêu Nghĩa Hiển Nhân Ôn Cung Túc Kinh Uyên Mặc Lê Thuần 1504 Thái Trinh Tông Lăng Hiếu Doãn Cung Khâm hoàng đế Uy Uy Mục Đế Lê Tuấn 1505- Thái Trinh An Lăng
  5. (Lê Mục 1509 Đoan Khánh Huyên) Tương 1510- Nguyên Tương Dực Đế Lê Oanh Hồng Thuận Dực 1516 Lăng Không Lê Quang Không có 1516 có Trị[31] Chiêu Lê Y 1516- Vĩnh Thần hoàng đế Quang Thiệu Tông (Lê Huệ) 1522 Hưng Cung Lê Xuân 1522- Thống Hoa Cung hoàng đế Hoàng (Lê Lự) 1527 Nguyên Dương Nhà Lê Trung hưng Miếu Thụy hiệu Tên húy Năm Niên hiệu Lăng hiệu Trang Lê Duy 1533- Dụ hoàng đế Nguyên Hoà Cảnh Lăng Tông Ninh 1548 Trung Lê Duy 1548- Vũ hoàng đế Thuận Bình Diên Lăng Tông Huyên 1556 Anh Tông Tuấn hoàng Lê Duy 1556- Thiên Hựu Bố Vệ Lăng đế Bang 1573 (1557)
  6. Chính Trị (1558-1571) Hồng Phúc (1572-1573) Gia Thái Nghị hoàng Lê Duy 1573- (1573-1577) Thế Tông chưa biết đế Đàm 1599 Quang Hưng (1578-1599) Huệ hoàng Thuận Đức Hoa Loan đế Lê Duy 1600- (1600) Lăng Kính Tông (Giản hoàng Tân 1619 Hoằng Định (Bố Vệ đế)[32] (1601-1619) Lăng)[32] Vĩnh Tộ (1620-1628) Thần Uyên hoàng Lê Duy 1619- Đức Long Quần Ngọc Tông (lần đế Kỳ 1643 (1629-1634) Lăng 1) Dương Hoà (1634-1643) Chân Thuận hoàng Lê Duy 1643- Hoa Phố Phúc Thái Tông đế Hựu 1649 Lăng Thần Uyên hoàng Lê Duy 1649- Khánh Đức Quần Ngọc Tông (lần đế Kỳ 1662 (1649-1652) Lăng 2) Thịnh Đức
  7. (1653-1657) Vĩnh Thọ (1658-1661) Vạn Khánh (1662) Huyền Mục hoàng Lê Duy 1663- Quả Thịnh Cảnh Trị Tông đế Vũ 1671 Lăng Lê Duy Dương Đức Cối 1672- (1672-1673) Phúc An Gia Tông Mỹ hoàng đế (Lê Duy 1675 Đức Nguyên Lăng Khoái) (1674-1675) Lê Duy Vĩnh Trị Chương Cáp 1675- (1678-1680) Hy Tông Phú Lăng hoàng đế (Lê Duy 1705 Chính Hoà Hiệp) (1680-1705) Vĩnh Thịnh Cổ Đô Lăng, Lê Duy 1706- (1706-1719) sau chuyển Dụ Tông Hòa hoàng đế Đường 1729 Bảo Thái sang Kim (1720-1729) Thạch Lăng Bị phế thành Duy Lê Duy 1729- Hôn Đức Vĩnh Khánh Kim Lũ Phường Phường 1732 Công
  8. Thuần Giản hoàng Lê Duy 1732- Bình Ngô Long Đức Tông đế Tường 1735 Lăng Lê Duy Thận 1735- Ý Tông Huy hoàng đế Vĩnh Hựu Phù Lê Lăng (Lê Duy 1740 Chấn) Hiển Vĩnh hoàng Lê Duy 1740- Bàn Thạch Cảnh Hưng Tông đế Diêu 1786 Lăng Lê Duy Chiêu Khiêm 1786- Bàn Thạch Mẫn Đế Chiêu Thống Thống (Lê Duy 1788 Lăng Kỳ)[33]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2