intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà lãnh đạo cấp độ 5

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

188
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không phải cứ biểu hiện rõ tính cách điều hành là có khả năng trở thành lãnh đạo cao cấp. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra điều ngược lại. Chân dung của nhà lãnh đạo cấp độ 5 Lãnh đạo có nhiều cấp độ, từ lãnh đạo nhóm nhỏ đến điều hành cả một tập đoàn lớn. Mức độ thành công của một nhà lãnh đạo được chia làm 5 cấp độ với cấp độ cao nhất là 5.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà lãnh đạo cấp độ 5

  1. Nhà lãnh đạo cấp độ 5 (CTG) Không phải cứ biểu hiện rõ tính cách điều hành là có khả năng trở thành lãnh đạo cao cấp. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra điều ngược lại. Chân dung của nhà lãnh đạo cấp độ 5 Lãnh đạo có nhiều cấp độ, từ lãnh đạo nhóm nhỏ đến điều hành cả một tập đoàn lớn. Mức độ thành công của một nhà lãnh đạo được chia làm 5 cấp độ với cấp độ cao nhất là 5. Một nhà lãnh đạo cấp độ 5 là một người có thể đưa một công ty từ khá tốt trở nên thật sự tuyệt vời. 5 cấp độ được phân chia gồm: - Cấp 5 - Điều hành: Xây dựng tính quan trọng lâu dài thông qua sự phối hợp các nghịch lý trong tính cách cá nhân cộng với sự khiêm nhường chuyên nghiệp.
  2. - Cấp 4 - Lãnh đạo có hiệu quả: Xúc tác cam kết mạnh mẽ và theo đuổi một tầm nhìn rõ ràng và hấp dẫn, kích thích các nhóm tiêu chuẩn hiệu suất cao. - Cấp 3 - Có trình độ quản lý: Quản lý nhân sự và nguồn lực hướng tới hiệu quả và theo đuổi các mục tiêu định trước. - Cấp 2 - Đóng góp của các nhóm thành viên: Đóng góp để hoàn thành các mục tiêu của nhóm; hoạt động có hiệu quả với những người khác trong một nhóm. - Cấp 1 - Cá nhân có năng lực cao: Đóng góp vào sản xuất thông qua tài năng, kiến thức, kỹ năng, và thói quen làm việc chăm chỉ. Người ta có thể dễ dàng hình dung về 4 cấp độ đầu tiên nhưng thường ít người có thể thấu hiểu cấp độ thứ 5. Nhiều nhà quản lý tài ba được cả thế giới ngưỡng mộ, tuy nhiên, có thể đó mới chỉ là một nhà lãnh đạo cấp độ 4 bậc thầy nhưng chưa bao giờ có thể là nhà lãnh đạo cấp độ 5. Sự lâu bền của doanh nghiệp không chỉ được thể hiện thông qua sự tăng trưởng bền vững mà còn được đánh giá qua việc nhà lãnh đạo lựa chọn người kế vị cho mình để có thể tiếp tục bảo toàn và phát huy khối tài sản khổng lồ đó.
  3. Trong hơn 3/4 công ty được khảo sát, nhiều nhà điều hành giỏi đã chọn phải người kế vị bị thất bại, người kế vị có năng lực yếu, hoặc cả hai. Nhân vật chính của câu chuyện sau đây là một nhà lãnh đạo uy tín và xuất sắc Stanley C. Gault, người mà cái tên đã gắn liền với sự thành công của Công ty Rubbermaid (Mỹ) vào cuối những năm 1980. Tất nhiên, Gault đã có lý do để tự hào về sự thành công trong công tác điều hành của ông: Rubbermaid đã tăng trưởng thu nhập trong 40 quý liên tiếp. Nhưng Gault không để lại một công ty tuyệt vời khi không có ông. Người kế vị sau đó chỉ làm việc được 1 năm, lại phải đối mặt với đội ngũ quản lý nông cạn. Vì thế, anh ta đã phải tạm thời gánh vác 4 công việc trong khi tìm một người điều hành mới khác. Thực tế là Rubbermaid đã sụp đổ sau khi Gault chứng minh sự vĩ đại của mình. Gault là một nhà lãnh đạo cấp độ 4 bậc thầy, có lẽ là một trong những người tốt nhất trong 50 năm qua. Nhưng ông không phải ở cấp độ 5. Và đó là một lý do rất quan trọng tại sao Rubbermaid đi từ tốt đến tuyệt vời trong một giai đoạn ngắn, sáng chói và sau đó nhanh chóng đi từ tuyệt vời đến tệ hại.
  4. Gần đây nhất Tỷ phú Warren Buffet bất ngờ chọn 1 tài năng chưa tên tuổi kế vị. Tuy nhiên, cần phải có thời gian để mọi người cùng thẩm định tính đúng sai của quyết định này. Cửa sổ và gương so Alan L. Wurtzel, một nhà lãnh đạo cấp độ 5 đã thành công khi chuyển Circuit City từ một công ty đổ nát trên đà phá sản thành một trong những nhà bán lẻ hàng điện tử thành công nhất của Mỹ. Khi được yêu cầu liệt kê danh sách 5 yếu tố hàng đầu trong sự biến đổi của công ty và xếp theo tầm quan trọng, ông này đã chỉ ra yếu tố quan trọng nhất: May mắn. Sự nhấn mạnh vào may mắn hóa ra là một phần của một mô hình rộng hơn gọi là “Cửa sổ và gương soi” Những nhà lãnh đạo cấp độ 5, vốn khiêm nhường, nhìn ra cửa sổ để lý giải cho sự thành công của mình. Họ lý giải sự thành công của mình là do may mắn, do các yếu tố bên ngoài tạo ra.
  5. Đồng thời, họ nhìn trong gương để nhận trách nhiệm, không bao giờ viện dẫn lý do không may mắn hay yếu tố bên ngoài khi mọi việc trở nên tồi tệ Ngược lại, các giám đốc điều hành ở các công ty thường nhìn ra cửa sổ tìm kiếm các yếu tố để đổ lỗi nhưng lại tô vẽ thêm trong gương để tin tưởng vào chính mình khi mọi thứ tiến triển tốt. Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2