intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà lý luận phê bình cần có Tâm – Trí – Dũng

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà lý luận phê bình có tâm nhưng thiếu trí bài viết không sâu, không có sức thuyết phục độc giả. Có tâm có trí không có dũng khí không đủ can đảm để thẳng thắn nêu ra những thiếu sót và những nét đẹp của tác phẩm, bài viết trở nên nhạt nhẽo, không mang đến cho bạn đọc những hiểu biết cần thiết, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta biết rằng, cũng giống như các ngành văn học nghệ thuật khác, lý luận phê bình nhiếp ảnh ra đời muộn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà lý luận phê bình cần có Tâm – Trí – Dũng

  1. Nhà lý luận phê bình cần có Tâm – Trí – Dũng Nhà lý luận phê bình có tâm nhưng thiếu trí bài viết không sâu, không có sức thuyết phục độc giả. Có tâm có trí không có dũng khí không đủ can đảm để thẳng thắn nêu ra những thiếu sót và những nét đẹp của tác phẩm, bài viết trở nên nhạt nhẽo, không mang đến cho bạn đọc những hiểu biết cần thiết, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta biết rằng, cũng giống như các ngành văn học nghệ thuật khác, lý luận phê bình nhiếp ảnh ra đời muộn hơn hoạt động sáng tác. Lý luận phê bình ra đời là một tẩt yếu khách quan, nó là sự đòi hỏi của hoạt động sáng tác. Sáng tác nhiếp ảnh là một hoạt động sáng tạo. Lý luận phê bình thuộc phạm trù nhận thức và là lương tri của hoạt động đó. Sáng tác và phê bình là hai mặt thống nhất của một nhu cầu tinh thần. Phê bình cũng như sáng tác nhiếp ảnh đều xuất phát từ lợi ích xã hội, vì sự tiến bộ của con người sáng tạo nhiếp ảnh vào việc nâng cao thẩm mỹ cho công chúng và góp phần giải quyết những vấn đề trung tâm của cuộc sống đang đặt nặng lên vai người nghệ sĩ. Để có một bài phê bình mang giá trị học thuật, một ngọn đèn soi rọi
  2. hướng đi cho hoạt động sáng tác nhiếp ảnh là một công việc không dễ dàng chút nào đối với nhà lý luận phê bình chân chính. Nhà phê bình không chỉ đòi hỏi cao ở nhà sáng tạo, mà trước hết phải đòi hỏi cao ở chính mình. Nhà phê bình cần xác định vị trí của mình là: “Người môi giới cái đẹp”. Do đó, lương tâm của người phê bình phải trong sáng, nói thẳng, nói thật, nói đúng. Nói cả cái hay cái dở của đời sống tác phẩm. Phê bình không nên dễ tính. Dễ tính là hạ thấp vai trò của giới sáng tác mà coi thường ngòi bút của mình. Phải coi công việc phê bình là một sản phẩm sáng tạo. Mỗi nhà phê bình trong những hoàn cảnh khác nhau, đều có thể phát hiện những điều thú vị có ý nghĩa của tác phẩm. Đi tìm ý nghĩa nhân sinh và nghệ thuật phong phú của tác phảm là niềm vui bất tận của người viết phê bình. Vì vậy, phê bình đích thực luôn luôn mới mẻ, trẻ trung và hấp dẫn. Cái khó của người viết phê bình không chỉ vạch ra cái thiếu sót của tác phẩm, mà phải biết khen và khen đúng chỗ. Đây là một mặt quan trọng của phê bình(*), nhưng trong thực tế, nhiều nhà phê bình thường xem nhẹ, bỏ qua. Khen và chê hai mặt đều quan trọng như nhau. Nhưng phê bình không phải là phép tính trung bình cộng; có khen có chê. Khen một chút chê một chút cho an toàn. Vì không muốn mất lòng đồng
  3. nghiệp, một số cây bút thiếu dũng cảm hay làm như thế - khen không làm cho nhà sáng tác phát huy được ưu điểm, mà chê thường chung chung, vô thưởng vô phạt, không vạch ra được những khiếm khuyết thực sự của tác phẩm, nhưng nhiều khi để tỏ ra hiểu biết nên thường “tầm chương, trích cú” có vẻ lên mặt dạy đời, khiến cho người được phê bình khó chịu không thể tiếp thu nổi. Thông thường nói đến phê bình, người ta nghĩ ngay đến chê là chính. Nhà phê bình ngứa ngáy muốn cầm bút phê ngay, khi có thể chê tác phẩm chỗ này chỗ kia. Ở đây, bản thân thuật ngữ “phê bình” có trách nhiệm một phần tạo nên tâm lý lệch lạc. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng cứ vạch ra được nhiều thiếu sót của tác phẩm mới là ngòi bút sắc sảo. Để làm được chức năng người thúc đẩy hoạt động sáng tạo phát triển đúng hướng, nhà phê bình không chỉ có tâm, trí mà còn có đủ dũng cảm của công dân và tứ cách người cầm bút chân chính. Trong đó cần có thái độ trung thực, vô tư và tính nguyên tắc. Người viết phê bình cần có tâm trong sáng như pha lê, có trái tim nồng cháy. Trong phê bình cần có giọng điệu nhất quán và chân thực như chính sự tồn tại của bản thân nghệ thuật nhiếp ảnh và cuộc đời mà anh đang sống. Trong tranh luận cần đưa ra lập luận mang tính khoa học, nghệ thuật, có lý có tình,
  4. không đến mức kinh viện khuôn sáo. Quyết không võ đoán, tránh thái độ quá khích, “đao to búa lớn”. Bởi lý luận phê bình nhiếp ảnh là một khoa học mang tính nghệ thuật và tính lịch sử. Phải nhìn nhiếp ảnh như là một hiện tượng lịch sử và bản thân nhiếp ảnh cũng bị lịch sử chi phối. Người làm công tác lý luận phê bình chỉ có trái tim nhân hậu chưa đủ mà cần có một tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật. Trong thực tế, hầu hết các nhà sáng tác (không riêng nhiếp ảnh) thường chỉ thích khen, không thích chê. Mặt khác người viết phê bình vốn không được đào tạo bài bản (chủ yếu tự nghiên cứu), lại không được các nhà quản lý văn học nghệ thuật quan tâm chú ý. Hơn nữa hầu hết những người viết phê bình đều coi đó là nghề tay trái, như một việc làm thêm, nên bài viết của họ mang cảm tính nhiều hơn lý tính. Trong lúc đó công tác lý luận phê bình đòi hỏi nhiều điều kiện bao gồm trí thức, thời gian và vật chất. Nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh là một nghề sáng tạo mà thiên chức là phát hiện các nguyên lý lý luận và các hệ thống thi pháp nghệ thuật nhiếp ảnh đa dạng. Vì vậy, phê bình nhiếp ảnh tựa như một dòng sông uốn lượn giữa đôi bờ khoa học và nghệ thuật. Và trên dòng sông đó, thế hệ nối tiếp thế hệ, nhiều nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu đậm hương sác của đôi bờ, bởi
  5. họ có tâm, trí, dũng. (*) Nhiều người quan niệm phê bình là vạch khuyết điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2