Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 6
lượt xem 12
download
Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 6 2.2.2. Phát triển kinh tế Kinh tế công thương nghiệp thời kỳ này được sự quan tâm của nhà nước nên có điều kiện phát triển hơn so với các thời kỳ trước và sau đó. Trong một xã hội có sự dung hòa giữa các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đã tạo ra một thế giới quan hài hòa và sự cân bằng trong nhận thức về thứ bậc và các ngành nghề trong xã hội. Thứ bậc "sĩ, nông, công, thương" và quan niệm "dĩ nông vi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 6
- Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 6 2.2.2. Phát triển kinh tế Kinh tế công thương nghiệp thời kỳ này được sự quan tâm của nhà nước nên có điều kiện phát triển hơn so với các thời kỳ trước và sau đó. Trong một xã hội có sự dung hòa giữa các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đã tạo ra một thế giới quan hài hòa và sự cân bằng trong nhận thức về thứ bậc và các ngành nghề trong xã hội. Thứ bậc "sĩ, nông, công, thương" và quan niệm "dĩ nông vi bản" đã không còn chi phối xã hội quá nặng nề. Kinh tế phát triển là một trong những cơ sở để duy trì sự tồn tại một triều đại. Nhà Mạc trong quá trình trị và đã tạo điều kiện cho nền kinh tế công thương nghiệp phát triển. Những biện pháp nhà Mạc thi hành để phát triển kinh tế công thương nghiệp là: Thứ nhất: Nhà Mạc rất chú trọng trong việc tuyển dụng những nghệ nhân phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của hoàng cung. Những công tượng dưới thời Mạc có vị thế cao hơn thời Lê rất nhiều, không bị đối xử như những người lao động khổ sai mà thực sự được đề cao, được ban thưởng và giữ những chức vụ tương đương với tài năng và công lao. Thứ hai: Trong hoàn cảnh chiến tranh triền mi ên, nhà Mạc không có điều kiện chú tâm nhưng cũng không tỏ ra quá khắt khe với sự phát triển của thủ công
- nghiệp và thương nghiệp. Điều này đã tạo ra một diện mạo mới cho xã hội Đại Việt. Thế kỷ XVI được chứng kiến sự phát triển nở rộ của các sản phẩm gốm sứ. Đặc biệt, vào thời điểm bấy giờ, nhà Minh cấm tư nhân Trung Hoa buôn bán với nước ngoài (1371 đến 1567) đã tạo điều kiện để ngành thủ công của Đại Việt được khu vực và thế giới biết đến và ưa chuộng. Thứ ba: Dưới thời Mạc, sự dung hoà tôn giáo và sự phát triển mạnh mẽ của các tín ngưỡng dân gian đã tạo điều kiện cho ngành thủ công nghiệp phát triển. Những kiến trúc chùa, đạo quán, đình làng, bia đá… đã giúp cho sản phẩm các ngành thủ công được tiêu thụ với số lượng lớn và trí tưởng tượng của các nghệ nhân được "chắp cánh", vì vậy, thủ công nghiệp thời Mạc có điều kiện phát triển. Thứ tư: Nhà Mạc cũng có những biện pháp tạo điều kiện cho ngành thủ công và thương nghiệp phát triển như chú trọng mở đường sá, xây dựng tu bổ cầu, mở một số chợ, thậm chí khuyến khích hoạt động ngoại thương chứ không "bế qua tỏa cảng" như triều Lê Sơ. Trong thời gian trị vì, nhà Mạc đã cho xây dựng mới và tu sửa 15 chiếc cầu [6;215], mở thêm 7 chợ hoạt động khá quy củ, tấp nập để trao đổi hàng hóa [6;219]. Điều này đã tạo điều kiện cho việc đi lại giữa các vùng miền thuận lợi, trao đổi hàng hóa dễ dàng, sản phẩm thủ công được tiêu thụ mạnh ở trong và ngoài nước trở thành thế mạnh để xuất khẩu. Thời kỳ này, Đại Việt được nhiều quốc gia biết đến với những sản phẩm nổi tiếng như gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), gốm Thanh Lâm (Nam Sách, Hải Dương), gốm Chu Đậu (Hải Dương)… Chính vì thế, những người thợ thủ công có điều kiện thi thố tài năng của mình. Từ thế mạnh đó, thương nghiệp thời kỳ này phát
- triển mạnh mẽ, thịnh vượng hơn so với trước. Hệ thống chợ được mở rộng và hoạt động hiệu quả, tấp nập, trong đó, gốm sứ là mặt hàng phổ biến cả thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể là "Trên một bản đồ nước ta do người thời Minh vẽ vào cuối thể kỷ XVI, Annan tu (An Nam đồ) có rất nhiều cửa biển, nơi thuyền buôn nước ngoài có thể ra vào tiện lợi" [6;224], cùng thời gian này đã có nhiều nhà truyền đạo phương Tây vào Đại Việt (1535) và rất có thể họ cũng ấn tượng và bị hấp dẫn bởi các sản phẩm gốm sứ. "Trong con tàu buôn bị đắm ở Cù Lao Chàm (thuộc địa phận Hội An, Quảng Nam) mà các nhà khảo cổ học vừa trục vớt gần đây, có rất nhiều gốm thương phẩm có niên đại XV-XVI, được sản xuất từ Chu Đậu (Hải Dương)" [6;224]. Tiếc là, "những nhà sản xuất đương thời nói chung chưa biết đầu tư vốn nhằm mở rộng sản xuất để sinh lợi mà khi có chút vốn liếng liền quay về với việc tâm linh như dựng chùa, mua ruộng thờ cúng về sau" [6;229]. Xã hội Đại Việt ì ạch trong mô hình một nước quân chủ nông nghiệp theo văn minh lúa nước vì lẽ đó. Tuy vậy, điều đáng nói là, trong một xã hội quân chủ chuyên chế, đạt được những thành tựu trên là một cuộc thay đổi lớn cả về thiết chế xã hội cũng như hệ tư tưởng. 2.3. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo bảo vệ độc lập dân tộc Kế thừa truyền thống các triều đại trước, sau khi lên ngôi nhà Mạc đã thực hiện trách nhiệm của một nước nhỏ, thần phục đối với thiên triều Trung Hoa. Nhà Mạc bằng mọi cách để nhà Minh công nhận sự xác lập quyền thống trị dòng họ mình để có tính chính đáng như các triều đại trước. Trước chủ nghĩa Đại Hán và âm mưu phù Lê của các thế lực trong nước, nhà Mạc đã thi hành những chính sách ngoại
- giao mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt, cụ thể là nhà Mạc đã đặt quan hệ tốt với các sứ thần nhà Minh, triều cống nhà Minh trên cơ sở giữ vững chủ quyền dân tộc song đồng thời cũng ra sức chuẩn bị tiềm lực để đối phó với kẻ thù trong tình huống xấu nhất. Những điều nhà Mạc làm không khác những triều đại trước đó như cách nói của Phan Huy Chú là "trong thì xưng đế, ngoài thì xưng vương". Nhưng nhà Mạc không giống các triều đại khác ở chỗ: trong khi các triều đại trước đặt quan hệ bang giao với Trung Quốc đều đứng trên thế mạnh của một dân tộc và triều đại từng giành chiến thắng trước kẻ thù thì một xã hội mang trong mình sự khủng hoảng, trong nước còn bao thế lực thù địch sẵn sàng cấu kết với nhà Minh, nhà Mạc đã tiến hành một cuộc đấu trí để tránh binh đao, tàn sát thảm khốc để xã hội được thái bình, đồng thời không vội vàng đối đầu với quyết tâm xâm lược của nhà Minh để tránh một sự thất bại như nhà Hồ trước đây. Kết quả là nhà Mạc đã thành công. Trong suốt 65 năm tồn tại, nguy cơ chiến tranh xâm lược đã bị đẩy lùi, nhưng Mạc Đăng Dung và các vua Mạc sau này lại bị lịch sử quy tội "dâng đất", "hèn hạ" suốt một thời kỳ dài. Trong xã hội phong kiến, mưu đồ bá vương là điều thường thấy, khi âm thầm lúc mạnh mẽ, kiên quyết. Việc nhà Lê Trung Hưng cầu cứu nhà Minh nên đánh giá như thế nào hãy để hậu thế phán xét những việc làm đó đã đặt dân tộc trước nguy cơ bị kẻ thù ngoại bang xâm lược, là "đem thân trăm họ làm công một người". Những nỗ lực của nhà Mạc đã đem lại hệ quả là "Vua Minh bèn phong cho Mạc
- Đăng Dung làm An Nam Đô thống sứ ty đô thống sứ, cho ấn bạc và cho thế tập" [3;133], nghĩa là nhà Mạc đã được thiên triều công nhận và quan trọng hơn nhà Mạc đã nỗ lực để nhân dân Đại Việt đã tránh được một cuộc binh đao. 3. Kết luận Nhà Mạc tồn tại như một vương triều phong kiến chính thức trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, là triều đại có nhiều cống hiến cho lịch sử, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục khoa cử và phát triển kinh tế. Điều quan trọng nhất là nhà Mạc đã phục hồi xã hội Đại Việt sau một thời gian khủng khoảng và duy trì nền độc lập trong suốt thời gian cai trị. Trên thực tế, nhà Mạc đã khẳng định được tính chính đáng của dòng họ mình, nhưng đó là một quá trình gian khó, bởi "từ đầu thế kỷ XVI, vua Lê chỉ còn hư vị, là bức bình phong là chỗ dựa cho các tập đoàn phong kiến giương cao ngọn cờ "phù Lê, diệt Mạc" nhằm thu phục nhân tâm, chiêu tập những công thần của Lê cựu" [7;73]. Nhà Mạc đã nỗ lực không ngừng để ổn định, phát triển đất nước dưới triều đại mình nhưng thời thế đã không ủng hộ. Trong trường hợp này, thắng lợi thuộc về những ai "thờ bụt ăn oản" và "biết tìm thóc giống mà gieo". Nhà Mạc chấm dứt vai trò thống trị chính thức năm 1592 với sự kiện Mạc Mậu Hợp bị thất bại thảm hại trước nhà Lê Trung Hưng, nhưng dư âm của triều đại này vẫn ngự trị trong lòng bao thế hệ trong một khoảng thời gian và không gian dài rộng. Nhận thức đúng về vấn đề này không chỉ trả lại sự thật cho lịch sử mà còn góp phần giải quyết những vấn đề trong thực tiễn để các thế hệ sau có những hiểu biết sâu sắc về một triều đại từng tồn tại và có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc.
- Tài liệu tham khảo 1. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập III), Nxb Sử học, Hà Nội, 1961. 2. Lê Quý Đôn, Lê Quý Đốn Toàn tập-tập III, đại Việt thông sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. 3. Đại Việt sử ký toàn thư (tập IV), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1973. 4. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Mạc Đăng Dung và vương triều Mạ, Hội Sử học Hải Phòng. 5. Ngô Dăng Lợi, Trần Thị Vinh, Nguyễn Quang Â, Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Hà Nội 1996. 6. Đinh Khắc Thuận, Lịch sử vương triều Mạc qua thư tịch và văn bia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2001. 7. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Sử học, Vương triều Mạc 1527-1592, Nxb Khoa học xã hôi, Hà Nội 1996.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam Sử Lược phần 13
19 p | 185 | 57
-
Việt Nam quốc sử khảo của Phan Bội Châu
9 p | 471 | 50
-
Chiến tranh Lê - Mạc 1
4 p | 178 | 29
-
Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 2
6 p | 186 | 20
-
Nhà Hậu Lê Thời kỳ phân tranh (1533 – 1788) 1
5 p | 143 | 18
-
Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 5
6 p | 122 | 15
-
CÁC CỤ TRẠNG VIỆT NAM - TRẠNG HẦU
6 p | 102 | 13
-
Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 3
6 p | 133 | 13
-
Chiến tranh Lê - Mạc 6
5 p | 117 | 12
-
Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 1
5 p | 116 | 9
-
Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung
12 p | 114 | 8
-
Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 4
6 p | 107 | 7
-
CÁC VUA NHÀ LÝ - 3
5 p | 85 | 6
-
Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh 1
6 p | 87 | 4
-
Danh nhân lịch sử: Lê Duy Đàm (Thế Tông)
4 p | 89 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn