Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
lượt xem 11
download
Gần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới. Bản Hiến pháp thành văn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Gần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu n ày là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới. Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng là bản Hiến pháp tồn tại lâu nhất cho đến nay trên thế giới, đấy chính là bản Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, nhiều vấn đề có thể hôm nay đúng, nhưng ngày mai chưa chắc vẫn còn đúng, vậy đâu là những giá trị trường tồn có khả năng thích ứng với đổi thay của xã hội trong bản Hiến pháp này?
- Cách đây không lâu tôi có dịp trao đổi với GS.TS. John Attanasio, Chủ nhiệm Khoa Luật, đến từ Đại học Dedmann của Hoa Kỳ về Hiến pháp so sánh. Chúng tôi đã cùng chia sẻ nhiều vấn đề về Hiến pháp. Ông đã đặt một câu hỏi mà tôi cho rằng rất thú vị đó là: “Bạn thử nghĩ xem Hiến pháp Mỹ qui định cho đối tượng nào?” Tôi biết ông đặt câu hỏi như vậy là có ý muốn chia sẻ và so sánh một điều gì đó nên tôi trả lời để lắng nghe ông giải thích: “Phải chăng cho hai chủ thể là công dân và Nhà nước?” “Thành công của Hiến pháp Mỹ đó là bản Hiến pháp này đã tạo ra đồng thời hai cơ chế giám sát hữu hiệu, đó là sự giám sát bên trong, tức là cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực (check and balance) giữa các cơ quan Nhà nước, và sự giám sát bên ngoài chính là xã hội dân sự (civil society) với đầy đủ những quyền năng được Hiến pháp bảo vệ. Thiết chế này có khả năng phản biện các chính sách, buộc Nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp, cùng thúc đẩy xã hội phát triển”. GS.TS. John Attanasio Ông chia sẻ: “Lẽ thường là như vậy, nhưng những nhà lập hiến đất nước tôi khi xây dựng Hiến pháp cho rằng: Hiến pháp chỉ nên qui định hành vi của Nhà nước (ông nhấn mạnh). Vì mục đích của Hiến pháp là giới hạn quyền lực của Nhà nước, tạo lập và
- bảo vệ xã hội dân sự (Civil Society) một cách hợp pháp, thúc đẩy tiến bộ x ã hội, ngăn chặn hành vi lạm quyền từ phía Nhà nước. Xã hội dân sự không thể tồn tại hợp pháp và phát triển được nếu quyền lực Nhà nước không bị giới hạn.” Tôi thắc mắc: “Vậy Tuyên ngôn nhân quyền (The Bill of Rights) của Mỹ qui định về các quyền công dân thì qui định cho đối tượng nào?” Ông cũng trả lời ngay: “Ðó cũng là cho Nhà nước. Thực chất tuyên ngôn nhân quyền chính là những qui định về trách nhiệm của Nhà nước phải đảm bảo các quyền công dân. Tuyên ngôn nhân quyền chính là kết quả sự đấu tranh của nhân dân buộc chính quyền phải thừa nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Vì một khi qui định các quyền công dân mà Nhà nước không cam kết bảo vệ và tôn trọng thì những quyền đó cũng không có ý nghĩa gì”. Thấy thú vị, tôi tiếp tục đặt câu hỏi: “Vậy ông đánh giá cao điều gì nhất ở Hiến pháp Mỹ?” Ông chia sẻ: “Thành công của Hiến pháp Mỹ đó là bản Hiến pháp này đã tạo ra đồng thời hai cơ chế giám sát hữu hiệu, đó là sự giám sát bên trong, tức là cơ chế kiểm soát và
- cân bằng quyền lực (check and balance) giữa các cơ quan Nhà nước, và sự giám sát bên ngoài chính là xã hội dân sự (civil society) với đầy đủ những quyền năng được Hiến pháp bảo vệ. Thiết chế này có khả năng phản biện các chính sách, buộc Nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp, cùng thúc đẩy xã hội phát triển”. Đây chỉ là quan điểm của một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Hiến pháp của Mỹ, nhưng những quan điểm của ông rất đáng phải suy ngẫm. Hiến pháp bao giờ cũng là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ở mỗi một quốc gia, khi ra đời về nguyên lý để đảm bảo tính pháp quyền, nó còn được đặt cao hơn cả Nhà nước, để nhằm giới hạn quyền lực của Nhà nước. Tất cả việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải được đặt trên cơ sở Hiến pháp. Và cũng chỉ bằng một bản Hiến pháp mà quyền lực Nhà nước bị giới hạn thực sự, thì khi đó một xã hội dân sự hợp pháp, phi chính trị, phi lợi nhuận, mới có c ơ sở để hình thành. Chính xã hội dân sự đó mới là động lực phản biện đẩy Nhà nước và xã hội cùng tiến bộ. Điều làm nên giá trị trường tồn của Hiến pháp không chỉ là những gì được qui định trong Hiến pháp, vì thực tế không có một bản Hiến pháp nào có thể qui định được cụ thể hết các điều trong đó, mà quan trọng hơn là cơ chế giải thích Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp. Cả hai cơ chế này đều phải được thực hiện bởi một thiết chế tài phán Hiến pháp độc lập, chính đó mới là công cụ hữu hiệu hiện thực hoá những điều đã qui định trong Hiến pháp.
- Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 Chừng nào các thuật ngữ trong Hiến pháp còn chưa được giải thích bởi thiết chế độc lập này, thì chừng đó các nhà chính trị sẽ giải thích theo cách có lợi cho họ, các nhà khoa học sẽ còn tranh luận không có điểm dừng, những văn bản qui phạm pháp luật vi hiến sẽ không có cơ sở rõ ràng để huỷ bỏ, xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan vẫn cứ diễn ra và quan trọng hơn là quyền lợi của người dân sẽ không được bảo vệ. Gần đây Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu n ày là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến l ược lâu dài hơn là hoàn thiện một cách cơ bản Hiến pháp, để những thay đổi đó có khả năng giải quyết được căn bản nhiều vấn đề của đất nước - một bản Hiến pháp mà chúng ta có thể tin tưởng về tính lâu dài, tính ổn định, và tính pháp quyền của nó? Nếu được xây dựng, Hiến pháp trong tương lai pháp luật Việt Nam sẽ phải là Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới. Từ bản Hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam đến nay, thì Hiến pháp năm 1946[2] vẫn được đánh giá là có nhiều qui định tiến bộ, đặc biệt là trên phương diện tổ chức quyền lực Nhà nước hơn cả. Nhiều sửa đổi của pháp luật hiện hành cũng đang
- theo hướng trở về với những giá trị của Hiến pháp 1946. Tuy nhiên nhiều tác giả khi nhận xét về bản Hiến pháp này đã quá nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hóa, chỉ nhìn thấy những điểm tích cực của nó, tôi cho rằng nếu chỉ đánh giá như vậy là có phần phiến diện, lý thuyết. Vì xét trên phương diện thực tế, thì bản Hiến pháp này chưa được hiện thực hóa đầy đủ một ngày nào, lại càng khó khăn hơn khi thực tiễn lúc đó là trong hoàn cảnh chiến tranh, dân số chúng ta lúc đó chưa đông như hiện nay, và chưa kể đến tính chất quan hệ kinh tế, quốc tế lúc đó cũng khác rất nhiều so với thời điểm hiện nay. Nhìn rộng ra thế giới, đành rằng hiến pháp nào cũng chỉ có thể qui định những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của một quốc gia, nhưng khi áp dụng nó cho những trường hợp cụ thể thì lại cần đến nhu cầu phải cụ thể hoá chúng. Khắc phục những mặt còn hạn chế của Hiến pháp hiện hành, nên xây dựng một cơ chế tài phán Hiến pháp độc lập vừa có chức năng giải thích Hiến pháp, vừa có chức năng xét xử những hành vi vi phạm Hiến pháp[3], xây dựng cơ chế giám sát bên trong giữa các cơ quan Nhà nước, bên ngoài với xã hội dân sự phù hợp. Chừng nào Hiến pháp chưa được đặt lên trên Nhà nước, nhằm giới hạn quyền lực Nhà nước như đúng tinh thần của Hiến pháp năm 1946, chừng nào chưa sẵn sàng cho một cơ chế giám sát Hiến pháp, cơ chế giải thích Hiến pháp và tài phán Hiến pháp độc lập, thì chừng đó theo thiển ý của tôi chưa nên đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp.
- [1] http://www.phapluattp.vn/news/chinh-...news_id=250285 . [2] Hiến pháp năm 1946 gồm có 7 chương, 70 điều, là một bản Hiến pháp có nhiều giá trị tiến bộ ở thời điểm lúc đó. Do ho àn cảnh chiến tranh, bản Hiến pháp này chưa được Chủ tịch nước kí lệnh công bố. [3] Liên hệ với Hiến pháp Việt Nam hiện hành, tương ứng với nhiều quyền năng cơ bản thường kèm theo về quy định của pháp luật” (ví dụ: Điều 57. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; Điều 62. Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật; Điều 68. Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật…). Cách qui định này thực chất là cách mở ra rồi lại đóng vào. Với cách qui định như thế, thì người dân không biết nội hàm đầy đủ của quyền đó là gì, và giới hạn của quyền đó đến đâu, rồi khi bị vi phạm th ì bảo vệ bằng con đường nào? vì theo qui định của pháp luật nói chung thì rất rộng, và khi đi tìm thì người dân không biết tìm cái gọi là “theo qui định của pháp luật” đó ở đâu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
35 p | 610 | 207
-
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
9 p | 974 | 203
-
Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
11 p | 496 | 129
-
Những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc đổi mới mô hình bộ máy nhà nước
20 p | 482 | 129
-
Chuyên đề 4: Chính quyền địa phương trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Đăng Dung
14 p | 234 | 31
-
Tác động khách quan của tiêu chí nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội
9 p | 160 | 21
-
Điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội: Phần 1
105 p | 140 | 14
-
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị
8 p | 48 | 12
-
Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
14 p | 16 | 10
-
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Những tác động từ truyền thống và hiện tại
14 p | 98 | 9
-
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần SSại hội XIII của Đảng
4 p | 17 | 9
-
Nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
8 p | 81 | 9
-
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - những giá trị, đặc trưng phổ biến và tính đặc thù
12 p | 62 | 9
-
Điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội: Phần 2
78 p | 105 | 9
-
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta
6 p | 84 | 6
-
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quy trình lập hiến: Phần 1
193 p | 9 | 5
-
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quy trình lập hiến: Phần 2
157 p | 9 | 4
-
Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công dân
10 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn