intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHẠC SỸ VĂN CAO

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

328
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông còn có bí danh là Văn, sinh ngày 15/11/1923 tại Hải Phòng. Quê gốc của ông ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định. Khi còn sống, ông ở tại số nhà 108 phố Yết Kiêu, Hà Nội. Văn Cao mất ngày 10/7/1995. Năm 1943, Văn Cao lên Hà Nội học dự thính trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông làm thơ, viết truyện in trên Tiểu thuyết thứ Bảy, tham gia triển lãm tranh Duy Nhất. Được sự giác ngộ Cách mạng, Văn Cao viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh, in...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHẠC SỸ VĂN CAO

  1. NHẠC SỸ VĂN CAO Ông còn có bí danh là Văn, sinh ngày 15/11/1923 tại Hải Phòng. Quê gốc của ông ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định. Khi còn sống, ông ở tại số nhà 108 phố Yết Kiêu, Hà Nội. Văn Cao mất ngày 10/7/1995.
  2. Năm 1943, Văn Cao lên Hà Nội học dự thính trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông làm thơ, viết truyện in trên Tiểu thuyết thứ Bảy, tham gia triển lãm tranh Duy Nhất. Được sự giác ngộ Cách mạng, Văn Cao viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh, in sách báo, truyền đơn. Ông còn phụ trách đội danh dự diệt ác trừ gian. Thời gian này ông viết: Công nhân Việt Nam, Chiến sỹ Việt Nam. Đặc biệt là ca khúc Tiến quân ca vào cuối năm 1944 đầu năm 1945, sau được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là phóng viên và trình bày Báo Lao động. Ngoài ra, Văn Cao còn tham gia vào việc chở tiền và vũ khí vào mặt trận miền Nam. Bận trăm công ngàn việc nhưng thời gian này ông đã viết được nhiều ca khúc để lại ấn tượng sâu sắc: Trương Chi, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam,… Ông còn là Uỷ viên chấp hành Hội văn hoá Cứu Quốc. Năm 1946, Văn Cao hoạt động ở liên khu III. Sau đó, ông phụ trách tổ điều tra của công an Liên khu và viết báo Độc Lập. Đây là thời kỳ thực sự sung sức nhất trong sáng tác của ông, các tác phẩm: Sông Lô (1947), Làng tôi (1947), Ngày mùa (1948), Toàn quốc thi đua (1948), Tiến về Hà Nội (1949), Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1949)…lần lượt ra đời. Sau năm 1954, Văn Cao là hội viên Hội Mỹ thuật; Hội nhạc sĩ; Uỷ viên chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam khoá I, khoá III; Phó Tổng thư ký Hội liên hiệp văn học nghệ thuật. Ngoài viết ca khúc, Văn Cao còn viết nhạc cho điện ảnh và sân khấu. Ông còn viết cả khí nhạc, trong đó có bản giao hưởng thơ Anh bộ đội cụ Hồ.
  3. Các tác phẩm đã xuất bản: Những người trên biển (tập thơ in chung), NXB Văn nghệ - 1956; Tập thơ Lá, NXB Tác phẩm mới; Tập bài hát Làng tôi, NXB Âm nhạc - 1974; Thiên thai, NXB Trẻ - 1988; Tập bài hát Văn Cao, NXB Âm nhạc - 1993… Với sức cống hiến không mệt mỏi cho nền nghệ thuật nước nhà, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhất. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Tiến quân ca, Chiến sỹ Việt Nam, Sông Lô, Tiến về Hà Nội, Ca ngợi Hồ Chủ tịch. Vừa là nhạc sĩ, vừa là họa sĩ, vừa là nhà thơ, trong mỗi lĩnh vực, ông đều có những đóng góp giá trị. Nghệ sĩ đa tài Văn Cao là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ nước ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2