TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
<br />
JOURNAL OF SCIENCE<br />
<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES<br />
ISSN:<br />
1859-3100 Tập 14, Số 11 (2017): 104-115<br />
Vol. 14, No. 11 (2017): 104-115<br />
Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn<br />
<br />
NHẠI VÀ GIỄU NHẠI<br />
TRONG TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI<br />
Mai Trương Huy*<br />
Trường THPT Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nhại và giễu nhại là cảm hứng chủ đạo trong SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái nhại để<br />
giễu, tạo thành giễu nhại. Sự kết hợp thủ pháp nhại hiện đại và dân gian tiếu lâm trong tác phẩm<br />
đã tạo được cái cười giễu đáo để. Lắng lại sau tiếng cười ấy là những suy ngẫm kín đáo về cuộc<br />
đời, có khi là sự ngậm ngùi, chua xót. Tác giả thể hiện rõ nét thủ pháp này trong tác phẩm qua cấu<br />
trúc, nhân vật, giọng điệu, ngôn từ và văn bản.<br />
Từ khóa: nhại, cảm hứng chủ đạo, tiểu thuyết, Hồ Anh Thái.<br />
ABSTRACT<br />
Mimic and parody in the novel SBC là săn bắt chuột (SBC is mouse hunt) by Ho Anh Thai<br />
Mimic and parody are the the major inspiration in the novel SBC là săn bắt chuột, Ho Anh<br />
Thai mimics to ridicule, forming parody. The combination of modern and folk parody joke in his<br />
work has created an excessively sarcastic laugh. Underlined the laugh are secret thoughts about<br />
life, some regret and bitterness. The author clearly expressed this approach in the work through<br />
the structure, figure and tone, words, and text.<br />
Keywords: parody, major inspiration, novel, Ho Anh Thai writer.<br />
<br />
1.<br />
Theo Linda Hutcheon, parody (nhại) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ đại là parodia,<br />
từ này gồm hai thành tố: tiền tố para (đối lại hoặc bên cạnh) và danh từ oide (bài hát). Nhại<br />
có nghĩa là một bài hát được đối lập lại một bài khác, hoặc một bài hát được hát bên cạnh<br />
một bài khác mà không có ý nghĩa ngược lại. Nhại vừa là dạng thức đối lập giữa các văn<br />
bản, vừa là đề xuất về mối liên hệ gần gũi thay vì đối lập, ý nghĩa thứ hai có tính chất mở<br />
rộng lĩnh vực thực hành của nhại. Hutcheon đưa ra một thuật ngữ trung tính để tránh việc<br />
nhất thiết phải bao gồm quan niệm về giễu cợt như trong các trò đùa cợt, khôi hài: “Nhại,<br />
do đó, trong quá trình chuyển hóa – văn cảnh hóa và sự lộn ngược có tính chất mỉa mai của<br />
nó, là một lặp lại với khác biệt” (Hutcheon, L. 2000, p.32). Về bản chất và chức năng,<br />
Hutcheon xem những cuộc tấn công vào nhại là sức mạnh kéo dài của “mĩ học lãng mạn<br />
trong đó tôn vinh thiên tài, sự độc đáo, tính cá nhân” (Hutcheon, L. 2000, p.4). Sự phản<br />
thân tự động của các hình thức nghệ thuật hiện đại thường dùng tới nhại, khi đó nó cung<br />
cấp một mẫu thức mới của tiến trình nghệ thuật. Nhại cho ta một phiên bản bị kiểm soát và<br />
giới hạn của sự kích hoạt quá khứ bằng việc cung cấp cho nó một văn bản mới, thường là<br />
<br />
*<br />
<br />
Email: maitruonghuy68qn@gmail.com<br />
<br />
104<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Mai Trương Huy<br />
<br />
có tính châm biếm. Nhại không chỉ là sự bắt chước có tính chế giễu, mà còn là một bài học<br />
của nghệ thuật hiện đại. Nhại hiện đại có sự đa dạng các chủ ý của nó như mỉa mai, vui<br />
đùa, chế nhạo, khinh khi. Bản chất và chức năng của nhại là một dạng thức bắt chước, như<br />
nó được đặc trưng bởi sự đảo ngược mỉa mai, không làm tổn hại tới văn bản bị nhại. Đó là<br />
sự lặp lại với tính chất phê bình, đánh dấu sự khác biệt hơn là sự tương tự. Trong nghệ<br />
thuật hiện đại, những hình thức chuyển dịch văn cảnh hóa và đảo ngược lại dưới tên gọi là<br />
nhại, Rabinnowitz gọi nó là hình thức của sự “tái chế nghệ thuật”. Nhại không hòa lẫn với<br />
châm biếm, nhưng có thể dùng để châm biếm sự tiếp nhận hay sáng tạo những kiểu loại<br />
nghệ thuật khác mang mục đích xã hội từ chủ ý của nó. Đặc tính nhại hướng tới văn bản<br />
đích là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một diễn ngôn mã hóa khác, không nhằm phủ nhận<br />
những ám chỉ xã hội và ý thức hệ của chúng. Về phạm vi, nhại bao gồm: nhại thể loại với<br />
các mẫu thức quy ước của nó, nhại phong cách của một thời kì hay một trào lưu, nhại một<br />
nghệ sĩ đặc thù, nhại một tác phẩm riêng lẻ hay một phần của nó, nhại các mẫu thức mĩ học<br />
đặc trưng trong toàn bộ nghệ thuật của một nghệ sĩ. Theo Gerald Gennetle, nhại như một<br />
sự chuyển dạng tối giản của một văn bản khác, phạm vi nhại chỉ giới hạn với những văn<br />
bản ngắn như bài thơ, thành ngữ, chơi chữ, nhan đề. Margaret Rose xem nhại là một hình<br />
thức tự phản thân, như một phần của mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực hơn là<br />
giữa nghệ thuật với nghệ thuật, mỉa mai có tính chất lãng mạn của Đức ở thế kỉ XIX chính<br />
là nhại. Phạm vi nhại của Hutcheon rộng hơn, hình thức nhại có thể là một thể loại, có bản<br />
sắc cấu trúc và chức năng diễn giải riêng của nó, do đó nhại là một thể loại nghệ thuật.<br />
Định nghĩa của Margaret Rose mở rộng các lĩnh vực nhại và nó không đồng nghĩa với liên<br />
văn bản. Nghệ thuật nhại hiện đại như là sự bắt chước có chủ ý, nhằm phê phán hay sự lặp<br />
lại khác biệt: “cần phân biệt nhại với những thể loại khác mà thường bị xóa nhòa với nó:<br />
phỏng, chế, làm giả, nhái, đạo văn, trích dẫn, ám chỉ và đặc biệt là biếm” (Hutcheon, L.<br />
2000, p.25). Sự tương tác giữa mỉa mai và nhại là mỉa mai được xem như một chiến lược<br />
tu từ chính của nhại. “Nhại là một thể loại phức tạp cả về hình thức và tập quán của nó. Đó<br />
là một trong những cách mà các nghệ sĩ hiện đại điều khiển để liên kết với trọng lượng của<br />
quá khứ. Sự kiếm tìm cái mới trong nghệ thuật thế kỉ XX thường xuyên – thật nghịch lí –<br />
lại được đặt cơ sở chắc chắn trong việc kiếm tìm một truyền thống” (Hutcheon, L. 2000,<br />
p.29).<br />
Vậy, nhại là thủ pháp đặc biệt của việc sử dụng chất liệu quá khứ, nó không hề liên<br />
quan đến ăn cắp hay đạo. Đây là kho báu cho những nghệ sĩ lớn khai thác và sáng tạo, đặc<br />
biệt là các nghệ sĩ hài. Nhại không nhất thiết phải có mục đích chế giễu, nó còn có thể để<br />
học. Ca sĩ học thần tượng âm nhạc của mình, cuộc thi tìm người giống Elvis Presley không<br />
phải để mỉa mai, chế giễu mà là sự tôn vinh, ngợi ca. Ở Việt Nam, nhại là thủ pháp đã<br />
được sử dụng đắc địa và lâu đời trong các hình thức nghệ thuật dân gian. Trong nghệ thuật<br />
chèo, nhại thể hiện rõ nét qua các vai hề, hề áo ngắn là cách dân gian tự trào qua các nhân<br />
vật thằng hầu, anh lính ngây thơ, ngờ nghệch nhưng thâm thúy; hề áo dài là hình tượng mỉa<br />
mai, châm biếm giới quan lại tham lam ngu dốt. Nhại là hình thức rất quen thuộc, không<br />
105<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Tập 14, Số 11 (2017): 104-115<br />
<br />
nên đánh giá thấp giá trị các tác phẩm nhại, vì nó tạo tiếng cười thông minh, sắc sảo trong<br />
việc nhận thức cuộc sống. Các nhà văn muốn thể hiện cái thế giới mà chúng ta đang sống<br />
không phải là duy nhất, vì nếu chúng ta chỉ biết thế giới hiện hữu là chưa đủ cho quá trình<br />
nhận thức. Tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami (nhà văn Nhật) như là<br />
cánh cửa mở ra một thế giới khác và khẳng định sự tồn tại của một thế giới song song với<br />
thế giới hiện hữu, đó là thế giới vô thức. Con người sẽ thiếu sót nếu không khai thác những<br />
tầng sâu của thế giới này bên cạnh thế giới hữu thức. Nếu một nhà văn có trích dẫn từ một<br />
tác phẩm trước đó, có nghĩa là tác phẩm trước đó đang cùng hiện diện ở văn bản mà nhà<br />
văn đang sáng tạo. Trích dẫn là một cách hiện diện, còn nhại là có sự bắt chước một phần<br />
hoặc toàn bộ một văn bản nào đó có chủ đích chuyển hóa cái có sẵn. Trong điện ảnh,<br />
Charlie Chaplin và Ernst Lubitsch đã nhại rất thành công khi chế giễu lãnh tụ Đức Quốc xã<br />
Adolf Hitler. Loạt phim Star wars của George Lucas là một cách nhại những phim truyền<br />
hình dài tập truyền thống theo phong cách khoa học giả tưởng. Nhại và giễu thường hướng<br />
vào các chi tiết của một hiện tượng để khái quát thành hình tượng. Năm 2001, The wind<br />
done gone nhại Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió), kể lại cùng câu chuyện nhưng<br />
dưới cái nhìn của các nô lệ Scarlett O’Hara, đã phải ra tòa để giải quyết. Các nhà văn<br />
đương đại sử dụng nhại để làm chất liệu tạo tiếng cười cho tác phẩm của mình và làm<br />
phong phú thêm văn học quá khứ. Hài hước “không phải là một thói quen từ thượng cổ của<br />
con người; đó là một phát minh gắn liền với sự ra đời của tiểu thuyết” (Kundera, M., 1998,<br />
p.178). Bakhtin đặc biệt quan tâm đến tính giễu nhại: “Nhà tiểu thuyết không lấy quá khứ<br />
tuyệt đối làm đối tượng miêu tả, mà sẽ chọn đối tượng miêu tả là hiện thực đang tiếp diễn”<br />
(Bakhtin M., 1992, p.17), đây là yếu tố quyết định tinh thần trào tiếu của tiểu thuyết. Nhại<br />
và giễu nhại là một đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết, nó tạo nên một hiện thực vừa giống<br />
vừa không giống thật, vừa nghiêm túc vừa không nghiêm túc, thật như đùa và đùa như thật.<br />
Đây là một trong những thủ pháp đắc địa của tiểu thuyết trào lộng Việt Nam đương đại, là<br />
một hướng thể nghiệm mới của nhiều cây bút văn xuôi đương đại thuộc nhiều thế hệ.<br />
2.<br />
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái ngày càng xa lánh lối viết quan phương, nghiêm ngắn<br />
mà đến với nhại và giễu nhại. Có thể thấy điều này qua các tác phẩm gần đây của tác giả:<br />
Mười lẻ một đêm (2006), SBC là săn bắt chuột (2011), Những đứa con rải rác trên đường<br />
(2014). Anh hoài nghi về chuẩn mực của những giá trị từ lâu vốn được coi là bất khả xâm<br />
phạm. Anh nhại những bất ổn, những nghịch lí xưa nay chưa từng có, hoặc có nhưng<br />
không nhiều và trắng trợn như bây giờ. Tiểu thuyết của anh tạo ra những tiếng cười giễu<br />
nhại độc đáo từ những cái bất thường, oái ăm, nghịch dị của cuộc sống. Cái đáng cười hơn<br />
nữa là một bộ phận người không nhỏ xem đó là những giá trị khả kính trong xã hội hiện<br />
nay.<br />
2.1. SBC là săn bắt chuột mở đầu bằng một trận lụt và kết thúc bằng một trận hạn hán,<br />
tác giả nhại ca khúc Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Trương Quý Hải) để giễu các hiện<br />
tượng trên ở Hà Nội. Nhà văn nhại cấu trúc bằng cách gom nhặt rất nhiều chi tiết hài hước<br />
từ cuộc sống và thoải mái đặt nó vào từng chương, trước mỗi chương là một lời khuyến<br />
106<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Mai Trương Huy<br />
<br />
cáo như chống chỉ định trên hộp thuốc: Ai quá lứa lỡ thì đừng đọc chương này, Ai sợ chuột<br />
đừng đọc chương này, Ai báo chí văn chương đừng đọc chương này, Ai giàu xổi đừng đọc<br />
chương này, Ai rào dậu đừng đọc chương này, Ai ăn đất đừng đọc chương này, Ai ngại<br />
chiến trận đừng đọc chương này, Ai làm luật đừng đọc chương này, Ai quá sốt ruột đừng<br />
đọc chương này, Ai giáo sư đừng đọc chương này, Ai sợ bãi tha ma đừng đọc chương này.<br />
Vậy khác nào khích bác người đọc, nhưng nó lại khiến người ta tò mò, muốn đọc tiếp.<br />
Nhan đề cuốn sách làm người đọc bật cười vì nhại SBC, người ta đang nghĩ đến chuyện<br />
săn bắt cướp, ai ngờ là săn bắt chuột. Những đứa con rải rác trên đường cũng nhại cấu<br />
trúc ở ngay bìa sách: “1 tiểu thuyết = 3 truyện dài”, mỗi truyện dài là một cái tên: Thư đi<br />
không thấy thư lại, Đời biết mấy chuyến xe và Chuyến thu gom xuyên Việt. Nhà văn nhại<br />
bằng cách pha trộn hiện thực với yếu tố kì ảo, nhằm giễu cuộc chiến sống mái giữa người<br />
và chuột. Trong câu chuyện, cái ảo làm nhòe mờ cái thật, cái thật làm nhòe mờ cái ảo và<br />
cứu cánh cho nhau khiến mọi sự kiện, tình tiết, hành động trở nên sinh động. Khi nhà văn<br />
viết về chuột, người đọc cứ nghĩ đấy là người, người đội lốt chuột và chuột đội lốt người.<br />
Cái thế giới chuột ấy gợi người đọc nghĩ đến như một trò chơi điện tử của giới trẻ hiện<br />
nay, cũng mất ăn mất ngủ, mất thời gian, tiền bạc, cũng cân não để loại trừ lẫn nhau. Cái<br />
nhòe mờ tạo câu chuyện thành một tác phẩm văn chương và thể hiện bản lĩnh, tài năng của<br />
người cầm bút. Tác phẩm tạo tiếng cười bởi những chân dung biếm họa được nhại với<br />
nhiều kiểu dáng khác nhau. Đó là những sản phẩm của một xã hội ngổn ngang, bát nháo,<br />
đảo lộn mọi giá trị. Nhà văn nhại để giễu sự biến dạng và tha hóa của con người, những<br />
thói tật của giới công chức, trí thức và sự xuống cấp của nhiều lĩnh vực trong xã hội hiện<br />
nay. Nhà văn tạo ra một thế giới ở trạng thái mất trọng lượng, nửa người nửa chuột: Đại<br />
Gia, Cốp, Chàng, Nàng, Thư Kí, Luật Sư, Giáo Sư và hai cô hầu phòng vì nhìn vào mắt<br />
Chuột Trùm nên người thì gặm nhấm như chuột, người thì suốt ngày kêu chin chít và sợ<br />
mèo. Bằng nhại và giễu nhại, tác giả có cái nhìn trực diện vào con người của đời sống hôm<br />
nay: bản năng, háo danh và rất nghịch dị.<br />
2.2. Nàng là nữ doanh nhân ham kiếm tiền mà quên kiếm chồng, năm mốt tuổi lấy chồng,<br />
năm tư tuổi bỏ chồng, năm lăm tuổi về hưu. Nàng lập ra các tổ chức tự xưng tự phong:<br />
“câu lạc bộ nữ quyền”, thực ra là “câu lạc bộ phụ nữ quá lứa lỡ thì”. Đây là một hình thức<br />
đào mỏ, ở đâu có quỹ xóa đói giảm nghèo là cô đến. Phương châm kiếm tiền của Nàng là<br />
“Lấy ngắn nuôi dài. Tha lâu đầy tổ. Thân lươn bao quản lấm đầu” (Hồ Anh Thái, 2011,<br />
tr.15). Năm mốt tuổi lấy chồng, sau đêm tân hôn, Nàng ôm mặt khóc rưng rức: “Biết<br />
sướng thế này thì lấy chồng từ sớm. Biết thế này thì lấy chồng từ thuở mười ba, đến khi<br />
mười tám em đà năm con” (Hồ Anh Thái, 2011, tr.17). Nàng gặp giai “mới ngoài năm<br />
mươi đã toát ra mùi già”, giai trẻ thì vô duyên, vô ý vô tứ. Chàng đưa Nàng thoát khỏi trận<br />
lụt kinh hoàng và cứu Nàng khỏi bàn thua trông thấy ở hội nghị đối tác. Chàng bốn mươi,<br />
không muốn bị ràng buộc, chưa gặp được người để sẵn sàng đánh đổi tự do. Trước khi gặp<br />
Nàng, Chàng gặp toàn những cô chát chít sành điệu, xài hàng hiệu, yêu thời trang hơn văn<br />
hóa, gảnh gót tiểu thư đài các mà rỗng tuếch nhạt nhẽo: “Đàn bà con gái thấy giai hay hay<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Tập 14, Số 11 (2017): 104-115<br />
<br />
là nổi tính sở hữu. Chàng thì sợ tính sở hữu của đàn bà. Chạy. Chàng chủ trương cái để ăn<br />
thì không cúng, cái để cúng thì không ăn. Con thầy vợ bạn gái cơ quan. Tất cả đều để<br />
cúng” (Hồ Anh Thái, 2011, tr.35). Nàng tinh tế, hiểu biết và say đắm, khi Chàng gặp tai<br />
bay vạ gió, Nàng toàn tâm toàn lực lao vào cuộc đấu quyết liệt để giành lại Chàng. Hình<br />
ảnh Nàng vòng tay ôm chặt con thiên nga cho Chàng dắt đi “qua tất cả những cửa hàng cửa<br />
hiệu”, “những ngân hàng biển ngân hàng đại dương” là một bức biếm họa. Nhà văn nhại<br />
cái hiện thực nghiệt ngã, trần trụi của Chàng - Nàng - Thiên Nga phải vượt qua những<br />
dòng sông đen ngòm, luồn lách qua “các đường phố qua tất cả những gì có thể nổi lềnh<br />
bềnh”. Cuối truyện, Chàng bế Nàng trên bãi cát sông Hồng, hình như Chàng sợ bị bay lên<br />
nên cần Nàng neo giữ. Người kể chuyện vừa cười vừa cố nén xúc động cho một mối tình<br />
lãng mạn thời hiện đại: “cô dâu già, gái bằng ấy tuổi, chẳng ai bế lên như vậy bao giờ” (Hồ<br />
Anh Thái, 2011, tr.393).<br />
Đại Gia là bức biếm họa được vẽ bằng trần thuật đa điểm nhìn, thủ pháp nhại và chi<br />
tiết thích “gái già trai trẻ”. Đại gia giàu xổi phất lên nhờ buôn ma túy, trúng thầu các dự án<br />
ma mãnh và các mối quan hệ. Víp, Cốp ho một cái là Đại Gia hiện ra ngay giữa nhà, nhờ<br />
thế mà lên đến địa vị môn đăng hộ đối với các quan chức, thuộc đẳng cấp thất quyền: “Nói<br />
có người nghe/ Đe có người sợ/ Vợ có người chăm/ Nằm có người bóp/ Họp có người ghi/<br />
Chi có người bù/ Đi tù có người chạy” (Hồ Anh Thái, 2011, tr.124). Đại Gia đã là công<br />
dân thủ đô, có biệt thự và tám căn hộ cao cấp ngay trung tâm Bờ Hồ, lôi hết họ hàng làng<br />
nước về xây dựng công ti địa ốc và kinh doanh vàng bạc đá quý. Đại Gia tháp tùng ông<br />
Cốp ra nước ngoài thăm hữu nghị, góp tổn phí chuyến đi hàng chục ngàn đô, bù lại tìm<br />
kiếm được đối tác, giải quyết cái oai cái thế lực, làm ăn trôi lọt. Trong buổi lễ trao học<br />
bổng cho trẻ em nghèo vượt khó, Đại Gia giới thiệu nhầm chức vụ ông Cốp, rồi phá lên<br />
cười trước hội trường cả nghìn người và bao biện: “Xin lỗi anh Cốp, chức vụ của anh một<br />
người có thể nhầm chứ cả nước không thể nhầm được”. Đang đọc tiếp bài đề dẫn, bỗng<br />
“Ha ha ha. Xin lỗi anh Cốp, tôi vẫn không thể nào nhịn được cười vì cái sự nhầm lẫn vừa<br />
rồi, mong anh thứ lỗi. Ha ha ha. Lúc này thì ông Cốp cười lây. Mấy vị quan đầu tỉnh cười<br />
họa. Các cán bộ hàng ghế đầu cười theo. Cả hội trường cười bùng nổ” (Hồ Anh Thái,<br />
2011, tr.125). Ai cũng biết, không phải người nào cũng có cái cười vô tư hồn nhiên (gọi tắt<br />
là vô hồn) như thế, đấy là cái cười mạnh vì gạo bạo vì tiền. Đại Gia mua lại căn biệt thự<br />
của vợ một ông Víp bảy triệu đô, chỉ một năm chung cư mười một tầng vươn cao nghễu<br />
nghện, biếu con gái ông Cốp một căn, mỗi ông Víp một căn để bôi trơn, số còn lại để bán<br />
và dành cho riêng mình mỗi tầng một căn. Đại Gia xác lập một nguyên tắc với các chân dài<br />
là không ai biết ai: “Bồ non bồ nhí, ba cô, mỗi cô ở mỗi tầng (…) Hai tư sáu, ba ngày trong<br />
tuần đến với từng cô. Lịch rõ ràng trong đầu. Hai Ngọc, tư Oanh, sáu Vân. Chữ cái đầu<br />
tiên xếp theo thứ tự a bê cê. Không nhầm được” (Hồ Anh Thái, 2011, tr.133). Nghe thầy<br />
pháp, Đại Gia sắm con La Hán đúng lúc cuộc đối đầu với băng Chuột Trùm lên đỉnh điểm.<br />
Nhà cứ xây lên lại đổ, thầy pháp đến “Hô phong hoán vũ. Gọi gió kêu mưa. Xua đuổi tà<br />
ma. Yểm bùa trấn trạch. Bao nhiêu phép thuật nội công thầy tung ra bằng hết rồi thầy nằm<br />
108<br />
<br />