Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN 8 TRƯỜNG HỢP TAO HÌNH NIỆU ĐẠO NỮ BẰNG VẠT NIÊM<br />
MẠC ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN<br />
Vũ Văn Ty*, Trà Anh Duy*, Lê Nguyễn Minh Hoàng*, Nguyễn Đức Duy**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Hẹp niệu đạo ở nữ là 1 trong những nguyên nhân hiếm gặp trong các trường hợp bế tắc dòng<br />
ra ở đường tiểu dưới. Tại bệnh viện Bình Dân, chúng tôi bước đầu áp dụng tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm<br />
mạc âm đạo.<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm đạo.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả 8 trường hợp tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt<br />
niêm mạc âm đạo.<br />
Kết quả: RUV trước và sau phẫu thuật 1 tháng là 88,13 ±28,02ml và 20,63 ±17,81ml, Niệu dòng đồ trước<br />
và sau phẫu thuật 1 tháng là 9,13 ± 4,00ml/s và 17,68 ±3,68ml/s, IPSS trước phẫu thuật 20,25 ± 5,28, sau phẫu<br />
thuật 1 tháng là 7,25 ±2,31, và 3 tháng là 8,57 ±5,32; QoL trước phẫu thuật 4,88 ±0,64, sau phẫu thuật 1 tháng<br />
1,88 ±0,64, và sau 3 tháng 2,14 ±1,46. Tỉ lệ thành công chung là 87,5% (7/8 trường hợp).<br />
Kết luận: Tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm đạo là một phương pháp khả thi. Phương pháp này<br />
giúp cho bệnh nhân nữ cải thiện chất lượng cuộc sống do những rối loạn đường tiểu dưới và phải nong niệu đạo<br />
định kỳ.<br />
Từ khóa: Hẹp niệu đạo, tạo hình niệu đạo nữ, vạt niêm mạc âm đạo.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
VAGINAL MUCOSA FLAP INLAY FEMALE URETHROPLASTY AT BINH DAN HOSPITAL. AN 8<br />
CASES REPORT<br />
Vu Van Ty, Tra Anh Duy, le Nguyen Minh Hoang, Nguyen Duc Duy<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 244 - 249<br />
Introduction: Urethral stricture is a rare cause of female bladder outlet obstruction. At Binh Dan hospital,<br />
we peform initially vaginal mucosa flap inlay female urethoplasty.<br />
Objective: To evaluate outcomes of vaginal mucosa flap inlay female urethoplasty.<br />
Patients and methods: A case-series report for 8 female patients with urethral stricture.<br />
Results: RUV before and after surgery 1 month were 88.13 ±28.02ml and 20.63 ±17.81ml; uroflowmetry<br />
before and after surgery 1 month were 9.13 ±4.00 ml/s and 17.68 ±3.68ml/s, IPSS before surgery 20.25 ±5.28,<br />
after surgery 1 month 2.31 ±7.25, and 8.57 ±5.32 (after 3 months); QoL before surgery 4.88 ±0.64, after surgery 1<br />
month 1.88 ±0.64, and 1.46 ±2.14 (after 3 months). Overall success rate was 87.5%(7/8 cases).<br />
Conclusion: Vaginal mucosa flap inlay female urethoplasty is a feasible method. This procedure can improve<br />
QoL in female patients due to LUTS and periodic urethral dilation.<br />
Key words: Urethral stricture, female urethroplasty, vaginal mucosa flap inlay.<br />
<br />
Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trà Anh Duy<br />
*<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ<br />
ĐT: 0939222494<br />
Email: traanhduy@gmail.com<br />
**<br />
<br />
243<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hẹp niệu đạo ở nữ là 1 trong những nguyên<br />
nhân hiếm gặp trong các trường hợp bế tắc<br />
dòng ra ở đường tiểu dưới, chiếm khoảng 413%(1).Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến cuộc sống và tâm lý của BN.<br />
Những yếu tố thuận lợi đưa đến tình trạng hẹp<br />
niệu đạo ở nữ thường là do chấn thương hoặc<br />
có nguồn gốc do thầy thuốc (đặt thông niệu đạo<br />
kéo dài, xạ trị vùng chậu, sinh nở, các phẫu<br />
thuật cắt túi thừa niệu đạo, dò niệu đạo, PT điều<br />
trị tiểu không kiểm soát)(18). Gần đây, sự bất cẩn<br />
của thầy thuốc cho nong niệu đạo ở những bệnh<br />
nhân có rối loạn đường tiểu dưới dẫn đến tình<br />
trạng xơ hóa niệu đạo chảy máu(12). Tuy<br />
nhiên,cũng có những trường hợp vô căn(1).<br />
Theo y văn, những phương pháp điều trị<br />
hẹp niệu đạo ở nữ vẫn chủ yếu là nong niệu đạo<br />
và xẻ trong niệu đạo cho những đoạn hẹp ngắn.<br />
Tuy nhiên tỉ lệ tái hẹp cao và có thể tạo ra thêm<br />
các vòng xơ chai quanh niệu đạo(21,22). Mặc dù<br />
các số liệu hiện tại chưa đưa ra được sự thống<br />
nhất trong điều trị ban đầu đối với hẹp NĐ ở<br />
nữ,nhưng phải đánh giá đúng lúc thời điểm<br />
thích hợp can thiệp PT.<br />
PT tạo hình NĐ trên thế giới hiện nay có rất<br />
nhiều phương pháp (sử dụng vạt niêm mạc tại<br />
chỗ hoặc mảnh ghép niêm mạc tự do) được báo<br />
cáo thành công với số lượng trường hợp<br />
ít(2,12,21,22,26). Tuy nhiên, những phương pháp này<br />
đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, kiến thưc và kinh<br />
nghiệm trong việc tạo hình.<br />
Tại bệnh viện Bình Dân, chúng tôi bước đầu<br />
áp dụng phương pháp tạo hình niệu nữ bằng<br />
vạt niêm mạc âm đạo 8 trường hợp. Kết quả<br />
bước đầu của phương pháp mang lại hiệu quả<br />
trong việc điều trị hẹp niệu đạo cho bệnh nhân<br />
nữ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Từ tháng 8/2011 đến 4/2012 chúng tôi tiến<br />
hành tạo hình niệu đạo bằng vạt niêm mạc âm<br />
<br />
244<br />
<br />
đạo những bệnh nhân nữ điều trị tại bệnh viên<br />
Bình Dân được chẩn đoán xác định hẹp niệu<br />
đạo thỏa các tiêu chuẩn sau:<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh(12,21,22,26)<br />
Đặt thông niệu đạo >14F thất bại.<br />
Niệu dòng đồ có Qmax 20 cm H2O (>40).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu mô tả 8 trường hợp (case-series) tạo<br />
hình niệu đạo bằng vạt niêm mạc âm đạo được<br />
thực hiện tại BV Bình Dân từ tháng 8/2011 đến<br />
tháng 4/2012<br />
<br />
Cách thức thực hiện<br />
Tất cả bệnh nhân đều tan phiền với triệu<br />
chứng cảm giác căng tức hạ vị, đi tiểu gắt, tia<br />
nước tiểu yếu, tiểu gấp và tiểu nhiều lần. Bệnh<br />
nhân được khai thác tiền căn và bệnh sử, đánh<br />
giá thang điểm IPSS. Tiến hành thăm khám và<br />
đặt thông niệu đạo thăm dò 16F sẽ không vào<br />
được bàng quang. Bệnh nhân được làm các chỉ<br />
định: Đo niệu dòng đồ, áp lực đồ bàng quang,<br />
chụp bàng quang niệu đạo lúc đi tiểu. Bệnh<br />
nhân thỏa các tiêu chuẩn mới được chẩn đoán<br />
xác định hẹp niệu đạo và được đưa vào mẫu<br />
nghiên cứu tạo hình niệu đạo bằng vạt niêm<br />
mạc âm đạo. Bệnh nhân được giải thích rõ về<br />
phương pháp phẫu thuật và đồng ý tham gia.<br />
<br />
Quy trình phẫu thuật<br />
Bệnh nhân được tê tủy sống và nằm tư thế<br />
sản phụ khoa.<br />
Đặt thông Foley 16F thăm dò vào niệu đạo<br />
để đánh giá chiều dài niệu đạo, vị trí hẹp, mức<br />
độ hẹp.<br />
Rạch niêm mạc thành trước âm đạo hình<br />
chữ U ngược, chiều dài khoảng 3-4cm, chiều<br />
rộng khoảng 1-1,5cm. Tiến hành tách niêm mạc<br />
khỏi lớp dưới niêm.<br />
Tách thành dưới niệu đạo ra khỏi thành<br />
trước âm đạo. Cắt xẻ niệu đạo ở vị trí 6h qua<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
khỏi chỗ hẹp đến vị trí cách cổ BQ 1cm (đã đánh<br />
giấu trước).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 2: Rạch niêm mạc thành trước âm đạo hình chữ<br />
U ngược.<br />
<br />
Xoay vạt niêm mạc âm đạo lên đắp vào<br />
phần NĐ đã được xẻ.<br />
Khâu nối đỉnh vạt niêm mạc âm đạo vào<br />
đỉnh vị trí xẻ niệu bằng vicryl 5.0. Tiếp tục khâu<br />
nối hai cạnh bên vạt niêm mạc và niệu đạo cho<br />
đến miệng niệu đạo.<br />
Tiến hành đặt thông thăm dò sao cho đường<br />
kính niệu đạo sau tạo hình 26-28F.<br />
Lưu thông niệu đạo 16F.<br />
Chèn gạc âm đạo.<br />
<br />
Theo dõi hậu phẫu<br />
Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng chảy<br />
máu sau phẫu thuật.<br />
<br />
Hình 3: Xẻ niệu đạo mặt bụng vị trí 6 giờ.<br />
<br />
Rút gạc âm đạo sau 24 giờ và và rút gạc khi<br />
tình trạng chảy máu ổn định.<br />
Rút thông niệu đạo sau 2 tuần.<br />
Tái khám đánh giá sau 1,3,6 tháng.<br />
<br />
Hình 4: Sau khi nối vạt niêm mạc âm đạo vào mặt<br />
bụng niệu đạo.<br />
Hình 1: Hình Xquang VCUG của bệnh nhân hẹp<br />
niệu đạo đoạn giữa kèm theo có túi thừa bàng quang<br />
do tắc nghẽn lâu ngày.<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Dựa vào thang điểm IPSS và thang điểm<br />
chất lượng cuộc sống (QoL).<br />
Đo niệu dòng đồ và thể tích nước tiểu tồn<br />
lưu sau phẫu thuật 1 tháng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm chung của BN được chọn lựa<br />
Tuổi: độ tuổi của BN từ 32t – 79t.<br />
Thời gian mắc bệnh thay đổi từ 3 năm đến<br />
20 năm.<br />
Xét nghiệm tiền phẫu khác: bình thường.<br />
<br />
Áp lực đồ bàng quang<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
245<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1: Áp lực đồ bàng quang trước phẫu thuật.<br />
P detrusor max<br />
V nước tiển tồn dư<br />
Thể tích BQ<br />
Compliance BQ<br />
<br />
Trước ĐT<br />
108,125 ± 28,65cm H2O (70 – 150)<br />
88,125 ± 28,02ml (50 - 130)<br />
250,37 ± 120,766ml<br />
Bt hoặc giảm<br />
<br />
Thời gian PT trung bình khoảng 105ph,<br />
lượng máu mất không đáng kể.<br />
Không có tai biến nào trong và ngay sau PT.<br />
Thời gian theo dõi trung bình khoảng 4,7<br />
tháng.<br />
<br />
Hiệu quả điều trị<br />
Bảng 2: Thang điểm IPSS trước và sau điều trị 1 và<br />
3 tháng.<br />
Mức độ rối loạn theo Trước ĐT<br />
IPSS<br />
RL nhẹ<br />
0<br />
RL trung bình<br />
3<br />
RL nặng<br />
5<br />
Tổng số BN (n)<br />
8<br />
Tổng điểm IPSS (X ±<br />
20,25 ±<br />
SD)<br />
5,284<br />
<br />
Sau 1<br />
tháng<br />
5<br />
3<br />
0<br />
8<br />
7,25 ±<br />
2,314<br />
<br />
Sau 3<br />
tháng<br />
5<br />
1<br />
1<br />
7<br />
8,571 ±<br />
5,318<br />
<br />
Sau 1<br />
tháng<br />
8<br />
1,875 ±<br />
0,64<br />
<br />
Sau 3<br />
tháng<br />
7<br />
2,142 ±<br />
1,46<br />
<br />
Bảng 3: Mức độ cải thiện QoL.<br />
Trước ĐT<br />
Số BN<br />
Tổng điểm QoL (X ±<br />
SD)<br />
<br />
8<br />
4,875 ±<br />
0,64<br />
<br />
Bảng 4: Thể tích nước tiểu tồn lưu và Niệu dòng đồ.<br />
Trước ĐT<br />
Thể tích nước tiển tồn 88,125 ± 28,02<br />
(50 - 130)<br />
dư (ml)<br />
Niệu dòng đồ<br />
(ml/s)<br />
<br />
9,13 ± 4,003<br />
(3,4-16,6)<br />
<br />
Sau 1 tháng<br />
20,625 ± 17,81<br />
(0 - 50)<br />
17,675 ± 3,684<br />
(12,2-22,4)<br />
<br />
Sau phẫu thuật<br />
Tình trạng rối loạn đường tiểu dưới: cải<br />
thiện rõ, chỉ còn 2 trường hợp còn rối loạn.<br />
Một trường hợp hẹp tái phát. Bệnh nhân bị<br />
tiểu khó tăng dần sau 3 tháng và bí tiểu. bệnh<br />
nhân đã được mở bàng quang ra da và tạo hình<br />
niệu đạo bằng niêm mạc miệng sau 1 tháng.<br />
Tỉ lệ thành công chung là 87,5% (7/8 trường<br />
hợp).<br />
<br />
246<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Dịch tễ<br />
Hẹp niệu đạo là một bệnh lý hiếm gặp ở phụ<br />
nữ. Theo nghiên cứu hồi cứu, ước tính chỉ có 38% phụ nữ đến phòng khám niệu than phiền có<br />
rối loạn đi tiểu được chẩn đoán là tắc nghẽn(3).<br />
Trong mẫu dân số nhỏ, chỉ cò từ 4-13% trong số<br />
phụ nữ được chẩn đoán bế tắc dòng ra là hẹp<br />
niệu đạo thực sự cần được can thiệp(2,9,15). Với<br />
những con số này, tỷ lệ hẹp niệu đạo thực sự ở<br />
phụ nữ có than phiền về rối loạn đi tiểu sẽ là<br />
0,1-1%(1).<br />
Hẹp niệu đạo của phụ nữ là thường do thầy<br />
thuốc, kết quả từ việc nong niệu đạo trước đó,<br />
đặt thông niệu đạo kéo dài hoặc chấn thương<br />
dẫn đến xơ hóa, do phẫu thuật niệu đạo (túi<br />
thừa, rò niệu đạo, tiểu không kiểm soát khi gắng<br />
sức), chấn thương (gãy xương vùng chậu), bức<br />
xạ vùng chậu, hoặc viêm niệu đạo- bàng quang<br />
cấp hoặc mạn tính dẫn đến xơ hóa. Bên cạnh đó,<br />
những báo cáo về những trường hợp hiếm của<br />
hẹp niệu đạo như lao niệu đạo(9), loạn dưỡng âm<br />
hộ(22), xơ hóa lichen(20), carcinoma niệu đạo(3),<br />
polyp fibroepithelial niệu đạo(30), leiomyoma<br />
niệu đạo(18), sau cắt bướu bàng quang ngã niệu<br />
đạo(15), sacrococcygeal Teratoma(16), hoặc tạo<br />
hình chuyển giới(4).<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
Việc chẩn đoán hẹp niệu đạo thường khó<br />
khăn vì triệu chứng đặc hiệu kém cho tắc nghẽn<br />
niệu đạo ở phụ nữ(6,23). Bệnh nhân thường than<br />
phiền về tiểu nhiều lần và tiểu gấp. Ngoài ra,<br />
bệnh nhân cũng than phiền về các triệu chứng<br />
như tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu gắt, tiểu<br />
không kiểm soát, nhiễm trùng tiểu tái phát, hoặc<br />
tiểu đau. Hẹp niệu đạo ở phụ nữ hiếm khi gây<br />
bí tiểu, suy thận, thận ứ nước, hoặc viêm thận-bể<br />
thận(12,23). Khai thác tiền sử như chấn thương<br />
vùng chậu, phẫu thuật vùng chậu, hoặc nong<br />
niệu đạo. Việc thăm khám bằng tay tiết niệu<br />
sinh dục và vùng chậu cần được chút ý thường<br />
đòi hỏi một sự kết hợp với nội soi và X quang<br />
để chẩn đoán được hẹp niệu đạo.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Sự kết hợp của niệu dòng đồ với hình ảnh<br />
học chụp bàng quang niệu đạo lúc đi tiểu<br />
(VCUG), có thể cung cấp thông tin bổ sung về<br />
mức độ hẹp, vị trí hẹp và chiều dài đoạn hẹp.<br />
Hẹp thường xảy ra ở niệu đạo đoạn xa hoặc lỗ<br />
tiểu. Hình ảnh cho cổ bàng quang bị giãn rộng.<br />
Mặc dù các hình ảnh có thể hữu ích, nhiều phụ<br />
nữ cảm thấy khó khăn để đi tiểu đứng, và hình<br />
ảnh sẽ không rõ nếu chụp ở tư thế ngồi. Khi<br />
VCUG không chẩn đoán ra, nội soi bàng quang<br />
thường được chỉ định. Soi bàng quang kết hợp<br />
với nong niệu đạo thăm dò bằng cách que nong<br />
từ nhỏ đến lớn có thể giúp xác định mức độ hẹp<br />
niệu đạo. Một số hẹp thấy rõ ràng qua nội soi<br />
niệu đạo bàng quang chít hẹp chu vi, tương tự<br />
như hẹp niệu đạo ở nam giới.<br />
<br />
Điều trị<br />
Hẹp niệu đạo ở nữ giới là một bệnh hiếm<br />
gặp. Do đó, cho đến nay vẫn chưa có phác đồ<br />
chuẩn trong việc điều trị bệnh lý này. Thông<br />
thường, nong niệu đạo được xem là lựa chọn<br />
điều trị đầu tiên cho bệnh nhân(1,12,28). Những báo<br />
cáo gần đây đề nghị nên sử dụng phương pháp<br />
ít xâm hại trước như nong niệu đạo và xẻ trong<br />
niệu đạo và áp dụng phương pháp tạo hình<br />
niệu đạo cho những trường hợp hẹp niệu đạo<br />
tái phát(2,21,28). Tuy nhiên, tỉ lệ tái hẹp cao và tình<br />
trạng xơ hóa quanh niệu đạo ngày càng nghiêm<br />
trọng hơn. Điều này khiến cho hẹp niệu đạo<br />
càng phức tạp(22). Chính vì vậy, có nên can thiệp<br />
ngay từ đầu khi chẩn đoán ra bệnh hay không.<br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, 6 trường<br />
hợp đều hẹp tái phát sau nong niệu đạo nhiều<br />
lần, chỉ có 2 trường mới được chẩn đoán và<br />
được tạo hình sớm.<br />
Kỹ thuật tạo hình niệu đạo bằng vạt niêm<br />
mạc đã chứng minh hiệu quả và an toàn và là<br />
lựa chọn điều trị cho hầu hết chít hẹp niệu đạo<br />
nữ. Để có được kết quả tốt, việc lấy một vạt<br />
niệm mạc đủ rộng rất quan trọng. Một trong<br />
những ưu điểm của thành trước âm đạo là máu<br />
nuôi tốt và độ di động tự do cao nên cho phép<br />
huy động vạt niêm mạc mà không bị hoại tử<br />
mô. Phương pháp này được nhiều tác giả áp<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dụng mạng lại hiệu quả cao. Theo Schwender và<br />
cs đánh giá đường kính trung bình của niệu đạo<br />
trước phẫu thuật 9,25F tăng lên 16,5F sau phẫu<br />
thuật(26). Tất cả các bệnh nhân đều cải thiện các<br />
triệu chứng đi tiểu mà không xảy ra biến chứng.<br />
Gormley và cs báo cáo thành công 12 trường<br />
hợp với tỉ lệ tái hẹp rất thấp(3). trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi, tỉ lệ thành công là 87,5%. Tương<br />
đương với những tác giả trên. Chỉ có một bệnh<br />
nhân tái hẹp và đã được phẫu thuật tạo hình<br />
niệu đạo bằng niêm mạc miệng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm<br />
đạo là một phương pháp khả thi và có thể ứng<br />
dụng trong điều trị hẹp niệu đạo ở phụ nữ.<br />
Phương pháp này giúp cho bệnh nhân nữ cải<br />
thiện chất lượng cuộc sống do những rối loạn đi<br />
tiểu và phải nong niệu đạo định kỳ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Ackerman AL, Blaivas J, Anger JT (2010). Female Urethral<br />
Reconstruction. Curr Bladder Dysfunct Rep; 5:225–232.<br />
Berglund RK, Vasavada S, Angermeier K, Rackley R (2006). Buccal<br />
mucosa graft urethroplasty for recurrent stricture of female<br />
urethra. Urology.; 67(5):1069-71.<br />
Carr LK, Webster GD (1996). Bladder outlet obstruction in women.<br />
Urol Clin North Am; 23:385–391.<br />
Cavadas PC, Landin L (2005). Treatment of urethral stricture in a<br />
femaleto- male transsexual with a tubulized flap from the labia<br />
minora. J Reconstr Microsurg, 21:153–156.<br />
Desai S, Libertino JA, Zinman L (1973). Primary carcinoma of the<br />
female urethra. J Urol; 110:693–695.<br />
Farrar DJ, Osborne JL, Stephenson TP, et al. (1975). A urodynamic<br />
view of bladder outflow obstruction in the female: factors<br />
influencing the results of treatment. Br J Urol 1975, 47:815–822.<br />
Gormley EA (2010). Vaginal flap urethroplasty for female urethral<br />
stricture disease. Neurourol Urodyn.;29 Suppl 1:S42-5.<br />
Groutz A, Blaivas JG, Chaikin DC: Bladder outlet obstruction in<br />
women: definition and characteristics. Neurourol Urodyn;19:213–<br />
220.<br />
Indudhara R, Vaidyanathan S, Radotra BD (1992). Urethral<br />
tuberculosis.Urol Int; 48:436–438.<br />
Kuo HC (2005). Videourodynamic characteristics and lower<br />
urinary tract symptoms of female bladder outlet obstruction.<br />
Urology, 66:1005–1009.<br />
Keegan KA, Nanigian DK, Stone AR (2008). Female urethral<br />
stricture disease. Curr Urol Rep.;9(5):419-23.<br />
Merimsky E (1985): Retention secondary to urethral stricture in the<br />
female. Urology 1985, 26:598.<br />
Migliari R, Leone P, Berdondini E, De Angelis M, Barbagli G,<br />
Palminteri E (2006). Dorsal buccal mucosa graft urethroplasty for<br />
female urethral strictures. J Urol.; 176(4 Pt 1):1473-6.<br />
Montorsi F, Salonia A, Centemero A, Guazzoni G, Nava L, Da<br />
Pozzo LF, Cestari A, Colombo R, Barbagli G, Rigatti P (2002).<br />
<br />
247<br />
<br />