intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân bản tế bào mầm từ noãn của thỏ và tế bào người

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

108
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà khoa học thuộc trường ĐH King's College ở Luân Đôn, Anh vừa thông báo ý định nhân bản tế bào mầm từ noãn của thỏ và nhân tế bào người.Đông lạnh phôi Giáo sư Chris Shaw, phụ trách nhóm nghiên cứu khẳng định “những tế bào mầm này lấy từ thỏ nhưng được điều khiển bởi ADN người và chỉ được sử dụng trong khuôn khổ nghiên cứu phát triển tế bào gốc và những bệnh về gen”. Theo luật pháp Anh, các tế bào mầm không được phát triển quá 14 ngày và không được cấy vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân bản tế bào mầm từ noãn của thỏ và tế bào người

  1. Nhân bản tế bào mầm từ noãn của thỏ và tế bào người Các nhà khoa học thuộc trường ĐH King's College ở Luân Đôn, Anh vừa thông báo ý định nhân bản tế bào mầm từ noãn của thỏ và nhân tế bào người.
  2. Đông lạnh phôi Giáo sư Chris Shaw, phụ trách nhóm nghiên cứu khẳng định “những tế bào mầm này lấy từ thỏ nhưng được điều khiển bởi ADN người và chỉ được sử dụng trong khuôn khổ nghiên cứu phát triển tế bào gốc và những bệnh về gen”. Theo luật pháp Anh, các tế bào mầm không được phát triển quá 14
  3. ngày và không được cấy vào nuôi trong tử cung của phụ nữ. Vì thế giáo sư Shaw cho biết muốn tìm những nguồn thay thế để sản sinh ra noãn. “Khả năng sinh sản dồi dào của thỏ là một điều rất thú vị, chúng ta có thể chuyển nhân các tế bào ở người vào các noãn của thỏ”, ông giải thích. “Về khía cạnh pháp lý, hiện tại vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một vài điều chúng tôi muốn tranh luận với Cơ quan sinh sản và tế bào mầm (HFEA) và hy vọng được sự cho phép”. Giáo sư Shaw và những đồng
  4. nghiệp ở trường King's College có thoả thuận hợp tác với nhóm giáo sư Ian Wilmut, viện Roslin Institute d'Edinbourg, Scotland để nhân bản tế bào mầm ở nguời nhằm mục đích điều trị bệnh. Giáo sư Wilmut chính là cha đẻ của con vật nhân bản đầu tiên trên thế giới, cừu Dolly vào năm 1996. Nhưng việc thiếu noãn đã làm cho việc nghiên cứu của họ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại, nguồn duy nhất của họ là những noãn bị bỏ trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Giáo sư Shaw cho biết những thí
  5. nghiệm trong việc pha trộn ADN của người và noãn của thỏ đã được nhóm giáo sư Sheng Huizhen thuộc trường đại học y học số hai của Thượng Hải Trung Quốc thực hiện vào năm 2004. Nhóm này khẳng định rằng đã tạo ra được hơn 100 phôi sống tương thích với giai đoạn phát triển của phôi giai đoạn đầu (từ năm đến bảy ngày tuổi ở người). Cho đến nay, ở Anh chỉ có nhóm giáo sư Miodrag Stojkovic, Viện di truyền thuộc trường Đại học Newcastle đã thành công trong việc tạo ra phôi nhân bản vào tháng 5-
  6. 2005.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2