Nhân CHẠM TỚI BIỂN: làm thế nào để xem video art?
lượt xem 10
download
Những nỗ lực muốn “chạm” Video Art Chạm Tới Biển của Le Brothers (Thanh và Hải) vừa qua được giới thiệu tại Ga 0 đã gặp phải một số vấn đề mà tôi quan tâm bấy lâu nay: Đó là làm thế nào để có thể đưa một tác phẩm Video art tới gần hơn với công chúng. Video art Chạm Tới Biển cũng như những tác phẩm Video art của những nghệ sĩ khác ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây… có “chạm” được công chúng không? Đó cũng là một bài .toán khá khó. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân CHẠM TỚI BIỂN: làm thế nào để xem video art?
- Nhân CHẠM TỚI BIỂN: làm thế nào để xem video art? . Những nỗ lực muốn “chạm” Video Art Chạm Tới Biển của Le Brothers (Thanh và Hải) vừa qua được giới thiệu tại Ga 0 đã gặp phải một số vấn đề mà tôi quan tâm bấy lâu nay: Đó là làm thế nào để có thể đưa một tác phẩm Video art tới gần hơn với công chúng. Video art Chạm Tới Biển cũng như những tác phẩm Video art của những nghệ sĩ khác ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây… có “chạm” được công chúng không? Đó cũng là một bài
- toán khá khó. Quan trọng vẫn là: sự thiếu những bài viết mang tính học thuật, những bài viết mang tính nghiên cứu và giới thiệu đúng mức của những nghệ sĩ cũng như nhà phê bình trong nước, mặc dầu Video art được các nghệ sĩ Việt Nam tiếp cận và có nhiều triển lãm trong vòng mười năm trở lại đây. Video art Chạm tới Biển của Le Brothers, theo tôi, là một tác phẩm Video art nổi bật, đáng chú ý của nghệ sĩ Việt Nam trong những năm qua… Quả thực nó đáng xem, và phải xem như thế nào, đó là một điều không dễ dàng cho bất cứ công chúng nào ở Việt Nam. Có một thực tế vẫn đang còn tồn tại ở một số nghệ sĩ trẻ Việt Nam, đó là: hiểu rất lờ mờ, hiểu biết mang tính chung chung, nhầm lẫn, và rất cảm tính…; điều này theo tôi là rất nguy hiểm, trước hết là nguy hiểm cho chính nghệ sĩ, sau đó là những hệ lụy khác. Nói như vậy để có thể hiểu rằng: người xem, công chúng yêu nghệ thuật đôi khi khó nắm bắt cũng là dễ hiểu. Những nỗ lực đưa video art đến gần với công chúng, sẽ vẫn phải được tiếp diễn bởi những nghệ sĩ Việt Nam. Chạm tới Biển cũng vậy, cũng nằm trong những nỗ lực “chạm” tới công chúng.
- . Rệu rã với những tinh thần rất phim Một số bộ phận công chúng Việt Nam đi xem triển lãm video art với tinh thần rất “phim”. Họ chờ đợi như đi xem một bộ phim hành động, tâm lý tình cảm… với một câu chuyện nào đấy, những pha hành động gây cấn, một nụ hôn rất tình, một kết cục của cái thiện thắng cái ác, hay một triết lý nhân văn rất “phim” nào đấy… Và, họ thất vọng. Họ thất vọng cũng rất “phim”, đó là một câu chuyện của sự hối hận khi thu được những hình ảnh, âm thanh… nằm ngoài tầm hiểu biết. Rệu rã đến mờ cả mắt: “Thà tôi đi ăn bột chiên còn hơn!”… Có thể kết cục của câu chuyện đi ăn bột chiên là đỡ thèm và no bụng nhưng rồi-thì-là-mà…!? Điều này xảy ra thật đáng tiếc!
- . Có những câu chuyện bi hài như thế! Tại sao vậy!? Để công chúng tiếp cận gần hơn với nhiều loại hình nghệ thuật đương đại nói chung và video art nói riêng là một điều trăn trở của những nghệ sĩ tâm huyết. Nghệ sĩ với tác phẩm của mình, truyền những thông điệp cá nhân, ý tưởng của họ… và đến đây, đứa con tinh thần của mình sẽ được đón nhận với vô vàn những tầng kiến thức khác nhau từ công chúng. Người quan trọng cuối cùng vẫn là công chúng. Công chúng có sáng mắt hay mờ mắt thì vẫn cứ là người quan trọng… Oai nhỉ! Video art có phải là phim truyền hình? Video art có phải là phim truyền hình hay không? Rõ ràng đây là một câu hỏi khó… mặc dầu nó dùng công cụ, những chuyển động của hình
- ảnh (moving image), ngôn ngữ điện ảnh. Ví dụ: Nghệ sĩ vẫn có thể chuyển tải một bộ phim truyền hình cụ thể, và xem nó là một tác phẩm video art, đến lúc này thì bộ phim đó sẽ trở thành một khái niệm khác, nó đã qua kênh nghệ sĩ bởi những ý niệm sáng tạo (conceptual art)… Bởi vậy đón nhận một tác phẩm video art với tinh thần phim ảnh thông thường theo tôi là rất lệch lạc, và phi tính lịch sử. Vì sao? Vì câu chuyện này nó đã đối mặt từ những năm 1960 – 1970 của thế kỷ trước. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như dòng chảy của nghệ thuật đương đại, video art ngày nay ngoài đơn-thể-loại thuần túy, thì video art kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác cũng phong phú như: Sắp đặt (installation), Kiến trúc (architecture), Trình diễn (performance), Điêu khắc (sculpture)… Và từ đó cũng sinh ra những thuật ngữ chuyên dùng để phân kênh trong thể loại như: Video installation, Video performance… Với những khả năng công nghệ phong phú hiện nay, và sự phát triển của nghệ thuật đương đại, sự kết hợp đa phương tiện là tùy theo ý đồ tác giả. Video art có thể là phim, có thể là game, có thể là tất tần tật… Vậy thì môi trường công chiếu của video art cũng phong phú: gallery, bảo tàng, ngoài trời, đường phố, trên cây, dưới nước… trong trường hợp này, nếu chờ đón để xem tác phẩm video art như trong rạp chiếu phim sẽ rất đau khổ… Nói như vậy, không có nghĩa là khi công chúng yêu nghệ thuật trước khi xem một tác phẩm video art thì phải biết: Lịch sử ra đời của video
- art, ai là Nam June Paik, ai là Bill Viola… mà chúng ta hãy vượt qua những rào cản tâm lý, sự liên tưởng hay so sánh với phim ảnh truyền hình để thưởng thức một tác phẩm video art theo đúng nghĩa lý do mà tác phẩm ra đời. Lúc này những ý tưởng và thông điệp của tác giả sẽ đến với công chúng một cách rõ ràng hơn, không nhập nhằng linh tinh nữa. Và một câu hỏi đặt ra là: công chúng không được đi xem video art như đi xem phim truyền hình, phim tài liệu,…? Không, công chúng vẫn có thể xem theo cách của mình, vì dù gì công chúng vẫn là quan trọng… Oai nhỉ! . Định nghĩa một tác phẩm video art như thế nào?
- Theo tôi, với sự phát triển nghệ thuật đương đại như hiện nay, việc định nghĩa khái niệm video art một cách cụ thể sẽ rất khó! Bởi nó luôn để “mở” cho những phát triển tiếp theo… Nếu nghệ sĩ áp đặt đứa con sáng tạo theo một quy chuẩn lý thuyết nào đó thì tác phẩm sẽ khó mà mới được. Chúng ta có thể hiểu rằng video art là những tác phẩm nghệ thuật sử dụng video. Nói tóm lại, tất tần tật những gì đang diễn ra trong cuộc sống được ghi hình, nghệ sĩ vẫn có thể gọi là video art theo cách của mình. Nghệ sĩ có thể làm video art theo cách của phim truyện, phim tài liệu, ghi lại trình diễn tấu hài hay nấu ăn và bơi thuyền… Và, chúng ta chỉ có thể bàn về những ý tưởng, thông điệp của tác giả… Ở góc độ này thì công chúng tiếp cận với một tác phẩm video art sẽ không còn những rào cản nữa. Công chúng sẽ xem theo cách của mình, sẽ có những mong đợi, những phán xét của mình, và không có những áp đặt nào cho người xem cả. Tuy nhiên bàn về thông điệp của một tác phẩm video art không đồng nghĩa với việc bàn về một bộ phim truyền hình đang rất HOT… Ai cũng có thể ngạc nhiên: Ồ, thế mà là nghệ thuật à!? Ồ, thế mà là nghệ thuật à? Câu hỏi này đặt vấn đề cho tác phẩm sẽ là một tín hiệu vui mừng cho nghệ sĩ. Và, nó đồng nghĩa với cái mới, khi tác phẩm vượt qua những rào cản lý thuyết thông thường. Những “thứ” lý thuyết áp đặt và được xem như là quy chuẩn, sẽ tạo nên những nghệ sĩ bình thường mà thôi…
- . Chạm tới biển người Với mục đích bài viết này, tôi không hy vọng sẽ giúp ích gì nhiều cho công chúng, vì tác phẩm là cấu nối quan trọng nhất. Tuy nhiên có những vấn đề tưởng cũ nhưng rất mới, có những vấn đề tưởng đã giải quyết xong rồi, nhưng sao vẫn thấy “nhiểu sự lẩm cẩm”! Theo tôi video art Chạm tới Biển của Le Brothers rõ ràng là chạm tới biển thật rồi, trước hết là biển người công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam và có những phản hồi quan tâm đáng thú vị. Chạm tới Biển có thể sẽ là chiếc chìa khóa gỡ rối cho những cách tiếp cận nhập nhằng… Hy vọng thế!
- Những hình ảnh “động”, sóng biển vẫn cứ gầm gừ, con thuyền như ngựa bất kham, Thanh và Hải vẫn cứ chèo, tiếng đàn violon của Tăng Thành Nam vẫn cứ kéo: réo rắt, du dương chầm chậm… Cho dù thế nào, nghệ sĩ đứng trước những phản hồi khen chê, hay sự vinh danh… họ luôn đón nhận bằng sự nhiệt huyết, và những đứa con tinh thần của họ, những tác phẩm Video art tiếp theo vẫn cứ công chiếu… Tôi tin rằng những đôi mắt “lờ đờ” rồi sẽ không “mờ” nữa: Biển cả mênh mông, sông dài cát trắng, chỉ cần mở mắt sẽ thấy rõ mà. .
- .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những mặt nạ làm trắng da đơn giản
4 p | 187 | 21
-
7 tuyệt chiêu dưỡng da chỉ với 5 phút mỗi ngày
6 p | 181 | 18
-
Những ngộ nhận về giảm béo
6 p | 209 | 12
-
Làm đẹp cho làn da xám xịt
3 p | 103 | 9
-
Thói quen trang điểm ảnh hưởng xấu tới sắc đẹp
6 p | 85 | 7
-
Mụn biến mất sau một… đêm
5 p | 51 | 5
-
Biện pháp thiên nhiên giúp mái tóc nhanh dài và óng ả
8 p | 93 | 5
-
'Tút tát' lại nhan sắc với 13 bước đơn giản
8 p | 56 | 5
-
Làm sáng vùng da dưới cánh tay diện bikini đón hè
7 p | 84 | 5
-
Chăm sóc da trong kỳ bầu bí
5 p | 46 | 5
-
7 tuyệt chiêu giúp dưỡng da chỉ với 5 phút mỗi ngày
8 p | 87 | 5
-
Làn da có thể "tái sinh"?
3 p | 48 | 4
-
Gợi cảm với vùng da dưới cánh tay không tì vết
7 p | 65 | 4
-
3 kiểu tóc nhanh-gọn-đẹp cho quý cô công sở
13 p | 91 | 4
-
Chăm sóc da khi bầu bì
5 p | 76 | 4
-
Chặng đường mới của nhan sắc
5 p | 55 | 4
-
Chăm sóc da ban đêm như thế nào?
3 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn