Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
NHẬN DẠNG HỆ SỐ KHÍ ĐỘNG KÊNH ĐỘ CAO MÁY BAY DỰA<br />
TRÊN MÔ HÌNH TUYẾN TÍNH<br />
Nguyễn Đức Thành1*, Trương Đăng Khoa2*, Hoàng Minh Đắc1<br />
Tóm tắt: Một nhiệm vụ thiết kế chế tạo các thiết bị bay được chia làm nhiều giai<br />
đoạn, trong đó một giai đoạn không thể bỏ qua là giai đoạn thiết kế sơ bộ, bao gồm<br />
việc thiết kế sơ đồ khí động và động lực bay làm cơ sở ban đầu cho việc thiết kế chi<br />
tiết phần cấu trúc khí động và thiết kế các hệ thống riêng rẽ [1], [2], [6]. Trong tính<br />
toán thiết kế sơ bộ bề mặt khí động, yêu cầu phải tính được các hệ số khí động trong<br />
các giai đoạn và các chế độ bay khác nhau của các thiết bị bay. Nhằm hoàn thiện<br />
mô hình thiết bị bay trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, việc sử dụng các mô hình nhận<br />
dạng các hệ số khí động thiết bị bay theo các dữ liệu thực tế là rất cần thiết nhằm<br />
đánh giá, kiểm chứng các tính toán lý thuyết trong giai đoạn thiết kế trước khi thực<br />
hiện các giai đoạn thiết kế tiếp theo.<br />
Từ khóa: Thiết bị bay; Nhận dạng; Hệ thống phi tuyến; Mô hình.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Khi thiết kế một loại (lớp) thiết bị bay (TBB), bao giờ cũng phải đặt ra một bộ<br />
chỉ tiêu chiến kỹ thuật (dải cự ly, dải độ cao bay, tốc độ bay hành trình, …), từ đó<br />
tính toán các tham số hình học, phân tích và lựa chọn sơ đồ khí động, tính toán<br />
thiết kế thiết bị động lực, thiết bị điều khiển và ổn định... tương ứng. Khi thiết kế<br />
sơ bộ, với các chỉ tiêu đặt ra, một trong các tham số quan trọng cần phải được xác<br />
định là các hệ số khí động (hệ số lực và mômen) theo tất cả các bậc chuyển động<br />
tự do của TBB. Việc xác định chính xác các hệ số khí động này là hết sức phức tạp<br />
do sự phụ thuộc mang tính phi tuyến vào một loạt các yếu tố: tham số hình học, sơ<br />
đồ khí động, các tham số về điều kiện bay, tính chất cơ động...Các kết quả tính<br />
toán lý thuyết các hệ số này chỉ có thể là gần đúng và sẽ được chính xác hóa qua<br />
các thử nghiệm ống thổi khí động hoặc trên các TBB thử nghiệm. Tuy nhiên, với<br />
tính toán thiết kế sơ bộ, khi xác định các tham số này có thể chấp nhận một số giả<br />
định hợp lý sau: sự phụ thuộc các hệ số khí động tuyến tính theo tác động điều<br />
khiển và biến đầu ra TBB, mô hình chuyển động của TBB được chuyển sang mô<br />
hình hai mặt phẳng điều khiển độc lập và một mặt phẳng ổn định [1], [2], [6].<br />
Với mô hình tuyến tính xét riêng trong mặt phẳng điều khiển kênh độ cao thì<br />
trong chuyển động tịnh tiến, hệ số khí động bao gồm hệ số lực nâng theo góc tấn<br />
công, hệ số lực nâng theo góc quay cánh lái độ cao, hệ số lực nâng khi hai góc này<br />
bằng không; trong chuyển động quay, hệ số khí động bao gồm hệ số mômen ổn<br />
định, cản và điều khiển, ngoài ra còn có các hệ số lực cản của chuyển động theo<br />
hướng dọc trục TBB [2], [6]. Bài báo này thực hiện việc nhận dạng một số các hệ<br />
số khí động này dựa trên mô hình tuyến tính sự phụ thuộc vào các tín hiệu điều<br />
khiển, tham số động học đầu ra TBB và các tham số đo được về điều kiện bay<br />
cũng như tham số tính năng kỹ thuật của một loại TBB cụ thể.<br />
2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG<br />
Chuyển động của máy bay theo kênh độ cao được thể hiện qua hình 1.<br />
Trong hình 1: α, β- là góc tấn công và góc trượt; V- tốc độ máy bay; X, Y, Z-<br />
tương ứng các thành phần lực khí động trong hệ tọa độ liên kết; Mx, My, Mz- tương<br />
<br />
<br />
188 N. Đ. Thành, T. Đ. Khoa, H. M. Đắc, “Nhận dạng hệ số khí động ... mô hình tuyến tính.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ứng các thành phần mô men khí động<br />
hệ tọa độ liên kết; Vx, Vy, Vz- tương<br />
ứng các thành phần tốc độ máy bay<br />
trong hệ tọa độ liên kết; góc ωx,ωy, ωz-<br />
các thành phần véc tơ tốc độ trong hệ<br />
tọa độ liên kết tương ứng.<br />
2.1. Mô hình động học máy bay<br />
Chuyển động của máy bay được mô<br />
tả bởi hệ phương trình sáu bậc tự do<br />
của vật rắn [1], [2], [6]. Xem xét mô<br />
hình động học chuyển động của máy Hình 1. Hệ tọa độ liên kết của máy bay<br />
bay thông qua hệ phương trình vi phân và các ký hiệu.<br />
phi tuyến: (tài liệu [9])<br />
<br />
1 a x ay <br />
<br />
ω x sinβ cosα ,<br />
dα<br />
<br />
ωz ω y sinβ sinα <br />
dt cosβ V V <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a <br />
sinβ ω x sinα ,<br />
dβ a a<br />
z cosβ x sinβ ω y cosα <br />
y<br />
<br />
<br />
dt V V <br />
V <br />
<br />
<br />
<br />
dV<br />
<br />
a x cosαcosβ a y sinαcosβ a z sinβ,<br />
dt<br />
<br />
<br />
Jy Jz<br />
<br />
<br />
dω x<br />
ω yωz q<br />
Sl<br />
mx,<br />
<br />
dt J J<br />
<br />
<br />
x x<br />
<br />
dω y J Jx Sl<br />
<br />
z ωxωz q my,<br />
dt J J<br />
<br />
<br />
y y<br />
<br />
dω z Jx Jy Sb A<br />
<br />
ωxωy q mz,<br />
<br />
dt Jz Jz (1)<br />
<br />
<br />
<br />
d<br />
ω y sinγ ω z cosγ,<br />
<br />
dt<br />
<br />
<br />
dγ<br />
<br />
ω x tg ω y cosγ ω z sinγ ,<br />
<br />
dt<br />
<br />
dψ 1<br />
<br />
<br />
dt<br />
<br />
cos <br />
ω y cosγ ω z sinγ ,<br />
<br />
<br />
<br />
dH<br />
<br />
V cosαcosβsin sinαcosβcos cosγ sinβcos sinγ .<br />
dt<br />
<br />
<br />
Gia tốc máy bay trong các trục của hệ tọa độ liên kết:<br />
qSc x c p <br />
<br />
a x gsin<br />
m<br />
qSc y<br />
a y gcoscosγ (2)<br />
m<br />
<br />
a qSc z gcossinγ<br />
y m<br />
<br />
<br />
Trong các hệ phương trình (1) và (2): , γ, ψ- tương ứng góc gật, góc liệng và<br />
góc hướng; cx,cy,cz- tương ứng hệ số lực cản chính diện, hệ số lực nâng, hệ số lực<br />
bên; mx, my, mz - tương ứng là hệ số mômen xoắn, hệ số mômen hướng, hệ số<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 189<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
mômen chúc ngóc; Jx, Jy, Jz- là mômen quán tính lên các trục liên kết tương ứng;<br />
ax, ay, az - hình chiếu véc tơ gia tốc lên các trục liên kết tương ứng.<br />
Việc xem xét các phương pháp cơ bản để nghiên cứu các hệ phương trình phi<br />
tuyến (1) đều gắn liền với việc đơn giản hóa [1],[2],[6]. Với giả định kênh điều<br />
khiển điều khiển độ cao và kênh điều khiển hướng là độc lập nhau. Khi các chuyển<br />
động bên tương đối nhỏ so với các chuyển động dọc (các góc β, γ, ψ rất nhỏ). Một<br />
trong các phép đơn giản hóa là tuyến tính hóa từng đoạn phương trình đối với hệ<br />
số khí động (góc tấn công α) và đối với hệ số mô men (tốc độ góc gật ωz). Khi này,<br />
từ hệ phương trình (1) sẽ nhận được hệ hai phương trình xác định góc tấn công α<br />
và tốc độ góc gật ωz: (tài liệu [9]).<br />
<br />
Δα t =Δωz t -cαy qS Δα t -cδy qS Δδe t <br />
e<br />
<br />
mV mV<br />
(3)<br />
qSb qSb mω qSb A b A<br />
z<br />
<br />
Δω z t =mz Δα t +mδz Δδe t + z . Δωz t <br />
α A e A<br />
<br />
Jz Jz Jz V<br />
<br />
Trong đó: S- diện tích đặc trưng; l- sải cánh; bA - cung động trung bình; δa, δe, δr-<br />
lần lượt góc lệch cánh lái liệng, cánh lái độ cao và cánh lái hướng.<br />
qS qS qSbA qSb A m ω qSb A b A z<br />
<br />
Yyα =cαy ; Yyδ =cδy<br />
e e<br />
; Mαz =mαz ; M δz =mδz e<br />
; M ωz = z<br />
e z<br />
.<br />
mV mV Jz Jz Jz V<br />
Khi đó phương trình (3) được viết lại:<br />
<br />
Δα t =Δω z t -Yy Δα t -Yy Δδ e t <br />
α δ e<br />
<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Δω z t =M z Δα t +M z Δδ e t +M z Δω z t <br />
α δ e ω z<br />
<br />
2.2. Nhận dạng tham số theo mô hình khí động tuyến tính hóa<br />
Mô hình khí động thiết lập mối quan hệ giữa các hệ số khí động trong phương<br />
trình (3) với các tham số trạng thái và điều khiển. Một số phương pháp mô hình<br />
hóa đã được đề cập trong [5], [6]. Mô hình đa thức là một mô hình khí động học<br />
tuyến tính và có thể được áp dụng cho cả mô hình tuyến tính và phi tuyến. Do<br />
chuyển động của máy bay được giả định là nằm trong mặt phẳng thẳng đứng, nên<br />
ảnh hưởng của các tham số theo chiều dọc được xem xét trong mô hình khí động<br />
học. Mô hình khí động học tuyến tính sau đây được sử dụng: (tài liệu [9])<br />
<br />
c y c y0 + cαy α cδy δe ,<br />
<br />
e<br />
<br />
<br />
<br />
b (5)<br />
<br />
mz mz0 + mαz α mδz δe mωz A ωz ,<br />
e z<br />
<br />
<br />
<br />
V<br />
Trong đó: mz0 và cy0 là giá trị mômen chúc ngóc và hệ số cản khi α = δe = 0, cαy ,<br />
cδy , m αz , mδz ,mωz , - các đạo hàm riêng của các hệ số lực và mômen khí động theo các<br />
e e z<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ký hiệu bằng các chỉ số trên.<br />
Theo hệ phương trình (5), nếu như xác định được các tham số: hệ số lực nâng<br />
cy; hệ số mômen chúc ngóc mz đối với toàn bộ máy bay; góc tấn công α, góc quay<br />
cánh lái độ cao δe thì sử dụng thuật toán nhận dạng có thể xác định được các hệ số<br />
khí động thành phần. Các tham số cần được nhận dạng ở đây là:<br />
<br />
<br />
<br />
190 N. Đ. Thành, T. Đ. Khoa, H. M. Đắc, “Nhận dạng hệ số khí động ... mô hình tuyến tính.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
(cαy ,cδy , mαz , mδz ,mωz )<br />
e e z<br />
(6)<br />
2.3. Nhận dạng tham số hệ động học theo phương pháp hồi quy tuyến tính<br />
Theo phương pháp hồi quy tuyến tính, vec tơ tham số θ cần nhận dạng thể hiện<br />
quan hệ giữa véc tơ tham số đầu ra y và ma trận hồi quy X như sau:<br />
y = Xθ (7)<br />
Và z = Xθ + ν (8)<br />
T T<br />
Trong đó: z=[z(1) z(2)… z(N)] = Nx1 véc tơ, θ=[θ0 θ1 θ2… θn] = npx1 véc tơ các<br />
tham số chưa biết (np=n+1); X=[1 ξ1… ξn]T= Nxnp ma trận các véc tơ của 1 và các<br />
hồi quy, ν=[ ν(1) ν(2)… ν(N)]T= Nx1véc tơ các sai số đo<br />
Áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhận dạng là trung bình bình phương<br />
nhỏ nhất để ước tính, tiêu chuẩn có dạng:<br />
1 T<br />
J( ) = z - Xθ z - Xθ (9)<br />
2<br />
Ước tính tham số tối thiểu hóa hàm chi phí J(θ), tức là tính θ để thỏa mãn:<br />
J<br />
X T z + X T X ˆ (10)<br />
θ<br />
Giải các phương trình này cho véc tơ tham số chưa biết θ, đưa ra công thức cho<br />
ước lượng bình phương nhỏ nhất:<br />
ˆ (X T X 1 X T z (11)<br />
<br />
3. ỨNG DỤNG NHẬN DẠNG<br />
3.1. Xây dựng mô hình nhận dạng<br />
Khi áp dụng hồi quy tuyến tính ước tính tham số máy bay, các hồi quy ξj, j= 1, 2<br />
, . . . , n, trong (5) được tính toán từ các phép đo trực tiếp trạng thái máy bay và các<br />
biến điều khiển. Các biến hồi quy là các hàm tuyến tính của các biến độc lập.<br />
Đối với ước tính tham số khí động, các hệ số lực và mômen khí động được sử<br />
dụng làm biến phụ thuộc trong hồi quy tuyến tính. Một bài toán hồi quy tuyến tính<br />
riêng được giải quyết cho từng hệ số lực hoặc mômen, tương ứng với việc giảm<br />
thiểu sai số phương trình trong từng phương trình chuyển động riêng lẻ trong sáu<br />
bậc tự do của máy bay. Như đã giải thích, các hệ số lực và mômen khí động không<br />
thể được đo trực tiếp trong chuyến bay, tính từ các phép đo theo các phương trình:<br />
ma y<br />
c y <br />
qS<br />
(12)<br />
m 1<br />
I <br />
z qSbA z z<br />
Các phương trình (12) cho thấy các đại lượng cần thiết để tính toán hệ số<br />
lực và mô men là gia tốc thẳng và góc, vận tốc góc, lực đẩy, đặc tính khối lượng,<br />
quán tính, áp suất động và hình học tham chiếu.<br />
3.2. Dữ liệu phục vụ nhận dạng<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 191<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Trong bài báo này, để thực hiện nhận dạng tham số khí động sử dụng bộ số liệu<br />
từ chuyến bay thực tế của máy bay Su-30MK2.<br />
Các dữ liệu phục vụ nhận dạng thu được từ chuyến bay bao gồm:<br />
- Góc tấn công α [0];<br />
- góc góc lệch cánh lái độ cao δe (bên phải, bên trái) [0];<br />
- Gia tốc theo trục đứng ay;<br />
- Góc chúc ngóc [0];<br />
- Tốc độ bay V [m/s]<br />
- Dải thay đổi độ cao bay: 0-5000[m]<br />
Bộ tham số hình học và khối lượng, động cơ máy bay Su-30MK2: (tài liệu [4])<br />
- Lực đẩy động cơ: T= 7.600 kgf mỗi động cơ;<br />
- Khối lượng ban đầu: m0= 24900 (kg);<br />
- Mômen quán tính: Ix= 12350 (kg.m2); Iy= 62010 (kg.m2); Iz= 27600 (kg.m2);<br />
- Diện tích cánh nâng: S= 62 (m2);<br />
- Sải cánh: l= 14,7 (m);<br />
- Chiều dài Máy bay: LΦ= 21,935 (m);<br />
- Cung khí động: bA= 4,645 (m)<br />
<br />
3.3. Kết quả nhận dạng<br />
Toàn bộ quá trình tính toán nhận dạng được viết theo phần mềm MATLAB.<br />
Các dữ liệu thu được trong bài bay thông qua các thiết bị đo trên máy bay được lấy<br />
mẫu với giãn cách 1 giây và được xử lý lọc theo thuật toán trung bình trượt [8].<br />
Dữ liệu thực tế gồm 2 bộ:<br />
- Bộ dữ liệu thứ nhất phục vụ cho việc nhận dạng các hệ số khí động theo (5);<br />
- Bộ dữ liệu thứ hai phục vụ cho việc kiểm chứng chất lượng nhận dạng.<br />
Với bộ dữ liệu thứ nhất, các kết quả nhận dạng các hệ số lực và mômen khí<br />
động được cho trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Kết quả nhận dạng các hệ số khí động sử dụng bộ dữ liệu thứ nhất.<br />
cy0 cαy cδy<br />
e m z0 m αz m δz e<br />
m z z<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0,8713 0,7352 0,1216 0,1212 0,6950 0,1719 0,3119<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hệ số lực nâng theo nhận dạng và thực tế.<br />
<br />
<br />
192 N. Đ. Thành, T. Đ. Khoa, H. M. Đắc, “Nhận dạng hệ số khí động ... mô hình tuyến tính.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Các kết quả nhận dạng trong bảng 1 được đưa trở lại vào mô hình tuyến tính để<br />
tính các tham số đầu ra mô hình theo bộ dữ liệu chuyến bay thứ hai. Các kết quả<br />
này được so sánh với kết quả thực tế đối với hệ số lực nâng khí động và hệ số<br />
mômen chúc ngóc được thể hiện theo hình 2 và hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hệ số mômen chúc ngóc theo nhận dạng và thực tế.<br />
Từ các kết quả nhận được thể hiện trên hình 2 và hình 3 có nhận xét sau:<br />
- Hệ số lực nâng và hệ số mômen chúc ngóc xác định theo kết quả nhận dạng các<br />
hệ số khí động (5) và kết quả thực tế xác định qua (12) có kết quả khá giống<br />
nhau. Các đường đứt nét đánh dấu khoảng tin cậy trung bình của xác nhận mô<br />
hình cho hệ số lực nâng 95% và cho hệ số momen chúc ngóc là 93%.<br />
- Mặc dù chất lượng nhận dạng đưa ra sự gần đúng khá tốt của hệ số mômen chúc<br />
ngóc, nhận thấy rằng, hệ số này thay đổi quá nhanh, có thể không phù hợp với<br />
thực tế chuyển động của máy bay. Điều này là do không thể đo được gia tốc góc<br />
chúc ngóc (phương trình thứ hai trong (12)) mà phải thực hiện đạo hàm 2 lần từ<br />
góc chúc ngóc nhận được theo dữ liệu chuyến bay.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã phân tích và áp dụng phương pháp nhận dạng hồi quy tuyến tính để<br />
đánh giá các hệ số lực và mômen khí động cho một kênh điều khiển của máy bay<br />
trên cơ sở mô hình tuyến tính, sự phụ thuộc các hệ số khí động vào các tham số<br />
điều khiển và đầu ra máy bay, các dữ liệu thực tế chuyến bay. Các kết quả chỉ là<br />
gần đúng do sự tuyến tính hóa của mô hình, tuy nhiên vẫn có ý nghĩa trong giai<br />
đoạn thiết kế sơ bộ một lớp thiết bị bay. Để chính xác hơn nữa các kết quả này cần<br />
phải sử dụng mô hình phi tuyến đối với hệ số khí động và áp dụng công cụ nhận<br />
dạng hệ phi tuyến phức tạp hơn và kiểm chứng chất lượng nhận dạng thông qua<br />
các dữ liệu nhận được từ ống thổi khí động hoặc các bài bay thử nghiệm phức tạp.<br />
Việc chính xác hóa kết quả nhận dạng cũng được tăng thêm khi biết được dạng<br />
phân bố sai số của các công cụ đo được bố trí trên các máy bay thử nghiệm. Các<br />
vấn đề này là các hướng nghiên cứu tiếp theo của bài báo này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đàm Hữu Nghị, Nguyễn Văn Quảng, Động học các hệ thống điều khiển tên<br />
lửa, tập 1. Học viện Kỹ thuật quân sự, Hà Nội, 2001.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 193<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
[2]. Vũ Hỏa Tiễn, Động học các hệ thống điều khiển thiết bị bay, Học viện kỹ<br />
thuật quân sự, Hà Nội, 2013.<br />
[3]. Trương Đăng Khoa, Nguyễn Đức Thành, Nhận dạng hệ số lực nâng theo<br />
góc tấn công của thiết bị bay bằng mạng nơron hồi quy phi tuyến. Tạp chí<br />
Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự số 46, trang 19-26.<br />
[4]. Quyển 1: những đặc tính chủ yếu - quyển 1 trong bộ tài liệu máy bay Su-<br />
30MK2, e293.<br />
[5]. Oliver Nelles, Nonlinear System Identification. Kronberg, June 2000.<br />
[6]. Klein, E.A.Morelli, “Aircraft system identification theory and practice”,<br />
AIAA Education Series, Reston, pp. 181-349, 2006.<br />
[7]. Lennart Ljung, GUI_Identification_2013, www. mathworks.com.<br />
[8]. А.Н. ДИЛИГЕНСКАЯ, Идентификация объектов управления,<br />
Самарский государственный технический университет- 2009.<br />
[9]. Корсун О. Н., Веселов Ю. Г, Гулевич С. П. Прогнозирование<br />
параметров движения самолета на основе идентификации<br />
упрощенной линейной модели, наука и образование.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MISSILE’S ATTITUDE CHANNEL PARAMETER PREDICTOR IS BASED<br />
ON THE IDENTIFICATION OF THE SIMPLIFIED LINEAR MODEL<br />
The design and production of flying vehicle is divided into several phases. There<br />
is an indispensable stage that is the preliminary design, including the design of<br />
aerodynamics and flight dynamics as the initial basis for the detailed design of the<br />
aerodynamic structures and design of its separate systems [1,2,6]. In calculating the<br />
preliminary design of the aerodynamic surface, it is necessary to calculate the<br />
aerodynamic coefficients in the phases and different flight modes of the flying<br />
vehicle. However, this calculation is complicated by the fact that input variables<br />
change, many output variables with nonlinear. In order to complete the model of<br />
flying vehicle in the preliminary design phase, the use of models to identify the<br />
aerodynamic coefficient of flying vehicle according to the actual data is essential to<br />
assess and verify the properties theoretical math in the design phase before<br />
implementing the next design phase.<br />
Keywords: Aerodynamic identification; Linear model; Flying vehicle.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 30 tháng 12 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 07 tháng 3 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2019<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa - Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Khoa Kỹ thuật điều khiển - Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
*Email: nducthanh74@gmail.com;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
194 N. Đ. Thành, T. Đ. Khoa, H. M. Đắc, “Nhận dạng hệ số khí động ... mô hình tuyến tính.”<br />