YOMEDIA
ADSENSE
Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học
13
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học tập trung đề cập đến các tiêu chí nhận diện lao động trẻ em theo quy định cụ thể của pháp luật Quốc tế, Việt Nam và các hoạt động Công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học qua đó giúp trẻ được tiếp tục đến trường, giảm thiểu nguy cơ bị loại trừ khỏi trường học và tham gia sớm vào thị trường lao động.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2023-0015 Social Sciences, 2023, Volume 68, Issue 1, pp. 141-152 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHẬN DIỆN LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM THÔNG QUA TRƯỜNG HỌC Hoàng Thị Hải Yến Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lao động trẻ em là vấn đề xã hội xuất hiện ở mọi châu lục, mọi quốc gia. Các cơ sở dữ liệu thực tế đang cho thấy thế giới nói chung và nhiều khu vực, quốc gia nói riêng vẫn đang phải đối mặt với tỉ lệ lao động trẻ em đáng báo động, đặc biệt là sau ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới. Thực trạng lao động trẻ em gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc phát triển của trẻ em, gia đình và xã hội ở tất cả các quốc gia khác nhau trên thế giới. Đặc biệt đối với trẻ em, lao động trẻ em gây nguy hiểm về thể chất, tinh thần, đạo đức; trẻ bị tước đi cơ hội đến trường; trẻ phải kết hợp đi học và đi làm với những công việc nặng nề, nguy hiểm trong thời gian dài. Trước tình hình đó, việc xác định và nhận diện các dấu hiệu chỉ báo lao động trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, đặc biệt là trong những hoạt động phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học dưới góc độ của Công tác xã hội. Nội dung bài viết này sẽ tập trung đề cập đến các tiêu chí nhận diện lao động trẻ em theo quy định cụ thể của pháp luật Quốc tế, Việt Nam và các hoạt động Công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học qua đó giúp trẻ được tiếp tục đến trường, giảm thiểu nguy cơ bị loại trừ khỏi trường học và tham gia sớm vào thị trường lao động. Từ khóa: trẻ em, lao động trẻ em, phòng ngừa lao động trẻ em, công tác xã hội. 1. Mở đầu Lao động trẻ em (LĐTE) là một vấn đề xã hội có tính toàn cầu, xuất hiện ở mọi châu lục, mọi quốc gia. Các cơ sở dữ liệu thực tế đang cho thấy Thế giới nói chung đang phải đối mặt với tỉ lệ LĐTE đáng báo động. Theo Tổ chức lao động quốc tế, ở thời điểm 6/2016, vào năm 2016 trong số trẻ em từ 5 đến 17 tuổi trên toàn thế giới có 152 triệu LĐTE, trong đó 73 triệu làm các công việc nguy hại [2]. Tỉ lệ LĐTE theo thống kê có xu hướng gia tăng sau ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới. Tính đến tháng 6/2021, các ước tính toàn cầu mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc chỉ ra rằng 160 triệu trẻ em (63 triệu trẻ em gái và 97 triệu trẻ em trai) tham gia LĐTE trên toàn cầu vào đầu năm 2020, chiếm gần 1/10 tổng số trẻ em trên toàn thế giới; trong đó khoảng 79 triệu trẻ em (gần một nửa số trẻ emLĐTE) đang làm công việc độc hại trực tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe, sự an toàn và sự phát triển đạo đức của trẻ [3]. Ở Việt Nam, báo cáo điều tra Quốc gia về LĐTE nhấn mạnh: năm 2018, Việt nam có 1.031.944 trẻ em từ 5-17 tuổi là LĐTE, chiếm 58,8% trẻ em hoạt động kinh tế; chiếm 5,4% tổng dân số trẻ em từ 5 đến17 tuổi (19.254.271 trẻ), 51,2% thuộc nhóm 15-17 tuổi; 18% ở nhóm 13- 14 tuổi và 30,8% ở nhóm từ 5-12 tuổi; 41% số LĐTE là trẻ em gái, 59% LĐTE là trẻ em trai. Ngày nhận bài: 21/1/2023. Ngày sửa bài: 22/1/2023. Ngày nhận đăng: 10/2/2023. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Hải Yến. Địa chỉ e-mail: yenhth@hnue.edu.vn 141
- Hoàng Thị Hải Yến Trong số LĐTE, ước tính có trên 43% LĐTE là lao động hộ gia đình; 31,7% là lao động được trả công; có gần 50% LĐTE hiện vẫn còn tiếp tục đi học; 48,6% LĐTE hiện đã thôi học và 1,4% LĐTE chưa bao giờ đi học [1]. Đến giai đoạn năm 2020 – 2021, báo cáo điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam được Tổng cục Thống kê thực hiện đã chỉ ra: tỉ lệ trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh tế hoặc công việc gia đình vượt quá ngưỡng thời gian tương ứng với tuổi hoặc làm việc trong điều kiện nguy hiểm ở nhóm tuổi từ 5-11 tuổi, 12-14 tuổi và 15-17 tuổi lần lượt là 7,6%; 11,0% và 13,0%. Điều lưu ý mà báo cáo cũng nhấn mạnh: có 7,4% trẻ em vừa đi học vừa là LĐTE, trong đó có 6,3% trẻ em từ 5-11 tuổi và 3,2% trẻ em từ 12 – 14 tuổi vừa đi học vừa tham gia các hoạt động kinh tế vượt ngưỡng thời gian; có 1,4% trẻ em từ 5 – 11 tuổi và 3,4 % trẻ em từ 12 – 14 tuổi vừa đi học và vừa phải làm các công việc nhà ít nhất là 21 giờ một tuần; có 2,3% trẻ em vừa đi học vừa phải làm các công việc nguy hiểm [4]. Tình trạng lao động trẻ em gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đã được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: trẻ em không được đến trường hoặc không được học nghề do lao động sớm sẽ mất đi cơ hội được học tập, có việc làm tốt và thu nhập cao trong tương lai; Trẻ bị thương tật hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng, bị những tổn thương tâm lí và tinh thần trong suốt cuộc đời còn lại; Trẻ dễ bị lôi kéo, sa ngã vào bạo lực, các tệ nạn xã hội và phạm tội; Trẻ có nguy cơ trở thành nạn nhân của mua bán người, xâm hại và bóc lột tình dục, lây nhiễm bệnh tật [5]. Đến nay, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề LĐTE. Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Châu Á và thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1990. Việt Nam cũng là một trong những nước phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao Động Quốc tế số 182 (năm 1999) về Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và công ước số 138 (năm 1973) về Độ tuổi tối thiểu. Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang cam kết thực hiện các biện pháp để giải quyết LĐTE thông qua việc xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách và hỗ trợ thể chế để thực hiện. Đó là những văn bản chỉ đạo có tính chất định hướng quan trọng cho việc xác định các tiêu chí nhận diện LĐTE, trên cơ sở đó triển khai các hoạt động phòng ngừa, can thiệp, giảm thiểu và xóa bỏ lao động trẻ em thông qua trường học nói riêng và ngoài cộng đồng nói chung. Ở Việt Nam, ngành và nghề Công tác xã hội (CTXH) tuy mới ra đời nhưng đã chứng tỏ được tầm quan trọng, ảnh hưởng và đóng góp của mình với xã hội thông qua những phương pháp tác nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp. Với việc triển khai cụ thể các văn bản quan trọng có liên quan đến hoạt động CTXH và CTXH trong trường học, nghề CTXH đã khẳng định ưu thế và hiệu quả với các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, giảm thiểu những vấn đề khó khăn ở trường học, trong đó có vấn đề phòng ngừa LĐTE. Các hoạt động của CTXH trong phòng ngừa LĐTE trong trường học sẽ giữ chân học sinh ở lại trường học, giảm thiểu nguy cơ học sinh bị loại bỏ khỏi trường học và hạn chế tối đa những hệ lụy mà lao động trẻ em gây ra cho bản thân học sinh, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, việc xác định các tiêu chí nhận diện LĐTE và các hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE thông qua trường học sẽ có ý nghĩa quan trọng và cũng chính là nội dung chính được đề cập đến trong nội dung bài viết này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá 25 đầu tài liệu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến vấn đề LĐTE, phòng ngừa LĐTE và CTXH trong phòng ngừa LĐTE. Các nguồn tài liệu chính được sử dụng bao gồm: các báo cáo, bài báo, luận án, các văn bản pháp luật... có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, qua đó giúp tác giả tập trung làm rõ hai 142
- Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa… nội dung chính quan trọng được đề cập trong bài viết: (1) các tiêu chí nhận diện LĐTE và (2) các hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE thông qua trường học. 2.2. Các tiêu chí nhận diện lao động trẻ em Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về LĐTE cho tất cả các quốc gia. Không phải tất cả các việc trẻ em làm đều là LĐTE, LĐTE bao gồm các công việc mà trẻ em còn quá nhỏ để thực hiện và / hoặc công việc mà xét về bản chất hoặc hoàn cảnh, có thể gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của trẻ em [3]. LĐTE là thuật ngữ để chỉ tình trạng một người dưới 18 tuổi phải làm các công việc làm mất đi tuổi thơ của trẻ, tiềm năng và phẩm giá của chúng, và điều đó có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. LĐTE đề cập đến những công việc: (1) nguy hiểm và có hại cho trẻ em về tinh thần, thể chất, xã hội hoặc đạo đức; (2) và/hoặc cản trở việc đi học của các em thông qua việc tước đi cơ hội đến trường; bắt buộc trẻ nghỉ học sớm; hoặc yêu cầu trẻ cố gắng kết hợp việc đi học với công việc nặng nhọc và kéo dài quá mức [6]. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về LĐTE, tuy nhiên trong các văn bản pháp luật hiện hành cũng có nhiều quy định có liên quan đến LĐTE như: định nghĩa về “bóc lột trẻ em”, quy định về “quyền trẻ em được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động” (Điều 4 và Điều 26 Luật trẻ em, 2016) [7]; những quy định về “việc sử dụng lao động chưa thành niên” (Khoản 1, Điều 143, Bộ Luật lao động, 2019) [8]; quy định về “Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phố cập giáo dục trung học cơ sở” và “Trẻ em bị bóc lột” (Điều 10 và Mục 1 Điều 12, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, 2017) [9]. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất khi đề cập đến nhóm trẻ này giữa những văn bản luật song khái niệm này đã được đề cập đến trong một số tài liệu quan trọng của ILO tại Việt Nam như: Trong báo cáo khảo sát lao động trẻ em quốc gia Việt Nam năm 2018 đã chỉ ra LĐTE là trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật và hoạt động lao động cản trở hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em [1]. Hay trong các tài liệu tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE của ILO cũng nhấn mạnh: LĐTE được hiểu là trẻ em và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động, tham gia lao động mà hoạt động lao động đó cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, nhân cách và sự phát triển toàn diện của các em [10]. Như vậy, cũng giống như quan điểm chung của tổ chức ILO quốc tế, các tài liệu ở Việt Nam cũng nhận định khái niệm LĐTE dựa trên những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra cho trẻ em. Trước những hệ lụy nghiêm trọng trên, việc nhận diện sớm LĐTE dựa trên các tiêu chí cụ thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xác định, phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE. Cơ sở đưa ra các tiêu chí nhận diện LĐTE được đề cập trong bài viết này là dựa trên các Công ước ILO số 138 và 182 [11 – 12]và căn cứ vào những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về việc trẻ em hoặc người chưa thành niên tham gia lao động tại Luật lao động 2019 và Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH (12/11/2020) [8, 13]. Nghiên cứu đã tổng hợp thành bốn nhóm tiêu chí cần được xem xét để nhận diện về LĐTE bao gồm: (1) Độ tuổi và thời giờ làm việc tương ứng với độ tuổi của trẻ em (2) Loại hình và tính chất công việc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em (3) Địa điểm và điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (4) Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất Dưới đây là bảng tổng hợp nội dung chi tiết về các quy định cụ thể: Trẻ em hoặc người chưa thành niên được xác định là LĐTE khi tham gia lao động trái với các quy định được mô tả trong bảng dưới đây: 143
- Hoàng Thị Hải Yến Bảng 1. Các tiêu chí nhận diện trường hợp lao động trẻ em Tuổi Thời gian Loại hình công việc Nơi làm việc Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất Trẻ - Không vượt - Người sử dụng lao động - Nơi làm việc a) Mọi hình dưới quá 4 không được tuyển dụng và sử của người chưa thức nô lệ hoặc 13 giờ/ngày và dụng lao động chưa đủ 13 đủ 15 không tương tự nô lệ, tổng cộng tuổi làm việc, trừ công việc thuộc các như buôn bán vượt quá 20 nghệ thuật, thể dục, thể thao trường hợp quy trẻ em, gán nợ, giờ/tuần. nhưng không làm tổn hại đến định tại các lao động khổ - Không sự phát triển thể lực, trí lực, điểm a, b, c, d sai, lao động được làm nhân cách của người chưa đủ khoản 2 Điều cưỡng bức, bao thêm giờ, làm 13 tuổi và phải có sự đồng ý 147 của Bộ luật gồm tuyển mộ việc ban đêm của cơ quan chuyên môn về Lao động và cưỡng bức lao động thuộc Ủy ban nhân khoản 2 Điều 9, hoặc bắt buộc (Khoản 1, dân cấp tỉnh (Khoản 3, điều Thông tư trẻ em để phục Điều 146. 145, Luật lao động; Khoản 6 09/2020/ TT- vụ trong các Luật Lao Điều 3, Thông tư; Điều 5, BLĐTBXH cuộc xung đột động, 2019) Thông tư) (Mục b, Khoản vũ trang; - Khi sử dụng 5, Điều 3, b) Sử dụng, dụ người dưới 15 Thông tư Trẻ - Người sử dụng lao động chỉ dỗ hoặc lôi kéo tuổi làm việc 09/2020/ TT- từ đủ được sử dụng người từ đủ 13 trẻ em tham gia thì NSDLĐ BLĐTBXH) 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các vào hoạt động phải bố trí giờ đến công việc nhẹ theo danh mục - Với người lao mại dâm, sản làm việc dưới do Bộ Lao động - Thương động từ đủ 15 xuất văn hóa không ảnh binh và Xã hội quy định tuổi đến chưa phẩm khiêu 15 hưởng đến (Khoản 2, Điều 145, Bộ luật đủ 18 tuổi, nơi dâm hoặc biểu giờ học tại Lao động năm 2019) làm việc cũng diễn khiêu trường học không thuộc dâm; của trẻ em. - Người từ đủ 13 tuổi đến các trường hợp c) Sử dụng, dụ (Khoản 1,b chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm quy định tại các dỗ hoặc lôi kéo Điều 145 công việc nhẹ theo danh mục điểm a, b, c, d trẻ em tham gia BLLĐ 2019) do Bộ trưởng Bộ Lao động - khoản 2 Điều các hoạt động Thương binh và Xã hội ban 147 của Bộ luật bất hợp pháp, hành Khoản 3, Điều 143, Bộ Lao động và đặc biệt là hoạt luật Lao động năm 2019) khoản 2 Điều 9, động sản xuất, - Theo đó, điều 8 Thông tư Thông tư tàng trữ, vận 2020 đã chỉ rõ danh mục các 09/2020/ TT- chuyển và công việc nhẹ người từ đủ 13 BLĐTBXH buôn bán các tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được - Theo đó, cấm chất ma túy làm (Đính kèm Phụ lục II- người lao động như đã được Thông tư số 09/2020/ TT- chưa đủ 18 làm xác định trong BLĐTBXH như sau: việc ở những các điều ước (1) Biểu diễn nghệ thuật. nơi dưới đây: quốc tế có liên (2) Vận động viên thể thao. a) Dưới nước, quan; (3) Lập trình phần mềm. dưới lòng đất, d) Những công (4) Các nghề truyền thống: trong hang việc mà tính chấm men gốm; cưa vỏ trai; 144
- Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa… làm giấy gió; làm nón lá; động, trong chất hoặc điều chấm nón; dệt chiếu; làm đường hầm; b) kiện tiến hành trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ Công trường có thể có hại cẩm; làm bún gạo; làm miến; xây dựng; cho sức khoẻ, làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt b) Cơ sở giết sự an toàn và tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ mổ gia súc; đạo đức của trẻ tranh sơn mài, se nhang, làm c) Sòng bạc, (Theo Điều 3 vàng mã (trừ các công đoạn quán bar, vũ Công ước 182 có sử dụng hóa chất độc hại trường, phòng của ILO năm như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hát karaoke, 1999) hóa chất dùng để ướp màu, khách sạn, nhà hóa chất tạo mùi, tạo tàn nghỉ, phòng tắm nhang cong...). hơi, phòng xoa (5) Các nghề thủ công mỹ bóp; kinh doanh nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; sổ xố, dịch vụ làm lược sừng; làm tranh dân trò chơi điện tử gian (tranh Đông Hồ, tranh d) Nơi làm việc Hàng Trống….); nặn tò he; khác gây tổn làm tranh khắc gỗ, biểu tranh hại đến sự phát lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn triển thể lực, trí trên tranh mỹ nghệ; mài đánh lực, nhân cách bóng tranh mĩ nghệ; xâu của người chưa chuỗi tràng hạt kết cườm, thành niên đánh bóng trang sức mỹ nghệ; (Điểm a, b, c, d, làm rối búp bê; làm thiếp đ, Khoản 2, mừng các sản phẩm từ giấy Điều 147, Bộ nghệ thuật trang trí trên thiếp luật Lao động, mừng; làm khung tranh mô 2019) hình giấy, hộp giấy, túi giấy. - Theo đó, danh (6) Đan lát, làm các đồ gia mục Nơi làm dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ việc khác gây nguyên liệu tự nhiên như: tổn hại đến sự mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo phát triển thể lục bình, đay, cói, quế, guột, lực, trí lực, đót, lá nón. nhân cách của (7) Gói nem, gói kẹo, gói người chưa bánh (trừ việc vận hành hoặc thành niên theo sử dụng các máy, thiết bị, quy định tại dụng cụ đóng gói). điểm Đ, Khoản (8) Nuôi tằm. 2, Điều 147, Bộ (9) Làm cỏ vườn rau sạch; luật Lao động, thu hoạch rau, củ, quả sạch 2019 được quy theo mùa. định rõ trong (10) Chăn thả gia súc tại nông khoản 2, điều 9 trại. của Thông tư (11) Phụ gỡ lưới cá, đan lưới 2020 ( Ban cá, phơi khô thủy sản. hành kèm Phụ lục IV - Thông (12) Cắt chỉ, đơm nút, thùa 145
- Hoàng Thị Hải Yến khuyết, đóng gói vào hộp các tư 09/2020/TT- sản phẩm dệt thủ công. BLĐTBXH) Người - Không vượt - Cấm sử dụng người lao như sau: chưa quá 8 động từ đủ 15 tuổi đến chưa 1. Tiếp xúc với thành giờ/ngày và đủ 18 tuổi làm các công việc các yếu tố nguy niên tổng cộng sau đây: hiểm, yếu tố có từ đủ vượt quá 40 a) Mang, vác, nâng các vật hại có trong 15 giờ/tuần. nặng vượt quá thể trạng của môi trường lao đến (Khoản 2, người chưa thành niên; động nằm ngoài dưới Điều 146, giới hạn cho b) Sản xuất, kinh doanh cồn, 18 phép theo tiêu Luật Lao rượu, bia, thuốc lá, chất tác tuổi động, 2019) chuẩn, quy động đến tinh thần hoặc chất chuẩn kĩ thuật - Được làm gây nghiện khác; quốc gia về vệ thêm giờ, làm c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận sinh lao động, việc ban đêm chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; bao gồm: điện trong danh d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, từ trường, rung, mục nghề do máy móc; ồn, nhiệt độ, bụi Bộ trưởng Bộ đ) Phá dỡ các công trình xây silic, bụi không Lao động - dựng; chứa silic, bụi Thương binh và Xã hội ban e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, bông, bụi hàn kim loại; amiăng, bụi hành. (quy định tại Phụ g) Lặn biển, đánh bắt thủy, than, bụi tale; hải sản xa bờ; các loại chất, tia lục V, Thông phóng xạ; bức tư số h) Công việc khác gây tổn hại xạ bởi tia X, 09/2020/TT- đến sự phát triển thể lực, trí các chất độc hại BLĐTBXH lực, nhân cách của người và các tia có hại của Bộ chưa thành niên. khác. LĐTBXH) (Điểm a,b,c,d, đ, e, g,h, 2. Tiếp xúc với Khoản 1, Điều 147, Luật Lao các vi sinh vật động, 2019) gây bệnh - Theo đó, danh mục 69 công 3. Thời gian việc gây tổn hại đến sự phát làm việc trên 04 triển thể lực, trí lực, nhân giờ/ngày trong cách của người chưa thành không gian làm niên tại điểm 8, Khoản 1, việc gò bó, chật Điều 147, Luật Lao động, hẹp, công việc 2019 được quy định tại có khi phải quỳ Khoản 1, điều 9, Thông tư gối, nằm, cúi 09/2020 TT-BLĐTBXH (Ban khom. hành kèm Phụ lục III – Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. 4. Trên giá cao hay dây treo - Danh mục nghề, công việc cao hơn 2 m so người từ đủ 15 tuổi đến chưa với mặt sàn làm đủ 18 tuổi có thể được làm việc; địa hình thêm giờ, làm việc vào ban đồi núi dốc trên đêm được quy định tại Điều 300. 10, Thông tư 09/2020 TT- 146
- Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa… BLĐTBXH (Ban hành kèm 5. Các công Phụ lục V - Thông tư việc ở trong hố 09/2020/TT-BLĐTBXH) như sâu hơn 5m. sau: 6. Làm việc I. Nghề, công việc người từ trong nhà tù đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 hoặc trong bệnh tuổi có thể được làm thêm giờ viện tâm thần. (21 danh mục công việc) II. Nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm ban đêm (2 danh mục công việc) 2.3. Hoạt động Công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học Việc xác định và nhận diện các tiêu chí LĐTE có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa, giảm thiểu và xóa bỏ LĐTE nói chung và trong hệ thống nhà trường nói riêng. Theo đó, các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu được thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có CTXH. Ở Việt Nam, ngành và nghề CTXH tuy mới ra đời nhưng đã chứng tỏ được tầm quan trọng, ảnh hưởng và đóng góp của mình với xã hội thông qua những phương pháp tác nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp.Với việc triển khai cụ thể các văn bản quan trọng có liên quan đến hoạt động CTXH và CTXH trong trường học như: Quyết định số 112/GĐ-TTg về Chương trình phát triển Công tác xã hội giai đoạn 2021 – 2030; Quyết định số 327 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Kế hoạch phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2017 – 2020”; Thông tư số 33/2018 về “Hướng dẫn Công tác xã hội trong trường học”; Quyết định số số 4969 “Ban hành kế hoạch phát triển Công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2021 – 2025”, nghề CTXH đã khẳng định ưu thế và hiệu quả với các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, giảm thiểu những vấn đề khó khăn ở trường học. Trong lĩnh vực phòng ngừa, hỗ trợ giải quyết những vấn đề về LĐTE, các tổ chức UNICEF, ILO, Rồng Xanh, Child Fun...đã hỗ trợ triển khai các dịch vụ CTXH chủ yếu tập trung vào các hoạt động: (1) Hoàn thiện chính sách liên quan đến xử lí vấn đề lao động trẻ em; (2) Thực hiện hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về vấn đề LĐTE cho trẻ em và gia đinh các em; (3) Tiếp nhận, kết nối cho trẻ em và gia đình trong việc tiếp cận các dịch vụ học tập, học nghề, y tế, vay vốn, giảm nghèo, tìm việc làm; (4) Cung cấp nhà ở tạm thời trong các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc các nhà tạm lánh nếu như các em cần bảo vệ an toàn khi có những đe dạo hay nguy cơ tổn thương cao; (5) Các hoạt động hỗ trợ pháp lí [14]. Các hoạt động này đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau với các chức năng của CTXH: phòng ngừa, can thiệp chữa trị, phục hồi và phát triển. Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ được thực hiện chuyên nghiệp tại một số cơ sở hỗ trợ quốc tế, còn rất hạn chế ở các cơ sở bảo trợ xã hội, gia đình, trường học và cộng đồng. Trong khi đó, theo quan điểm của tác giả Dương Thị Thu Hương (2018) để có thể hỗ trợ chuyên nghiệp cho trẻ em khi tham gia LĐTE, cần tách biệt rõ ràng hai chương trình phòng ngừa và can thiệp. Đối với chương trình phòng ngừa LĐTE: hoạt động này cần triển khai rộng rãi và đặt trọng tâm vào nhiệm vụ duy trì việc đến trường của trẻ em. Việc duy trì học tập ở trường không chỉ đem lại cho trẻ em cơ hội học tập kiến thức, định hướng nghề, cơ hội có cuộc sống tốt hơn mà còn góp phần duy trì các mối quan hệ tích cực, giúp hình thành những suy nghĩ tích cực, hành vi phù hợp hơn cho học sinh [15]. Do vậy, các hoạt động phòng ngừa LĐTE trong nhà trường để giữ chân học sinh ở lại trường học là rất cần thiết song hướng nghiên cứu này ở Việt Nam còn rất hạn chế và chưa có công trình nghiên cứu tiêu biểu, 147
- Hoàng Thị Hải Yến hệ thống. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu cho thấy các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE thông qua trường học đã được lồng ghép trong các chương trình và dự án về phòng ngừa giảm thiểu LĐTE. Theo đó, các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE thông qua trường học chủ yếu bao gồm bốn nội dung chính: (1) Hoạt động hỗ trợ trong học tập; (2) Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực; (3) hoạt động tư vấn định hướng nghề nghiệp và dạy nghề và (4) hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Thứ nhất: Hoạt động hỗ trợ học tập Các chương trình hành động được triển khai thực hiện để hỗ trợ học sinh trong học tập qua đó giúp các em được tiếp tục đi học, giảm thiểu nguy cơ rời bỏ ghế nhà trường để tham gia vào thị trường LĐTE. Trước tiên phải kể đến các chương trình hỗ trợ một số trang thiết bị như bàn ghế cho học sinh, xây dựng tủ sách thư viện gồm các sách giáo khoa cho học sinh, và các sách tham khảo và sách hướng dẫn cho giáo viên, quạt điện cho lớp học, hệ thống lọc nước uống cho học sinh và giáo viên các điểm trường [16]. Cơ sở vật chất trường học cũng đã được cải thiện, nâng cấp để đảm bảo điều kiện tối thiểu của các điểm trường như: xây dựng phòng thư viện, công trình vệ sinh, xây dựng thêm khu lưu trú, kí túc xá, lớp học bán trú cho học sinh để khắc phục những vấn đề khó khăn do nhà xa trường, giao thông không thuận tiện...[16], [17]. Một số chương trình khác như hỗ trợ phương tiện đưa đón các em học sinh về nhà vào dịp nghỉ cuối tuần hay hỗ trợ tiền điện nước cho học sinh lưu trú tại kí túc xá của trường và các em chi phải đống tiền ăn khi ở lại...[17]; Hỗ trợ đồ dùng dạy học cho các lớp học, vận động học sinh đi học đều và không nghỉ học để bán hàng rong phục vụ du lịch [16]; hỗ trợ học phí của trẻ (bao gồm học phí và những khoản khác mà người học phải đóng; phí đồng phục, sách vở,…); Trợ cấp sinh hoạt (chi phí ăn uống; chi phí đi lại giữa trường học và nơi ở của trẻ, nếu có,…) và xác định cách thức giám sát quá trình trẻ học tập và phát triển trong 6 tháng một lần [18]; Mô hình can thiệp tại trường Thiên Ân ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh giúp cung cấp bữa trưa và học phẩm miễn phí cho các nhóm trẻ em dễ bị tổn thương [19]; Hỗ trợ đồ dùng học tập gồm ba lô, sách vở, bút, máy tính cho 140 học sinh tiểu học và 128 học sinh trung học cơ sở tại An Giang [20]; Mở các lớp xóa mù chữ cho trẻ em nhóm trẻ em làng bè chưa có giấy khai sinh và chưa được đi học và tại các lớp học này, học sinh không phải đóng tiền gì ngoài một số chi phí cá nhân như bảo hiểm, quần áo... [17]; dạy song ngữ cho trẻ em dân tộc H’mong ở cấp Tiểu học và mầm non (5 – 11 tuổi) [16] Thứ hai: Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho trẻ em, học sinh và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE đã được triển khai và thực hiện tại các trường học trên một số địa bàn cụ thể và được lồng ghép trong các hợp phần phòng ngừa LĐTE thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực của các mô hình phòng ngừa, xóa bỏ LĐTE trong các lĩnh vực hỗ trợ của dự án ENHANCE. Nằm trong hợp phần của mô hình phòng ngừa, xóa bỏ LĐTE tại làng nghề xã Hiền Giang, Thường Tín, Hà Nội, dự án cũng hướng đến các hoạt động tổ chức các buổi truyền thông về quyền trẻ em, phòng chống LĐTE trong trường học, áp dụng phương pháp SCREAM, thông qua các hình thức như thi vẽ tranh, tổ chức các hoạt động tập thể như các trò chơi, thi tìm hiểu kiến thức và biểu diễn tiểu phẩm với chủ đề về quyền trẻ em và LĐTE, với sự tham gia của toàn bộ học sinh của trường THCS và trường tiểu học Hiền Giang [17]. Tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai hay tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cũng nhấn mạnh các hoạt động tập huấn về phương pháp và kĩ năng truyền thông trong phòng ngừa và xóa bỏ LĐTE, sử dụng giáo trình của ILO: “SCREAM – Hỗ trợ thực hiện Quyền Trẻ em thông qua nghệ thuật, giáo dục và truyền thông” cho giáo viên, cán bộ đoàn đội các trường THCS, tiểu học của các xã, nhằm giúp họ có được các phương pháp, kĩ năng và cách thức tổ 148
- Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa… chức các hoạt động truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thức về LĐTE và quyền trẻ em, với cách tiếp cận tương tác, có sự tham gia của đối tượng mục tiêu của truyền thông và giáo dục [16], [21]. Bên cạnh đó, với học sinh trong và ngoài nhà trường, các ban ngành đoàn thể và trường tiểu học và THCS Mã Đà tổ chức nhiều đợt truyền thông cộng đồng phòng chống LĐTE tại địa bàn các xã [21]. Còn tại Sa Pa, Lào Cai, ngành giáo dục và ngành lao động thương binh xã hội đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông tại các trường tiểu học và trường THCS tại các xã Lao Chải, San Sả Hồ và thị trấn Sa Pa trong các giờ ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, LĐTE [17]. Phương pháp này cũng được triển khai tại nhiều trường ở Hà Nội, An Giang với sự hỗ trợ của dự án ENHANCE. Các buổi tập huấn cho các câu lạc bộ quyền trẻ em tại các trường THCS và THPT ở Hà Nội và An Giang đã được tổ chức. Những học sinh sau khi được tập huấn sẽ đóng vai trò nòng cốt cho các chiến dịch truyền thông về LĐTE tại các trường học và nêu bật vai trò của trẻ em với tư cách là tác nhân tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng trẻ em [22]. Thứ ba: Hoạt động dạy nghề Đã có các hoạt động dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ từ 14 – 18 tuổi qua đó giúp các em bày tỏ nhu cầu và nguyện vọng được trợ giúp của bản thân trẻ và gia đình, được đào tạo tay nghề và cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là được học nghề phù hợp với kinh tế của địa phương. Điển hình như mô hình hỗ trợ trẻ em được học nghề tại làng nghề thủ công truyền thống tại Hiền Giang, Thường Tín, Hà Nội. Lĩnh vực nghề nghiệp mà các em được đào tạo có liên quan chủ yếu đến làng nghề thủ công truyền thống, có sự tham gia hỗ trợ của đại diện chính quyền, các nghệ nhân làng nghề, qua đó giúp các em được nâng cao tay nghề, có thể làm ra các sản phẩm mẫu mã đẹp và có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước, từ đó giữ gìn và phát triển nghề chế tác gỗ và đá truyền thống tại địa phương [17]. Bên cạnh đó cũng có các hoạt động dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nhóm trẻ em 15 – 17 tuổi đã nghỉ hoặc bỏ học ở Sa Pa, Lào Cai. Các em sẽ được cung cấp chỗ ở, quần áo, đồng phục và được hỗ trợ về cở sở vật chất giảng dạy và thực hành. Bên cạnh việc giảng dạy lí thuyết và thực hành về các kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ cơ bản của từng ngành học, các em cũng được học thêm các nội dung khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống và ngoại ngữ [16] Nằm trong khuôn khổ của dự án ENHANCE, phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE trong chuỗi cung ứng thủy hải sản cùng đề cập đến hoạt động hỗ trợ giáo dục và học nghề cho trẻ em. Trong trường hợp trẻ chưa hoàn thành chương trình giáo dục, lựa chọn ưu tiên là đưa trẻ trở lại trường học. Nếu trẻ không thích học văn hoá, người sử dụng lao động có thể gợi ý để trẻ tham gia một chương trình học nghề (nếu trẻ đã đủ tuổi học nghề), nâng cao kĩ năng nghề theo nguyện vọng của trẻ [18]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động dạy nghề cho các nhóm trẻ em dễ bị tổn thương được triển khai và nhân rộng mô hình với sự hợp tác của tổ chức Saigon Children’s Charity và sự hỗ trợ của dự án ENHANCE đã hỗ trợ cho nhiều trẻ em được kết nối với các trường và cở sở dạy nghề cụ thể [23]. Tại Cần Thơ, Sở giáo dục và đào tạo đã xây dựng hướng dẫn thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường và tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề. Theo đó, các trường học đã thực hiện các hoạt động như thi trắc nghiệm, hội thảo tư vấn nghề nghiệp và hội chợ tư vấn nghề nghiệp cho học sinh trung học [19]. Như vậy, các hoạt động phòng ngừa giảm thiểu LĐTE được thực hiện chủ yếu thông qua việc lồng ghép trong các chương trình hành động để thực hiện mục tiêu của hai dự án lớn với ba trụ cột hành động chính bao gồm: (1) Hỗ trợ học tập; (2) Truyền thông nâng cao nhận thức và (3) Tư vấn định hướng nghề nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ tập trung 149
- Hoàng Thị Hải Yến ở một số vùng thuộc các địa bàn được dự án lựa chọn bao gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, An Giang, Lào Cai, Đồng Nai, Ninh Bình, Quảng Nam. Thứ tư: Hoạt động giáo dục kĩ năng sống Bên cạnh đó, ngoài việc hỗ trợ học tập; nâng cao nhận thức về LĐTE, phòng ngừa LĐTE; hỗ trợ tư vấn định hướng nghề nghiệp và dạy nghề, bản thân các em cũng rất cần được hỗ trợ và tăng cường về giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là các kĩ năng trong nhận biết, ứng phó và phòng ngừa với LĐTE – tuy nhiên nội dung này mới chỉ được lồng ghép trong một phần rất nhỏ của các dự án và được nhắc đến trong một số ít công trình nghiên cứu. Trong tài liệu hướng dẫn CTXH trong phòng ngừa LĐTE thông qua trường học, tác giả Hà Thị Thư cùng cộng sự (2022) đã chỉ ra một số hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE xem xét từ góc độ CTXH bao gồm: (1) Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về LĐTE; (2) Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lí phòng ngừa LĐTE cho gia đình và trẻ em lao động sớm; (3) Hoạt động phát triển kĩ năng cho trẻ em có nguy cơ lao động sớm và trẻ em lao động sớm quay trở lại trường học [24]. Một nghiên cứu khác về “CTXH trong việc hỗ trợ lao động trẻ em (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội) đã đề cập đến bốn nhóm hoạt động chính trong phòng ngừa LĐTE: (1) Truyền thông nâng cao nhận thức (hoạt động được triển khai hướng đến việc cung cấp cho trẻ em, gia đình và cộng đồng những hiểu biết cần thiết nhằm phòng ngừa lao động trẻ em); (2) Hỗ trợ về giáo dục (đáp ứng những nhu cầu thiết yếu để học sinh duy trì, cải thiện tình hình học tập hoặc phục hồi lại việc đến trường); (3) Phát triển kĩ năng sống (hoạt động cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết giúp học sinh ứng phó với những tình huống trong thực tế); (4) hướng nghiệp, dạy nghề, chuyển đổi nghề (Hoạt động này hướng đến ba mục tiêu gồm định hướng nghề nghiệp cho trẻ, đào tạo nghề cho trẻ có nhu cầu và hỗ trợ chuyển đồi nghề cho những trẻ đang tham gia các công việc không phù hợp, trái quy định pháp luật sang những công việc phù hợp hơn) [25]. 3. Kết luận Bài viết trên đã tập trung nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề quan trọng có liên quan đến các tiêu chí nhận diện LĐTE và các hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE thông qua trường học. Cụ thể: Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về “lao động trẻ em” quy định trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên trong những văn bản hiện hành cũng có nhiều quy định có liên quan đến LĐTE. Chính vì vậy việc chỉ ra các tiêu chí nhận diện LĐTE là căn cứ quan trọng cho các hoạt động xác định, phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE nói chung và thông qua trường học nói riêng. Theo đó, các tiêu chí nhận diện LĐTE dựa trên căn cứ của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam với bốn nhóm tiêu chí bao gồm: (1) Độ tuổi và thời giờ làm việc tương ứng với độ tuổi của trẻ em; (2) Loại hình và tính chất công việc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; (3) Địa điểm và điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và (4) Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Khi bàn về hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE thông qua trường học, một số nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam đã chỉ ra những nội dung chính trong hoạt động này bao gồm: hoạt động hỗ trợ học tập, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Về cơ bản những hoạt động này cũng hoàn toàn phù hợp với những trụ cột của hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE thông qua trường học trên thế giới. Bên cạnh đó đây cũng chính là những hoạt động quan trọng hướng trọng tâm vào nhóm đối tượng đích là học sinh để từ đó giúp cải thiện việc học tập của học sinh, nâng cao nhận thức về LĐTE, trang bị kĩ năng phòng ngừa LĐTE lồng ghép dạy kĩ năng sống và đào tào tay nghề, hỗ trợ việc làm cho học sinh, giữ chân học sinh ở lại trường học và giảm thiểu lao động trẻ em. Tuy nhiên, đây là một chủ đề nghiên cứu rộng, còn nhiều khoảng trống trong lĩnh 150
- Nhận diện lao động trẻ em và các hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa… vực nghiên cứu, cụ thể như: (1) Trên thực tế các nghiên cứu về phòng ngừa LĐTE chủ yếu được lồng ghép trong các chương trình hành động phòng ngừa LĐTE trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, du lịch, khai thác thủy sản, làng nghề truyền thống...mà chưa có các chương trình, dự án hành động tổng thể về thực hành phòng ngừa, xóa bỏ LĐTE trong trường học; (2) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE thông qua trường học còn rất hạn chế cả ở trên thế giới và Việt Nam; (3) nghiên cứu thực nghiệm tiến trình công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh có nguy cơ tham gia LĐTE và đánh giá hoạt động thực nghiệm để cho thấy tính hiệu quả của mô hình này ở Việt Nam còn rất mờ nhạt; (4) Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động CTXH trong phòng ngừa LĐTE thông qua trường học chưa được nhắc đến ở Việt Nam. Đây cũng chính là những hướng nghiên cứu mang tính gợi mở cần tập trung nghiên cứu và đào sâu hơn nữa trong thời gian tới để qua đó cho thấy tính hiệu quả của ngành nghề CTXH trong phòng ngừa, hỗ trợ giải quyết những vấn đề gặp phải trong trường học, trong đó có phòng ngừa LĐTE. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ILO và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. 2020. Khảo sát lao động trẻ em quốc gia Việt Nam 2018: Những phát hiện chính, Geneva: Tổ chức Lao động quốc tế. [2] ILO. 2017. Global estimates of Child labour: Results and trends, 2012-2016, Geneva, ILO. [3] International Labour Office and United Nations Children’s Fund .2021. Child Labour: Global estimates 2020, trends and the road forward, ILO and UNICEF, New York. [4] Tổng cục Thống kê Việt Nam và UNICEF. 2021. Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 - Báo cáo kết quả điều tra, Hà Nội, Việt Nam: Tổng cục Thống kê. [5] Nguyen Viet Cuong, Marrit Van den Berg, and Robert Lensink. 2011. The impact of work and non‐work migration on household welfare, poverty and inequality: New evidence from Vietnam. Economics of Transition, 19(4), 771-799. [6] ILO. What is child labour , (5/2/2023) [7] Quốc hội. 2016. Luật trẻ em số 102/2016/QH13, ban hành ngày 05/04/2016, Hà Nội. [8] Quốc hội. 2019. Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, ban hành ngày 20/11/2019, Hà Nội. [9] Chính phủ. 2017. Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, ban hành ngày 09/05/2017, Hà Nội [10] ILO, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. 2018. Tài liệu tập huấn về Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em dành cho giảng viên, Hà Nội, Việt Nam. [11] ILO. 1973. Công ước số 138. [12] ILO. 1982. Công ước số 182. [13] Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. 2020. Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động chưa thành niên, ban hành ngày 12/11/2020, Hà Nội. [14] Nguyễn Thị Thái Lan. 2018. Tổng quan về dịch vụ Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm và bị mua bán, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế Dịch vụ Công tác xã hội với lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán, xâm hại. Nxb Lao động Xã hội, tr. 29 – 35. [15] Dương Thị Thu Hương. 2018. Lao động trẻ em và vấn đề đặt ra về chiến lược và mô hình trợ giúp chuyên nghiệp cho lao động trẻ em tại Việt Nam hiện nay. Kỉ yếu hội thảo Quốc tế: Dịch vụ công tác xã hội với lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán, xâm hại. Nxb Lao động Xã hội, tr.83 -91. 151
- Hoàng Thị Hải Yến [16] IPEC. 2013. Phòng ngừa và Xóa bỏ Lao động Trẻ em trong Lĩnh vực Du lịch tại Khu vực Miền núi Dân tộc ít người; Tài liệu hóa Mô hình Tiềm năng ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Hà Nội, Việt Nam. [17] IPEC. 2013. Phòng ngừa và Xóa bỏ Lao động Trẻ em ở Làng nghề Truyền thống Chế tác Gỗ và Đá Mỹ nghệ Tài liệu hóa Mô hình Tiềm năng ở xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam. [18] ILO, VASEP. 2022. A practical guide to preventing child labor in the seafood supply chain, Hanoi: International Labor Organization. [19] ILO. 2021. Dự án ENHANCE, Bản tin số 8, Văn phòng ILO tại Việt Nam, Hà Nội [20] ILO. 2022. Dự án ENHANCE, Bản tin số 10, Văn phòng ILO tại Việt Nam, Hà Nội [21] IPEC. 2013. Phòng ngừa và Xóa bỏ Lao động Trẻ em trong Lĩnh vực Nông nghiệp và Đánh bắt Cá ở một Làng Bè Tài liệu hóa Mô hình Tiềm năng ở xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Việt Nam. [22] ILO. 2022. Dự án ENHANCE, Bản tin số 11, Văn phòng ILO tại Việt Nam, Hà Nội [23] Adonteng-Kissi, O. (2018). Causes of child labor: Perceptions of rural and urban parents in Ghana. Children and Youth Services Review, 91, 55-65. [24] Hà Thị Thư, Đỗ Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Bích Thủy. 2022. Tài liệu hướng dẫn Công tác xã hội phòng ngừa lao động trẻ em thông qua trường học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [25] Trương Thị Tâm. 2022. Công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động trẻ em (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hà Nội). Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. ABSTRACT Child labor identification and social work activities in the prevention of child labor through the school Hoang Thi Hai Yen Faculty of Social Work, Hanoi National University of Education Child labor is a social problem appearing in every continent and every country. Actual databases are showing that the world in general and many regions and countries, in particular, are still facing an alarming rate of child labor, especially after the impact of the Covid-19 pandemic all around the world. The reality of child labor causes serious consequences affecting the development of children, families, and society in all different countries around the world. Especially for children, child labor causes physical, mental, and moral dangers; children are deprived of the opportunity to go to school; children have to combine school and work with heavy and dangerous jobs for a long time. In such a situation, identifying child labor indicators is very important in preventing and reducing child labor, especially child labor prevention activities through school from the perspective of social work. The content of this article will focus on the criteria to identify child labor according to specific provisions of international and Vietnamese laws and social work activities in preventing child labor through school thereby helping children to continue in school, reducing the risk of exclusion from school, and entering the labor market early. Keywords: children, child labor, child labor prevention, social work. 152
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn