intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới góc nhìn của doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được thực hiện nhằm nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo hàng năm và kết quả khảo sát 60 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới góc nhìn của doanh nghiệp

  1. NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA DOANH NGHIỆP ThS. Đặng Phi Trường1, ThS. Lê Thị Yến2 (1),(2) Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Bài viết này được thực hiện nhằm nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo hàng năm và kết quả khảo sát 60 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng lao động, sự phát triển công nghiệp hỗ trợ và cơ sở hạ tầng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định của nhà đầu tư khi đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: Vốn đầu tư, khu công nghiệp, Thái Nguyên. 1. Đặt vấn đề Mô hình khu công nghiệp đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển, hiện nay Việt Nam đã và đang xây dựng, phát triển theo mô hình này với mục tiêu thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Cùng với xu hướng đó của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương xây dựng đồng bộ các khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tính đến hết năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có sáu khu công nghiệp tập trung: Sông Công 1, Sông Công 2, Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Quyết Thắng, Điềm Thuỵ. Các khu công nghiệp này hình thành và phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ của tỉnh. Ngoài những thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản phong phú, tỉnh Thái Nguyên còn là cửa ngõ của thủ đô, trung tâm đào tạo của cả nước, hệ thống các trường đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên- các trường cao đẳng - trung cấp nghề - góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Lượng vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 9906,506 tỷ đồng và khoảng 6860,476 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 81368 lao động sau khi tổng kết hết năm 2015 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên). Mặc dù lượng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, chính vì vậy việc nghiên cứu hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp là việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trên thế giới, mô hình khu công nghiệp được hình thành như một kênh hữu hiệu cho việc thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác động của , 242
  2. khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia như nghiên cứu của Damborský và ctv (2013), Benacek, V (1999), Blomstrom và ctv (1998), Kim và ctv (1997).., những nghiên cứu này đã chỉ ra cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Những doanh nghiệp này đang hoạt động tại các khu công nghiệp) tới việc phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã đưa ra những gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp nói riêng cũng như vào quốc gia đó nói chung. Một số nghiên cứu khác trên thế giới lại tập trung theo hướng làm thế nào để phát triển khu công nghiệp theo hướng các khu công nghiệp xanh như nghiên cứu của: Popescu và ctv (2008), Lambert và ctv (2002). Một số nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam theo các hướng khác nhau, cụ thể một số nghiên cứu được thực hiện theo hướng thu hút vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: Vũ Đại Thắng (2012), Ngọc Hòa (2012), Trần Văn Hậu (2011),... Những nghiên cứu này phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu này là thống kê mô tả và vận dụng ma trận SWOT nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với việc thu hút vốn đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Một số nghiên cứu lại tập trung xem xét đến vị trí của lao động với các khu công nghiệp, mặc dù đã nhận ra vị trí của nguồn lao động, tuy nhiên, tác giả chưa thực hiện việc xem xét ảnh hưởng của lao động đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp như nghiên cứu của tác giả Thanh Tùng. Tuy nhiên, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp không chỉ có thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, bên cạnh đó còn là việc thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ trong khu công nghiệp. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp dưới góc nhìn của các doanh nghiệp- chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp? 3. Nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp dưới góc nhìn doanh nghiệp 3.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ lấp đầy diện tích mặt bằng tại các khu công nghiệp là khá tốt so với mức trung bình của cả nước, cụ thể như sau: Bảng 1: Tỷ lệ lấp đầy diện tích mặt bằng KCN Thái Nguyên S Diện tích Diện tích đất cho thuê/Diện Tỷ lệ đất chưa T Tên KCN đất theo quy tích đất CN của KCN (ha) thuê (%) T hoạch (ha) 1 KCN Sông Công 1 220 72/154 53,24 Đang làm thủ tục và trình phê duyệt dự án hạ 2 KCN Sông Công 2 250 tầng 3 KCN Nam Phổ Yên 200 55/120 54,16 KCNTâyPhổ Yên (Hay 4 200 200/200 0,0 KCN Yên Bình) 5 KCN Quyết Thắng 200 Đang vận động và thu hút đầu tư 6 KCN Điềm Thuỵ 350 115/210 45,23 Tổng 1420 442/592 25,33 (Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên). Trong 06 khu công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết thì có 04 KCN đã đi vào hoạt động, 02 KCN đang ở trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và vận động thu hút chủ đầu tư hạ tầng. Trong đó, 2 KCN Tây Phổ Yên và Điểm Thụy đang có kết quả thu hút đầu tư mạnh mẽ nhất hiện nay, 04 KCN còn lại là Sông Công I, Sông Công II, Nam Phổ Yên và Quyết Thắng cũng được xem là có nhiều triển vọng bởi cơ bản các KCN này đều được quy hoạch trên cơ sở có những lợi thế so sánh tốt. Tính đến cuối năm 2015, các khu công nghiệp trên địa bàn , 243
  3. tỉnh Thái Nguyên tập trung thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, đây là lĩnh vực có lợi thế của tỉnh Thái Nguyên so với các địa phương khác, việc tập trung thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này là hợp lý với điều kiện cụ thể của địa phương. Thêm vào đó, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên cũng là một lợi thế mà tỉnh Thái Nguyên đã và đang tận dụng khi Thái Nguyên là cửa ngõ thủ đô, là địa phương đã và đang được đầu tư rất nhiều về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, đây cũng là điều thuận lợi cho địa phương trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bảng 2: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp theo lĩnh vực đầu tư Lĩnh vực đầu tư Công nghiệp Dịch vụ Cơ khí chế tạo STT Tỷ Triệu Tỷ Triệu Tỷ Triệu đồng USD đồng USD đồng USD KCN SôngCông 1 4737,008 28,91 22,234 0 954,723 12,5 KCN SôngCông 2 0 0 0 0 0 0 KCN Nam PhổYên 819,667 16,466 0 0 0 0 KCN YênBình 2820 6413,600 80,000 0 0 0 KCN ĐiềmThụy 462,874 381,44 0 10,000 0 7,56 KCN QuyếtThắng 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên). Việc đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên đã góp phần giảm gánh nặng về trình độ lao động qua đào tạo và có chuyên môn về lĩnh vực, bởi vì với những ngành nghề đã có thế mạnh và có truyền thống việc người lao động đã được tiếp cận và biết đến kỹ năng làm việc liên quan đến công việc đó, cũng như khả năng đào tạo nghề cho lao động sẽ thuận lợi hơn, khi doanh nghiệp có nhu cầu lao động trong cùng lĩnh vực thì địa phương có thể cung cấp để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về lao động có tay nghề làm việc và có thể vận hành các máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2. Nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới góc nhìn của doanh nghiệp Doanh nghiệp là những chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư. Vì vậy những đánh giá của doanh nghiệp sẽ là nguồn thông tin quý giá để tìm ra những nguyên nhân của vấn đề kém hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Nghiên cứu đã khảo sát 60 doanh nghiệp đã và đang có ý định đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện việc khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó đối tượng khảo sát của tác giả là các doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Mục đích của tác giả khi khảo sát hai nhóm doanh nghiệp này để có góc nhìn đa chiều hơn về quan điểm của mỗi nhóm doanh nghiệp: họ lựa chọn đầu tư trong và ngoài các khu công nghiệp do tác động của những yếu tố nào? Để có những phiếu trả lời của các doanh nghiệp, tác giả đã đến trực tiếp các doanh nghiệp, trong số các doanh nghiệp tác giả khảo sát tác giả thu thập được trực tiếp phiếu khảo sát 26 doanh nghiệp, những doanh nghiệp được lựa chọn không gặp được trực tiếp tác giả đã gửi phiếu khảo sát qua email và nhận kết quả trả lời qua email. a. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp nhóm 1- Nhóm những doanh nghiệp khi phỏng vấn xác định ngay là sẽ không đầu tư vào các khu công nghiệp Với những doanh nghiệp khi được phỏng vấn họ xác định ngay sẽ không đầu tư vào các khu công nghiệp, tác giả tiến hành tìm kiếm nguyên nhân tại sao họ lại có quyết định như vậy, kết quả thống kê như sau: , 244
  4. Bảng 3: Nguyên nhân các doanh nghiệp không đầu tư vào các KCN tỉnh Thái Nguyên ĐVT: Doanh nghiệp Tiêu chí DN 1. Chi phí thuê mặt bằng cao hơn bên ngoài KCN 9 2. Do nguồn lao động không đảm bảo về số lượng và chất lượng 8 3. Do ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển 6 4. Nguyên nhân khác: Vị trí không thuận lợi, cơ sở hạ tầng không đảm bảo… 8 (Nguồn số liệu: Tổng hợp từ điều tra của tác giả) Nguyên nhân mà các doanh nghiệp đưa ra chủ yếu tập trung vào là do chi phí thuê mặt bằng, ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, nguồn lao động tại các khu công nghiệp không đảm bảo, nguồn lao động được nói đến cả về số lượng và chất lượng lao động, do các khu công nghiệp chủ yếu tập trung ở các huyện xa trung tâm của Thành Phố Thái Nguyên, việc thu hút lao động là tương đối khó khăn do tâm lý của lao động muốn làm việc tại các khu vực trung tâm của tỉnh. Thêm vào đó, việc hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ bao gồm cả hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống hạ tầng như điện, nước, internet… cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, chưa nói đến các yếu tố khác thuộc về dịch vụ như ngân hàng, khu vui chơi,… chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đâu tư. b. Kết quả khảo sát nhóm 2 và nhóm 3 Doanh nghiệp thuộc nhóm 2 là những doanh nghiệp khi được khảo sát có trả lời sẽ xem xét việc đầu tư vào các khu công nghiệp (Có ý định đầu tư). Doanh nghiệp thuộc nhóm 3 là những doanh nghiệp đã hoặc đang đầu tư tại các khu công nghiệp Cả hai nhóm doanh nghiệp này đều mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Kết quả khảo sát về những đánh giá về trở ngại của các doanh nghiệp khi đầu tư vào các khu công nghiệp: Những doanh nghiệp trả lời Có trở ngại với những hạng mục khác nhau, cụ thể như sau: Bảng 4: Đánh giá của các doanh nghiệp về những trở ngại khi đầu tư vào KCN tỉnh Thái Nguyên ĐVT: Doanh nghiệp Chỉ tiêu Nhóm Nhóm 2 3 1. Hệ thống hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp còn kém về chất lượng : hệ 25 13 thống đường giao thông vào các khu công nghiệp 2. Ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển 26 23 3. Chưa có tổ chức cụ thể cho các doanh nghiệp để có thể có thể kết nối giữa nhà 16 19 đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước 4. Quy hoạch các KCN còn chưa tập trung, khó khăn trong việc kết hợp với các 24 5 doanh nghiệp có ngành công nghiệp hỗ trợ, trong sản xuất kinh doanh 5. Trình độ lao động thấp, chưa được đào tạo qua về chuyên môn 18 22 6. Kỷ luật trong quá trình làm việc của lao động còn thấp 16 21 7. Khả năng ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm của lao động còn kém 15 22 7. Chất lượng lao động chất lượng kém, không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của 16 18 công việc 8. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khi đầu tư vào các KCN của tỉnh còn thấp 15 5 hơn so với các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc.... 9. Quy hoạch phát triển các ngành được tỉnh công khai 9 2 10. Thủ tục hành chính còn rườm rà, đội ngũ cán bộ làm công tác này còn hạn 12 7 chế về trình độ và tư duy ( Nguồn số liệu: Tổng hợp từ điều tra của tác giả). , 245
  5. Một trong những trở ngại nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư đó là chất lượng nguồn lao động, sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, sự đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp Về sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa thực sự phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, theo quan điểm của các doanh nghiệp nhóm 2 có 26 ý kiến của doanh nghiệp và 23 ý kiến của doanh nghiệp nhóm 3 cho rằng công nghiệp hỗ trợ là trở ngại lớn cho quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Về chất lượng lao động trong các khu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp cả về chất lượng và số lượng, một số doanh nghiệp sau khi công nhân về nghỉ tết nguyên đán, họ không quay trở lại KCN, doanh nghiệp không đủ lao động để tiếp tục sản xuất, thêm vào đó, chất lượng lao động không thực sự tốt, lao động chưa được đào tạo bài bản, công nhân kỹ thuật chưa qua các lớp đào tạo cơ bản Khả năng giao tiếp tiếng anh và tin học cũng như các kỹ năng mềm của lao động chưa được đảm bảo để có thể đáp ứng nhu cầu công việc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Thêm vào đó, hiện nay công ty Sam Sung đang hoạt động tại khu công nghiệp Yên Bình và đã thu hút một lượng lao động rất lớn, tuy nhiên, những lao động trên địa bàn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, chưa nói đến yêu cầu về ngoại ngữ là tiếng Hàn. 4. Một số kiến nghị 4.1. Nâng cao chất lượng nguồn lao động làm việc tại các Khu công nghiệp Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao chất lượng lao động tại các Khu công nghiệp. Nội dung của giải pháp: Cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, từ đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật, nâng cao trình độ cho những lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, cũng như những nhân công mới nhằm góp phần giúp cải thiện chất lượng lao động cho địa phương, hỗ trợ cho các doanh nghiệp về nguồn lao động có chất lượng. Thêm vào đó cần tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp nói riêng, cần có chính sách phát triển và thu hút nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao từ nơi khác đến để chủ động đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ cho các doanh nghiệp trong các KCN nói riêng và nhu cầu lao động tại tỉnh nói chung. 4.2. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Mục tiêu của giải pháp: Nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo nền tảng vững chắc về nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp. Nội dung giải pháp: Địa phương cần có định hướng rõ ràng cho các doanh nghiệp, có quy hoạch cụ thể và có chính sách phát triển chung cho ngành, từ đó, các doanh nghiệp cũng như địa phương có những chính sách khuyến khích phù hợp cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời cần xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ là yếu tố có vai trò quan trọng trong thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư tại các khu công nghiệp, bởi vì, công nghiệp hỗ trợ là nền tảng tạo ra sản phẩm trung gian, đầu vào sản xuất cho rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, đồng thời nó cũng là chìa khóa giúp thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, tạo lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư so với các địa phương khác. 4.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh Mục tiêu giải pháp: Tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp thông qua quảng bá hình ảnh, giới thiệu… về khu công nghiệp. , 246
  6. Nội dung của giải pháp: Ban quản lý các khu công nghiệp, các sở ban ngành của tỉnh cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung Ương cũng như địa phương, tổ chức các buổi tọa đàm,… nhằm giới thiệu về tiềm năng đầu tư, môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư… của Thái Nguyên tới các doanh nghiệp. Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư một cách toàn diện, hướng vào những đối tác truyền thống, có thể thông qua chính các doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghiệp để có thể thu hút được vốn đầu tư từ các doanh nghiệp khác. Lựa chọn phát tờ rơi, in logo cũng nên được xem xét nhằm góp phần quảng bá thu hút vốn đầu tư cũng như quảng bá tỉnh Thái Nguyên với các nhà đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 2. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, (2015), Báo cáo tình hình hoạt động của các Doanh Nghiệp tại KCN tỉnh Thái Nguyên 3. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, (2014), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến hết năm 2020 4. Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên, (2010), Báo cáo triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên 5. Blomstrom và ctv, (1998), Multinational Corporations and Spillovers, Journal of Economic Surveys Vol. 12, Iss.3, pp. 247-277. ISSN 1467-6419. 6. Damborsky và ctv, (2013), The effectiveness of industrial zones support in the Czech Republic, Journal of Ekonomika a management. 7. Lambert và ctv ,(2002), Eco-industrial parks: stimulating sustainable development in 1. mixed industrial parks, Technovation 22, 471- 484. 8. Popescu và ctv, (2008), Eco-industrial parks – an opportunity for the developing countries to achieve sustainable development, An Enterprise Odyssey, International Conference Proceeding: 239-247, University of Zagreb. 9. Trần Văn Hậu, (2011), Đáp ứng nhu cầu vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khu chế xuất, tạp chí thương mại số 12. 10. Hoàng Ngọc Hoà,(2012), Khu công nghiệp, khu chế xuất với sự phát triển bền vững ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp, tạp chí kinh tế và phát triển số 91. 11. Vũ Đại Thắng, (2012),Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư. 12. Thanh Tùng, “Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp khu chế xuất Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí lao động và xã hội số 248. , 247
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0