intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, tác giả đã phát triển một mô hình và tìm ra các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, thứ tự bao gồm Động cơ bên trong, Dễ sử dụng, Thái độ và Động cơ bên ngoài. Từ kết quả của mô hình, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị giúp cho các nhà cung cấp triển khai dịch vụ một cách thuận lợi, được người dùng tiếp nhận và sử dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DỰ ĐỊNH SỬ DỤNG MOBILE MONEY CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ThS. Vũ Thị Hải Lý Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Từ năm 2019-2021, Chính phủ nước ta cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (Viettel, Vinaphone, Mobifone) đã có những chuẩn bị cho việc thí điểm mobile money tại Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng là sự sẵn sàng sử dụng của người dùng Việt với dịch vụ này ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ của họ? Trong nghiên cứu này, tác giả đã phát triển một mô hình và tìm ra các nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, thứ tự bao gồm Động cơ bên trong, Dễ sử dụng, Thái độ và Động cơ bên ngoài. Từ kết quả của mô hình, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị giúp cho các nhà cung cấp triển khai dịch vụ một cách thuận lợi, được người dùng tiếp nhận và sử dụng. Từ khóa: Tiền di động, thanh toán điện tử, thanh toán giá trị nhỏ (vi thanh toán). FACTORS AFFECTING THE INTENTION OF UNIVERSITY STUDENTS IN HANOI TO USE MOBILE MONEY SERVICE Abstract: From 2019-2021, the Government and the service providers (Viettel, Vinaphone, Mobifone) have made preparations for the piloting of mobile money service in Vietnam. So, how is the willingness of Vietnamese users with this service? What factors do influence their intention to use the service? In this research, the author has developed a model and pointed out the factors affecting the intention of university students in Hanoi to use mobile money, includes Intrinsic Motivation, Ease of Use, Attitude and Extrinsic Motivation. On the basis of research findings, the author also proposed some recommendations for the providers to deploy service in a effectiveness way, to be accepted and used by users. Keywords: Electronic payment, micropayment, mobile money. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, thì việc hạn chế các tiếp xúc vật lý trong mọi lĩnh vực của đời sống nói chung, và lĩnh vực thanh toán nói riêng, là vô cùng cần thiết. Nhưng theo thống kê của Ngân hàng thế giới, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực, chỉ đạt 4,9% số lượng giao dịch. Đặc biệt, trong phân đoạn giao dịch có giá trị thấp (dưới 100.000 đồng) thì tiền mặt vẫn được ưa chuộng với khoảng 90% chi tiêu hằng ngày, mà một trong các lý do là chưa có phương thức thanh toán điện tử phục vụ trực tiếp phân đoạn giao dịch này. Do đó, Việt Nam cần phát triển phương thức thanh toán mobile money nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử tại nước ta cũng như giảm tỷ lệ các giao dịch tiền mặt giá trị nhỏ. 606
  2. Mobile money là dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động, hay còn gọi là tiền di động. Dịch vụ này do các nhà mạng viễn thông triển khai, sử dụng tài khoản di động của người dùng để thanh toán mà không cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Dịch vụ này đã được triển khai trên thế giới khá lâu (khoảng 20 năm) nhưng vẫn chưa được triển khai chính thức tại Việt Nam. Tuy nhiên, với mật độ thuê bao di động ở ngưỡng cao (đạt trên 100% từ nhiều năm nay), mobile money được kỳ vọng sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta, ngay ở phân đoạn giao dịch có giá trị nhỏ, với cả những người dùng chưa có tài khoản ngân hàng. Ngày 9 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng chính phủ đã đưa ra Quyết định số 316/QĐ- TTg Về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong quá trình triển khai mobile money ở nước ta. Hiện tại, các doanh nghiệp viễn thông lớn tại Việt Nam (Viettel, VNPT-Vinaphone, Mobifone) đã nhận được giấy phép triển khai thí điểm mobile money trong 2 năm, VNPT-Vinaphone và Viettel đã cung cấp dịch vụ ra thị trường, còn Mobifone đang chuẩn bị để sớm gia nhập thị trường. Nói chung, dịch vụ mobile money được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển và rất có ý nghĩa trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa chính thức được triển khai ở nước ta, nên số lượng công trình nghiên cứu về mobile money chưa nhiều. Đồng nghĩa với việc chúng ta chưa rõ phản hồi của người dùng với phương thức thanh toán mới này như thế nào, họ có sẵn sàng sử dụng mobile money không? Để giải quyết vấn đề này, trong bài viết, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích và chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng mobile money của người dân Việt Nam. Do không thể tiến hành khảo sát với tất cả người dân trên toàn quốc nên tác giả đã lựa chọn đối tượng là sinh viên các trường đại học, cụ thể là trên địa bàn Hà Nội để tiến hành khảo sát. Lý do chọn đối tượng sinh viên bởi họ là những người trẻ tuổi, nhanh nhẹn, đã có kỹ năng cơ bản về công nghệ - có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, đồng thời thích trải nghiệm những công nghệ mới mẻ. Việc đối tượng này tiếp nhận và sử dụng mobile money là rất có ý nghĩa với sự phát triển và mở rộng dịch vụ này. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm mobile money Theo Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), mobile money có thể được hiểu ngắn gọn là hình thức tiếp cận dịch vụ tài chính qua điện thoại di động. Định nghĩa này rộng và bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ này, nhất là từ góc độ người tiêu dùng. Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt sửa đổi (2019) của Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra cách hiểu về tiền điện tử và tiền di động (mobile money) như sau: Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động”. Và "Tiền di động là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán 607
  3. kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động". Vậy, mobile money là dịch vụ thanh toán điện tử do các nhà mạng viễn thông cung cấp. Dịch vụ này sẽ sử dụng tài khoản di động của người dùng để thanh toán mà không cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Mobile money được định hướng đến phân đoạn giao dịch có giá trị nhỏ (giá trị cụ thể sẽ được quy định theo từng quốc gia), các phân đoạn giao dịch lớn hơn sẽ thuộc về thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử. Đặc điểm này giúp mobile money: (1) không cạnh tranh mà bổ trợ cho các phương thức thanh toán điện tử khác; (2) có mức phí giao dịch hợp lý, thúc đẩy thanh toán điện tử ở các giao dịch giá trị nhỏ - phân khúc mà trước kia thuộc hoàn toàn về tiền mặt; (3) có thể kiểm soát/quản lý được dù không do ngân hàng phát hành. Đồng thời, góp phần cùng hệ thống ngân hàng và các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt khác cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho người dân lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. 2.2. Tổng quan nghiên cứu Do mobile money còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên số lượng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này chưa nhiều. Trong đó, điển hình là nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hùng Sơn, Nguyễn Vĩnh Khương (2019). Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ sử dụng dịch vụ mobile money và tài khoản tại trung gian tài chính ở Việt Nam vẫn còn thấp, và nhiều chỉ tiêu về xu hướng giao dịch phi tiền mặt vẫn còn thấp so với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và so với trung bình thế giới. Tuy nhiên, điều này mở ra cơ hội lớn cho giao dịch phi tiền mặt phát triển tại Việt Nam. Nghiên cứu còn cho thấy việc sở hữu tài khoản tại trung gian tài chính và sử dụng dịch vụ Mobile money nhìn chung có tác động tích cực đến xu hướng tham gia các giao dịch phi tiền mặt. Ngoài ra, nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh, Trần Hùng Sơn, Huỳnh Thị Ngọc Lý (2019) cũng rất có ý nghĩa khi phân tích các đặc điểm, mô hình quản lý mobile money và kết quả của việc áp dụng phương thức này của các quốc gia trên thế giới. Kết quả phân tích cho thấy mô hình nhà điều hành mạng di động (MNO) thường có lợi cho việc phổ biến mobile money hơn so với mô hình quản lý kiểu ngân hàng. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy Việt Nam có hội tụ các yếu tố tiềm năng để phát triển mobile money. Từ các kết quả phân tích này, nghiên cứu cũng đưa ra các hàm ý cho Việt Nam trong việc phát triển dịch vụ mobile money. Ở nước ngoài, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về mobile money. Trong công trình của mình, Tavneet Suri (2017) đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hoạt động và tác động của mobile money ở các nước đang phát triển: cho phép các cá nhân giao dịch tiền kỹ thuật số mà không cần tài khoản ngân hàng chính thức, giúp giảm tỷ lệ nghèo đói ở Kenya. Hay công trình của Kiconco và cộng sự (2020), Glavee-Geo và cộng sự (2019) đã nghiên cứu về mức độ ứng dụng mobile money tại các quốc gia đang phát triển như Uganda và Ghana. Với mô hình của mình, Kiconco và cộng sự (2020) đã xem xét các yếu tố về người sử dụng ở khu vực thành thị như trình độ, kĩ năng, sự ảnh hưởng của xã hội đến phản ứng và hành vi dự định sử dụng mobile money; còn Glavee-Geo và cộng sự (2019) giúp xác định một cơ chế liên quan đến các đặc điểm của người sử dụng mobile money (như sự nhận thức, cảm xúc, dự định, và hành vi). Nghiên cứu của Francis Kuma, 608
  4. Dr. Isaiah Onsarigo Miencha (2017) đã xem xét tác động của mobile money đối với các giao dịch tài chính (tiết kiệm, thu nhập khả dụng và chi phí) của sinh viên đại học. Bằng chứng thực nghiệm thu được cho thấy các mobile money có tác động tích cực và đáng kể đến tiết kiệm của sinh viên, nhưng mức độ ảnh hưởng của dịch vụ này đối với thu nhập khả dụng là tích cực và không đáng kể, còn đối với mức chi phí thì có tác động tiêu cực và không đáng kể. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu của tác giả thực hiện theo quy trình các bước phương pháp nghiên cứu được đề xuất bởi Raut và cộng sự (2019). Quy trình được minh họa ở Sơ đồ 1 dưới đây. Sơ đồ 1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu của nghiên cứu Phần tổng quan nghiên cứu đã được tác giả chỉ ra ở mục 2.2. Mục tiêu nghiên cứu đã được nhắc đến trong phần Đặt vấn đề, là chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng mobile money của người dân Việt Nam, cụ thể ở đối tượng là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Tiếp theo, tác giả sẽ đề cập đến bước lập giả thuyết và mô hình nghiên cứu. 2.3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp giữa mô hình sự chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) và học thuyết động cơ (Motivational Theory - MT). a. Mô hình sự chấp nhận công nghệ (TAM) Mô hình này là một học thuyết về thái độ và sự chấp nhận đối với một công nghệ cụ thể (Davis, 1989). Theo học thuyết TAM, nhận thức tính hữu dụng và tính dễ sử dụng là 609
  5. các tác nhân quan trọng thúc đẩy thái độ của người sử dụng đối với một công nghệ. Trong đó, nhận thức tính hữu dụng được hiểu là nhận thức khách quan của người sử dụng rằng công nghệ sẽ gia tăng khả năng thực hiện của họ và tính dễ sử dụng được hiểu là mức độ mà người sử dụng mong đợi một công nghệ dễ dàng và cần ít hoặc không cần nỗ lực để sử dụng. Tính hữu dụng bị tác động bởi tính dễ sử dụng và hai yếu tố này đóng vai trò quyết định thái độ và dự định chấp nhận của người sử dụng (Davis, 1989). Mô hình TAM được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh của các công nghệ mới, cụ thể là đối với lĩnh vực tài chính trực tuyến và tài chính di động. Tuy nhiên, mô hình sự chấp nhận công nghệ có một số hạn chế trong việc giải thích thái độ và hành vi dự định chấp chận đối với các công nghệ. Cụ thể, các nghiên cứu dựa trên mô hình chủ yếu xem xét dự định chấp nhận công nghệ là một biến kết quả của mô hình hơn là xem xét hành vi sử dụng thực sự của người sử dụng. Hơn nữa, dựa trên mô hình sự chấp nhận công nghệ gốc, Davis (1989) cũng kiểm nghiệm rằng mô hình chỉ giải thích được 40% biến dự định sử dụng công nghệ của người sử dụng. Điều này có nghĩa là rất cần thiết để bổ sung các yếu tố mới để giải thích thái độ và dự định chấp nhận công nghệ của người sử dụng. Do đó, bên cạnh yếu tố gốc của mô hình, tác giả bổ sung các yếu tố động cơ của thuyết động cơ (MT) tích hợp vào mô hình gốc chấp nhận công nghệ (TAM). b. Học thuyết động cơ (MT) Học thuyết động cơ nhằm giải thích vai trò của các động cơ nhằm thúc đẩy dự định chấp nhận công nghệ Davis và cộng sự (1992). Các động cơ bên trong (intrinsic motivation) và động cơ bên ngoài (extrinsic motivation) là tác nhân quan trọng của dự định chấp nhận công nghệ (behavioral intention) của người sử dụng. Trong đó, động cơ bên ngoài (extrinsic motivation) là khách quan, tự động, và được kiểm soát mang tính tự nhiên. Yếu tố này mô tả các điều kiện tác nhân bên ngoài người sử dụng. Động cơ bên trong (intrinsic motivation) được hiểu là nhận thức của người sử dụng đối với dự định chấp nhận công nghệ xuất phát từ các điều kiện bên trong như sự hứng thú (enjoyment) hay sự thỏa mãn (satisfaction) của người sử dụng (Feng và cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, động cơ bên ngoài sẽ cũng bị tác động bởi động cơ bên trong (Davis và cộng sự, 1992). Điều này được lý giải rằng, khi người sử dụng nhận thức một công nghệ mang lại sự hứng thú và cảm giác tích cực (hay động cơ bên trong), cảm giác nội tại này sẽ gia tăng việc sử dụng đối với các công nghệ để đạt được mục tiêu hay hoàn thành nhiệm vụ (Sällberg và Bengtsson, 2016). Mặc dù học thuyết động cơ được sử dụng đối với các bối cảnh khác nhau, tương đối ít các nghiên cứu đề cập đến bối cảnh của mobile money. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng động cơ bên ngoài được đại diện bởi động cơ sự hữu dụng (Leong và cộng sự, 2018) hay nhận thức hữu dụng (tức là perceived usefulness) (Sällberg và Bengtsson, 2016). Vì thế, yếu tố động cơ bên ngoài (extrinsic motivation) trong mô hình TAM và nhận thức hữu dụng (perceived usefulness) trong học thuyết MT tương tự nhau. Trong mô hình này, tác giả sử dụng yếu tố động cơ bên ngoài thay cho yếu tố nhận thức hữu dụng trong mô hình nghiên cứu được đề xuất, và nó được giả định ảnh hưởng đến thái độ và dự định chấp nhận đối với mobile money (Hình 1). 610
  6. Hơn nữa, yếu tố động cơ bên trong mô tả thái độ và hành vi được thông qua bởi nội tại của mỗi người sử dụng khi họ cảm thấy sự hài lòng, thích thú, niềm vui thích, tính giải trí đối với các công nghệ (Vallervà, 1997). Do đó, yếu tố bên trong được ngụ ý bởi các yếu tố tương tự như nhận thức hứng thú (perceived enjoyment) (Sällberg và Bengtsson, 2016), sự vui thích (fun) (Teo và cộng sự, 1999), động cơ khoái lạc (hedonic motivation) (Gerow và cộng sự, 2013; Leong và cộng sự, 2018), tính giải trí (playfulness) (Chang và cộng sự, 2015; Nkwe và Cohen, 2017). Dựa trên thuyết động cơ MT gốc, tác giả sẽ lựa chọn động cơ bên trong là yếu tố giả định tác động đến các yếu tố của mô hình chấp nhận công nghệ TAM, bao gồm tính dễ sử dụng (ease of use), tính hữu dụng hay động cơ bên ngoài (extrinsic motivation), thái độ (attitude) và dự định chấp nhận (adoption intention) đối với mobile money (Hình 1). Mặt khác, nghiên cứu đề xuất một cơ chế để giải thích về động cơ bên trong của người sử dụng hay lý do người sử dụng phơi bày động cơ bên trong đối với mobile money. Điều này có thể được giải thích là mặc dù trong mô hình chấp nhận công nghệ TAM đã phản ảnh các yếu tố liên quan đến ảnh hưởng nhận thức, mô hình vẫn thiếu vai trò quan trọng của các yếu tố liên quan đến cảm xúc và đánh giá của người sử dụng (Zheng, 2019). Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, các phản ứng nhận thức và phản ứng cảm xúc cần được xem xét mang tính riêng biệt và có sự ảnh hưởng rõ ràng đến sự đánh giá chủ quan đối với một công nghệ (Zheng, 2019). Vì thế, nghiên cứu này sẽ bổ sung một cơ chế nhằm giải thích cách thức người sử dụng bày tỏ động cơ bên trong (đại diện bởi cảm xúc) của người sử dụng thông qua sự ảnh hưởng của một số tác nhân quan trọng bao gồm chương trình xúc tiến (promotions), sự đổi mới cá nhân (personal innovativeness), ảnh hưởng xã hội (social norm), và sự lo lắng công nghệ (technology anxiety). c. Các giả thuyết được đề xuất Chương trình xúc tiến là một phương pháp hiệu quả nhằm thu hút và giữ chân khách hàng đối với các công nghệ (Haghirian và Madlberger, 2005). Nó bao gồm các chương trình xúc tiến mang tính tiền tệ (như coupon, giảm giá, sự hoàn lại) và các chương trình xúc tiến mang tính phi tiền tệ (như quà tặng, sản phẩm bổ sung) (Wang và Dai, 2020). Theo báo cáo của Appota (2018), người sử dụng Việt Nam sẽ bày tỏ thái độ tích cực, sự hứng thú, và có xu hướng phơi bày các thông tin cá nhân để nhận các chương trình khuyến mãi và xúc tiến từ người bán. Dựa trên nền tảng lý thuyết nêu trên, giả thuyết sau được đề xuất: Giả thuyết 1: Chương trình khuyến mãi sẽ ảnh hưởng tích cực đến động cơ bên trong đối với mobile money. Sự đổi mới cá nhân được hiểu là sự sẵn sàng của người sử dụng để thử nghiệm một công nghệ mới (Agarwal và Prasad, 1998). Yếu tố này mô tả thái độ chấp nhận của người sử dụng (Hirschman và Holbrook, 1982). Nghiên cứu trước đây khẳng định rằng khi khách hàng bày tỏ sự sẵn sàng đối với công nghệ mới, họ sẽ phơi bày động cơ bên trong để chấp nhận với hệ thống công nghệ đó (Feng và cộng sự, 2016). Vì thế, nghiên cứu này giả định giả thuyết sau: Giả thuyết 2: Sự đổi mới cá nhân sẽ ảnh hưởng tích cực đến động cơ bên trong đối với mobile money. 611
  7. Sự ảnh hưởng của xã hội chỉ ra sự tin tưởng của mỗi cá nhân về áp lực xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi nào đó (Fang và cộng sự, 2014). Yếu tố này phản ảnh mức độ của người sử dụng nhận thức sự hiện diện và tương tác của họ với người khác (Sachdev, 2011). Người sử dụng có xu hướng phản ứng và thông qua dự định và hành vi nào đó dựa trên ý tưởng, suy nghĩ và đánh giá của người xung quanh, như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp (Venkatesh, 2000). Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết 3: Sự ảnh hưởng của xã hội sẽ ảnh hưởng tích cực đến động cơ bên trong đối với mobile money. Sự lo lắng về công nghệ phản ánh mối quan tâm của người sử dụng khi họ đối diện với khả năng để sử dụng công nghệ mới (Simonson và cộng sự, 1987). Nó cũng đề cập đến việc người sử dụng có thể trải qua cảm giác sợ hãi và e sợ khi họ xem xét việc sử dụng hay đã sử dụng một hệ thống thông tin (Celik, 2016). Lý thuyết chỉ ra rằng sự lo lắng xảy ra trong khi người sử dụng nhận thức một công nghệ khó sử dụng (Venkatesh, 2000), hoặc xuất phát từ một số lỗi khi thực hiện giao dịch tài chính bởi giao diện không thân thiện và quá trình thanh toán không thuận tiện và phức tạp (Ewe Soo và cộng sự, 2015). Hơn nữa, một số vấn đề như mất thông tin cá nhân, tính xác thực truy cập, và xâm phạm tính riêng tư có thể gia tăng lo lắng về công nghệ (Littler và Melanthiou, 2006). Từ đó, sự lo lắng công nghệ ngăn cản người sử dụng bày tỏ động cơ bên trong, cảm xúc tích cực, và sự chấp nhận đối với các công nghệ mới (Donmez-Turan, 2019). Do đó, giả thuyết sau được đề xuất: Giả thuyết 4: Sự lo lắng công nghệ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến động cơ bên trong đối với mobile money. Động cơ bên trong được hiểu là khả năng thực hiện hành vi xuất phát từ bên trong của người sử dụng (Davis và cộng sự, 1992). Động cơ này bắt nguồn từ quá trình thực hiện bản thân của người sử dụng, thậm chí không cần đến các điều kiện, động cơ bên ngoài và cơ chế khuyến khích. Khi người sử dụng được thúc đẩy bên trong, họ sẽ gắn liền các hoạt động với các cảm xúc như sự ưa thích và niềm vui. Lý thuyết hiện tại đã chứng minh rằng động cơ bên trong có ảnh hưởng ý nghĩa nhận thức tính dễ sử dụng trong bối cảnh chung của các công nghệ (Gerow và cộng sự, 2013). Điều này có nghĩa rằng khi người sử dụng có động cơ bên trong (thể hiện qua các yếu tố của cảm xúc tích cực như sự hứng thú, động lực khoái lạc, hay vui thích) đối với một công nghệ cụ thể, họ sẽ nhận thức công nghệ đó có thể dễ sử dụng. Tác giả đưa ra giả thuyết rằng: Giả thuyết 5: Động cơ bên trong sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức dễ sử dụng đối với mobile money. Bên cạnh đó, động cơ bên trong và động cơ bên ngoài được xác nhận có mối tương quan ý nghĩa. Các hành vi xuất phát từ động cơ bên trong là một hình thức của sự quyết định do bản thân người sử dụng (Deci và cộng sự, 1999). Động cơ bên trong kết hợp với sự xem xét của quá trình nhận thức (Penz và Sinkovics, 2013), vì thế yếu tố này sẽ gia tăng nhận thức bên ngoài. Có nghĩa là khi người sử dụng tìm thấy một công nghệ cụ thể đem lại cho họ động cơ bên trong (thể hiện qua cảm xúc tích cực và đánh giá ưa thích), động lực tích cực đó sẽ thúc đẩy họ nhận thức tính hữu dụng (hay động cơ bên ngoài) để sử dụng công nghệ và đạt được kết quả. Nghiên cứu này sẽ đề xuất giả thuyết sau: 612
  8. Giả thuyết 6: Động cơ bên trong sẽ ảnh hưởng tích cực đến động cơ bên ngoài trong bối cảnh mobile money. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng động cơ bên trong sẽ thúc đẩy thái độ đối với một công nghệ. Ví dụ, Feng và cộng sự (2016) đã khám phá rằng động cơ bên trong ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người sử dụng đối với các quảng cáo di động. Ủng hộ kết quả của nghiên cứu này, mối quan hệ ý nghĩa giữa động cơ bên trong và thái độ của người sử dụng đã được kiểm chứng thực nghiệm trong một vài bối cảnh của các hệ thống công nghệ như công nghệ cảm biến (Kim và Forsythe, 2008) và hệ thống công nghệ thông tin (Nkwe và Cohen, 2017). Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết như sau: Giả thuyết 7: Động cơ bên trong sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người sử dụng trong bối cảnh mobile money. Mặt khác, các cá nhân với các động cơ bên trong tích cực có thể gia tăng dự định chấp nhận đối với các công nghệ mới. Thực vậy, một nghiên cứu thực nghiệm của Gerow và cộng sự (2013) đã phản ảnh mối quan hệ ý nghĩa giữa động cơ bên trong và dự định chấp nhận một hệ thống thông tin. Mối quan hệ tích cực này cũng được thừa nhận trong bối cảnh của dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Kaur và Arora, 2020) và dịch vụ ngân hàng di động (Chaurasia và cộng sự, 2019). Mặc dù vậy, mối quan hệ này chưa được kiểm định thực nghiệm trong bối cảnh mobile money. Vì thế, giả thuyết được đề xuất trong nghiên cứu này như sau: Giả thuyết 8: Động cơ bên trong sẽ ảnh hưởng tích cực đến dự định chấp nhận đối với mobile money. Nhận thức dễ sử dụng phản ảnh mức độ mỗi cá nhân tin tưởng rằng một công nghệ có khả năng dễ sử dụng (Davis, 1989). Với mô hình TAM gốc, nhận thức mức độ dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ và dự định chấp nhận đối với một công nghệ cụ thể. Thực vậy, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng kiểm tra mối tương quan giữa nhận thức dễ sử dụng và dự định chấp nhận đối với các công nghệ khác nhau. Điển hình, nhà nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ ý nghĩa giữa nhận thức dễ sử dụng và dự định chấp nhận đối với các dịch vụ ngân hàng di động giữa các khách hàng tại Anh (Hampshire, 2017). Kết quả ý nghĩa này cũng được khám phá trong bối cảnh của các công nghệ cảm biến (Kim và Forsythe, 2008). Tuy nhiên, một nghiên cứu thực nghiệm khác chỉ ra rằng nhận thức dễ sử dụng của các dịch vụ ngân hàng di động không ảnh hưởng ý nghĩa đối với thái độ của người sử dụng tại Iran (Mohammadi, 2015). Vì thế, nghiên cứu của tác giả đề xuất giả thuyết trong bối cảnh của mobile money như sau: Giả thuyết 9: Nhận thức dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với mobile money Tương tự như mối quan hệ giữa nhận thức dễ sử dụng và thái độ trong mô hình dự định chấp nhận công nghệ TAM, mối quan hệ giữa nhận thức dễ sử dụng và dự định chấp nhận công nghệ cũng được đề cập. Đối với các dịch vụ tài chính di động, nhận thức dễ sử dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi dự định sử dụng tiền ảo Bitcoin (Shahzad và cộng sự, 2018); nhận thức dễ sử dụng và dự định chấp nhận của người sử dụng mối quan hệ tích cực trong bối cảnh của tiền số tại UAE (Saif Almuraqab, 2020) và 613
  9. các dịch vụ ngân hàng di động (Priya và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, nhận thức dễ sử dụng cũng được khám phá không có sự ảnh hưởng ý nghĩa đối với dự định chấp nhận đối với các dịch vụ ngân hàng di động của người sử dụng tại Oman (Sharma Sujeet và cộng sự, 2017) và dự định tiếp tục sử dụng đối với các dịch vụ ngân hàng di động của người sử dụng tại Saudi Arabia (Baabdullah và cộng sự, 2019). Trong nghiên cứu này, giả thuyết trong bối cảnh mobile money được đề xuất như sau: Giả thuyết 10: Nhận thức dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến dự định chấp nhận đối với mobile money Động cơ bên ngoài được hiểu là sự thừa nhận việc thực hiện hành động dựa trên nhận thức tính hữu dụng của công nghệ (Davis và cộng sự, 1992). Yếu tố này chịu sự tác động của các điều kiện bên ngoài. Học thuyết động cơ MT đã chứng minh được rằng khi người sử dụng được thúc đẩy bởi các điều kiện bên ngoài, họ sẽ thông qua các phản ứng hành vi dựa trên lợi ích của công nghệ đó (Reis, 1994). Davis và cộng sự (1992) đã minh họa thực nghiệm mối tương quan gần gũi giữa động cơ bên ngoài và dự định chấp nhận đối với công nghệ. Một vài động cơ bên ngoài như sự ảnh hưởng tương tác lẫn nhau và phần thưởng khuyến khích sẽ tác động rất lớn và quyết định hành vi của người sử dụng (Deci và Ryan, 1985). Các nhà nghiên cứu cũng đồng tình với quan điểm rằng động cơ bên ngoài là một tác nhân quan trọng tác động đến dự định chấp nhận đối với bối cảnh của tiền số (Saif Almuraqab, 2020), thanh toán di động (Chaurasia và cộng sự, 2019), và các dịch vụ ngân hàng di động (Priya và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, lý thuyết hiện tại đã xác nhận vai trò cơ bản của động cơ bên ngoài và thái độ của người sử dụng đối với các công nghệ mới. Ví dụ như, Kim và Forsythe (2008) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa động cơ bên ngoài và thái độ của người sử dụng trong bối cảnh của các công nghệ cảm biến. Bên cạnh đó, động cơ bên ngoài cũng có tác động tích cực và thay đổi thái độ của người sử dụng trong bối cảnh của các dịch vụ ngân hàng di động tại Iran (Mohammadi, 2015). Mối tương quan này được thừa nhận trong bối cảnh của một số công nghệ mới; tuy nhiên, nó chưa được kiểm chứng thực nghiệm trong hoàn cảnh của mobile money. Vì vậy, sẽ rất cần thiết để giả định giả thuyết như sau: Giả thuyết 11: Động cơ bên ngoài sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với mobile money Giả thuyết 12: Động cơ bên ngoài sẽ ảnh hưởng tích cực đến dự định chấp nhận đối với mobile money. Thái độ phản ánh xu hướng của người sử dụng để phản ứng theo cách thức ưa thích và đồng nhất với một hệ thống thông tin (Lutz, 1985). Theo mô hình dự định chấp nhận công nghệ TAM ban đầu, thái độ có vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển dự định chấp nhận công nghệ của người sử dụng (Davis, 1989). Dự định chấp nhận mô tả mức độ mà người sử dụng ưu thích sử dụng công nghệ, cụ thể như mobile money trong bối cảnh của nghiên cứu này. Mohammadi (2015) đã phát triển một khung mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình TAM và minh họa mối quan hệ ý nghĩa giữa thái độ và hành vi tái sử dụng đối với các dịch vụ ngân hàng di động của khách hàng Iran. Hampshire (2017) cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm và xác nhận mối tương quan tích cực giữa thái độ và dự định sử dụng đối với các hệ thống ngân hàng di động tại Anh. 614
  10. Đồng nhất với các khám phá này, nghiên cứu hiện tại sẽ phát triển giả thuyết này trong bối cảnh của mobile money tại Việt Nam: Giả thuyết 13: Thái độ sẽ ảnh hưởng tích cực đến dự định chấp nhận đối với mobile money. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất H7 (+) Chương trình Dễ sử dụng xúc tiến H1 (+) H10 (+) H8 (+) H9 (+) Sự đổi mới cá nhân H2 (+) Động cơ H5 (+) H13 (+) Dự định Thái độ bên trong hành vi H3 (+) Ảnh hưởng xã hội H6 (+) H11 (+) H12 (+) H4 (-) Sự lo lắng công nghệ Động cơ bên ngoài Dựa trên tổng quan nghiên cứu và phát triển các giả thuyết, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu được giới thiệu trong Hình 1. 2.3.2. Phát triển thang đo và thiết kế bảng hỏi Nghiên cứu này sử dụng 08 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Thang đo của 09 biến khảo sát được trích từ hệ thống lý thuyết hiện tại và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó của các nhà nghiên cứu. Cụ thể như sau: Bảng 1: Thang đo các biến của mô hình nghiên cứu đề xuất Biến Mã hóa Mục hỏi Nguồn Chương PRO1 Tôi sẽ bị lôi cuốn bởi các chương trình xúc tiến Lichtenstein và cộng trình sự (1990) xúc tiến PRO2 Tôi sẽ cảm thấy có ích nếu mobile money tung ra các chương trình xúc tiến PRO3 Tôi sẽ cảm thấy đáng tin cậy nếu mobile money tung ra các chương trình xúc tiến Đổi mới INN1 Khi tôi nghe nói về một công nghệ mới, tôi sẽ Agarwal và Prasad cá nhân tìm kiếm và trải nghiệm nó. (1998) INN2 Trong mọi người, tôi thường là người đầu tiên sẽ thử nghiệm một công nghệ mới INN3 Tôi rất thích được trải nghiệm với các công nghệ 615
  11. mới INN4 Nhìn chung, tôi sẽ sẵn sàng để trải nghiệm công nghệ mới Ảnh SOC1 Những người quan trọng nhất sẽ nghĩ tôi nên sử Shimp và Kavas hưởng dụng mobile money (1984) xã hội SOC2 Sẽ có nhiều người sử dụng mobile money nghĩ tôi nên sử dụng nó SOC3 Nếu sử dụng mobile money, mọi người nhìn nhận tôi là một người bắt kịp xu thế của công nghệ tài chính. Sự lo ANX1 Tôi cảm thấy lo lắng về việc sử dụng mobile Venkatesh và cộng sự lắng money (2003) công nghệ ANX2 Tôi nghĩ rằng tôi có thể bị mất thông tin khi sử dụng mobile money ANX3 Tôi e ngại sử dụng mobile money vì tôi có thể mắc lỗi không thể sửa chữa được. Động cơ INT1 Tôi cảm thấy mobile money rất thú vị Fagan và cộng sự bên (2008) trong INT2 Mobile money mang đến cho tôi sự hài lòng INT3 Tôi rất hứng thú để sử dụng mobile money Động cơ EXT1 Mobile money là phương thức thanh toán hữu Molina-Castillo và bên dụng cộng sự (2016) và ngoài Fagan và cộng sự (2008) EXT2 Mobile money mang đến cho tôi thanh toán nhanh chóng EXT3 Mobile money mang đến sự linh hoạt trong thanh toán ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Tính dễ EOU1 Rất dễ học để sử dụng mobile money Fagan và cộng sự sử dụng (2008) EOU2 Rất dễ để thực hiện các giao dịch thanh toán với mobile money EOU3 Hệ thống thanh toán mobile money rất rõ ràng và dễ hiểu EOU4 Sử dụng mobile money không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực và công sức. 616
  12. Thái độ ATT1 Việc sử dụng mobile money thu hút tôi Davis và Venkatesh (1996) ATT2 Việc sử dụng mobile money rất có giá trị thực tế ATT3 Việc sử dụng mobile money là một sự lựa chọn thông minh. Dự định ADO1 Tôi sẽ mua sắm thông qua mobile money trong Tan và Teo (2000) và chấp tương lai Kim và cộng sự nhận (2008) ADO2 Tôi sẽ cố gắng thực hiện thanh toán qua mobile money trong tương lai ADO3 Tôi sẽ giới thiệu với mọi người để sử dụng mobile money (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bảng câu hỏi được thiết kế bởi hai phần chính: một là các thông tin cơ bản về người tham gia trả lời câu hỏi (hay các đáp viên) (bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ, và kinh nghiệm sử dụng dịch vụ tài chính di động) và hai là 29 câu hỏi liên quan đến 8 biến độc lập (chương trình xúc tiến, sự đổi mới cá nhân, sự ảnh hưởng của xã hội, sự lo lắng về công nghệ, động cơ bên trong, tính dễ sử dụng, động cơ bên ngoài, thái độ) và 1 biến phụ thuộc (dự định chấp nhận đối với mobile money). Mỗi câu hỏi sẽ sử dụng thang đo Likert bao gồm 5 cấp độ (từ mức độ 1 - ‘hoàn toàn không đồng ý’ đến mức độ 5 - ‘hoàn toàn đồng ý’). 2.3.3. Thu thập dữ liệu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện. Đối tượng khảo sát là các cá nhân, đang là sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Họ đã và có nhu cầu sử dụng mobile money. Hình thức khảo sát là mẫu phiếu được thiết kế thông qua Google Docs và gửi thông qua mạng Internet (chủ yếu các trang mạng xã hội). Sau khi thu thập các phiếu khảo sát từ các đáp viên, tác giả tiến hành xem xét cẩn thận các câu trả lời cho mỗi phiếu khảo sát. Do đó, tác giả loại 18 phiếu khảo sát với một số lí do liên quan đến sự trùng lặp các câu trả lời và một số phần chưa hoàn thành. Kết quả là 398 phiếu được giữ lại và phục vụ cho các phân tích chính thức của nghiên cứu. Quá trình thu thập dữ liệu của nghiên cứu này được chia làm hai bước, cụ thể nghiên cứu thí điểm (pre-test) và kiểm định bảng câu hỏi (pilot test). Sau khi hoàn thành việc thiết kế bảng hỏi, tác giả đã kiểm định pre-test với một số người khảo sát và chuyên gia chuyên ngành. Kết quả là một số vấn đề được phát hiện liên quan đến các câu hỏi của bảng khảo sát như sự khó hiểu hoặc làm họ không biết cách trả lời như thế nào. Bước tiếp theo, kiểm định bảng câu hỏi (pilot test) giúp đảm bảo tất cả đáp viên không chỉ trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi mà còn hiểu theo cùng một cách. Điều này hỗ trợ cho nguồn dữ liệu mà tác giả thu thập được chân thực và không bị sai lệch, tránh ảnh hưởng đến kết quả thống kê, phân tích và chạy mô hình. Thông qua kiểm định pilot test, tác giả sẽ biết được một số câu hỏi cần phải điều chỉnh và hoàn thiện trước khi điều tra trên quy mô rộng. 617
  13. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu Bảng 2: Kết quả nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ % Giới tính Nam 144 36.18% Nữ 254 63.82% Công việc Làm thêm (bán thời gian) 91 22.86% Không có công việc 307 77.14% Kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ thanh toán và tài chính di động 4 năm 16 4.02 Nguồn tài chính (VNĐ/tháng) Dưới 2 triệu 60 15.08% 2-3 triệu 187 46.98% Trên 3 triệu 151 37.94% (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.2. Kiểm định thang đo Kiểm định thang đo được chia làm hai bước chính. Đầu tiên, nghiên cứu sẽ phân tích EFA với phương pháp Principal Axis Factoring và phép xoay Promax rotation để chọn lọc các thang đo. Hệ số tải (factor loading) của các items trong các biến phải thỏa mãn giá trị tiêu chuẩn là 0.5 (Hair và cộng sự, 2018). Đối chiếu Bảng 3, hệ số tải đáp ứng tiêu chuẩn. Vì thế, không có biến quan sát nào bị loại. Bên cạnh đó, giá trị Kaiser-Meyer- Olkin’s sample Adequacy (KMO) đạt giá trị 0.917; Bartlett’s Test of Sphericity (chi- square) đạt giá trị 8892.452; df đạt giá trị 325 và sig đạt giá trị 0.000. Vì vậy, nghiên cứu khẳng định sự phù hợp trong kiểm định nhân tố EFA. Các yếu tố giải thích 78.556% tổng các biến được trích hay tỉ lệ phương sai trích đạt giá trị 78.556%. Bước tiếp theo, nghiên cứu sẽ kiểm định sự phù hợp của đo lường thông qua một số tiêu chuẩn, bao gồm giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và sự phù hợp của mô hình. 3.2.1. Giá trị hội tụ Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố EFA Items PRO INN SOC ANX INT EXT EOU ATT ADO PRO1 0.841 PRO2 0.873 PRO3 0.866 INN1 0.887 INN2 0.925 INN3 0.897 618
  14. INN4 0.812 SOC1 0.904 SOC2 0.881 SOC3 0.915 ANX1 -0.865 ANX2 -0.915 ANX3 -0.951 INT1 0.915 INT2 0.903 INT3 0.800 EXT1 0.834 EXT2 0.862 EXT3 0.853 EOU1 0.795 EOU2 0.907 EOU3 0.930 EOU4 0.847 ATT1 0.863 ATT2 0.869 ATT3 0.858 ADO1 0.860 ADO2 0.865 ADO3 0.651 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Giá trị hội tụ được hiểu là các biến trong cùng một yếu tố có mối tương quan cao. Điều này thể hiện qua một số tiêu chuẩn như độ tin cậy, độ tin cậy tổng hợp, hệ số tải tiêu chuẩn hóa, và phương sai trích. Sau khi phân tích EFA, tác giả thực hiện kiểm định độ tin cậy của các thang đo của mô hình nghiên cứu. Giá trị độ tin cậy (Cronbach’s alpha hay CA) nên lớn hơn hoặc bằng 0.7 (Hair và cộng sự, 2018). Kết quả kiểm định của nghiên cứu thể hiện giá trị lớn hơn 0.7, đạt giá trị từ 0.830 (yếu tố dự định chấp nhận - ADO) đến 0.944 (yếu tố sự lo lắng công nghệ - ANX). Do đó, kết quả này cho thấy các thang đo trong nghiên cứu này bước đầu đảm bảo độ tin cậy. Hơn thế nữa, giá trị hội tụ còn thể hiện ở một số tiêu chuẩn như độ tin cậy tổng hợp (composite reliability - CR), phương sai trích (average variance extracted - AVE) và hệ số tải chuẩn hóa (stvàardized loadings). Theo tiêu chuẩn được giới thiệu bởi Hair và cộng sự (2018) và Fornell và Larcker (1981), hệ số tải tiêu chuẩn hóa nên lớn hơn 0.5; độ tin cậy tổng hợp nên lớn hơn 0.5 và phương sai trích nên lớn hơn 0.5. Số liệu trong Bảng 4 cho thấy các yếu tố và items đều đáp ứng giá trị tiêu chuẩn. Cụ thể, độ tin cậy tổng hợp đạt giá trị từ 0.799 (yếu tố dự định chấp nhận - ADO) đến 0.944 (yếu tố sự lo lắng công nghệ - ANX); phương sai trích đạt giá trị từ 0.573 (yếu tố dự định chấp nhận - ADO) đến 0.848 (yếu tố sự lo lắng công nghệ - ANX); hệ số tải tiêu chuẩn hóa đạt giá trị từ 0.677 (ADO1) đến 0.938 (INT2). Vì vậy, mô hình đạt giá trị hội tụ và độ tin cậy cao. 619
  15. Bảng 4: Hệ số tải chuẩn hóa, cronbach’s alpha, phương sai trích, và độ tin cậy tổng hợp Construct items Std-loadings CA AVE CR PRO PRO1 0.830 0.902 0.756 0.903 PRO2 0.884 PRO3 0.894 INN INN1 0.880 0.939 0.794 0.939 INN2 0.906 INN3 0.912 INN4 0.866 SOC SOC1 0.908 0.929 0.813 0.929 SOC2 0.883 SOC3 0.914 ANX ANX1 0.915 0.944 0.848 0.944 ANX2 0.925 ANX3 0.923 INT INT1 0.849 0.912 0.772 0.910 INT2 0.938 INT3 0.845 EXT EXT1 0.841 0.886 0.722 0.886 EXT2 0.858 EXT3 0.851 EOU EOU1 0.850 0.929 0.768 0.930 EOU2 0.907 EOU3 0.904 EOU4 0.842 ATT ATT1 0.873 0.907 0.764 0.907 ATT2 0.884 ATT3 0.865 ADO ADO1 0.677 0.830 0.573 0.799 ADO2 0.694 ADO3 0.883 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.2.2. Giá trị phân biệt Giá trị phân biệt là mức độ mà các yếu tố khác biệt với nhau và không tương quan với nhau. Nguyên tắc là các biến phải liên quan nhiều hơn đến yếu tố của chúng so với các yếu tố khác. Để đánh giá giá trị phân biệt, giá trị tương quan giữa các yếu tố nhỏ hơn căn bậc hai của phương sai trích (AVE). Minh họa Bảng 5, các giá trị nằm ở đường chéo mô tả giá trị căn bậc hai của phương sai trích và các yếu tố nằm ngoài đường chéo góc mô tả tương quan giữa các yếu tố. Kết quả Bảng 5 cho thấy, các giá trị thỏa mãn điều kiện tiêu chuẩn nêu trên; do đó, mô hình đảm bảo giá trị phân biệt. 620
  16. Bảng 5: Correlation matrix Construct PRO INN SOC ANX INT EXT EOU ATT ADO PRO 0.869 INN 0.501 0.891 SOC 0.416 0.399 0.902 ANX -0.583 -0.575 -0.354 0.921 INT 0.508 0.521 0.405 -0.431 0.879 EXT 0.233 0.317 0.194 -0.326 0.270 0.850 EOU 0.479 0.477 0.303 -0.428 0.517 0.363 0.876 ATT 0.520 0.616 0.441 -0.528 0.537 0.354 0.506 0.874 ADO 0.572 0.615 0.479 -0,500 0.841 0.397 0.693 0.669 0.757 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.2.3. Sự phù hợp của mô hình Sự phù hợp của mô hình được xác định bởi sự tương ứng giữa ma trận hiệp phương sai quan sát được và một ma trận hiệp phương sai ước lượng lấy kết quả từ mô hình được đề xuất. SEM sử dụng một chuỗi các đo lường để miêu tả giải thuyết nghiên cứu giải thích dữ liệu đầu vào như thế nào. Dữ liệu đầu vào tạo thành ma trận hiệp phương sai giữa các biến đo lường. Nếu chúng ta giải thích được tất cả mối tương quan chính vốn có trong tập dữ liệu thì chúng ta sẽ có mô hình phù hợp. Nếu có sự khác biệt giữa các mối tương quan đề xuất và các mối tương quan quan sát được, chúng ta sẽ có một mô hình có độ phù hợp thấp. Một số chỉ số đo độ phù hợp của mô hình bao gồm Chi-square/degree of freedom (hay X2/df), Tucker-Lewis Fit Index (TLI), Comparative Fit Index (CFI), Normal Fit Index (NFI), Incremental Fit Index (IFI), và Root Mean Square Error of Approximation (RMSEA). Để đánh giá độ phù hợp của mô hình, X2/df phải đạt hay lớn hơn giá trị tiêu chuẩn 3.0; TLI, CFI, NFI và IFI nên lớn hơn giá trị tiệu chuẩn 0.9; và RMSEA phải lớn hơn giá trị tiêu chuẩn 0.08 (Hair và cộng sự, 2018). Nhìn vào Bảng 6, các giá trị X2/df, TLI, CFI, NFI, IFI, và RMSEA đều thỏa mãn các giá trị được đề xuất. Vì vậy, nghiên cứu này đạt được sự phù hợp của mô hình. Bảng 6: Sự phù hợp (goodness-of-fit) mô hình nghiên cứu Index Threshold value Structural model X2/df
  17. Hình 2. Kết quả cho thấy rằng 12 giả thuyết (trên tổng số 13 giả thuyết) được chấp nhận. Mối quan hệ giữa sự lo lắng công nghệ và động cơ bên trong được khám phá không có ý nghĩa thống kê (β = -0.051; p > 0.05), có nghĩa giả thuyết H4 không được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đề xuất giải thích lần lượt 42.7%, 30.2%, 9.1%, 39.9%, và 96.6% các biến động cơ bên trong, tính dễ sử dụng, động cơ bên ngoài, thái độ, và dự định chấp nhận đối với mobile money. Bảng 7: Kết quả kiểm định giả thuyết Giả thuyết Paths Estimate t-value p-value Kết quả H1 PRO→INT 0.250 4.539 0.000 Xác nhận H2 INN→INT 0.297 5.635 0.000 Xác nhận H3 SOC→INT 0.151 3.506 0.000 Xác nhận H4 ANX→INT -0.051 -1.037 0.300 Từ chối H5 INT→EOU 0.578 10.872 0.000 Xác nhận H6 INT→EXT 0.258 5.516 0.000 Xác nhận H7 INT→ATT 0.410 6.883 0.000 Xác nhận H8 INT→ADO 0.560 12.731 0.000 Xác nhận H9 EOU→ATT 0.221 4.209 0.000 Xác nhận H10 EOU→AD 0.140 5,457 0.000 Xác nhận O H11 EXT→ATT 0.178 3.132 0.002 Xác nhận H12 EXT→AD 0.051 1.961 0.050 Xác nhận O H13 ATT→AD 0.075 2.694 0.007 Xác nhận O (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Hình 2: Phân tích mô hình cấu trúc Chương trình xúc tiến 0.250*** 0.56*** Dễ sử dụng Sự đổi mới cá 0.14*** nhân 0.578*** 0.221*** 0.297*** 0.075** Động cơ bên 0.41*** Thái độ Dự định 0.151*** trong hành vi Ảnh hưởng 0.258*** 0.178** xã hội Động cơ bên 0.051* -0.051n.s ngoài Sự lo lắng công nghệ Notes: ***p
  18. trường đại học tại Hà Nội. Biến độc lập nào có hệ số hồi quy Estimate càng lớn thì càng có nhiều tác động lên biến phụ thuộc. Kết quả của nghiên cứu (Bảng 7 và Hình 2) thể hiện biến động cơ bên trong có ảnh hưởng nhiều nhất đến dự định hành vi của người dùng mobile money (với hệ số hồi quy Estimate cao nhất, đạt 0.56), tiếp theo là biến dễ sử dụng (hệ số hồi quy Estimate 0.14), thái độ (hệ số hồi quy Estimate 0.075) và động cơ bên ngoài (sự hữu dụng) (hệ số hồi quy Estimate 0.051). Với biến động cơ bên trong, sự đổi mới cá nhân có ảnh hưởng nhiều nhất (hệ số hồi quy Estimate 0.297), kế tiếp là chương trình xúc tiến (hệ số hồi quy Estimate 0.25) và yếu tố ảnh hưởng xã hội (hệ số hồi quy Estimate 0.151). Từ những kết quả này, nhà cung cấp dịch vụ cần bám sát các nhân tố để đưa ra các giải pháp làm tăng động cơ bên trong, dễ sử dụng, thái độ và động cơ bên ngoài, từ đó thúc đẩy đối tượng sinh viên sử dụng mobile money. Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà mạng như sau: Thứ nhất, tăng cường truyền thông về phương thức thanh toán mobile money, để người dùng biết được đây là một cách thức thanh toán mới, có rất nhiều lợi ích khi sử dụng: tiện lợi, chi phí thấp, có thể thanh toán cho cả các giao dịch mua bán giá trị nhỏ hàng ngày… Hoạt động này làm gia tăng động cơ bên ngoài (người dùng sẽ hiểu được tính hữu dụng của mobile money), đồng thời là cơ sở cho sự đổi mới cá nhân của người dùng. Người dùng biết đến và sẵn sàng thử các công nghệ mới nhằm đem lại sự tiện lợi cho bản thân (sự đổi mới cá nhân). Việc truyền thông này trước hết sẽ tiến hành qua tin nhắn sms, vì đây là tài nguyên sẵn có của các nhà mạng mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Ngoài ra, họ có thể tiến hành trên các kênh khác như trang web của nhà cung cấp, các trang báo điện tử, các trang mạng xã hội mà sinh viên thường sử dụng (Facebook, Zalo, Tiktok). Đặc biệt, hoạt động liên kết, tài trợ giữa nhà cung cấp với các trường đại học cũng là một cách thức tiếp cận chính xác đối tượng. Thông qua kênh trường đại học và mạng xã hội, nhà mạng sẽ nhanh chóng tạo ra được cộng đồng những người trẻ quan tâm, sử dụng dịch vụ. Khi bạn bè mình sử dụng mobile money thì đối tượng sinh viên cũng dễ bị tác động (bị ảnh hưởng xã hội) dẫn tới đăng ký sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng có thể mời những người nổi tiếng, có phong cách hiện đại làm đại diện thương hiệu. Điều này vừa thu hút sự quan tâm ở những người trẻ tuổi như sinh viên, đồng thời gắn liền mobile money với hình ảnh phương thức thanh toán hiện đại, mới mẻ, dành cho những người trẻ, từ đó thúc đẩy sinh viên sử dụng dịch vụ (sự đổi mới cá nhân). Thứ hai, thực hiện các chương trình xúc tiến để thu hút người dùng cài đặt, dùng thử dịch vụ. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ có thể miễn phí chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng một hệ thống/nhà cung cấp, miễn phí nạp tiền - rút tiền, miễn phí thanh toán bằng tài khoản mobile money. Đây được coi là một hình thức kích cầu rất hiệu quả, bởi người dùng có thể đã quan tâm tới hình thức thanh toán này, lại được dùng miễn phí thì sẽ kích thích hành động sử dụng luôn. Những người trẻ cũng rất thích tặng data truy cập internet, nên các hoạt động xúc tiến khác mà doanh nghiệp viễn thông có thể áp dụng liên quan tới data như đăng ký mobile money thì được tặng gói data, hoặc giới thiệu bạn đăng ký mới dịch vụ cũng được tặng data… 623
  19. Thứ ba, liên kết với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ khác như nhà bán lẻ hàng tiêu dùng, đặt xe, đặt vé xem phim… và tạo chương trình khuyến mãi (chương trình xúc tiến) khi khách hàng sử dụng mobile money để thanh toán. Tuy nhiên, cách thức này cần nhiều thời gian và chi phí để triển khai, đồng thời cũng cần sự nhận thức và hợp tác từ phía đối tác. Thứ tư, hệ thống mobile money cần phải dễ sử dụng: đăng ký dịch vụ dễ dàng, giao diện được thiết kế đơn giản, dễ nhớ, dễ thao tác. Điều này không những giúp dễ tiếp cận nhóm khách hàng sinh viên trẻ tuổi, mà khi họ lan tỏa cho bạn bè, người thân thì những người này cũng có thể dễ dàng sử dụng mà không lo sử dụng sai, dẫn tới những thiệt hại về kinh tế. Dù nghiên cứu đã chỉ ra được một số nhân tố có ảnh hưởng tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, nhưng nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế mà tác giả sẽ nghiên cứu và cải thiện trong thời gian tới. Đó là: Một là, số lượng đáp viên của nghiên cứu còn ít với đối tượng là sinh viên đại học tại Hà Nội nên kết quả của nghiên cứu có thể bị sai khác với các đối tượng khác, ở khu vực khác. Trong các nghiên cứu sắp tới, tác giả sẽ mở rộng số lượng mẫu cũng như khảo sát một cách đa dạng các đối tượng để có kết quả có ý nghĩa hơn. Hai là, mô hình nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra được một số nhân tố tác động tới dự định sử dụng mobile money của người dùng, tuy nhiên đây không phải tất cả các nhân tố có ảnh hưởng. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển mô hình để chỉ ra được các nhân tố khác có ảnh hưởng tới dự định sử dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội./. TÀI LIỆU THAM KHẢO A1. garwal, R., và Prasad, J. (1998), "A Conceptual và Operational Definition of Personal Innovativeness in the Domain of Information Technology", Information Systems Research, Vol. 9 No. 2, pp.204-215. 2. Davis, F. D. (1989), "Perceived usefulness, perceived ease of use, và user acceptance of information technology", MIS Quarterly, pp.319-340. 3. Davis, F. D., Bagozzi, R. P., và Warshaw, P. R. (1992), "Extrinsic và intrinsic motivation to use computers in the workplace", Journal of Applied Social Psychology, Vol. 22 No. 14, pp.1111-1132. 4. Davis, F. D., và Venkatesh, V. (1996), "A critical assessment of potential measurement biases in the technology acceptance model: three experiments", International Journal of Human-Computer Studies, Vol. 45 No. 1, pp.19-45. 5. Fagan, M. H., Neill, S., và Wooldridge, B. (2008), "Exploring the intention to use computers: An empirical investigation of the role of intrinsic motivation, extrinsic motivation, và perceived ease of use", Journal of Computer Information Systems, Vol. 48 No. 3, pp.31-37. 6. Francis Kuma, Dr. Isaiah Onsarigo Miencha (2017), The Impact of Mobile money Services on the Financial Transactions of Tertiary Students, International Journal of Innovative 624
  20. Research & Development, Vol 6 Issue 7, pp. 270-276 7. Glavee-Geo, R., Shaikh Aijaz, A., Karjaluoto, H. and Hinson Robert, E. (2019), "Drivers and outcomes of consumer engagement: Insights from Mobile money usage in Ghana", International Journal of Bank Marketing, Vol. 38 No. 1, pp. 1-20. 8. Hoàng Công Gia Khánh - Trần Hùng Sơn - Huỳnh Thị Ngọc Lý (2019), Mô hình nào cho Mobile money tại Việt nam, Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Luật 9. Kiconco, R. I., Rooks, G. and Snijders, C. (2020), "Learning Mobile money in social networks: Comparing a rural and urban region in Uganda", Computers in Human Behavior, Vol. 103 No., pp. 214-225. 10. Kim, D. J., Ferrin, D. L., và Rao, H. R. (2008), "A trust-based consumer decision- making model in electronic commerce: The role of trust, perceived risk, và their antecedents", Decision Support Systems, Vol. 44 No. 2, pp.544-564. 11. Lichtenstein, A. H., Cohn, J. S., Hachey, D. L., Millar, J. S., Ordovas, J. M., và Schaefer, E. J. (1990), "Comparison of deuterated leucine, valine, và lysine in the measurement of human apolipoprotein A-I và B-100 kinetics", J Lipid Res, Vol. 31 No. 9, pp.1693-701. 12. Molina-Castillo, F., Rodriguez-Guirao, A., Lopez-Nicolas, C., và Bouwman, H. (2016), "Analysis of mobile pre-payment (pay in advance) và post-payment (pay later) services", International Journal of Mobile Communications, Vol. 14 No. 5, pp.499- 517. 13. Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hùng Sơn, Nguyễn Vĩnh Khương (2019), Mobile money với giao dịch thanh toán số và tài chính toàn diện tại Việt nam, Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Luật 14. Shimp, T. A., và Kavas, A. (1984), "The theory of reasoned action applied to coupon usage", Journal of Consumer Research, Vol. 11 No. 3, pp.795-809. 15. Tan, M., và Teo, T. S. H. (2000), "Factors influencing the adoption of internet banking", ournal of the Association for Information Systems, Vol. 1 No. 1, pp.1-42. 16. Tavneet Suri (2017), Mobile money, The Annual Review of Economics, Annu. Rev. Econ. 2017. 9:497-520 17. Venkatesh, V. (2000), "Determinants of Perceived Ease of Use: Integrating Control, Intrinsic Motivation, và Emotion into the Technology Acceptance Model", Information Systems Research, Vol. 11 No. 4, pp.342-365. 625
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2