intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá các nhân tố tác động đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của việc cổ phần hóa tới năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời xem xét, so sánh ảnh hưởng các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa, kết hợp phân tích theo cả cơ cấu kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá các nhân tố tác động đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa

  1. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU C PHẦN HOÁ NCS. Nguyễn Ánh Tuyết Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của việc cổ phần hóa tới năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời xem xét, so sánh ảnh hưởng các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa, kết hợp phân tích theo cả cơ cấu kinh tế. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững hàm sản xuất bằng kết hợp các kỹ thuật tham số và bán tham số của Levinshon - Petrin để đo lường năng suất, sau đó sử dụng năng suất làm biến phụ thuộc ước lượng tác động cuả các nhân tố bên trong doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, TFP có xu hướng tăng sau khi các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, ảnh hưởng tích cực của mức trang bị tư bản và thu nhập trên đầu người tới năng suất, còn nguồn vốn vay bên ngoài lại đang được sử dụng không có hiệu quả nên lại có tác động tiêu cực. Bên cạnh đó, tác giả lại tìm thấy nếu phân rã ảnh hưởng theo từng ngành công nghiệp và dịch vụ thì mức trang bị vốn trên lao động đều có tác động tiêu cực đến TFP trước và sau CPH, hàm ý việc sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà nước lãng phí, không tập trung để giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất. Từ khoá: Năng suất, TFP, cổ phần hóa, Levinshon-Petrin 1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích  Phƣơng pháp bán tham số ƣớc lƣợng hàm sản xuất để ƣớc lƣợng năng suất TFP Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững hàm sản xuất bằng cách kết hợp các kỹ thuật tham số và bán tham số của Levinshon và Petrin (2003) để ước lượng năng suất TFP. Phương pháp ước lượng này phát triển từ kỹ thuật Olley- Pakes (1996). Với phương pháp Olley-Pakes thì điều kiện kỹ thuật của nó là đòi hỏi đầu tư của các doanh nghiệp dương. Tiếp cận bán tham số thì cho phép sai số độ đo nhưng không cho phép khác nhau về công nghệ sản xuất giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Khi Olley-Pakes sử dụng đầu tư để hiệu chỉnh tính đồng thời có thể làm các ước lượng hàm sản xuất bị chệch và tính khả biến hàng năm có thể không phản ánh trong năng suất của các doanh nghiệp ước lượng được. Để khắc phục nhược điểm này, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu để điều chỉnh sự chệch do tính đồng thời. Phương pháp này được minh họa bằng việc xem xét hàm 427
  2. sản xuất Cobb-Douglas dưới dạng logarit. Phương trình ước lượng đối với nhà máy i trong ngành j năm t như sau: (các biến được lấy logarit): yitj    l litj  m mitj  k kitj  itj   itj (1) j j j j Ở đây: yit : yếu tố đầu ra; lit : đầu vào lao động; mit : nguyên liệu; kit : lượng tư bản. Số hạng sai số theo nhà máy it và một thành phần phân phối chuẩn, đồng j nhất và độc lập  it . Thành phần năng suất it , nhà kinh tế lượng không quan sát j j được, nhưng các nhà quản lý nhà máy biết, và nó tác động lên các quy tắc quyết định của nhà máy. Thành phần  it không có tác động gì lên các quyết định của nhà j máy, biểu thị các sốc không dự đoán được có trung bình bằng 0 đối với năng suất thực hiện sau khi đầu vào được chọn. Tập hợp các tham số hàm sản xuất thu được đối với mỗi ngành j để tính đến những khác nhau về công nghệ giữa các ngành. Vấn đề tính đồng thời nảy sinh khi có sự tương quan đồng thời bên trong nhà máy i lẫn qua thời gian t giữa  it và các đầu vào của nhà máy. Để giải quyết j vấn đề tính đồng thời, phương pháp bán tham số sử dụng nguyên liệu để xấp xỉ cho phần của sai số tương quan với các đầu vào. Hàm cầu nguyên liệu khi đó được viết dưới dạng như sau: mitj  mtj (itj , kitj ) Ta lấy hàm ngược của hàm cầu nguyên liệu để thu được một hàm năng suất phải thỏa mãn giả thiết đơn điệu sau: với điều kiện về tư bản, cầu đối với nguyên liệu tăng theo năng suất. Hàm năng suất it  t (mit , kit ) chỉ phụ thuộc các biến j j j j quan sát được. Phương trình (1) có thể được viết dưới dạng tuyến tính từng phần (sau đây bỏ qua chỉ số ngành j): yit  l lit  t (mit , kit )   it (2) ở đây: t (mit , kit )     m mit   k kit  t (mit , kit ) . Vì E[ | mit, kit] = 0, khác nhau giữa phương trình (2) và kỳ vọng của nó, có điều kiện đối với nguyên liệu và tư bản, được cho như sau: yit – E[yit | mit,kit] =l(lit – E[lit | mit,kit]) + it (3) Phương trình (3) ước lượng bằng OLS (không có số hạng hằng số) để thu được các ước lượng vững tham số đối với các đầu vào biến đổi không hiệu chỉnh đối với tính đồng thời, lao động và đầu vào trung gian. Các kỳ vọng có điều kiện 428
  3. thu được bằng các hồi quy bình phương bé nhất có trọng số địa phương (LWLS) của đầu ra, lao động theo (mit, kit). Hàm t(.) thu được từ hồi quy LWLS của ( yit  ˆl lit ) theo (mit, kit). Để có ước lượng vững của (m, k), ta giả thiết rằng năng suất tuân theo quá trình Markov cấp một: it = E[ it | it-1] + it, ở đây it, sốc năng suất không kỳ vọng, là độc lập và có cùng phân phối. Chiến lược ước lượng của chúng ta dựa trên giả thiết rằng tư bản có thể điều chỉnh theo năng suất kỳ vọng nhưng không điều chỉnh theo sốc năng suất không kỳ vọng. Sử dụng các hệ số ước lượng được và một ước lượng phi tham số đối với năng suất kỳ vọng E[it | it-1] ta thu được các phần dư it + it. Thuật toán ước lượng bắt đầu từ các ước lượng OLS, lặp theo các điều kiện moment mẫu để làm phù hợp với các giá trị lý thuyết của chúng bằng 0, và sau đó đạt tới các ước lượng tham số cuối cùng. Phần dư TFP trung tính kiểu Hicks mức nhà máy được định nghĩa là TFPit = it + it và biểu thị hiệu quả trong chuyển đổi đầu vào thành đầu ra, tiếp nhận những phương pháp sản xuất và công nghệ mới và tốt hơn, cải tiến quản lý, đào tạo công nhân, v.v… Nó có thể kết hợp được những thay đổi không quan sát được trong sử dụng nhân tố, bởi vì chi phí tăng khi nhà máy hoạt động dưới khả năng. Sử dụng các hệ số hàm sản xuất thu được, TFP nhà máy được ước lượng bởi TFPit  yit  ˆl lit  ˆm mit  ˆk kit (4) TFPit Độ đo TFP này gắn với công nghệ cụ thể. Ở đây là logarit của y l TFP, it là mức đầu ra thực của đầu ra đối với nhà máy i tại thời điểm t . it , mit kit , biểu thị mức logarit của lao động, nguyên liệu, và tư bản đối với nhà ˆ máy i tại thời điểm t. Các  với chỉ số thích hợp là các ước lượng tham số thu được từ ước lượng hàm sản xuất.  Đề xuất mô hình đánh giá tác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến năng suất nhân tố tổng hợp TFP Để đánh giá tác động của các nhân tố đến năng suất TFP của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa, nghiên cứu chỉ định mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để đánh giá tác động đến năng suất TFP có dạng như sau: tfpit = 1+2KLjt +3LCjt +4vngjt+ 5d1 +6 d2+it 429
  4. Trong đó: Lc=w/L là thu nhập trên đầu người, được dùng làm biến xấp xỉ cho chất lượng lao động; K/L là vốn trên đầu công nhân, biểu thị mức trang bị vốn trên đầu người của doanh nghiệp; vng= 1-(vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn), biểu thị vốn vay từ bên ngoài. d1 :Doanh nghiệp trước cổ phần hóa và sau cổ phần hóa d2 :Ngành công nghiệp và ngành dịch vụ 2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc 2.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần hóa Trước khi thực hiện cổ phần hoá, nước ta có hơn 6000 doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp nhà nước là hoạt động có lãi, trong đó chỉ có 30% doanh nghiệp là thực sự làm ăn hiệu quả và có triển vọng lâu dài. Phần lớn các DNNN thời kì này là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, có 0,4% doanh nghiệp vốn trên 100 tỷ đồng; 3,7% doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng; 72% doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đồng. Thực tế các doanh nghiệp nhà nước nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 80-85% tổng số thu nhưng nếu trừ các khoản khấu hao cơ bản và thuế gián thu thì doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp được hơn 30% tổng thu cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt nếu tính đủ chi phí, tài sản cố định và đất theo giá trị thị trường thì các doanh nghiệp nhà nước hầu như không tạo ra được tích luỹ. Trong thời bao cấp, có trên 50% DNNN thua lỗ, một số ít có lãi nhưng lãi giả lỗ thật, nguồn vốn đầu tư cho các DNNN là vay nợ nước ngoài, viện trợ phát triển…Đa số các DNNN rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài, bộ máy tổ chức kém, các chi phí cho hoạt động của bộ máy là rất lớn. Điều đó có nghĩa là các hoạt động kinh doanh của DNNN không tương xứng với phần đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp cũng như không tương xứng với tiềm lực của chính DNNN. Trình độ công nghệ còn nhiều lạc hậu, đây là do hậu quả nặng nề của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây và ảnh hưởng trầm trọng của chiến tranh. Máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu, lỗi thời: có đến 54,3% DNNN trung ương và 74% DNNN địa phương vẫn đang sản xuất ở trình độ thủ công. Chính điều này đã gây khó khăn đến việc tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng của sản phẩm DNNN. Từ những vấn đề đó cho thấy DNNN thời kỳ này không thể giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân nhưng nếu xóa bỏ các doanh nghiệp này thì nhà nước sẽ khó có thể điều tiết nổi nền tài chính đất nước. 430
  5. Sau đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện triển khai nhiều biện pháp mục đích là cải tiến quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước bắt đầu thực hiện các giải pháp cải cách trước năm 1990 nhưng không mang lại hiệu quả cao, hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp không được cải thiện. Thậm chí một số doanh nghiệp nhà nước còn thua lỗ, lãng phí tài sản như lúc chưa thực hiện cải cách. Thực tế thì các doanh nghiệp nhà nước không bị kiểm soát chặt chẽ như các doanh nghiệp ngoài nhà nước nên một bộ phận nhỏ doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện các hoạt động kinh tế phi pháp như: trốn thuế, lậu, buôn lậu… Nguyên nhân chính của sự thất bại trong cuộc cải cách này là do nguyên nhân chủ quan. Đó là do doanh nghiệp nhà nước vốn dĩ không có người chủ thực sự nên các cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp hầu như ít quan tâm đến hiệu quả của doanh nghiệp mình, họ vẫn được hưởng lương mặc dù doanh nghiệp đó có thua lỗ hay không. Nói một cách ngắn gọn thì doanh nghiệp có như thế nào thì lợi ích của họ cũng không bị ảnh hưởng. Vì thế ngay từ đầu những năm 90, nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của cổ phần hoá DNNN, đảng và nhà nước đã đề ra chủ trương, chính sách cổ phần hoá một bộ phận DNNN. 2.2. Thực trạng cổ phần hóa DNNN từ năm 2000-2013 Kế hoạch tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là CPH DNNN được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc đổi mới quản lý DNNN và là xương sống của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước. 2.2.1. Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa Tính đến năm 2013, số doanh nghiệp được cổ phần hóa là gần 4000 DN chiếm 70% số doanh nghiệp tái cơ cấu. Theo đánh giá của các cơ quan chính phủ thì tốc độ cổ phần hóa DNNN của nước ta rất chậm chạp. Đơn vị: số doanh nghiệp 1000 856 813 800 622 600 358 359 400 doanh nghiệp 212 đã được 148 116 101 200 74 CPH 16 13 0 00 01 02 03 04 05 06 07 11 12 13 0 01 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 -2 08 20 Hình 1: Thống kê số doanh nghiệp đã đƣợc CPH qua các năm từ 2000-2013 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ trang thông tin doanh nghiệp 431
  6. Năm 2000, theo kế hoạch phải thực hiện CPH 508 DN nhưng thực tế cả nước chỉ cổ phần hóa được 212 DNNN. Trong năm 2000, tiến độ CPH của nước ta còn chậm, do chính sách mới được ban hành, các DNNN còn dè dặt, lạ lẫm, có tư tưởng sợ phải CPH. Chỉ trong 3 năm 2001-2003, có 1127 doanh nghiệp được cổ phần hóa, đặc biệt là năm 2003 có tới 621 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp. Năm 2004 cổ phần hóa tăng lên là 856 doanh nghiệp và là năm đầu tiên chúng ta hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Như thế, tính đến hết năm 2004 cả nước ta đã có gần 2.500 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa. Năm 2005: Cả nước đã sắp xếp đổi mới được 933 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó cổ phần hoá 813 DNNN, chiếm 87.1% số DN sắp xếp, giao bán 44 DNNN. Trong năm 2005 đã có những DN quy mô vừa và lớn được đưa vào CPH, như: Công ty khoan và dịch vụ dầu khí; các nhà máy điện: Sông Hinh - Vĩnh Sơn, Thác Bà, Phả Lại; Công ty giấy Tân Mai; Công ty vận tải xăng dầu đường thuỷ I... Nếu như ở giai đoạn hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam (2002-2005), số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa tăng mạnh và ở mức cao, nhất là thời điểm 2004-2005, bình quân mỗi năm có tới 800 doanh nghiệp được cổ phần hóa, thì trong giai đoạn sau đó, tốc độ cổ phần hóa đã giảm tốc mạnh. Hai năm 2012-2013, với lý do thị trường chứng khoán không thuận lợi và điều kiện thoái vốn khó khăn, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa đã thu hẹp về mức 13 doanh nghiệp năm 2012 và năm 2013 CPH được 74 DNNN. 3. Phân tích kết quả ƣớc lƣợng 3.1. Mô tả số liệu Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu hỗn hợp dựa trên điều tra doanh nghiệp hằng năm của Tổng cục Thống kê trong 14 năm (từ năm 2000 đến năm 2013) của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa với tổng số 134 quan sát cho mỗi năm. Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này chia làm 02 nhóm: Doanh nghiệp Nhà nƣớc: Số liệu mảng cân đối của 529 doanh nghiệp trong 14 năm từ năm 2000 đến năm 2013 (tổng cộng 7.406 quan sát) Doanh nghiệp Nhà nƣớc cổ phần hoá: Số liệu mảng của 134 Doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá trong năm 2005 và 2006 (là thời điểm quá trình cổ phần hoá diễn ra sôi động nhất). Bộ số liệu này được đánh giá theo 02 giai đoạn bao gồm giai đoạn trước cổ phần hóa (5 năm từ 2000 đến 2004 với tổng số 670 quan sát) và giai đoạn sau cổ phần hóa (6 năm từ 2007 đến 2012 với tổng số 804 quan sát). Các biến giá trị như thu nhập, vốn, lợi nhuận, giá trị gia tăng của doanh nghiệp đều được điều chỉnh theo chỉ số giảm phát năm gốc là 1994. 432
  7. Trong đó, biến lao động (L) tính bằng đơn vị người thể hiện bằng số công nhân có việc làm trong năm. Số liệu về lượng vốn (K), giá trị gia tăng (GTGT), lợi nhuận (LN) được tính bằng đơn vị triệu đồng, năng suất lao động (NSLĐ) tính bằng giá trị gia tăng chia số lượng lao động. Bảng 1. Thống kê mô tả của các biến của các doanh nghiệp Nhà nƣớc trƣớc và sau cổ phần hoá trong một số năm Biến số Trƣớc CPH Sau CPH Vốn K2000 K2004 K2007 K2010 K2012 Mean 42076.87 74282,59 115138.7 206778.1 240920.3 Min 1736 2647 3070 6053 4505 Max 234792 634304 953762 1924289 3308699 Lao động L2000 L2004 L2007 L2010 L2013 Mean 325.9627 376,3433 350.3134 341.3657 260.5896 Min 24 22 14 10 5 Max 2202 2840 5083 7370 3530 Doanh Thu DT2000 DT2004 DT2007 DT2010 DT2013 Mean 73518.84 117000,7 144930.1 233911.7 292275.2 Min 220 502 15 624 -77415 Max 875415 1551320 1988880 4075595 630238 Thu nhập LC2000 LC2004 LC2007 LC2010 LC2012 bình quân Mean 11,4945 19,00243 28,52928 49,78259 72,11518 Min 2,080909 2,760157 4,390957 4,998688 4,544304 Max 42,13793 125,325 126,7701 251,5597 280,3158 GTGT GTGT2000 GTGT2004 GTGT2007 GTGT2010 GTGT2012 Mean 6164,254 9286,813 19494,72 37089,46 36872,78 Min 221 -4871 -2241 -6675 -43792 Max 65977 103965 263109 778990 1096656 Lợi nhuận LN2000 LN2004 LN2004 LN2010 LN2012 Mean 1135,418 2023,731 7523,709 16591,01 17939,75 Min -654 -6229 -3232 -12080 -77415 Max 35426 73742 132492 363584 630238 Số quan sát 134 134 134 134 134 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK 433
  8. Theo số liệu thống kê, lượng vốn trung bình của các doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn đầu từ 42076.87 tỷ đồng năm 2000 đến 206778.1 tỷ đồng năm 2010, tăng gần 5 lần và tăng nhẹ trong giai đoạn 2011- 2012. Năm 2012 số vốn trung bình đạt mức 240920.3 tỷ đồng tăng 5,7 lần so với năm 2000. Số liệu đã kh ng định sự quan tâm và đầu tư về vốn của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là sau cổ phần hóa. Lao động là biến có sự sụt giảm mạnh so với thời điểm trước cổ phần hoá, điều này có thể là kết quả của quá trình cổ phần hoá cơ cấu sắp xếp lại tổ chức hoạt động của doanh nghiệp theo hướng tinh giảm biên chế. Số lao động trung bình tăng trong giai đoạn đầu (từ 325.9627 năm 2000 đã tăng lên 350.3134 người năm 2007), vào giai đoạn 2010-2013, chỉ số có nhiều biến động cụ thể là giảm nhẹ từ 350.3141 người năm 2007 xuống còn 341.3657 năm 2010 và giảm mạnh vào năm 2012 còn 260.5896 người với giá trị không nhiều. Doanh thu liên tục tăng nhanh trong cả giai đoạn (từ 73518.84 triệu đồng năm 2000 đã lên tới 292275.2 triệu đồng năm 2013). Trong các biến số có sự tăng trưởng sau cổ phần hoá thì doanh thu trung bình là biến số có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (tăng gấp 3.9 lần trong vòng 13 năm), tiếp đến là vốn (tăng 5.72 lần). Lợi nhuận là biến có tốc độ tăng trưởng lớn nhất (15.8 lần) đạt mức trung bình 1135.418 tỷ đồng trong năm 2012. Điều này cho thấy tín hiệu khả quan của quá trình cổ phần hoá mang lại cho doanh nghiệp. Có thể nói Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đã có những chuyển biến tích cực về phần doanh thu và đóng góp rất lớn cho nguồn ngân sách nhà nước, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với mức tăng đầu vào, hiệu quả các doanh nghiệp còn thấp hơn so với lượng vốn đầu tư của nhà nước. So sánh các biến số giữa nhóm doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá và doanh nghiệp Nhà nước chưa cổ phần hoá có thể thấy một số điểm nổi bật sau: Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong năm 2005, 2006 vẫn mới chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô, tiềm lực của các doanh nghiệp này nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung (xét cả về quy mô vốn, số lượng doanh nghiệp, lợi nhuận và GTGT). Nếu như ở nhóm doanh nghiệp Nhà nước tốc độ tăng trưởng của vốn trung bình cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng đầu ra thì ở nhóm doanh nghiệp cổ phần hoá thì ngược lại. Điều này có thể kh ng định phần nào hiệu quả của quá trình cổ phần hoá, thu nhập được cải thiện, tăng trưởng GTGT, lợi nhuận khả quan. 434
  9. Bảng 2. Thống kê mô tả các biến trong các ngành chính Biến số Chỉ tiêu Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Mean 18783,84 124123,4 137506,1 K Min 0 0 1960 Max 75858 3308699 3307545 Mean 135,8667 395,8151 224,4563 L Min 38 5 5 Max 1100 7450 1990 Mean 10729,24 142447,8 234198,6 Doanh Thu Min 0 220 0 Max 107430 4716471 6590042 Mean 3,646156 11,37158 137506,1 Thu nhập bình Min 0,6174871 0 1960 quân (LC) Max 10,95876 157,4894 3307545 Mean 261,1333 8297,876 10112,7 Lợi Nhuận Min -354 -77415 -17427 Max 1566 467955 630238 Số quan sát 45 1006 423 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK Vì số liệu hồi quy của ngành nông nghiệp ít nên kết quả sẽ không được chính xác, vì vậy tác giả chỉ phân tích kết quả hồi quy của ngành công nghiệp và dịch vụ. Nguồn vốn trung bình của cả Công nghiệp và Dịch vụ tương đương nhau. Lao động của công nghiệp chiếm đa số 395,8151 lớn hơn 1,76 lần lao động ngành dịch vụ. Có sự chênh lệch này là do trong giai đoạn 2000-2013 đất nước ta tập trung phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên ngành công nghiệp cần nguồn lao động lớn. Mặc dù có nguồn lao động của ngành Công nghiệp lớn hơn tuy nhiên doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân lại tập trung vào ngành dịch vụ. Doanh thu trung bình ngành dịch vụ là 234198,6; lợi nhuận 10112,7 chiếm tỷ trọng cao và thu nhập bình quân chiếm 137506,1. 435
  10. 3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm 3.2.1. Ước lượng hàm sản xuất và năng suất nhân tố tổng hợp Hình 2. Năng suất nhân tố tổng hợp trung bình của các doanh nghiệp nhà nước Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK Qua đồ thị cho ta thấy năng suất nhân tố tổng hợp trung bình của các doanh nghiệp không ổn định qua các năm, tuy nhiên có xu hướng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu (từ 3,788 năm 2000 lên 6,9 năm 2012). Năng suất nhân tố tổng hợp có vai trò quan trọng, phản ánh kết quả sản xuất mang lại hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ vào các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến hệ thống quản lý, nâng cao trình độ lao động... Tăng năng suất nhân tố tổng hợp là yếu tố quan trọng nhất để chuyển đổi mô hình từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang phát triển chiều sâu và phát triển bền vững. TFP có xu hướng tăng sau cổ phần hóa làm nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần củng cố vị thế mới trong mối quan hệ với quốc tế. Năng suất nhân tố tổng hợp trước cổ phần hóa thấp hơn sau cổ phần hóa. Năm 2007 TFP vì đây là năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn. Có điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến để đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực của ngành kinh tế thủy sản vốn dĩ còn non yếu. Năm 2008 TFP tăng chậm hơn so với 2007. Đây là năm khủng hoảng kinh tế thế giới đến từ các nước tài chính lớn như Mỹ, EU... Ở nước ta, phần lớn hoạt động sản xuất phục vụ cho lĩnh vực xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó những thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật là những thị trường truyền thống nhập khẩu sản xuất từ Việt Nam đang bị khủng hoảng, do sinh hoạt người dân bị đảo lộn, 436
  11. buộc họ phải cắt giảm chi tiêu, nhu cầu thanh toán... Làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn khi bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều. Bước sang năm 2009 nền kinh tế đã có xu hướng phục hồi và ổn định hơn. Giai đoạn 2009- 2013 nhìn chung TFP có xu hướng tăng lên tuy nhiên vào năm 2011 TFP giảm mạnh xuống còn 6,645, giảm 0.89 lần so với năm 2010. Sang năm 2012 TFP có chuyển biến tích cực hơn tăng lên 6,9 nhưng còn thấp. Theo Tổng cục thống kê, nếu như trước năm 2012, tỷ lệ vốn NSNN đầu tư vào luôn có xu hướng tăng đều qua các năm thì bước sang năm 2013, chỉ trong 9 tháng đầu năm, tỷ trọng này lại có xu hướng giảm mạnh, từ 54,8% năm 2012 xuống còn 48,6%. Đồng thời, từ năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng nhẹ. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng 26% so với năm 2011. Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn chính là nguyên nhân dẫn đến sự giảm của TFP trong các năm này. 3.2.2. Đánh giá tác động các nhân tố đến năng suất các nhân tố tổng hợp TFP Ước lượng mô hình hồi quy tác động của các yếu tố đến năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các DNNN trước và sau CPH. Nghiên cứu sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FE) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE) để đánh giá tác động của các nhân tố thu nhập bình quân, quy mô doanh nghiệp và mức trang bị vốn trên đầu người đến một số biến số biểu thị kết quả hoạt động của doanh nghiệp (được thể hiện qua các biến số lợi nhuận, giá trị gia tăng hoặc năng suất lao động). Để lựa chọn được mô hình phù hợp cho bộ dữ liệu, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp số liệu hỗn hợp với các ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên. Theo kết quả kiểm định Hausman thì đều chấp nhận giả thiết H1 với mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa là mô hình đánh giá tác động cố định được ưa thích hơn trong việc nghiên cứu. Các phương pháp này được áp dụng với cả hai nhóm mẫu. Nhóm thứ nhất là mẫu gồm các doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi cả nước và nhóm thứ hai là các doanh nghiệp cổ phần hoá theo 02 giai đoạn (trước cổ phần hoá và sau cổ phần hoá). Mỗi nhóm mẫu đều ước lượng theo mô hình với biến phụ thuộc là năng suất hiệu quả hoạt động với kết quả ước lượng được (Bảng 3). 437
  12. Bảng 3. Kết quả ƣớc lƣợng tác động của các nhân tố tới kết quả hoạt động của các nhóm doanh nghiệp Ảnh hưởng cố định Ảnh hưởng cố định Doanh nghiệp nhà Biến phụ thuộc Doanh nghiệp nhà Doanh nghiệp nhà nước nước trước CPH nước sau CPH 0,0001428*** 0,0001678*** 0,0001831*** Kl (7,24e-06) (0,0000511) (0,000057) 0,288205*** 0,0245367*** 0,0226432*** Lc (0,0001173) (0,0016345) (0,0017991) -0,6993281 -0,6742725*** -0,4727357 Vng (0,451894) (0,2531898) (0,2842387) Số quan sát 529 134 134 Chú thích: „***‟ và „**‟ chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1% , 5% Nguồn: Tính toán của tác giả Trong hồi quy này các biến đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó biến „vng‟ mang dấu âm. Biến KL mang dấu dương (+) và đều có ý nghĩa thống kê cho thấy mức trang bị vốn trên lao động có tác động tích cực đến năng suất TFP. Tức là mức trang bị vốn trên lao động càng cao thị năng suất của doanh nghiệp càng tăng. Trên bảng số liệu được tính toán thì khi tăng KL lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN nói chung tăng lên 0.0001428 đơn vị, các DNNN trước CPH tăng lên 0.0001678 đơn vị, các DNNN sau CPH tăng lên 0.0001831 đơn vị . Số liệu được tính toán ở bảng trên là sử dụng số liệu của các DNNN đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn, vì bảng số liệu cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN trước cổ phần hóa cao hơn so với toàn DNNN nói chung. Có thể nói doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tương đối hiệu quả đặc biệt là các DNNN sau cổ phần hóa. Điều này cũng đúng với thực tế là các doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư vốn vào việc cải tiến bộ máy doanh nghiệp và công nghệ kĩ thuật, nâng cao tay nghề người lao động, giảm sức lao động để thực hiện được quá trình cổ phần hóa một cách có hiệu quả. Quá trình cổ phần hóa DNNN chú trọng khuyến khích đội ngũ lao động có trình độ cao và có tác phong chuyên nghiệp khi làm việc. Biến LC mang dấu dương và đều có ý nghĩa thống kê cho thấy thu nhập bình quân đầu người tăng thì năng suất tăng, ảnh hưởng tích cực đến năng suất TFP. Theo số liệu ở bảng thống kê thì khi LC tăng lên 1 đơn vị thì TFP của 438
  13. DNNN nói chung tăng lên 0,288205 đơn vị, TFP của DNNN trước CPH tăng 0,0245367 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH tăng 0,0226432 đơn vị. Theo kết quả phân tích thì thu nhập bình quân đầu người giảm đi sau cổ phần hóa tức là chính sách sử dụng lao động của các DNNN chưa thực sự tốt. Kết quả như thế có thể là do các chính sách khuyến khích người lao động của các DNNN sau CPH chưa tốt bằng trước CPH hoặc là do có sự chuyển dịch lao động sau CPH, người lao động có thể chuyển dịch từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác hay hiện tượng chảy máu chất xám lao động các DNNN tăng. Theo số liệu thực tế qua các năm thì GDP/người của lao động làm việc trong các DNNN cao nhất trong tất cả các khối doanh nghiệp và đang tăng cao. Tuy nhiên, lao động thuộc khu vực nhà nước luôn kêu ca rằng, thu nhập “không đủ sống” là do những lao động trong các hộ kinh doanh cá thể có mức thu nhập thấp nhưng trung bình cũng đã cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Biến VNG mang dấu âm thể hiện nguồn vốn vay bên ngoài đang được sử dụng không có hiệu quả, nguồn vốn càng lớn thì năng suất càng giảm và có tác động tiêu cực đến năng suất TFP. Từ kết quả nghiên cứu thì khi tăng Vng lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN nói chung giảm 0,6993281 đơn vị, TFP của DNNN trước CPH giảm 0,6742725 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH giảm 0,4727357 đơn vị. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài tăng lên sau cổ phần hóa nhưng còn dàn trải, chưa cao và vẫn mang dấu âm. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc sử dụng vốn bên ngoài không hiệu quả năng suất là nguyên nhân chủ quan. Từ năm 2000-2013, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động, đất nước đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nên thị trường tài chính phát triển nhiều nên việc vay vốn trở nên khó khăn và rất đắt. DNNN là loại hình doanh nghiệp phần lớn nguồn vốn là của nhà nước nên các DNNN có khả năng huy động vốn dễ dàng hơn nhờ vào uy tín và các mối quan hệ nhưng việc sử dụng vốn một cách tràn lan, dàn trải, không có mục đích cụ thể và sử dụng vốn không thuộc trách nhiệm của một riêng ai nên ảnh hưởng rất lớn tới năng suất TFP. Như vậy việc sử dụng vốn của DNNN không hiệu quả và cần có giải pháp khắc phục phù hợp để tăng năng suất TFP. Ước lượng mô hình hồi quy tác động của các yếu tố đến năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các ngành chính. 439
  14. Bảng 4. Kết quả ƣớc lƣợng tác động của các nhân tố tới kết quả hoạt động của các ngành chính trƣớc và sau cổ phần hóa TRƯỚC CPH SAU CPH BIẾN CÔNG CÔNG PHỤ DỊCH VỤ DỊCH VỤ NGHIỆP NGHIỆP THUỘC -0,000161** -0,0001478 -0,0001733** -0,0002355** KL (0,0000779) (0,0000979) (0,0000811) (0,0001158) 0,0252604*** 0,0326403*** 0,0230828*** 0,0305039*** LC (0,0013722) (0,0061112) (0,0014099) (0,0076572) -1,112129*** -0,4938132 -0,7186689 -0,2757471 VNG (0,3550232) (0,4039349) (0,4376577) (0,4306996) Số quan 98 44 98 43 sát Nguồn: Tính toán của tác giả „***‟ và „**‟ chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1% , 5% Biến KL của các ngành trước và sau CPH đều mang dấu (-), điều này có nghĩa là mức trang bị vốn trên lao động có tác động tiêu cực đến năng suất TFP. Mức trang bị vốn càng thấp thì năng suất của DN càng thấp. Đối với ngành công nghiệp: khi tăng KL lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN trước CPH giảm 0,000161 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH giảm 0,0001733 đơn vị. Việc sử dụng vốn của ngành công nghiệp không hiệu quả kể cả các DNNN đã thực hiện CPH. Đối với ngành dịch vụ: khi tăng KL lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN trước CPH giảm 0,0001478 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH giảm 0,0002355 đơn vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc trang bị vốn cho ngành dịch vụ trước cổ phần hóa không có ý nghĩa thống kê và mang dấu (-) nên chúng ta chưa có cơ sở để kết luận chính xác mối quan hệ của biến KL tới TFP ngành dịch vụ. Tuy nhiên có thể thấy việc sử dụng vốn ngành dịch vụ không đạt hiệu quả nhất là sau cổ phần hóa. 440
  15. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả có thể là do mức trang bị vốn không đều, sử dụng vốn lãng phí, sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích cùng với đó là hệ thống quản lý nguồn vốn chưa rõ ràng. Biến LC mang dấu (+) và đều có ý nghĩa thống kê biểu thị chất lượng lao động và năng suất TFP của DNNN có mối quan hệ cùng chiều. Đối với ngành công nghiệp, theo kết quả nghiên cứu thì khi tăng LC lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN trước CPH tăng 0,0252604 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH tăng 0,0230828 đơn vị. Đối với ngành dịch vụ, khi tăng LC lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN trước CPH tăng 0,0326403 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH tăng 0,0305039 đơn vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng lao động giảm làm cho năng suất TFP của DNNN ngành dịch vụ và công nghiệp giảm. Tuy nhiên sau cổ phần hóa thì TFP của DNNN cả hai ngành có dấu hiệu tích cực hơn, chất lượng nguồn lao động tăng hơn so với trước cổ phần hóa nhưng tăng ít, hiệu quả chưa cao. Trên thực tế thì mức lương một số ngành công nghiệp, xây dựng tăng qua các năm. Tiêu biểu như ngành dệt may, da giày do số lượng đơn hàng ổn định nên tiền lượng của lao động có mức tăng khá. Mặt khác, các ngành như cao su, dầu khí... có doanh thu, lợi nhuận sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của giá thế giới nên tiền lương của lao động cũng bị ảnh hưởng. Vì thế nên xét chung các DNNN ngành công nghiệp thì chất lượng lao động chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân là có thể là do hiện tượng chảy máu chất xám ở các DNNN, do các DNN chưa có các chính sách khuyến khích người lao động làm việc. Biến VNG mang dấu (-) thể hiện nguồn vốn bên ngoài của DNNN phát huy không hiệu quả. Nguồn vốn vay càng lớn thì năng suất càng giảm. Ngành công nghiệp: khi tăng Vng lên 1 đơn vị thì TFP trước CPH giảm 1,112129 đơn vị, TFP sau CPH giảm 0,7186689 đơn vị Ngành dịch vụ: khi tăng Vng lên 1 đơn vị thì TFP trước CPH giảm 0,4938132 đơn vị, TFP sau CPH giảm 0,2757471 đơn vị. Sau cổ phần hóa thì việc sử dụng vốn vay Vng có hiệu quả hơn trước cổ phần hóa nhưng vẫn còn thấp. Khác với các doanh nghiệp tư nhân, DNNN có nguồn vốn nhà nước đầu tư nên nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là điều đương nhiên, không chú trọng vào việc khai thác có hiệu quả nguồn vốn của mình. Kể cả khi sử dụng đến nguồn vốn vay bên ngoài cũng chưa chuyên nghiệp và chưa hiệu quả. 441
  16. 4. Kết luận và gợi ý chính sách Xuất phát từ những kết quả ước lượng thì ta nhận thấy việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy các doanh nghiệp tăng năng suất, nâng cao sức cạnh tranh. Vì vậy để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo, thời gian tới cần quyết liệt việc thực hiện tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là CPH các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động như thế nào một cách có lợi nhất cho doanh nghiệp. Không nên sử dụng nguồn vốn tràn lan, dàn trải mà phải có mục đích sử dụng và cần được hạch toán rõ ràng. Thứ hai, chính sách với lao động: Khi chuyển sang công ty cổ phần, bộ máy doanh nghiệp sẽ thay đổi dẫn tới nhiều mối lo ngại đối với lao động của doanh nghiệp đó như là cắt giảm nhân lực, hoặc thay đổi cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở một số doanh nghiệp, chính sách đối với người lao động sau cổ phần hóa chưa thỏa đáng vì thế nên xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám và chuyển dịch lao động. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách đãi ngộ dành cho người lao động như hỗ trợ vốn cho những người kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các chương trình tạo công ăn việc làm cho người lao động bị mất việc sau cổ phần hóa, tạo điều kiện xuất khẩu lao động, qua đó giảm sức ép về lao động dư thừa ở doanh nghiệp sau CPH sang khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, để tránh việc lao động nhiều nhưng không hiệu quả thì cần thực hiện tốt chính sách giảm cung về lao động, quan tâm đến trình độ lao động, mở các lớp học nghề chuyên sâu cho người lao động để nâng cao tay nghề cho người lao động. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người lao động có khả năng mua được cổ phần theo giá ưu đãi, thay vì giảm 40% trên bình quân đấu giá, thì nên cho người lao động được mua với mức 40% giá đấu thầu thành công thấp nhất. Chính phủ nên tiếp tục duy trì và áp dụng phương thức cho người lao động nghèo được mua cổ phần ưu đãi trả chậm có thời hạn, không tính lãi với điều kiện ràng buộc là trong 3 năm không được bán cổ phần được mua theo giá ưu đãi này. 442
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước tại công văn số 382/KTNN-TH ngày 01/9/2016. 2. Caves, D.W. Christensen, L.R. and Diewert, W.E. (1982), 'The Economic Theory of Index Numbers and Measurement of Input, Output, and Productivity', Econometrica, Số 50, tập 6, tr.1393-1414. 3. Chou, Y.C. Chuang, H.H.C. and Shao, B.M. (2014), 'The Impacts of Information Technology on Total Factor Productivity: A look at Externalities and Innovations', International Journal of Production Economics, Số 158, tr. 290-299. 4. Duguet, E. (2003), Innovation height, spillovers and TFP growth at the firm levle: Evidence from French manufacturing, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2016, từ http://eml.berkeley.edu/~bhhall/EINT/Duguet.pdf. 5. Levin A. and Raut L. K. (1997), „Complementaries between exports and Human Capital in Economic Growth: Evidence from semi-industrialized countries‟, Economic Development and Cutural Change ,pp. 155-74. 6. Levinsohn, James & Petrin, Amil.(2003), „Estimating Production Functions Using Inputs to Control for Unobservables‟, Review of Economic Studies, 70 (2), pp. 317-41. 7. Nguyen Khac Minh and ET AL 2007, Technical Efficiency of Small and Medium Manufacturing Firms in Vietnam: Parametric and Non-parametric Approaches,” The Korean Economic Association, 23. 8. Olley, G.S. and Pakes, A. (1996), 'The Dynamics of Productivity in the Telecommunications Equipment Industry', Econometrica, Số 64, tập 6, tr. 1263-1297. 9. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (2014), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam - Kết quả điều tra năm 2013, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 443
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2