intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân tố tác động đến thương mại của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực (gravity model) để đánh giá tác động của các nhân tố: GDP, GDP bình quân đầu người, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, AJCEP, VJEPA đến thương mại Việt - Nhật. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân tố tác động đến thương mại của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2015

  1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 THE IMPACT ON THE TRADE OF VIETNAM AND JAPAN FROM 2000 TO 2015 ThS. Hà Lâm Oanh ThS. Lê Quỳnh Hoa Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam cả về kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực gần 10 năm. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực (gravity model) đểđánh giá tác động của các nhân tố: GDP, GDP bình quân đầu người, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, AJCEP, VJEPA đến thương mại Việt - Nhật. Kết quả chỉ ra tác động tích cực của GDPVN và VJEPA đến kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản;ngược lại, AJCEP tác động âm đến thương mại hai nước;trong khi các biến còn lại (GDPJP, tỷ giá hối đoái, GDP/người, chênh lệch thu nhập bình quân, tỷ giá hối đoái) lại có tác động khác nhau giữa xuất và nhập khẩu hai quốc gia. Từ khóa: mô hình trọng lực, tác động, Việt Nam, Nhật Bản Abstract In recent years, Japan has been the leading trade partner of Vietnam. This article used gravity model to evaluate the impact of GDP, GDP per capita, the gap between GDP per capital, exchange rate, AJCEP, VJEPA to trade Vietnam - Japan. The results indicate a positive impact of GDPVN and VJEPA to import and export of Vietnam - Japan; vice vesa, AJCEP has negative impact on trade between the two countries; the remains (GDPJP, GDP per capita, the gap between GDP per capital, exchange rate) affect differently between import and export of two nations. Key words:gravity model, impact, Vietnam, Japan 1. Giới thiệu Từ khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã nỗ lực thay đổi những tồn tại về hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý để đạt được các đàm phán thương mại tự do với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những nỗ lực này đã đem đến thành quả là việc ký kết thành công các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà tiêu biểu là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết với một cường quốc của Châu Á là Nhật Bản. Với những điều khoản có lợi cho hàng hoá và dịch vụ xuất xứ từ hai quốc gia và một lộ trình cắt giảm các rào cản thương mại, AJCEP và VJEPA hứa hẹn mang đến một bức tranh rực rỡ cho kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu Việt - Nhật. 349
  2. Một câu hỏi đặt ra là mức độ tác động của các nhân tố (tổng sản phẩm quốc nội (GDP); thu nhập bình quân đầu người (GDP/người); sự khác nhau tuyệt đối về GDP đầu người giữa hai quốc gia; tỷ giá hối đoái; AJCEP và VJEPA) đến thương mại của Việt Nam - Nhật Bản như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, bài viết sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của các nhân tố trên đến thương mại của Việt Nam - Nhật Bản từ đó đưa ra các gợi ý để góp phần thúc đẩy thương mại giữa hai nước. 2. Tổng quan tình hình thương mại Việt Nam - Nhật Bản và các hiệp định thương mại tự do Việt - Nhật 2.1 Tăng trưởng thương mại Năm 1992, Nhật Bản đã nối lại các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa với Việt Nam. Cũng từ năm này, thương mại giữa hai nước đã từng bước khởi sắc. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản phát triển nhanh kể từ đầu những năm 2000119. Tính bình quân trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm tương ứng là 12,53%. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2015 đã tăng 5,48 lần so với năm 2000. Cũng trong giai đoạn này, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 12,63%. Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là thị trường lớn thứ ba hoặc thứ tư nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, đồng thời đây cũng là một thị trường lớn thứ ba cung cấp hàng hóa cho Việt Nam sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Mặc dù năm 2015, Việt Nam có thâm hụt thương mại với Nhật Bản nhưng không quá lớn (81,76 triệu USD), đồng thời giai đoạn 2011 - 2014, Việt Nam liên tục đạt thặng dư thương mại với đối tác quan trọng này. 120 2.2 Cơ cấu thương mại Cơ cấu thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản phản ánh cơ cấu thương mại nói chung của Việt Nam. Trên nền tảng những lợi thế so sánh bậc thấp: (i) Lao động giản đơn; (ii) Nguyên liệu thô, sơ chế; (iii) Vốn vừa và nhỏ; (iv) Công nghệ phù hợp; (v) Sức mua thấp; nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản của Việt Nam là: Hàng dệt, may; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Gỗ và sản phẩm gỗ; Hàng thủy sản. Nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản chủ yếu là những mặt hàng Việt Nam chưa có lợi thế như: máy móc, thiết bị, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm 47,2% tỷ trọng nhập khẩu năm 2015).121 Dễ dàng nhận thấy, cơ cấu thương mại của Việt Nam với Nhật Bản về cơ bản phản ánh lợi thế so sánh của Việt Nam đối với Nhật Bản. Lợi thế thương mại đối tác PCA của Việt Nam so với Nhật Bản từ năm 2000 đến 2015 luôn nằm trong khoảng 1 - 2,5 cho thấy Việt Nam luôn đạt lợi thế thương mại tổng hợp trong quan hệ với Nhật Bản. 119 Phạm Minh Thúy, “Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2013", Luận văn thạc sĩ, 2016 120 Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan và số liệu Niên giám Thống kê Hải quan hàng năm từ 2011- 2015 121 Nguyễn Thị Minh Hương, “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam-Nhật Bản”, Luận án Tiến sĩ, 2013 350
  3. 2.3 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) Tháng 4/2008, ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP), Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2008. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/10/2009, trong FTA này cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với FTA ASEAN - Nhật Bản. Bảng 1: So sánh Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) STT TIÊU CHÍ SO SÁNH VJEPA AJCEP 1 Thời gian ký kết 25/12/2008 04/2008 2 Thời gian có hiệu lực 01/10/2009 01/12/2008 Hoàn tất các cam kết: 2026 Hoàn tất các cam kết: 2026 3 Thành viên Việt Nam và Nhật Bản ASEAN và Nhật Bản 4 Ưu đãi thuế quan Số dòng thuế được xóa nhiều Thấp hơn so với VJEPA hơn so với AJCEP, thuế ưu đãi nhiều hơn 5 Quy tắc xuất xứ Giấy chứng nhận xuất xứ form: Giấy chứng nhận xuất xứ VJ form: AJ 6 Tỷ lệ nội địa hóa >= 40% >=40% Yêu cầu về xuất xứ cao hơn vì Tỷ lệ nội địa hóa được tính tỉ lệ nội địa chỉ tính theo quốc theo khu vực ASEAN gia 7 Di chuyển thể nhân Có đề cập đến lĩnh vực kinh Không đề cập doanh, y tá, bác sĩ 8 Dệt may Quy tắc 2 công đoạn: nguyên liệu vải bắt buộc phải có xuất xứ FTA Nguồn: Tác giả tổng hợp Dễ dàng nhận thấy, cả hai FTA đều có những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản. Các quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đem đến cơ hội lớn cho hàng Việt vào thị trường Nhật Bản. Nếu như VJEPA mang đến nhiều ưu đãi về thuế (trong VJEPA Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế quan với 94,53% giá trị hàng nhập khẩu từ Việt Nam, còn trong AJCEP là 94%)122 thì AJCEP lại có các quy tắc về xuất xứ thuận lợi hơn so với VJEPA vì AJCEP là FTA đa phương còn VJEPA là FTA song phương. Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa VJEPA hoặc AJCEP tùy theo lô hàng xuất khẩu cần tận dụng ưu đãi nào. 122 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -Nhật Bản và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản 351
  4. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Lược sử nghiên cứu liên quan Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các nghiên cứu trong và ngoài nước về kim ngạch thương mại giữa các quốc gia đã trở nên phổ biến. Vài thập kỷ gần đây, nhiều nghiên cứusử dụng mô hình trọng lực để xác định các nhân tố tác động đến kim ngạch thương mại song phương và đa phương. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Trong nghiên cứu của mình, bằng việc đưa thêm vào mô hình trọng lực biến giả FTA, Baier và Bergstrand (2002) đã chỉ ra rằng các Hiệp định thương mại đã làm cho kim ngạch thương mại tăng lên gấp bốn lần. Sử dụng mô hình trọng lực, nghiên cứu của Urata và Okabe (2007), Gulhot (2010) cũng đánh giá được tác động của các biến: GDP, thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách địa lý và FTA đến kim ngạch thương mại của các nền kinh tế. Do Tri Thai (2006) đã đưa vào mô hình trọng lực các biến: GDP, dân số, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, biến giả lịch sử để phân tích và đưa ra kết luận về tác động của các yếu tố này đến thương mại giữa Việt Nam và 23 nước Châu Âu. Nghiên cứu vào năm 2008 của Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng đã đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố: GDP, dân số, khoảng cách địa lý đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2011) và Nguyễn Anh Thu (2012) lựa chọn cho mô hình trọng lực các biến: GDP, khoảng cách giữa các quốc gia, thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái thực và các biến giả VJEPA, AFTA, AKFTA. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2011) đã đánh giá tác động của Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới dòng thương mại của Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Thu (2012) đã chỉ ra tác động của hội nhập kinh tế của Việt Nam theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) tới thương mại Việt Nam. Trong bài nghiên cứu “Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam” mô hình trọng lực được sử dụng cho thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Các tác giả Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung và Lê Thị Thanh Xuân (2015) đã đưa đến kết luận về tác động tích cực của một số hiệp định thương mại tự do trong khu vực tới dòng thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. James Cassing và cộng sự (2010) sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để xem xét những thay đổi của thuế quan, từ đó dự báo tác động của thuế đối với giá và sản xuất của ngành, tiêu dùng, xuất khẩu và nhập khẩu. Mặc dù, CGE đưa ra dự đoán về ảnh hưởng tiềm năng nhưng không có cách nào để nhìn lại quá khứ và xác định liệu các dự đoán này có chính xác. Một hạn chế nữa là CGE chỉ xem xét các dòng thuế thì chưa đủ vì nhiều doanh nghiệp bán sản lượng của họ cho các doanh nghiệp khác để doanh nghiệp khác đó dùng làm sản phẩm trung gian, nên giá giảm ở một ngành đem lại lợi ích cho các ngành khác. 352
  5. Trong nghiên cứu “Assessing the Impact on the US Economy of Trade and Investment with China”, Oxford Economics and The Signal Group đề xuất mô hình dự báo kinh tế vĩ mô Oxford (OEF) để đo lường tác động của thương mại đến các nhân tố vĩ mô: lãi suất, thu nhập, giá cả, GDP, năng suất lao động. Hạn chế của mô hình OEF là chưa xem xét đến tác động của các FTA đến thương mại giữa hai quốc gia. Mô hình trọng lực phân tích kết quả trong quá khứ để đưa ra đánh giá kinh tế lượng về ảnh hưởng của các nhân tố: GDP, GDP bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái và các FTA đến thương mại các quốc gia. Có thể khẳng định, mô hình trọng lực là một lựa chọn phù hợp giúp tác giả đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được câu hỏi nghiên cứu đề ra. 3.2 Mô hình nghiên cứu Từ nền tảng các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các nhân tố đến xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản. Bên cạnh các biến thông thường của mô hình trọng lực, bài viết bổ sung biến giả đo lường tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (EPA) đến dòng thương mại giữa hai quốc gia. Mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tới Nhật Bản như sau: Ln (EXjt) = G + β1 ln (GDPit) + β2 ln (GDPjt) + β3 ln (SINCitINCjt) + β4 ln (GAPINCijt) + β5 ln (ERijt) + α1AJCEPt + α2VJEPAt + Ut Ln (IMjt) = G + β1 ln (GDPit) + β2 ln (GDPjt) + β3 ln (SINCitINCjt) + β4 ln (GAPINCijt) + β5 ln (ERijt) + α1AJCEPt + α2VJEPAt + Ut Trong đó: - Ln: log tự nhiên; - G: hằng số; - i: Việt Nam, j: Nhật Bản; - t: quan sát ở năm t; - EXj và IMj tương ứng là xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tới Nhật Bản; - GDPi và GDPj tương ứng là GDP của Việt Nam và Nhật Bản; - INCit và INCjt tương ứng là GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Nhật Bản; - GAPINCij là chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và Nhật Bản; - ERij là tỷ giá hối đoái thực hiệu quả giữa Việt Nam và Nhật Bản (VND/JPY); - AJCEP, VJEPA là các biến giả đo lường tác động của các khu vực thương mại tự do tới xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam; - Ut: sai số ngẫu nhiên của mô hình hồi quy. GDPit và GDPjt: Tổng sản phẩm nội địa là biến đại diện cho quy mô thị trường, là tổng thu nhập quốc dân. INCit và INCjt: Thu nhập bình quân đầu người là biến đại diện cho thu nhập của mỗi người dân. Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng, thu nhập là nhân tố chủ yếu quyết định tiêu dùng, khi thu nhập tăng thì tiêu dùng (cấu thành lớn nhất trong GDP) tăng hay nói cách khối lượng trao đổi hàng hóa sẽ tăng lên. Vì vậy, GDPit, GDPjt và tổng thu nhập bình quân đầu người của hai quốc gia (SINCitINCjt) được kỳ vọng sẽ có tương 353
  6. quan dương với thương mại. GAPINCijt: chênh lệch GDP bình quân đầu người có thể mang dấu âm hay dương vì trên nền tảng các nghiên cứu trước đây tác động của hệ số này đến thương mại không rõ ràng. Tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam đồng và Yên Nhật ERijt được kỳ vòng mang dấu dương trong phương trình xuất khẩu và dấu âm trong phương trình nhập khẩu. Các biến giả AJCEP, VJEPA đo lường tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đến dòng chảy thương mại giữa hai nước. Các biến này nhận giá trị là 0 trong thời gian giữa hai nước chưa có Hiệp định thương mại tự do nào và nhận giá trị là 1 khi Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương bắt đầu có hiệu lực. Các số liệu trong bài viết là số liệu trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2015 và được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể: số liệu về thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản được lấy từ trang UN Comtrade và Niêm giám thống kê Hải quan hàng năm; số liệu GDP, dân số hàng năm của Việt Nam và Nhật Bản được trích từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới; số liệu GDP bình quân đầu người được tính toán từ GDP và dân số hàng năm của mỗi quốc gia; từ số liệu tỷ giá VND/USD và JPY/USD được trích từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới tác giả tính toán tỷ giá chéo VND/JPY. Bảng 2: Thống kê mô tả các biến Biến N Minimum Maximum Mean Std. Dev. Skewness Kurtosis Ln(IM) 16 21.50 23.38 22.5003 .65710 -.249 -1.497 Ln(EX) 16 21.61 23.41 22.5334 .66174 -.075 -1.496 Ln(GDPVN) 16 24.24 25.99 25.1342 .62136 -.082 -1.503 Ln(GDPNB) 16 29.01 29.42 29.1820 .12137 .729 -.177 Ln(SINC) 16 10.36 10.79 10.5470 .12421 .700 -.188 Ln(GAPINC) 16 10.32 10.71 10.4871 .11841 .685 -.150 VJEPA 16 .00 1.00 .3750 .50000 .571 -1.934 Ln(ER) 16 4.80 5.56 5.1098 .25549 .543 -.994 AJCEP 16 .00 1.00 .4375 .51235 .279 -2.219 Nguồn: Tác giả tính toán 5. Kết quả và thảo luận Mục đích của bài viết là xác định mức độ tác động của các nhân tố đến xuất khẩu và nhập khẩu của hai quốc gia. Thông qua kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản dễ dàng nhận thấy đa số các biến đều mang dấu như kỳ vọng. 354
  7. Bảng 3: Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản Xuất khẩu Nhập khẩu G 127.739 -100.687 (0.000) (0.000) ln (GDPi) 1.004 1.305 (0.000) (0.000) ln (GDPj) -7.467 4.594 (0.013) (0.033) ln (SINCiINCj) 8.188 -3.822 (0.010) (0.221) ln (GAPINCij) 4.213 -4.144 (0.005) (0.031) ln (ERij) 0.255 -0.657 (0.05) (0.045) AJCEP -0.454 -0.102 (0.000) (0.048) VJEPA 0.045 0.091 (0.045) (0.035) R-squared 0.998 0.997 Adj. R-squared 0.996 0.995 Nguồn: Tác giả tính toán Mô hình giải thích khá tốt thương mại Việt Nam và Nhật Bản vì hệ số R-squared hiệu chỉnh ở hai phương trình lần lượt là 0.996 và 0.995 là khá cao. Các biến GDP, tổng GDP bình quân có ý nghĩa thống kê đa số mang dấu dương và phù hợp với kỳ vọng. Riêng biến GDP Nhật Bản lại mang dấu âm với xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, điều này có thể lý giải bởi theo báo cáo của Chính phủ Nhật Bản, mức chi tiêu của người Nhật trong những năm gần đây giảm mạnh. Biến chênh lệch thu nhập giữa Việt Nam - Nhật Bản và tỷ giá hối đoái mang dấu dương trong phương trình xuất khẩu và dấu âm trong phương trình nhập khẩu phù hợp với kỳ vọng dấu đề ra. Kết quả này được giải thích bởi nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản của Việt Nam là: Hàng dệt, may; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Gỗ và sản phẩm gỗ; Hàng thủy sản. Đồng thời nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản chủ yếu là: máy móc, thiết bị, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên nền tảng những lợi thế so sánh bậc thấp. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mang lại giá trị gia tăng thấp và có độ co giãn giá cả thấp còn nhập khẩu lại phục vụ sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng có độ co giãn về giá thấp ở trong nước nên biến tỷ giá tác động khá nhỏ đến xuất nhập khẩu (Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung và Lê Thị Thanh Xuân, 2015). Dấu của biến tỷ giá còn được giải thích bởi thực tế lên giá của đồng Yên từ khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu. Sự lên giá của đồng Yên đã khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đồng thời giảm nhu cầu nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam. 355
  8. Biến giả AJCEP mang dấu âm trong cả hai phương trình là kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung và Lê Thị Thanh Xuân (2015) là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản tác động âm đến thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Điều này có thể lý giải do đây là FTA đa phương, ngoài Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều quốc gia khác được hưởng lợi ích của Hiệp định này. Cũng có thể lý giải các doanh nghiệp xuất khẩu của hai nước vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu trong AJCEP để hưởng được những ưu đãi từ Hiệp định này. Bên cạnh đó, một năm sau từ thời điểm AJCEP có hiệu lực, VJEPA cũng có hiệu lực với nhiều ưu đãi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu của hai nước so với AJCEP. Trái ngược lại với AJCEP, biến VJEPA cho thấy Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có tác động thúc đẩy thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Có thể lý giải điều này bởi các doanh nghiệp xuất khẩu có thể lựa chọn giữa AJCEP và VJEPA cho lô hàng xuất khẩu của mình và hầu như các doanh nghiệp lựa chọn VJEPA vì Hiệp định này mang đến nhiều ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, tác động của VJEPA đến thương mại Việt - Nhật còn rất nhỏ, cần có những giải pháp để doanh nghiệp hai nước hưởng được nhiều ưu đãi của Hiệp định này, từ đó tác động tích cực đến xuất nhập khẩu hai nước. 5. Kết luận và gợi ý Bài viết đã xác định được mức độ tác động của các nhân tố (là GDP, GDP bình quân đầu người, chênh lệch thu nhập, tỷ giá và Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương giữa hai quốc gia)đến thương mại của Việt Nam - Nhật Bản. Thông qua kết quả đạt được, tác giả nhận thấy Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có tác động tích cực nhưng khá nhỏ so với các biến còn lại đến xuất nhập khẩu hai nước. Nhằm thúc đẩy thương mại, tạo cơ hội cho người tiêu dùng hai nước đặc biệt là Việt Nam được tiếp cận và lựa chọn sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý, Việt Nam cần tiếp tục triển khai các giải pháp giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đáp ứng các điều kiện của VJEPA để hưởng được các ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do này. Tuy rằng, AJCEP có tác động âm lên thương mại Việt - Nhật nhưng những quy tắc về xuất xứ trong AJCEP dễ dàng đạt được hơn vì đây là FTA đa phương của 11 quốc gia. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi có lợi hơn trong hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải tuân thủ quy tắc xuất xứ. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược, thường xuyên đo lường, giám sát và từng bước cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cần được chú trọng. Đồng thời tích cực nghiên cứu các FTA để nắm vững và tận dụng các ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực. 6. Hạn chế của nghiên cứu Bài viết sử dụng mô hình hồi quy tĩnh nên không xem xét đến tính dừng và độ trễ của thời gian. 356
  9. Dữ liệu sử dụng nhiều nguồn khác nhau, cơ sở kiểm chứng chưa cụ thể thì ít nhiều mức độ tin cậy của nó cũng bị ảnh hưởng, khả năng có chênh lệch giữa các nguồn số liệu này khiến cho việc ước lượng mô hình khó đạt được ý nghĩa thực tiễn cao. Hạn chế trong số liệu nghiên cứu với thời gian nghiên cứu là tương đối ngắn, từ 2000 đến 2015, trong đó có 16 quan sát để từ đó xác định mức độ tác động của các nhân tố đến thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Trong khi đó, việc sử dụng một khung thời gian dài hơn và số lượng mẫu lớn hơn sẽ càng làm tăng độ chính xác trong thống kê phân tích kinh tế và mô hình trọng lực mới thực sự phát huy được hiệu quả tốt. Bài viết chỉ xem xét mức độ ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mà chưa phân tích sâu theo từng ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO Baier and Bergstrand, On the Endogeneity of International Trade Flows and Free Trade Agreements, American Economic Association annual meeting, 2002. Urata, S. and Okabe, M, “The Impacts of Free Trade Agreements on Trade Flows: An Application of the Gravity Model Approach”, RIETE Discussion Paper Series 07-E- 052, 2007. Gulhot, L, Assessing the Impacts of the Main East Asia Free Trade Agreements using a Gravity Models: First Results, Economics Bulletin, Vol. 30, No. 1 (2010) 282. Do Tri Thai, A Gravity Model for Trade between Vietnam and Twenty-three European Countries, Unpublished Doctorate Thesis, Department of Economics and Society, Högskolan Dalarna, 14, 2006. Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. Nguyễn Tiến Dũng, “Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, 27 (2011) 219. Nguyen Anh Thu, “Assessing the Impact of Vietnam’s Integration under AFTA and VJEPA on Vietnam’s Trade Flows, Gravity Model Approach”, Yokohama Journal of Sciences, 17 (2012) 2, 137. Pham Van Nho and Vu Thanh Huong, “Analyzing the Determinants of Service Trade Flows between Vietnam and the European Union: A Gravity Model Approach”, VNU Journal of Science: Economics and Business, 30 (2014) 5E, 1. Vũ Thanh Hương, Trần Việt Dung, “Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13 (2015) 3, 474. Vũ Thanh Hương, “Assessing the Committed Integration of Vietnam’s Distribution Services in AEC 2015”, VNU Journal of Science: Economics and Business, 29 (2013) 5E, 43. 357
  10. Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Xuân, “Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 4 (2015) 39-50. Toàn văn Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản năm 2008. Toàn văn Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản năm 2008. Thỏa thuận thực thi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. James Cassing, Ray Trewin, David Vanzetti, Trương Đình Tuyển, Phạm Lan Hương, Nguyễn Anh Dương, Lê Quang Lân, Lê Triệu Dũng, “Báo cáo đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam”, 2010. Phạm Minh Thúy, “Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2013", Luận văn thạc sĩ, 2016. Nguyễn Thị Minh Hương, “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam-Nhật Bản”, Luận án Tiến sĩ, 2013. A Report by Oxford Economics and The Signal Group, “The China Effect:Assessing the Impact on the US Economy of Trade and Investment with China”, The educational and research arm of the US-China business council, 2006. 358
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1