intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận định các vấn đề thực tiễn, và nhận định của Báo chí truyền thông hiện đại: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Báo chí, truyền thông hiện đại - Thực tiễn, vấn đề, nhận định" gồm 35 bài viết của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn về báo chí, truyền thông. Phần 1 cuốn sách trình bày các nội dung: Hồ Chí Minh - Người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam; sự phát triển báo chí, truyền thông hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận định các vấn đề thực tiễn, và nhận định của Báo chí truyền thông hiện đại: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. TRỊNH THỊ NGỌC QUỲNH ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: LÊ MINH ĐỨC Đọc sách mẫu: TRỊNH THỊ NGỌC QUỲNH VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/3-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 06-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 04 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6491-6.
  2. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Tạ Ngọc Tấn Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định / Tạ Ngọc Tấn. - H. : Chính trị quốc gia, 2020. - 440tr. ; 24cm ISBN 9786045760345 1. Báo chí 2. Truyền thông 3. Việt Nam 079.597 - dc23 CTM0405p-CIP
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chín mươi lăm năm ra đời và phát triển (1925-2020), nền báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ khi báo chí cách mạng manh nha và với sự ra đời của tờ báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở Quảng Châu, Trung Quốc (năm 1925), báo chí luôn là vũ khí sắc bén để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, động viên tinh thần yêu nước của nhân dân cần lao và cũng là cơ quan liên lạc, tổ chức, chuẩn bị lực lượng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đến nay, trải qua thời kỳ đấu tranh giành độc lập, nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước, báo chí không chỉ đơn thuần trở thành một trong những phương tiện quan trọng hàng đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhận diện các nội dung thông tin sai trái, thù địch chống phá cách mạng Việt Nam; mà còn tạo ra sự kết nối xã hội, kết nối giữa mọi tầng lớp, mọi không gian, thời gian, xóa bỏ khoảng cách về địa lý, tạo ra sức mạnh to lớn trong xã hội. Những nội dung do báo chí đưa ra đều có tác động đến các cấp ủy đảng, chính quyền, những nhà hoạch định chính sách để tạo cơ chế, chính sách tốt hơn; đồng thời tạo được hiệu quả cao trong lĩnh vực giám sát và phản biện xã hội. Bước vào kỷ nguyên số, báo chí phát triển thêm một bước mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển của công nghệ truyền thông mới, báo chí chịu sự tác động mạnh mẽ. Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ đã cung cấp cho ngành báo chí, truyền thông 5
  4. hiện đại các công cụ và phương thức truyền thông tiên tiến vượt trội. Các phương tiện truyền thông mới được truyền phát thông qua mạng Internet tạo ra một không gian rộng rãi hơn cho cuộc “cách mạng” của báo chí, truyền thông hiện đại. Sự chuyển đổi từ kỷ nguyên in ấn sang thời đại số khiến hoạt động cạnh tranh của báo chí, truyền thông không chỉ bó hẹp trong phạm vi thu thập và đưa tin, mà còn thông qua việc tích hợp các sản phẩm truyền thông để nâng cao chất lượng và giá trị thông tin, rút ngắn thời gian, từ đó tạo ra sản phẩm truyền thông mới, hình thành các chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị trong các cơ quan báo chí, truyền thông. Cùng với lợi thế mà công nghệ truyền thông mang lại, đạo đức nghề làm báo cũng cần được đề cao. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, giảng viên, phóng viên, biên tập viên, cán bộ, nhân viên trong các cơ quan báo chí, truyền thông, học viên chuyên ngành báo chí, phát thanh - truyền hình và độc giả có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Cuốn sách tổng hợp các bài viết về báo chí, truyền thông từ thuở sơ khai đến hiện đại, đồng thời gắn báo chí, truyền thông với các vấn đề về kinh tế - xã hội, chính trị, đời sống xã hội; với trách nhiệm và công tác chuyên môn, nghiệp vụ của người làm báo. Cuốn sách được chia thành 5 phần với 35 bài viết: Hồ Chí Minh - Người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam; Sự phát triển báo chí, truyền thông hiện đại; Báo chí, truyền thông và chính trị; Báo chí, truyền thông và đời sống xã hội; Nhà báo và nghề nghiệp. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 9 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  5. Phần một HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI KHAI SINH NỀN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
  6. 1 NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA HỒ CHÍ MINH* Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam. Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ta làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, chuẩn bị các điều kiện tiền đề về tư tưởng, tinh thần và vật chất cho những bước phát triển tiếp theo của cách mạng, của dân tộc ta. Hồ Chí Minh là nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lỗi lạc của nhân loại trong thế kỷ XX theo nghĩa đầy đủ nhất của những danh hiệu cao quý đó. Người còn là nhà báo cách mạng số một, người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Nếu kể từ bài báo đầu tiên “Vấn đề dân bản xứ” đăng trên tờ L’Humanité ngày 02/8/1919, thì trong suốt 60 năm vừa hoạt động cách mạng vừa cầm bút, Hồ Chí Minh đã viết hàng nghìn bài báo các loại, 276 bài thơ bằng chữ Việt và chữ Hán, gần 500 trang truyện và ký1. Không chỉ viết, Hồ Chí Minh còn là * Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 3 (tháng 5+6)/2001 và số 4 (tháng 7+8)/2001. 1. Xem: Hồ Chí Minh: Tuyển tập văn học, ba tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999. 9
  7. người sáng lập, tổ chức, điều hành hoạt động, biên tập, trình bày hàng chục tờ báo cách mạng trong những thời kỳ khác nhau. Người cũng để lại di sản tư tưởng to lớn về báo chí với những quan điểm cơ bản, toàn diện về nghề báo, nhà báo, chức năng, nhiệm vụ của báo chí, công chúng báo chí và mối quan hệ tác động qua lại giữa báo chí với đời sống chính trị - xã hội. Toàn bộ hoạt động sáng tạo báo chí của Hồ Chí Minh trải qua 4 thời kỳ chủ yếu, phù hợp với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. 1. THỜI KỲ THỨ NHẤT (từ năm 1919 đến trước năm 1930) Đây là thời kỳ người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đang bôn ba khắp các chân trời châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á, quan sát, nghiên cứu, lần tìm trong những kinh nghiệm, những học thuyết đương thời một con đường cứu nước, cứu dân. Từ thực tiễn sinh động của thời đại, Người đã đi đến kết luận là: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”1. Từ đây bắt đầu một nỗ lực phi thường của Người nhằm truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị tiến tới thành lập một đảng cách mạng kiểu mới để lãnh đạo nhân dân vùng lên phá ách nô lệ, giành độc lập, tự do, hòa bình và hạnh phúc cho dân tộc, cho đất nước. Trong thời kỳ này, Người lấy tên gọi đồng thời là bút danh chính thức là Nguyễn Ái Quốc, tức là Người yêu nước. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.2, tr.289. 10
  8. Trong thời kỳ thứ nhất, hoạt động sáng tạo báo chí của Nguyễn Ái Quốc tập trung vào hai chủ đề là tố cáo, lên án sự thối nát, bất công, vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ thống trị của chúng đối với các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam; tuyên truyền, giới thiệu tư tưởng Mác - Lênin, động viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tập hợp tổ chức lực lượng chuẩn bị cho cuộc cách mạng trong tương lai. Các tác phẩm báo chí thuộc chủ đề thứ nhất chủ yếu đã được đăng tải trên các tờ báo Le Paria, L’Humanité, La Vie Ouvrière, tập san Inprekorr và một số ấn phẩm khác trong khoảng thời gian Người hoạt động ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Paris năm 1925. Tác phẩm được viết dựa trên những tư liệu và bài viết của Hồ Chí Minh đã đăng trên các tờ báo Le Paria, L’Humanité, La Vie Ouvrière. Một số bài viết hay nhiều đoạn trong các bài viết đã đăng trên báo Le Paria được đưa nguyên văn vào sách. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc thực sự là một bản cáo trạng đanh thép, vạch mặt, lên án chế độ cai trị độc ác, dã man, đẫm máu và nước mắt của thực dân Pháp tại Đông Dương. Hơn thế nữa, Bản án chế độ thực dân Pháp đã thể hiện nhận thức chín muồi của Người về điều kiện cần thiết và con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là sự “hợp tác” giữa lao động ở các nước thuộc địa với “giai cấp vô sản phương Tây” và liên minh giữa các dân tộc thuộc địa: “khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”1. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.134. 11
  9. Một cuốn sách nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam trong thời kỳ này là Đường cách mệnh. Cuốn sách này tập hợp các bài giảng của Người cho các lớp học chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc trong thời gian từ năm 1925 đến năm 1927. Đường cách mệnh là sự tiếp nối, phát triển hợp logic những tư tưởng, quan điểm của Bản án chế độ thực dân Pháp. Đây là những bài học về cách mạng; về vai trò lãnh đạo của Đảng, về con đường giải phóng dân tộc, con đường xây dựng đất nước đi tới độc lập, tự do, phồn vinh và hạnh phúc đã được Người diễn đạt một cách giản dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục lòng người. Đường cách mệnh được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách vào đầu năm 1927. Không chỉ viết báo, Hồ Chí Minh còn trực tiếp tổ chức, sáng lập các tờ báo Le Paria ở Pháp, Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh ở Trung Quốc, v.v.. Năm 1928, sau khi đến Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc đổi tên tờ Đồng thanh thành Thân ái và trực tiếp chỉ đạo việc ra báo. Tờ báo này là diễn đàn của chi nhánh Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ở Thái Lan. Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hương Cảng để chuẩn bị cho việc thống nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người đã trực tiếp chỉ đạo tờ báo Đỏ - cơ quan của Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng tại Trung Quốc. Ở những tờ báo này, Người vừa làm Tổng biên tập hay trực tiếp chỉ đạo, vừa tổ chức bài vở, in ấn, phát hành các tờ báo với mục đích rõ ràng là truyền bá những tư tưởng cách mạng vào trong nước, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, chuẩn bị hàng ngũ đấu tranh nhằm thực hiện lý tưởng cứu nước, cứu nhà. Báo Thanh niên là tờ báo có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Nó không chỉ là điểm mốc mở đầu cho 12
  10. nền báo chí cách mạng, mà còn là sản phẩm báo chí đầu tiên được sử dụng với ý nghĩa đầy đủ của phương tiện truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, động viên tinh thần yêu nước của nhân dân cần lao và cũng là cơ quan liên lạc, tổ chức, chuẩn bị lực lượng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Thanh niên ra số 1 vào ngày 21/6/1925. Thời kỳ đầu, báo được in ở Quảng Châu, Trung Quốc rồi được chuyển về nước ta theo các đường dây liên lạc bí mật. Báo ra vào chủ nhật hằng tuần, thông thường có 4 trang khổ giấy 13x19 cm, mỗi số báo cũng chỉ nhân ra vài trăm bản. Trên mặt báo có các mục như: xã luận, bình luận, phụ nữ đàm, vấn đáp, thơ ca, phê bình, trả lời bạn đọc... Cùng tham gia viết trên báo Thanh niên còn có các cây bút như: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm, Trương Văn Lĩnh... Trong hơn 200 số báo Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo 88 số đầu, tức là trong khoảng thời gian từ tháng 6/1925 đến tháng 4/1927. Khi công xã Quảng Châu bùng nổ vào tháng 4/1925, chính quyền Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào, lùng bắt các nhà cách mạng Trung Quốc và cả những nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động tại đây, Nguyễn Ái Quốc buộc phải rời Quảng Châu đi Liên Xô và những người đồng chí, học trò của Người ở Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội tiếp tục xuất bản báo Thanh niên cho đến tháng 5/1929. Về 88 số báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc phụ trách, Giám đốc Sở mật thám Đông Dương lúc đó là Louis Marty đã nhận xét trong một bản báo cáo gửi Bộ thuộc địa Pháp: “Những tờ Thanh niên đầu tiên nhấn mạnh về sự đoàn kết nội bộ, nhờ đó mà đoàn thể có sức mạnh và những cá nhân trong đoàn thể làm việc có kết quả hơn. Đồng thời, báo cũng cổ vũ tinh thần độc lập dân tộc và lòng yêu nước mà người 13
  11. Việt Nam lúc bấy giờ đang háo hức chờ dịp để thi thố. Sau đó tờ báo giúp bạn đọc nhận định về tình hình thế giới, đặc biệt là những biến chuyển vừa xảy ra trong lịch sử các cường quốc... Tờ báo hướng dẫn từ từ cho mọi người hiểu rằng hiện nay trên thế giới đã có nước Nga theo chế độ Xôviết, dân ở nước Xôviết ấy sống tự do hạnh phúc. Nguyễn Ái Quốc, người chủ biên báo Thanh niên, tỏ ra kiên nhẫn, suốt trong 60 số báo đầu để cho bạn đọc chuẩn bị tinh thần và tình cảm rồi sau cùng mới bày tỏ công khai chủ trương của mình: chỉ có Đảng Cộng sản mới có thể đem lại hạnh phúc cho dân tộc - Việt Nam”1. Với việc sáng lập, tổ chức hoạt động báo Thanh niên và sau đó là việc xuất bản một số tờ báo cách mạng khác, Nguyễn Ái Quốc đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của nền báo chí Việt Nam mới trong suốt tiến trình cách mạng của đất nước sau này. 2. THỜI KỲ THỨ HAI (từ năm 1930 đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945) Đây là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự tổ chức và chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp tổ chức vận động cách mạng trong nước, giương cao ngọn cờ cách mạng vô sản, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh, vượt qua những gian nan, thoái trào, kiên quyết chống thực dân, phong kiến, giành tự do, độc lập cho dân tộc, đất nước. Đây cũng là thời kỳ hoạt động đầy gian nan và nguy hiểm của nhà cách mạng 1. Xem: Hồng Chương: Tìm hiểu lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.268. 14
  12. Nguyễn Ái Quốc, trong đó có một năm từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, Người bị giam cầm, đày ải trong các nhà tù của Quốc dân Đảng ở Trung Quốc. Trong thời kỳ này, vào những năm 1936-1939 khi Mặt trận bình dân lên cầm quyền ở Pháp, không khí chính trị ở Đông Dương phần nào được cởi mở, Đảng có điều kiện tranh thủ cử cán bộ ra báo công khai. Suốt thời gian còn lại của thời kỳ này, chế độ thực dân Pháp bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân, đàn áp, khủng bố gắt gao mọi hoạt động của Đảng Cộng sản. Các báo của Đảng đều phải xuất bản và phát hành bí mật, tránh nguy hiểm, các tác giả không đề tên dưới các bài viết đăng trên các báo và tạp chí. Vì thế, việc xác định các bài viết của Nguyễn Ái Quốc trên các báo, tạp chí bí mật của Đảng là rất khó khăn. Từ tháng 12/1938 đến tháng 7/1939 trên báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta) xuất hiện một số bài báo dưới đề mục chung: “Thư từ Trung Quốc”, ký tên là Lin. Đó chính là những bài báo của Nguyễn Ái Quốc viết dưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc. Những bài báo này hình thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 5 bài báo nói về những hành động dã man của quân xâm lược Nhật và tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân Trung Quốc chống lại chúng. Một trong số năm bài báo này (bài “Người Nhật Bản muốn khai hóa Trung Quốc như thế nào?”) đã được báo Dân chúng dịch và đăng toàn văn trong 3 số báo: 46, 47 và 48 ra vào các ngày 21, 24 và 28/01/1939 dưới đầu đề “Những sự hung tàn của đế quốc Nhật”. Nhóm thứ hai gồm 3 bài phản ánh tình hình hoạt động của những phần tử tờrốtxkít tại Trung Quốc. Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1940, Nguyễn Ái Quốc viết một loạt 10 bài báo đăng trên tờ Cứu vong nhật báo của 15
  13. Trung Quốc với bút danh Bình Sơn. Đây là những tiểu phẩm ngắn gọn, với cái nhìn sắc sảo, cách viết châm biếm về các sự kiện liên quan đến cục diện của các quốc gia đế quốc, thực dân vào thời điểm mà phát xít Đức bắt đầu phát động Chiến tranh thế giới thứ hai. Những tiểu phẩm này thể hiện phong cách nhất quán với các tiểu phẩm của Người đã viết trong thời kỳ hoạt động tại Pháp trước năm 1930 cũng như các tiểu phẩm báo chí của Người công bố sau năm 1945. Đó là cách tiếp cận các vấn đề, sự kiện một cách sắc sảo, bất ngờ, sự luận lý giản dị mà thông minh, sự châm biếm dí dỏm mà sâu cay. Dấu ấn nổi bật trong hoạt động sáng tạo báo chí thời kỳ này của Hồ Chí Minh là việc thành lập, tổ chức hoạt động tờ báo Việt Nam độc lập. Sự ra đời của báo Việt Nam độc lập gắn liền với việc đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước, phát triển cơ sở cách mạng ở Cao Bằng và triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 5/1941 nhằm hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh, phát động phong trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ. Tại Đại hội lần thứ II của Hội Nhà báo Việt Nam, tháng 4/1959, trong câu chuyện kể về làm báo Việt Nam độc lập, Người nói: “Năm 1941, bí mật về nước. Theo lời dạy của Lênin là: Tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo. Cho nên mình cố gắng ra một tờ báo ngay và phải làm rất bí mật vì luôn luôn có mật thám của Pháp, Nhật và Bảo Đại rình mò”1. Ngày 01/8/1941, báo Việt Nam độc lập do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên đánh số là 101 với ý nghĩa là sự tiếp nối của những tờ báo cách mạng trước đó. Lúc đầu, báo là cơ quan 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.170. 16
  14. tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng. Từ sau số 186 (tức là số 086), Việt Nam độc lập trở thành tờ báo của Liên Tỉnh bộ Việt Minh 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Sau khi Nguyễn Ái Quốc lên đường đi Trung Quốc - tháng 8/1942, đồng chí Phạm Văn Đồng được phân công trực tiếp chỉ đạo tờ báo cho đến tháng 4/1945. Nguyễn Ái Quốc không chỉ tổ chức, chỉ đạo mà còn trực tiếp duyệt bài, viết bài, sửa bài, tham gia trình bày, minh họa và in, phát hành tờ báo. Ngoài những bài thông tin, chính luận, Người còn viết và đăng trên Việt Nam độc lập nhiều tác phẩm thơ, diễn ca, trong đó có một loạt bài theo thể lục bát, động viên cổ vũ các tầng lớp, lứa tuổi nhân dân đứng lên đoàn kết đấu tranh, cứu nước, cứu nhà. 3. THỜI KỲ THỨ BA (từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954) Đây là thời kỳ hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc kháng chiến trường kỳ và thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1946 đến năm 1954. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước lại bước vào thử thách mới. Quân đội Tàu - Tưởng tràn vào phía Bắc kéo theo bọn tay sai gây rối, phá hoại với mưu đồ giành quyền lãnh đạo. Phía Nam, quân đội Pháp núp sau quân đội Anh kéo vào gây hấn hòng thiết lập lại nền thống trị đã mất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc dũng cảm một lần nữa đứng lên, bước vào cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, vượt qua những khốc liệt và hy sinh để đi tới chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. 17
  15. Trong thời kỳ này, trước tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt phong phú. Tác phẩm của Người vừa nhiều, đa dạng, nhiều loại hình, thể loại khác nhau, vừa bám sát từng ngày, từng giờ thực tế sinh động, hào hùng của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Bắt đầu từ đầu năm 1947, năm nào Người cũng có thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước. Mỗi bài thơ Tết của Người như phương châm, quyết sách của cả năm, như mệnh lệnh chiến đấu, như hồi kèn xung trận thúc giục, động viên quân và dân ta tiến lên trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Nhằm kịp thời tuyên truyền, vận động nhân dân trong đấu tranh cách mạng và lao động, sản xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một số tập sách như: Sửa đổi lối làm việc (1947), Cần kiệm liêm chính (1949), Thường thức chính trị (1953), v.v.. Những tập sách này đều được thể hiện bằng văn phong giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với nhân dân lao động. Do trách nhiệm công tác nặng nề cũng như sự phát triển của tổ chức kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh không trực tiếp lãnh đạo các tòa soạn báo mà chỉ viết bài đăng trên các báo: Sự thật, Cứu quốc, Nhân dân, Vệ quốc quân, Tập san Sinh hoạt nội bộ, v.v.. Chiếm vị trí nổi bật trong các tác phẩm báo chí thời kỳ này là hàng trăm bài báo của Người thể hiện quan điểm chỉ đạo kịp thời đối với những vấn đề thời sự, những lĩnh vực quan trọng của công cuộc kháng chiến, kiến quốc như: “Chiến lược của quân ta và của quân Pháp” (Báo Cứu quốc, 13/12/1946), “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” (Báo Sự thật, 26/6/1947), “Giữ bí mật” (Báo Sự thật, 30/7/1948), “Dân vận” (Báo Sự thật, 15/10/1949), “Phải tẩy sạch bệnh quan liêu” (Báo Sự thật, 02/9/1950), “Tự phê bình” (Báo Nhân dân, 20/5/1951), “Thi đua ái quốc, hiện tại và tương lai vẻ vang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1