Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 (44), 1993 111<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những vấn đề kiến thức, tâm thế và<br />
thực hành về kế hoạch hóa gia đình<br />
qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VŨ TUẤN HUY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I- GIỚI THIỆU<br />
<br />
Trong những giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, như Nghị quyết Hội<br />
nghi lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 đã chỉ rõ, là vận động, tuyên truyền và giáo dục, gắn<br />
liền với việc đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho<br />
những cặp vợ chổng chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện hiệu quả<br />
công tác kế hoạch hóa gia đình.<br />
<br />
Cuộc điều tra về kiến thức, tâm thế và thực hành kế hoạch hóa gia đình (KAP) này trong khuôn khổ dự án<br />
VIE/93/P08, do hai cơ quan Viện Xã hội học và Viện khoa học thống kê thực hiện nhằm cung cấp những thông<br />
tin cơ bản để tiến hành một cách có hiệu quả và điều chỉnh chiến lược thông tin, giáo dục, truyền thông liên<br />
quan đến kế hoạch hóa gia đình.<br />
<br />
II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÂN KHẨU VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MẪU ĐIỀU TRA.<br />
<br />
1. Những đặc điểm về nhân khẩu:<br />
<br />
Cuộc điều tra KAP này được tiến hành trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên trong 7 tỉnh là Yên Bái, Hà Bắc,<br />
Thái Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa và Sông Bé. Dung lượng mẫu gồm 4774 hộ gia đình,<br />
trong đó 950 hộ gia đình ở khu vực đô thị và 3824 hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Quy mô bình quân mỗi hộ<br />
gia đình là 4,84 người, trong đó quy mô bình quân hộ gia đình ở đô thị là 4,72 so với 4,84 ở nông thôn.<br />
<br />
Trong mỗi hộ gia đình, một phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ được phỏng vấn.<br />
<br />
Hơn 50% số hộ gia đình phỏng vấn cả vợ và chồng. Như vậy, tổng số mẫu điều tra chia theo giới tính gồm<br />
4774 nữ và 2492 nam.<br />
<br />
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu đối với nữ là 21,31 (trong đó 22,55 ở đô thị so với 20,99 ở nông thôn); tuổi<br />
kết hôn trung bình lần đầu đối với nam là 23,99 (trong đó 25,63 ở đô thị so với 23,58 ở nông thôn).<br />
<br />
Cấu trúc tuổi của nữ trong mẫu có phân bố như sau: nhóm tuổi 30 - 34 chiếm tỷ trọng lớn nhất 26,3%.<br />
Trong các nhóm tuổi 15 - 19, 20 - 24, 25 - 29 và 30 - 34 tỷ lệ phần trăm<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
112 Những vấn đề kiến thức ...<br />
<br />
<br />
số phụ nữ trong mỗi nhóm tuổi tương ứng ở nông thôn cao hơn đô thị; ngược lại trong các nhóm tuổi từ 35 - 49,<br />
40 - 44, 45 - 49 tỷ lệ phần trăm số phụ nữ trong mỗi nhóm tuổi tương ứng ỡ đô thị cao hơn ở nông thôn. Số liệu<br />
chứng tỏ rằng tiềm năng sinh đẻ của phụ nữ ở nông thôn rất lớn so với đô thị.<br />
<br />
2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội:<br />
<br />
Theo giới tính, đặc điểm dân tộc có phân bố như sau: đối với nữ 91,3% là dân tộc Kinh; 1,2% là dân tộc<br />
Hoa; 7,5% là các nhóm dân tộc thiểu số khác. Đối với nam 90,9% là dân tộc Kinh; 0,8% là dân tộc Hoa, các<br />
nhóm dân tộc khác chiếm 8,2%.<br />
<br />
Về đặc điểm tôn giáo, các tôn giáo chính thống như đạo Phật, Thiên chúa giáo người trả lời tương đối dễ xác<br />
định. Nhưng giữa những người không theo tôn giáo nào và những người theo đạo thờ cúng tổ tiên là Lương thì<br />
khó xác định hơn. Hơn 76% là Lương chung cho cả hai giới. 11% nữ và 10,5% nam không theo tôn giáo nào. Ở<br />
thành thị, tỷ lệ những người theo đạo Phật và Thiên chúa giáo cao hơn ở nông thôn.<br />
<br />
Gần đây, ở Việt Nam ngay cả đối với Thiên chúa giáo, các gia đình cũng được phép có bàn thờ tổ tiên. Số<br />
hộ gia đình có bàn thờ hiện nay là 85,7% so với 78,1% của năm 1986, trong đó tỷ lệ tăng ở đô thị cao hơn ở<br />
nông thôn. Đồng thời mức độ thờ cúng tăng lên; ngược lại số hộ có bàn thờ nhưng không hoặc ít thờ cúng giảm<br />
xuống.<br />
<br />
74,4% nữ và 64,9% nam giới có trình độ phổ thông cơ sở và dưới mức phổ thông cơ sờ 3,5% nữ và 1,4%<br />
nam không đi học, trong số những người không đi học 85,1% nữ và 82,9% nam không biết đọc biết viết. 4,1%<br />
nam so với 10,9% nữ có trình độ cao đẳng và đại học. Cơ cấu nghề nghiệp chỉ rõ đặc điểm của một nước đang<br />
phát triển, tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn: 56,5% nữ và 58,7% nam làm nông nghiệp; chỉ có 11,1% nữ và<br />
15,6% nam là cán bộ nhà nước. So với năm 1986, có những biến động về cơ cấu nghề nghiệp như sau: số người<br />
làm trong khu vực nhà nước giảm, tỷ lệ nam giảm nhiều hơn nữ. Số buôn bán và thợ thủ công tăng lên. Số<br />
người làm nông nghiệp tăng lên, nam tăng nhiều hơn nữ. Tỷ lệ không nghề nghiệp so với năm 1986 nam tăng<br />
lên, nữ giảm xuống.<br />
<br />
Bảng 1: Biến đổi cơ cấu nghề nghiệp 1986 - 1993<br />
%<br />
Nam Nữ<br />
Nghề nghiệp<br />
1986 1993 1986 1993<br />
Đi học 4,3 7,5<br />
Nội trợ 0,3 0,2 8,8 12,5<br />
Nông dân 48,3 58,7 52,7 56,5<br />
Ngư dân 1,2 1,6 0,3 0,4<br />
Buôn bán nhỏ, thợ công 10,2 31,8 12,1 17,2<br />
Cán bộ nhà nước 27,4 35,8 15,8 11,1<br />
Không nghề nghiệp 10 1,4 0,5 0,4<br />
Khác 7,3 7,6 2,1 2,0<br />
Không trả lời 0,1 -<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 113<br />
<br />
<br />
III- KIẾN THỨC, TÂM THẾ VÀ THỰC HÀNH LIÊN QUAN ĐỀN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH.<br />
<br />
Kiến thức và tâm thế là những thành phần của hành vi con người. Trong quá trình hoạt động, hai yếu tố này<br />
tác động qua lại với nhau. Những thay đổi trong định hướng tâm thế dẫn đến tìm hiểu kiến thức mới, mặt khác<br />
nhờ kiến thức sẽ dẫn đến những định hướng mới. Toàn bộ quá trình này trong hoạt động của cá nhân - thu lượm<br />
kiến thức và hình thành tâm thế là kết quả của sự tương tác xã hội. Trên phương diện đó ta quan tâm đến những<br />
kiến thức của các cặp vợ chồng giúp cho việc định hướng tới và góp cho phần thực hiện có hiệu quả kế hoạch<br />
hóa gia đình. Đó là những kiến thức về thai nghén, khoảng cách sinh con và nuôi con.<br />
<br />
1. Kiến thức<br />
<br />
a) Kiến thức về khả năng có thai trong chu kỳ kinh nguyệt:<br />
<br />
Với mục đích giúp cho các cặp vợ chồng sử dụng phương pháp tính lịch có hiệu quả, nhiều tài liệu về kế<br />
hoạch hóa gia đình đã giới thiệu kiến thức này. Tuy nhiên, chỉ có 59,7% nữ và 51,2% nam trả lời đúng khả năng<br />
dễ có thai nhất là giữa chu kỳ. Chung cho cả hai giới tỷ lệ trả lời đúng ở thành thị cao hơn ở nông thôn. 0,6% nữ<br />
và 1,1% nam cho rằng khả năng có thai trong lúc có kinh. 1,4% nữ và 1,1% nam cho rằng không có thời gian<br />
đặc biệt. 19,9% nữ và 29,9% nam không biết gì về vấn đề này. So với số liệu DHS 1988, kiến thức này ở người<br />
trả lời đã tăng lên rõ rệt. Câu trả lời đúng về vấn đề này trong DHS 1988 chỉ có 36,1% đối với phụ nữ có chồng.<br />
<br />
b) Kiến thúc về khoảng cách giữa hai lần sinh:<br />
<br />
Do định hướng đến kế hoạch hóa gia đình nên việc tăng khoảng cách giữa hai lần sinh được xem như một<br />
chỉ báo về giảm số sinh. 61,4% nữ và 59,6% nam cho rằng khoảng cách sinh tốt nhất giữa hai lần sinh là 4 năm<br />
trở lên. Phụ nữ có xu hướng tăng khoảng cách sinh nhiều hơn nam giới.<br />
<br />
c) Kiến thức về cho con bú ngay sau khi mẹ có sữa:<br />
<br />
87,8% nữ và 78,4% nam cho rằng nên cho con bú ngay sau khi mẹ có sữa. Qua số liệu chứng tỏ rằng do trực<br />
tiếp phải nuôi con nên số phụ nữ có kiến thức về vấn đề này cao hơn nam giới.<br />
<br />
d) Tự đánh giá về kiến thức kế hoạch hóa gia đình:<br />
<br />
Theo số liệu, ở đô thị số người thỏa mãn với kiến thức về kế hoạch hóa gia đình cao hơn ở nông thôn. Tuy<br />
nhiên 63,2% phụ nữ có mức độ thỏa mãn thấp hơn so với 64,3% nam giới. Điều đáng lưu ý là qua những phân<br />
tích ở trên về những kiến thức liên quan đến kế hoạch hóa gia đình, phụ nữ nói chung hiểu biết hơn nam giới.<br />
Vậy tại sao mức độ thỏa mãn của họ lại thấp hơn. Trong phần phân tích về tâm thế, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi<br />
này. Những thông tin mà người trả lời muốn biết thêm sẽ phần nào phản ánh mức độ kiến thức về kế hoạch hóa<br />
gia đình. 29,5% nữ (trong đó thành thị 23,6% so với 30,9% ở nông thôn) và 29,5% nam (trong đó thành thị<br />
23,3% so với 31,1% ở nông thôn) muốn biết thêm những thông tin liên quan đến kế hoạch hóa gia đình.<br />
<br />
Trong số những người muốn biết thêm và những thông tin muốn biết thêm; 49,4% nữ (trong đó thành thị<br />
37,9% so với 51,5%) và 42,7% nam (trong đó thành thị 25% so với 46%) muốn biết thêm về cách sử dụng các<br />
biện pháp tránh thai; 34,7% (trong đó thành thị 29,9% so với 35,6% ở nông thôn) và 28,6% nam (trong đó<br />
25,9% ở thành thị so với 29,1% ở nông thôn) muốn biết thêm những kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và<br />
trẻ em. Điều đáng chú ý là nhu cầu về những thông tin cụ thể này ở nữ giới và ở nông thôn cao hơn ở nam giới<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
114 Những vấn đề kiến thức ...<br />
<br />
<br />
và ở đô thị. Ngược lại, những thông tin về những vấn đề rộng hơn như chính sách dân số vai trò của nam giới và<br />
nữ giới trong kế hoạch hóa gia đình, giáo dục chung về sinh đẻ, cách tìm được các biện pháp tránh thai v.v... thì<br />
nhu cầu ở nam giới và ở thành thị cao hơn ở nữ giới và ở nông thôn. Điều này không chi phản ánh mức độ kiến<br />
thức hiện nay của các cặp vợ chồng mà còn phản ánh định hướng của họ đến những vấn đề của kế hoạch hóa gia<br />
đình. Nhu cầu kiến thức và những tâm thế này là kết quả của những giao tiếp xã hội. Trong môi trường mở của<br />
xã hội đô thị đã dẫn đến nam giới quan tâm đến tất cả những vấn đề trên cao hơn ở nữ giới và ở nông thôn.<br />
<br />
2. Tâm thế<br />
<br />
Có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau đến tâm thế. Song phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhất trí<br />
rằng tâm thế là trạng thái sẵn sàng, một khuynh hướng hành động hoặc phản ứng khi có những kích thích nhất<br />
định. Và theo quan điểm Xã hội học, tâm thế là sản phẩm của những tương tác xã hội. Chúng ta nghiên cứu tâm<br />
thế hướng đến kế hoạch hóa gia đình từ quan điểm Xã hội học chứ không phải quan điểm tâm lý học hay tâm lý<br />
học xã hội. Điều hiển nhiên là trong khi hầu hết chúng ta đều có những tâm thế chung, thì chỉ một số người có<br />
những tâm thế nào đó mà những người khác không có. Do đó ta cần nhớ rằng, có một khả năng mà những tâm<br />
thế chúng ta muốn nghiên cứu không có trong một bộ phận của mẫu điều tra.<br />
<br />
Hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội là cơ sở để hình thành và củng cố những tâm thế, là phương tiện điều<br />
chỉnh hành vi. Suy cho đến cùng, mọi điều trong cuộc sống phụ thuộc vào tâm thế của con người. Chính vì vậy,<br />
để thực hiện kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả, chúng ta phải đo được độ mạnh cũng như tính phổ biến<br />
của những tâm thế hướng đến những vấn đề của kế hoạch hóa gia đình. Qua đó, thay đổi những tâm thế bất lợi<br />
củng cố những tâm thế tích cực qua các hoạt động truyền thông, giáo dục, cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như<br />
các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình.<br />
<br />
Trong phần này chúng ta sẽ phân tích những tâm thế có ảnh hưởng quyết định nhất đến kế hoạch hóa gia<br />
đình. Đó là những tâm thế hướng đến hôn nhân, hướng đến số con mong muốn và tâm thế hướng đến các biện<br />
pháp tránh thai.<br />
<br />
a) Tâm thế hướng đến hôn nhân:<br />
<br />
Những câu trả lời về tuổi kết hôn tất nhất là điều đáng quan tâm không chỉ vì tuổi kết hôn tạo nên những<br />
giới hạn chung của việc sinh đê mà còn vì kết hôn sớm có thể chỉ ra tâm thế hướng đến gia đình đông con.<br />
<br />
Theo số liệu, 35,8% nữ và 32,7% nam cho rằng tuổi kết hôn tốt nhất của nam giới là 25; trong độ tuổi này số<br />
phần trăm người trả lời ở đô thị thấp hơn ở nông thôn. Một tỷ lệ đáng kể 11% nữ và 13,7% nam cho rằng tuổi<br />
kết hôn tốt nhất của nam là 30; trong độ tuổi này, tỷ lệ phần trăm ở đô thị cao hơn ở nông thôn chung cho cả hai<br />
giới.<br />
<br />
Đối với tuổi kết hôn của nữ giới, có hai độ tuổi mà nữ cho rằng tốt nhất là 20 và 22 tuổi đều có giá trị phần<br />
trăm bằng nhau là 28,1%. Tuy nhiên, ta thấy rằng đô thị nghiêng về độ tuổi 22 và nông thôn nghiêng về độ tuổi<br />
20. Quan niệm của nam giới về tuổi kết hôn tốt nhất của nữ cũng có xu hướng tương tự. 25,1% cho rằng tuổi kế<br />
hôn tốt nhất đối với nữ là 20 và 27,4% cho rằng tuổi kết hôn tốt nhất là 22. Khi xem xét tương quan giữa các<br />
yếu tố đến tuổi kết hôn tốt nhất, ta thấy có sự liên kết giữa các biến số, những ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp<br />
đến tuổi kết hôn là mạnh hơn cả: hệ số liên kết giữa nghề nghiệp của nữ và tuổi kết hôn tốt nhất của nữ là 0,37;<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 115<br />
<br />
<br />
hệ số liên kết giữa nghề nghiệp của nam với ý kiến về tuổi kết hôn tốt nhất của nữ là 0,35 (nhưng hệ số này<br />
không tính đến sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn). Nếu chỉ xét riêng ở đô thị. ánh hưởng của yếu tố nghề<br />
nghiệp đến tuổi kết hôn tốt nhất của nam giới là mạnh nhất, hệ số liên kết giữa hai biến số này 0,52. Tiếp đó là<br />
các yếu tố về số con hiện có và nhóm tuổi.<br />
<br />
b) Tâm thế hướng đến số con:<br />
<br />
Được đo bằng số con muốn có của người trả lời. Chỉ có 5,3% nữ (đô thị 10,8%; nông thôn 3,9%) và 4,9%<br />
nam (đô thị 7,5%; nông thôn 4,2%) muốn có một con. Đa số người trả lời muốn có hai con: 67,4% nữ so với<br />
66,4% nam. Số người muốn có từ ba con trở lên là 27,9% nam so với 26,5% nữ. Số con mong muốn bình quân<br />
là 2,35 chung cho cả hai giới và ở đô thị thấp hơn so với ở nông thôn. Xu hướng chung là nữ chấp nhận gia đình<br />
ít con manh hơn nam giới và ở đô thị mạnh hơn nông thôn.<br />
<br />
Bảng 2: Số con muốn có theo giới tính<br />
%<br />
Nữ Nam<br />
Số con<br />
Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn<br />
0 con 0,4 0,1 0,5 0,4 0,4 0,4<br />
1 con 5,3 10,8 3,9 4,9 7,5 4,2<br />
2 con 67,4 69,4 66,9 66,4 70,0 657<br />
3 con 14,9 10,8 15,9 17,5 14,9 18,1<br />
4 con 10,6 8,4 11,1 9,0 6,5 9,7<br />
5 con 0,7 0,1 03 0,9 0,8 0,9<br />
6 con + 0,5 0,4 05 0,5 - 0,6<br />
Do trời quyết định - - - 0,1 - 0,2<br />
Không biết 0,2 - 0,3 0,2 - 0,3<br />
Không trả lời<br />
<br />
<br />
c) Tâm thế về giới tính của con cái:<br />
<br />
Theo hướng có ít nhất một trai và một gái, 99% trả lời muốn có ít nhất một con trai, so với 86% người trả lời<br />
muốn có ít nhất một con gái. Định hướng đến đứa con khác giới khá rõ, đặc biệt là ở đô thị. Tuy nhiên định<br />
hướng đến con trai có xu hướng mạnh hơn và phổ biến.<br />
<br />
d) Tâm thế về giá trị của con cái:<br />
<br />
Qua số liệu, ta thấy có sự chuyển đổi định hướng giá trị đến đứa con. Đặc điểm nổi trội của gia đình đông<br />
con không còn là biểu tượng của sức mạnh về kinh tế. 85,9% nữ và 82,4% nam khẳng định rằng gia đình đông<br />
con giàu hơn gia đình ít con là không đúng. Và đặc biệt khi gần 60% người trả lời là nông dân thì chính ở nông<br />
thôn khẳng định rằng đông con không quyết định sự giàu có của gia đình. Hơn nữa khi xem xét chi phí để nuôi<br />
dạy con cái thỉ gia đình đông con là một gánh nặng hơn là điều có lợi, 88,1% nữ và 85,9% nam không cho rằng<br />
con cái trong gia đình đông con được nuôi dưỡng tốt hơn gia đình ít con. Sự chuyển đổi này ở nông thôn mạnh<br />
hơn đô thị và ở nữ giới mạnh hơn nam giới.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
116 Những vấn đề kiến thức ...<br />
<br />
<br />
Ngoài khía cạnh kinh tế, con cái còn được xem là một nguồn để chăm sóc bố mẹ khi tuổi già: 71% nữ và<br />
65,8% nam nghĩ rằng khi già muốn sống chung với con cái, ở đô thị tỷ lệ này thấp hơn ở nông thôn.<br />
<br />
e) Tâm thế hướng đến các biện pháp tránh thai:<br />
<br />
Một khi các cặp vợ chồng hướng đến chấp nhận gia đình ít con, tâm thế hướng đến sử dụng một biện pháp<br />
tránh thai nào đó sẽ xuất hiện. Độ mạnh của tâm thế này thay đổi theo chu kỳ sống, đặc biệt phụ thuộc vào số<br />
con mong muốn và số con hiện có. Tâm thế hướng đến sử dụng một biện pháp tránh thai nào đó không chỉ phụ<br />
thuộc vào kiến thức của họ mà còn phụ thuộc vào những đặc điểm thuận lợi của phương pháp đó. 63,9% nữ và<br />
58,7% nam cho rằng vòng là phương pháp hiệu quả nhất. 23,2% nữ và 25,1% nam cho rằng phương pháp kém<br />
hiệu quả nhất là tính lịch và 19,4% nữ so với 20,2% nam cho rằng phóng tinh ra ngoài cũng là phương pháp<br />
kém hiệu quả.<br />
<br />
Trong tổng số các cặp vợ chồng, có 43,3% phụ nữ hiện đang sử dụng vòng. Độ mạnh của tâm thế hướng đến<br />
các biện pháp tránh thai hiện đang sử dụng do chính những đặc điểm thuận lợi (salient attribute) của phương<br />
pháp này như ý kiến của người trả lời: thuận tiện 33,5% nữ và 35,5% nam: an toàn 33,5% nữ và 31% nam;<br />
chồng (vợ) muốn 33,8% nữ và 33,5% nam.<br />
<br />
Tâm thế hướng đến nạo thai: nạo thai là một biện pháp nhằm chấm dứt việc có thai ngoài ý muốn. Nhằm đo<br />
được tâm thế này, chúng tôi đưa ra hai tình huống. Đối với trường hợp cô gái 17 tuổi, chưa chồng và có thai một<br />
tháng, tỷ lệ cho rằng đẻ và nuôi khá cao 29% nữ và 28,6% nam. Tỷ lệ chấp nhận phương án này ở nông thôn<br />
cao hơn ở đô thị chung cho cả hai giới. Mặc dù chấp nhận ở những điều kiện khác nhau 53,9% nữ và 53,6%<br />
nam cho rằng phải nạo thai.<br />
<br />
Trong trường hợp một phụ nữ 27 tuổi, có chồng, đã có hai con và đã có thai được một tháng, 33,1% nữ và<br />
32,4% nam đưa ra ý kiến đẻ và nuôi, trong ý kiến này, tỷ lệ ở nông thôn cao hơn ở đô thị. 58,3% nữ và 58%<br />
nam cho rằng nên nạo thai.<br />
<br />
Từ những số liệu này, chung ta thấy rằng có sự chuyển đổi về chuẩn mực truyền thống trong quan niệm về<br />
hôn nhân. Mặt khác nó cũng phản ánh rằng nạo thai là một biện pháp khó chấp nhận về mặt đạo đức. Ảnh<br />
hưởng của yếu tố này sẽ có tác động tiêu cực đến chuyển đổi tâm thế về số con. Trên thực tế, tâm thế hướng đến<br />
đông con còn khá dai dẳng. Những phân tích về tâm thế hướng đến kế hoạch hóa gia đình đã chỉ ra vì sao phụ<br />
nữ ít thỏa mãn với kiến thức về kế hoạch hóa gia đình so với nam giới. Như đã chỉ ra ở trên, có một tâm thế<br />
chung hướng đến gia đình ít con, nhưng ở phụ nữ, tâm thế này mạnh hơn nam giới. Mặt khác, tâm thế hướng<br />
đến các biện pháp tránh thai phổ biến là sử dụng vòng. Trong tổng số các biện pháp tránh thai các cặp vợ chồng<br />
hiện đang sử dụng, có 43,3% phụ nữ sử dụng vòng. Ngoài ra, sinh đẻ và nuôi con được quan niệm là trực tiếp<br />
liên quan đến phụ nữ. Chính họ là những người bị sức ép của kế hoạch hóa gia đình từ nhiều phía. Do đó họ<br />
cảm thấy ít thỏa mãn với kiến thức về kế hoạch hóa gia đình hơn nam giới.<br />
<br />
3. Lịch sử sinh đẻ và thực hành các biện pháp tránh thai<br />
<br />
a) Lịch sử sinh đẻ.<br />
<br />
Theo số liệu: tuổi có thai bình quân lần đầu là 22,18, trong đó ở đô thị là 23,16 và ở nông thôn là 21,72.<br />
<br />
Tuổi bình quân có con đầu là 22,63 trong đó ở đô thị là 23,72 nông thôn là 22,33.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 117<br />
<br />
<br />
Giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lịch sử thai nghén. Trong những phụ nữ có thai từ hai lần trở<br />
xuống, ở đô thị có tỷ lệ cao hơn nông thôn. Tỷ lệ có thai từ 3 lần trở lên ở nông thôn cao hơn đô thị. Số lần có<br />
thai còn chịu ảnh hưởng của số con muốn có, định hướng đến giới tính của con cái và hiệu quả của việc sử dụng<br />
các biện pháp tránh thai. Khi xem xét hệ số liên kết giữa số con trai còn sống và số con gái còn sống với số lần<br />
có thai, ta thấy số con gái còn sống tác động đến số lần có thai mạnh hơn so với số con trai còn sống, hệ số liên<br />
kết là 0,64 so với 0,61 một cách tương ứng theo ý kiến của nữ. Cũng xem xét tương quan này ở đô thị và nông<br />
thôn, ta thấy có những biến thái đáng kể. Ở đô thị, ngược lại, số con trai còn sống tác động đến số lần có thai<br />
mạnh hơn số con gái còn sống, hệ số liên kết là 0,63 so với 0,61 theo ý kiến của nữ. Còn ở nông thôn, số con gái<br />
còn sống tác động đến số lần có thai mạnh hơn là số con trai còn sống hệ số liên kết là 0,66 so với 0 61 theo ý<br />
kiến của nữ. Những tương quan này chỉ rõ rằng định hướng đến đứa con khác giới ở đô thị mạnh hơn ở nông<br />
thôn và định hướng đến con trai còn phổ biến và khá mạnh, đặc biệt là ở nông thôn.<br />
<br />
Từ năm 1992 đến nay, có 25,8% phụ nữ sinh con, trong đó ở đô thị có 21,6% so với 26,9% so với ở nông<br />
thôn.<br />
<br />
Trong số những người sinh con từ năm 1992 đến nay 66,2% sinh con thứ nhất và con thứ hai, trong đó ở đô<br />
thị 78% so với 63,7% ở nông thôn. 23,9% sinh con thứ ba trở lên, trong đó ở đô thị 22,1% so với 26,2% ở nông<br />
thôn.<br />
<br />
Trong 54,3% đã có từ 1 đến 2 con, ở đô thị là 62,7% so với 52,2% ở nông thôn. Trong số 41,5% số phụ nữ<br />
đã có từ 3 con trở lên, ở đô thị là 34,7% so với 43,4% ờ nông thôn. Số con bình quân còn sống trên mỗi phụ nữ<br />
là 2,5 con trong đó ở đô thị là 2,26 so với 2,56 con ở nông thôn.<br />
<br />
Khi được hỏi về số con muốn có thêm 35,1% nữ và 37,8% nam muốn có thêm con. Trong đó ở đô thị tỷ lệ<br />
muốn có thêm con chung cho cà hai giới lớn hơn ở nông thôn: theo ý kiến của nữ, thành thị 35,5% so với<br />
35,1%; theo ý kiến của nam, 39,6% ở thành thị so với 37,3% ở nông thôn. Tuy nhiên trên tổng số phụ nữ của<br />
mẫu điều tra, có 14% số phụ nữ đã có hai con rồi muốn có thêm con.<br />
<br />
b) Thực hành các biện pháp tránh thai:<br />
<br />
Do định hướng đến các biện pháp tránh thai thay đổi theo chu kỳ sống, tương quan giữa số. Con hiện có và<br />
số con muốn có, theo nghề nghiệp và đặc điểm của từng phương pháp, ta xem xét việc sử dụng các phương phá<br />
tránh thai trên phương diện đã từng sử dụng và theo những phương pháp có tỷ lệ sử dụng cao nhất.<br />
<br />
b.1) Những phương pháp đã từng sử dụng.<br />
<br />
- Vòng tranh thai: là phương pháp có tỷ lệ đã từng sử dụng cao nhất trong tất cả các phương pháp. 55,8%<br />
phụ nữ trong đó ở đô thị 52,2% so với 56,6% ở nông thôn sử dụng vòng.<br />
<br />
- Tính lịch: 17,8% các cặp vợ chồng áp dụng phương pháp này, trong đó ở đô thị 23,4% so với 16,4% ở<br />
nông thôn.<br />
<br />
Theo nhóm tuổi, phụ nữ có chồng trong nhóm tuổi 35-39 và nam giới có vợ trong nhóm tuổi 45-49 có tỷ lệ<br />
áp dụng phương pháp này cao nhất - 21,2% đối với nữ và 25,6% đối với nam.<br />
<br />
- Phóng tinh ngoài: 16,9% phụ nữ có chồng áp dụng phương pháp này trong đó thành thị 18,9% so với nông<br />
thôn 16,4%.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
118 Những vấn đề kiến thức ...<br />
<br />
<br />
- Bao cao su: 9,9% phụ nữ có chồng áp dụng phương pháp này, trong đó ở đô thị 17,3% so với 8,1% ở nông<br />
thôn.<br />
- Điều hòa kinh nguyệt và nạo thai: 6,2% số phụ nữ có chồng áp dụng phương pháp này, trong đó ở đô thị là<br />
7,4% so với 5,8% ở nông thôn.<br />
Tỷ lệ nạo thai và điều hòa kinh nguyệt cao nhất 11,1% phụ nữ trong nhóm tuổi 40-44; 7,9% trong nhóm 35-<br />
39; 6,5% trong nhóm 30-34. Khi nhóm tuổi của nữ tăng lên, tỷ lệ áp dụng phương pháp này cũng tăng lên.<br />
Qua số liệu về các phương pháp tránh thai đã từng sử dụng, ta thấy rằng vào những năm cuối của chu kỳ<br />
sinh đẻ của phụ nữ, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả cao như vòng và bao<br />
cao su giảm xuống, tỷ lệ sử dụng các biện pháp kém hiệu quả do đòi hỏi về kiến thức và khả năng áp dụng như<br />
tính lịch và phóng tinh ngoài tăng lên. Do đó các phương pháp điều hòa kinh nguyệt và nạo thai cũng tăng lên.<br />
Nhóm nông dân có tỷ lệ sử dụng phương pháp tính lịch và phóng tinh ngoài thấp nhất nhưng tỷ lệ nạo thai và<br />
điều hòa kinh nguyệt khá cao (6%) so với các nhóm nghề nghiệp khác.<br />
b.2) Những biện pháp hiện đang sử dụng.<br />
Có thể đưa ra những số liệu về số người không sử dụng một biện pháp tránh thai nào để so sánh, chỉ ra tình<br />
hình hiện đang sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng<br />
21,6% phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (đô thị 12,9% so với 23,8% ở nông thôn) và 20,4% nam giới<br />
có vợ (đô thị 12,6% so với 22,5% ở nông thôn) hiện đang không sử dụng bất cứ phương pháp nào. Điều đáng<br />
lưu ý là các cặp vợ chồng ở trong nhóm tuổi có khả năng sinh đẻ mạnh nhất là 25-29; 30-34; 35-39 đồng thời<br />
chiếm tỷ trọng lớn nhất có tỷ lệ không sử dụng biện pháp tránh thai nào tương ứng theo nhóm tuổi trên là<br />
22,3%; 16,6%; 11,7% đối với nữ và 30,6%; 18%; 12,9% đối với nam.<br />
Theo nhóm nghề nghiệp tỷ lệ không áp dụng là: nông dân 24,1%, ngư dân 35,7%, buôn bán nhỏ và thợ thủ<br />
công 14,9% và cán bộ nhà nước 11,2% đối với nam giới có vợ. Trong khi đó đối với phụ nữ có chồng 24,3%<br />
nông dân, 15,8% ngư dân, 16,2% buôn bán nhỏ và thợ thủ công, 11,3% cán bộ nhà nước.<br />
- Các biện pháp tránh thai hiện đang sử dựng.<br />
43,3% phụ nữ có chồng và 40,5% nam giới có vợ sử dụng vòng. Tỷ lệ sử dụng vòng ở đô thị thấp hơn nông<br />
thôn chung cho ý kiến của cả hai giới. Theo nhóm nghề nghiệp, nông dân là nhóm có tỷ lệ sử dụng vòng cao<br />
nhất 45,5% và cán bộ nhà nước có tỷ lệ sử dụng vòng thấp nhất 38,3% trong mỗi nhóm nghề nghiệp. Theo<br />
nhóm tuổi tỷ lệ sử dụng vòng cao nhất là 25-29; 30-34; 35-39 xấp xỉ 44% trong từng nhóm tuổi.<br />
- Tính lịch: 13,5% phụ nữ có chồng và 13,7% nam giới có vợ áp dụng phương pháp này. Tỷ lệ áp dụng ở đô<br />
thị cao hơn ở nông thôn chung cho cả hai giới.<br />
Theo nhóm tuổi tỷ lệ áp dụng tăng dần. Nhóm tuổi áp dụng phương pháp tính lịch cao nhất đổi với nữ là 35-<br />
39 (15,8%), đối với nam là 45-49 (17,3%).<br />
- Phóng tinh ngoài: 13,3% phụ nữ có chồng và 15,8% nam giới có vợ áp dụng phương pháp phóng tinh<br />
ngoài. Đối với nữ các nhóm tuổi 30-34 và 35-39 có 13,8% và 13,2% tương ứng theo nhóm tuổi. Đối với nam tỷ<br />
lệ áp dụng cao nhất trong nhóm tuổi 35-39 (17%).<br />
- Bao cao su: 6,7% nữ và 8,8% nam hiện đang sử dụng bao cao su tránh thai. Tỷ lệ áp dụng ở đô thị cao hơn<br />
ở nông thôn theo ý kiến của cả hai giới.<br />
Theo nhóm nghề nghiệp, buôn bán nhỏ và thợ thủ công có tỷ lệ sử dụng cao nhất 10,4%, cán bộ nhà nước<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 119<br />
<br />
<br />
7,1%, nội trợ 6,7% và thấp nhất là nông dân 4,7%.<br />
<br />
- Thắt ống dẫn trứng: chỉ có 2,8% phụ nữ áp dụng phương pháp này. Tỷ lệ áp dụng tăng theo nhóm tuổi.<br />
Cao nhất ở độ tuổi 45-49 (9,1%).<br />
<br />
Theo nhóm nghề nghiệp, buôn bán nhỏ và thợ thủ công có tỷ lệ áp dụng là 4,4%; nội trợ 3,4%; nông dân<br />
2,2% và cán bộ nhà nước 1,9%. Từ số liệu về tình hình hiện đang sử dụng các phương pháp tránh thai của các<br />
cặp vợ chồng, chúng ta thấy rằng vòng vẫn là phương pháp có tỷ lệ áp dụng cao nhất. Tuy nhiên một xu hướng<br />
khá rõ là tỷ lệ sử dụng phương pháp này đã giảm xuống, phương pháp tính lịch và phóng tinh ngoài tăng lên vào<br />
những năm cuối trong chu kỳ sinh đẻ của phụ nữ.<br />
<br />
b.3) Mức độ hài lòng với các phương pháp tránh thai hiện đang sử dụng: chỉ có 2,7% nữ và 2,4% nam<br />
không hài lòng với các phương pháp tránh thai hiện đang dùng. Tỷ lệ hài lòng của các cặp vợ chồng khá cao.<br />
<br />
Trong những nguyên nhân không hài lòng với các phương pháp tránh thai hiện đang sử dụng, 54,2% nữ và<br />
56,8% nam cho rằng vì lý do sức khỏe. Ở nông thôn vì nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cao hơn ở đô thị; 55,3% so<br />
với 45,5% theo ý kiến của nữ. 24% nữ trong đó ở đô thị 27,3% so với 23,5% ở nông thôn và 19,6% nam giới<br />
trong đó ở đô thị 80% so với 12,2% ở nông thôn cho rằng vì nguyên nhân này. 18,8% nữ và 23,9% nam cho<br />
rằng vì không thoải mái.<br />
<br />
IV- KẾT LUẬN:<br />
<br />
Vấn đề trung tâm đối với kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả là một quan điểm có tầm bao quát rộng<br />
vượt khỏi phạm vi của vấn đề. Kế hoạch nghĩa là nhìn về phía trước, định hướng đến tương lai, là sự ràng buộc<br />
chính mình và với những người khác, là sự lựa chọn hành động một cách có ý thức và theo đuổi con đường đã<br />
chọn một cách nhất quán. Một định hướng như vậy là rất quan trọng, rất cần thiết và cũng khó khăn biết bao cho<br />
các cặp vợ chồng kế hoạch hóa một gia đình của họ. Và trên quan điểm đó, chúng ta đã phân tích số liệu về<br />
những khía cạnh liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đó là kiến thức,<br />
tâm thế và thực hành của các cặp vợ chồng về các vấn đề của kế hoạch hóa gia đình.<br />
<br />
Kiến thức về kế hoạch hóa gia đình là một phạm vi khá rộng các vấn đề. Tuy nhiên, những kiến thức liên<br />
quan trực tiếp nhất là kiến thức về sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng đang là một lỗ hổng<br />
lớn làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng các phương pháp nay (49,4% nữ và 42,7% nam muốn biết thêm<br />
những thông tin cách sử dụng các biện pháp tránh thai). Trong các phương pháp hiện đang sử dụng, vòng tránh<br />
thai là phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, một xu hướng chung là tỷ lệ vòng đang giảm xuống<br />
do hậu quả phụ, đặc biệt là những phụ nữ ở nông thôn. Rõ ràng vòng là một phương pháp thuận tiện, hiệu quả<br />
song nó không đòi hỏi một kiến thức nào khi sử dụng. Hoặc giả người trả lời có biết được loại vòng này có tốt<br />
hơn, phù hợp hơn loại vòng kia thì kiến thức này cũng không giúp ích nhiều lắm gì cho họ, bởi vì điều đó lại<br />
phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các dịch vụ y tế hơn là bản thân họ. Ngược lại với những phương pháp<br />
khác như tính lịch, phóng tinh ngoài hay bao cao su thì người sử dụng cần có những kiến thức tối thiểu. Tình<br />
trạng kiến thức về kế hoạch hóa gia đình hiện nay đang đặt một bộ phận các cặp vợ chồng vào tình thế nan giải.<br />
<br />
Không chỉ riêng ở đô thị, ngay ở nông thôn các cặp vợ chồng sử dụng các phương pháp tính lịch và phóng<br />
tinh ngoài cũng tăng lên. Sự hạn chế về kiến thức để áp dụng hiệu quả các phương pháp này đã dẫn đến tỷ lệ<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
120 Những vấn đề kiến thức ...<br />
<br />
<br />
áp dụng các biện pháp điều hòa kinh nguyệt và nạo thai tăng lên. Tuy nhiên, ở đô thị tỷ lệ phải áp dụng điều hòa<br />
kinh nguyệt vá nạo thai cao hơn ở nông thôn. Chứng tỏ rằng ở đô thị, nhất là nhóm buôn bán nhỏ và thợ thủ<br />
công, nội trợ và ngay cả một bộ phận cán bộ nhà nước cũng còn thiếu kiến thức để áp dụng hiệu quả các biện<br />
pháp tránh thai đòi hỏi những hiểu biết nhất định của người sử dụng.<br />
<br />
Một trong những mục tiêu của kế hoạch hóa gia đình là các cặp vợ chồng chấp nhận mô hình gia đình ít con.<br />
Như đã chỉ ra, tâm thế chung là hướng đến gia đình có hai con. Nhưng vì sao các cặp vợ chồng có nhiều con<br />
hơn họ muốn? Do không chỉ vì thiếu kiến thức trong việc áp dụng một cách có hiệu quả các biện pháp tránh thai<br />
dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn, tâm thế tiêu cực hướng đến việc nạo thai do ảnh hưởng của những quan<br />
niệm đạo đức dẫn đến có con ngoài ý muốn, tâm thế tiêu cực hướng đến các biện pháp mạnh như triệt sản do<br />
tâm lý đề phòng muốn sinh thêm con, mà còn một bộ phận (27%) các cặp vợ chồng muốn có 3 con trở lên.<br />
Những tâm thế hướng đến giới tính của con, đặc biệt là thích con trai, mong muốn được con cái chăm sóc khí<br />
tuổi già là những yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình gia đình ít con.<br />
<br />
Mặc dù tâm thế hướng đến gia đình ít con là phổ biến, song ở đây, nó biểu hiện ra như một giá trị xã hội,<br />
một quá trình chuyển đổi của định hướng giá trị hớn là giá trị thực sự của các cá nhân trong một bộ phận nào đó<br />
của xã hội. Sự phân tầng xã hội theo nhiều chiều đã tác động đến cá nhân theo những hệ thống giá trị riêng của<br />
nó. Và chính ở điểm xung đột này của hai định hướng giá trị, giữa nhiều con và ít con, các cá nhân hay các cặp<br />
vợ chồng đã không vượt qua được sức ép của nhóm xã hội mà họ là những thành viên của nhóm đó.<br />
<br />
Tâm thế hướng đến các biện pháp tránh thai cũng là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia<br />
đình của các cặp vợ chồng. Việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào những đặc điểm của phương pháp đó<br />
thỏa mãn đủ loại nhu cầu và tâm lý của cá nhân ở mức độ nào. Chính vì vậy, vòng tránh thai được áp dụng phổ<br />
biến nhất, và cũng từ thực tế này hình thành nên tâm thế hướng đến tính luận tiện, chồng (vợ) muốn hơn là tính<br />
hiệu quả của phương pháp sử dụng. Và khu có những vấn đề hậu quả phụ của việc sử dụng vòng phải chuyển<br />
sang các phương pháp khác thì những đặc điểm trên vẫn ở vị trí ưu tiên hơn là tính hiệu quả.<br />
<br />
Các phương pháp tránh thai mà các cặp vợ chồng hiên đang sử dụng như đã chỉ ra, tỷ lệ sử dụng vòng giảm<br />
xuống, các phương pháp như tính lịch, phóng tinh ngoài, bao cao su tăng lên. Trong khi đó những phương pháp<br />
đặc biệt hiệu quả như định sản tăng lên không đáng kể và chỉ áp dụng đối với những trường hợp đã có quá nhiều<br />
con.<br />
<br />
V- KIẾN NGHỊ:<br />
<br />
Từ đặc điểm về kiến thức, tâm thế và thực hành liên quan đến kế hoạch hóa gia đình và những đặc điểm về<br />
cơ cấu dân số nước ta hiền nay chúng tôi bước đầu kiến nghị một số điểm liên quan đến công tác truyền thông,<br />
thông tin, giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình:<br />
<br />
1- Tăng cường công tác giáo dục dân số để nâng cao kiến thức về kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt chú ý đến<br />
khu vực nông thôn và một bộ phận những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công ở khu vực đô thị những kiến thức<br />
về sinh đẻ và sử dụng các biện pháp tránh thai.<br />
<br />
2- Công tác truyền thông, thông tin, giáo dục và hoạt động của các tổ chức quần chúng tập trung vào khu<br />
vực nông thôn, nhóm buôn bán nhỏ và thợ thủ công, nội trợ, nam giới và lớp trẻ để chuyển đổi định hướng tâm<br />
thế hướng đến chấp nhận gia đình ít con.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Vũ Tuấn Huy 121<br />
<br />
<br />
3- Bên cạnh việc nâng cao kiến thức và cung cấp đá để các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích các<br />
cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp từ tránh thai có hiệu quả, nhất là triệt sản đối với những cặp vợ chồng đã có<br />
hai con.<br />
4- Nâng cao địa vị của phụ nữ, khuyến khích nam giới chia sẻ và tham gia tích cực vào kế hoạch hóa gia<br />
đình. Xem việc nâng cao mức sống và hạnh phúc gia đình là mục tiêu cao nhất của cuộc vận động.<br />
Trên đây là những kiến nghị qua bước đầu phân tích số liệu của cuộc điều tra trong 7 tỉnh về thổn thức, tâm<br />
thế, và thực hành kế hoạch hóa gia đình. Mặc dù số liệu chưa được khai thác hết, rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ<br />
như vấn đề hôn nhân, sự biến đổi các chức năng của gia đình, vấn đề người già và quan hệ thân tộc có ảnh<br />
hưởng như thế nào đến kế hoạch hóa gia đình đòi hỏi có những nghiên cứu sâu hơn từ quan điểm của Xã hội<br />
học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong cuộc hội thảo về người già và hệ thống an sinh xã hội tại Viện Xã hội học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />