An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG HAI LOÀI CÂY BÌNH VÔI (Stephania sp.)<br />
ĐẶC THÙ CỦA AN GIANG<br />
<br />
Nguyễn Thị Mỹ Duyên1<br />
1<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung: ABSTRACT<br />
Ngày nhận bài: 09/09/2017<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt: The two Stephania sp. (including Stephania kwangsiensis and Stephania<br />
06/12/2017 cephalantha) that were planted in the Seven Mountains (An Giang) are<br />
Ngày chấp nhận đăng: 12/2017 becoming increasingly scarce. The research on propagation techniques and<br />
Title: planting of two species of Stephania characteristic at An Giang mountain area<br />
The propagation and planting contributes to conservation and restoration the source of this medicinal<br />
two Stephania sp. in An Giang materia. The experiment was conducted to survey some factors affecting seed<br />
mountain area germination of Stephania. The result showed that the seed germination<br />
Keywords: percentage of Stephania kwangsiensis was the best when using fresh shelled<br />
Stephania cephalantha, S. seeds after 8 weeks of sowing is 43,33%. And it grows well on sandy soil adding<br />
kwangsiensis, propagation, organic fertilizer. In addition, when the cuttings and planting of two species<br />
sowing, cuttings were collected, it showed that the Stephania kwangsiensis had strong vitality,<br />
Từ khóa: high survival percentage and good development. Stephania that was<br />
Bình vôi Stephania propagated from seeds gave early and larger bulbs compared to the cuttings’<br />
cephalantha, one.<br />
S. kwangsiensis,<br />
nhân giống, gieo hạt,<br />
TÓM TẮT<br />
giâm cành<br />
Hai loài cây bình vôi được trồng tại vùng Bảy núi An Giang là Stephania<br />
kwangsiensis và Stephania cephalantha đang ngày càng khan hiếm. Việc nghiên<br />
cứu kỹ thuật nhân giống và trồng hai loài cây bình vôi đặc thù của vùng núi An<br />
Giang này góp phần bảo tồn và khôi phục lại nguồn dược liệu quý này. Qua thí<br />
nghiệm khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt bình vôi cho<br />
thấy tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt bình vôi Stephania kwangsiensis tốt nhất là khi<br />
sử dụng hạt tươi nguyên vỏ sau 8 tuần gieo đạt 43,33%. Đồng thời, cây bình vôi<br />
phát triển tốt trên nền đất cát bổ sung phân hữu cơ. Bên cạnh đó, khi tiến hành<br />
giâm cành và trồng 2 loài cây bình vôi thu thập được nhận thấy loài Stephania<br />
kwangsiensis có sức sống mạnh, đạt tỷ lệ sống cao và phát triển rất tốt. Cây<br />
bình vôi nhân giống từ hạt cho củ sớm và to hơn so với cây bình vôi giâm cành.<br />
<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU không thể thiếu trong các bài thuốc bồi bổ cơ thể,<br />
Từ lâu vùng Bảy núi An Giang được biết đến là phục hồi sức khỏe. Theo Đỗ Tất Lợi (2009), thành<br />
nơi có nhiều loài cây dược liệu quý dùng làm phần chính trong củ bình vôi là chất rotundin có<br />
thuốc chữa bệnh, trong đó có các loài cây bình vôi tác dụng làm giảm đau, an thần, gây ngủ rất hiệu<br />
(Stephania sp.). Theo Đông y, bình vôi không chỉ quả, ngoài ra còn điều hòa hô hấp, điều hòa đối<br />
có tác dụng chữa bệnh mà còn là một vị thuốc với tim.<br />
<br />
<br />
1<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
Hiện nay, nguồn cây này đang khan hiếm dần và thành và hoàn thiện quy trình nhân giống cho 2<br />
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trước đây, loài cây bình vôi đặc thù tại vùng núi An Giang để<br />
khi Võ Văn Chi (1991) khảo sát cây thuốc ở An hướng dẫn cho người dân vùng núi biết cách khai<br />
Giang thấy rằng, bình vôi là loại cây trồng khá thác hợp lý và trồng trọt để bảo tồn nguồn gen và<br />
phổ biến tại vùng núi Cấm và núi Tô thuộc hai tăng thu nhập.<br />
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên nhưng hiện nay là đối 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
tượng cây trồng quý hiếm rất khó tìm thấy trong 2.1 Vật liệu<br />
tự nhiên. Do đó, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP<br />
Hai loài cây bình vôi 1 và 2 là Stephania<br />
của Chính phủ, trong danh mục “Thực vật rừng<br />
kwangsiensis và Stephania cephalantha được thu<br />
nguy cấp, quý hiếm” thì các loài cây bình vôi<br />
thập tại vùng Bảy núi An Giang.<br />
(Stephania sp.) được xếp trong nhóm IIA (Thực<br />
vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích 2.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
thương mại). Trong khi đó, bình vôi là cây có hoa 2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự nảy mầm của<br />
đơn tính khác gốc (cây đực và cái riêng). Vì vậy, hạt bình vôi Stephania kwangsiensis sau<br />
khi chỉ có một mình hoặc một nhóm chỉ toàn cây thu hoạch<br />
đực, hoặc toàn cây cái thì không thể thụ tạo hạt<br />
- Vật liệu: hạt bình vôi Stephania<br />
được, dẫn đến khả năng duy trì nòi giống có phần<br />
kwangsiensis - được thu hoạch từ trước 3<br />
hạn chế.<br />
tháng (đối với hạt khô) và vừa thu hoạch (đối<br />
Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm hình với hạt tươi).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hạt bình vôi<br />
a: Hạt tươi, b: Hạt tươi bỏ vỏ, c: Hạt khô<br />
<br />
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí ngoài - Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trong<br />
vườn ươm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên chậu ở ngoài vườn theo khối hoàn toàn ngẫu<br />
với 5 nghiệm thức (A1 - A5) là 5 hình thức hạt nhiên với 4 nghiệm thức (B1 - B4), mỗi nghiệm<br />
được xử lý khác nhau sau thu hoạch (Bảng 1), thức 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 cây/2<br />
mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại chậu.<br />
là một khay 30 hạt. - Các nghiệm thức trồng: B1: Không sử dụng<br />
- Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ hạt nảy mầm (%) = phân bón, B2: Phân hữu cơ sinh học Bình<br />
(tổng số hạt nảy mầm/tổng số hạt gieo) x 100 Điền, B3: Phân hữu cơ vi sinh ANVI, B4: Phân<br />
2.2.2 Thí nghiệm 2: Sự sinh trưởng và phát triển hữu cơ là xác bã thực vật ngoài tự nhiên đã<br />
của cây bình vôi nhân giống từ hạt trong phân hủy. Lưu ý: nền trong chậu là đất cát (2,5<br />
các nghiệm thức phân hữu cơ khác nhau kg/chậu); liều lượng phân bón 250 gram/gốc.<br />
- Chỉ tiêu theo dõi: chiều dài cây (cm): đo từ<br />
- Vật liệu: cây bình vôi Stephania kwangsiensis<br />
mặt đất đến đỉnh chồi; kích thước củ (cm): đo<br />
được gieo từ hạt khoảng 2 tháng tuổi (cây của<br />
chiều dài và rộng củ bằng thước kẹp; trọng<br />
thí nghiệm 1), cây cao 5 - 6 cm, có từ 4 đến 5<br />
lượng củ (gram): cân củ sau khi cắt bỏ dây.<br />
lá.<br />
<br />
2<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
a b<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Thí nghiệm trồng bình vôi S. kwangsiensis<br />
a: Bố trí thí nghiệm, b: Đánh giá chiều dài cây<br />
<br />
2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sống của - Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trong<br />
cành giâm hai loài cây bình vôi thí nghiệm chậu ở ngoài vườn theo khối hoàn toàn ngẫu<br />
- Vật liệu: đoạn thân từ cây bình vôi 1 nhiên với 2 nhân tố (nhân tố 1 là loại cây bình<br />
(Stephania kwangsiensis) và bình vôi 2 vôi, nhân tố 2 là loại phân bón). Tổng 6<br />
(Stephania cephalantha) được cắt (có độ nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 6 lần lặp lại,<br />
nghiêng) giâm vào giá thể. Mỗi đoạn thân mỗi lần lặp lại là 2 cây/1 chậu.<br />
khoảng 20 – 25 cm có chứa 3 - 4 mắt mầm. - Các nghiệm thức trồng: D1: Đất cát (không sử<br />
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trong dụng phân bón) + bình vôi 1, D2: Đất cát +<br />
chậu ở ngoài vườn ươm theo thể thức hoàn phân hữu cơ sinh học Bình Điền + bình vôi 1,<br />
toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố (nhân tố 1 là 2 D3: Đất cát + phân hữu cơ vi sinh ANVI +<br />
loại đoạn thân của 2 loài cây bình Vôi, nhân tố bình vôi 1, D4: Đất cát (không sử dụng phân<br />
2 là giá thể). Nghiệm thức được kí hiệu từ C1 – bón) + bình vôi 2, D5: Đất cát + phân hữu cơ<br />
C8, mỗi nghiệm thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp sinh học Bình Điền + bình vôi 2, D6: Đất cát +<br />
lại với 5 đoạn thân/chậu. phân hữu cơ vi sinh ANVI + bình vôi 2 (Liều<br />
- Nghiệm thức thí nghiệm: C1: Đất cát + đoạn lượng đất cát 2,5 kg/chậu, phân bón 250<br />
cành giâm từ giữa thân bình vôi 1, C2: Đất cát gram/gốc).<br />
+ đoạn cành giâm gần ngọn bình vôi 1, C3: - Chỉ tiêu theo dõi: chiều dài cây (cm): đo từ<br />
{Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành mặt đất đến đỉnh chồi; kích thước củ (cm): đo<br />
giâm từ giữa thân bình vôi 1, C4: {Đất cát + chiều dài và rộng củ bằng thước kẹp; trọng<br />
tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giâm gần ngọn lượng củ (gram): cân củ sau khi cắt bỏ dây.<br />
bình vôi 1, C5: Đất cát + đoạn cành giâm từ 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
giữa thân bình vôi 2, C6: Đất cát + đoạn cành 3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự nảy mầm của<br />
giâm gần ngọn bình vôi 2, C7: {Đất cát + tro hạt bình vôi Stephania kwangsiensis sau<br />
trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giâm từ giữa thân thu hoạch<br />
bình vôi 2, C8: {Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} +<br />
Tại thời điểm 4 tuần sau khi gieo (SKG), hạt bình<br />
đoạn cành giâm gần ngọn bình vôi 2.<br />
vôi ở tất cả các nghiệm thức đều nảy mầm với tỷ<br />
- Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cành giâm sống (%) =<br />
lệ trung bình là 14,89% (Bảng 1). Nghiệm thức A1<br />
(tổng số cành giâm sống/tổng số cành đem<br />
và A2 có tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất (28,89%).<br />
giâm) x 100; số chồi/cành giâm: đếm số chồi<br />
Còn nghiệm thức A3, A4 và A5 đều cho tỷ lệ nảy<br />
mới hình thành từ mắt ngủ.<br />
mầm rất thấp < 7%. Điều này cho thấy, hạt tươi<br />
2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng sinh nảy mầm tốt hơn so với hạt khô. Kết quả tương tự<br />
trưởng và phát triển của 2 loài cây bình vôi ở tại thời điểm 8 tuần SKG mặc dù tỷ lệ hạt nảy<br />
được nhân giống từ đoạn thân mầm có sự gia tăng, trung bình đạt 20,00%. Trong<br />
- Vật liệu: cây từ đoạn thân cành giâm của 2 loài đó tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 43,33% ở nghiệm<br />
cây bình vôi từ thí nghiệm 3. thức A1.<br />
<br />
3<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt bình vôi<br />
<br />
Nghiệm<br />
Dạng hạt 4 tuần SKG 8 tuần SKG<br />
thức<br />
A1 Hạt tươi để nguyên vỏ 28,89 a 43,33 a<br />
A2 Hạt tươi chà bỏ vỏ 28,89 a 32,22 ab<br />
A3 Hạt khô không cắt vỏ 6,67 ab 10,00 bc<br />
A4 Hạt khô cắt 1 phần lớp vỏ đầu 5,56 b 7,78 bc<br />
A5 Hạt khô không cắt vỏ, xử lý KT-SUPPER 100WP 4,44 b 6,67 c<br />
Trung bình 14,89 20,00<br />
Mức ý nghĩa * *<br />
CV (%) 51,33 43,74<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
Duncan, *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.<br />
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, hạt bình vôi 3.2.1 Chiều dài cây (cm)<br />
tươi cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao hơn (32,22% – So với thời điểm bắt đầu thí nghiệm (cây có chiều<br />
43,33%) so với hạt bình vôi khô có tỷ lệ nảy mầm dài khoảng 5 cm) sau 2 tháng trồng trên giá thể,<br />
tương đối thấp (6,67% – 10,00%) SKG 8 tuần. cây đã bắt đầu thích nghi và phát triển, chiều dài<br />
Mặt khác, sự khác biệt giữa các cách xử lý hạt cây có sự gia tăng ở mức thấp với chiều dài trung<br />
khác nhau sau thu hoạch không ảnh hưởng đến sự bình là 6,74 cm (Bảng 2).<br />
nảy mầm của hạt.<br />
Bước sang các tháng tiếp theo (từ 4 đến 6 tháng<br />
Trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Vững (2000), sau khi trồng), chiều dài cây có sự gia tăng liên<br />
khi gieo hạt tươi của loài Stephania glabra tục giữa các nghiệm thức (Bảng 2). Trong đó,<br />
(Roxb.) Miers trên giá thể là cát thì tỷ lệ nảy mầm nghiệm thức B3 đạt chiều dài cây dài nhất (181,00<br />
đến 64,4%. Trong khi kết quả nghiên cứu, tỷ lệ cm) không khác biệt so với nghiệm thức B2<br />
nảy mầm chỉ có 43,33% trên giá thể đất cát + tro (172,80 cm) và rất khác biệt so với hai nghiệm<br />
trấu (1:1). Hay nói cách khác, các loài thuộc chi thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%.<br />
bình vôi thích nghi tốt hơn trên đất cát.<br />
3.2 Thí nghiệm 2: Sự sinh trưởng và phát<br />
triển của cây bình vôi Stephania<br />
kwangsiensis nhân giống từ hạt trong các<br />
nghiệm thức phân hữu cơ khác nhau<br />
<br />
Bảng 2. Diễn biến chiều dài cây bình vôi<br />
<br />
Chiều dài cây (cm)<br />
Nghiệm thức<br />
2 tháng 4 tháng 6 tháng 12 tháng<br />
B1 6,00 45,53 b 96,00 bc 273,00<br />
B2 6,97 153,17 a 172,80 ab 327,67<br />
B3 8,52 145,68 a 181,00 a 347,00<br />
B4 5,48 23,67 b 77,08 c 267,00<br />
Trung bình 6,74 92,01 131,72 303,67<br />
Mức ý nghĩa ns ** ** ns<br />
CV (%) 30,58 68,52 50,09 36.86<br />
<br />
<br />
4<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
LSD, **: khác biệt ý nghĩa mức 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa.<br />
Đến tháng 12 sau khi trồng, nghiệm thức B3 vẫn Dược tính của bình vôi chủ yếu được khai thác từ<br />
đạt chiều dài cây dài đến 347,00 cm, nhưng không củ, do đó tìm hiểu thời gian nào củ bắt đầu hình<br />
khác biệt nhiều giữa các nghiệm thức. Ta nhận thành, kích thước và trọng lượng củ như thế nào<br />
thấy, trên nền phân xác bã thực vật đã phân hủy là hết sức quan trọng. Theo ghi nhận, sau khi<br />
(nghiệm thức B4) cây phát triển không tốt, có trồng khoảng 4 tháng, bình vôi bắt đầu hình thành<br />
chiều dài cây thấp. Điều này có thể do xác bã thực củ và phát triển tốt trong các tháng tiếp theo. Kết<br />
vật chưa được phân hủy hoàn toàn, ẩm độ cao, quả kích thước củ và trọng lượng củ bình vôi<br />
khó thoát nước nên ảnh hưởng không tốt đến sự được trình bày ở Bảng 3.<br />
sinh trưởng và phát triển của cây bình vôi.<br />
3.2.2 Kích thước củ (cm) và trọng lượng củ<br />
(gram)<br />
Bảng 3. Kích thước và trọng lượng củ bình vôi sau 12 tháng trồng<br />
<br />
Trọng lượng củ<br />
Nghiệm thức Dài củ (cm) Rộng củ (cm)<br />
(gram)<br />
B1 9,88 5,75 bc 186,08<br />
B2 11,38 7,17 a 205,56<br />
B3 15,13 6,67 ab 187,21<br />
B4 8,83 5,21 c 122,22<br />
Trung bình 11,31 6,20 175,27<br />
Mức ý nghĩa ns * ns<br />
CV (%) 46,12 17,82 44,96<br />
<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
LSD, *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa.<br />
Sau 12 tháng trồng, bình vôi có chiều dài củ dao thấy, cây bình vôi S. kwangsiensis thích hợp với<br />
động từ 8,83 - 15,13 cm. Chiều rộng củ dao động nền đất cát của An Giang.<br />
từ 5,21 - 7,17 cm, giữa các nghiệm thức có sự 3.2.3 Thời gian ra hoa và tỷ lệ cây có hoa đực và<br />
khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Trong đó, nghiệm cái<br />
thức B2 và B3 cho kích thước củ khá hơn. Cụ thể,<br />
Tính trên tổng số cây thí nghiệm thì sau 12 tháng<br />
nghiệm thức B2 đạt kích thước củ là 11,38 x 7,17<br />
trồng ta có được tổng số 11 cây cho hoa/48 tổng<br />
cm và B3 là 15,13 x 6,67 cm. Bên cạnh đó, trọng<br />
cây trồng, chiếm tỷ lệ 22,91% (Bảng 4). Trong đó,<br />
lượng củ ít có sự khác biệt, dao động từ 122,22 g<br />
cây có hoa cái chiếm tỷ lệ 8,33% và cây có hoa<br />
(B4) đến 205,56 g (B2) sau 12 tháng trồng. Kết<br />
đực chiếm tỷ lệ 14,58%. Điều đó cho thấy, số<br />
quả này khá cao so với nghiên cứu của Lã Đình<br />
lượng cây có hoa đực hay hoa cái là hoàn toàn<br />
Mỡi và ctv. (2003) sau khi trồng 24 tháng, trọng<br />
ngẫu nhiên, nên việc trồng cây bình vôi cần lưu ý<br />
lượng củ của 3 loài cây bình vôi được thu thập tại<br />
làm sao có được nhiều cây cái thì sẽ giúp khả<br />
các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc chỉ đạt 39<br />
năng tạo hạt để duy trì nguồn giống bình vôi.<br />
- 90 g, củ to nhất cũng chỉ đạt 200 g. Điều này cho<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
Bảng 4. Số cây bình vôi hình thành hoa đực và hoa cái sau 12 tháng trồng<br />
<br />
Nghiệm thức<br />
Hoa Tổng Tỷ lệ (%)<br />
B1 B2 B3 B4<br />
Cây đực 3 2 2 0 7 14,58<br />
Cây cái 0 1 1 2 4 8,33<br />
<br />
<br />
3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sống Stephania kwangsiensis và Stephania cephalantha<br />
của cành giâm 2 loài cây bình vôi thí trên 2 nền giá thể khác nhau. Sau 4 tuần, các cành<br />
nghiệm giâm bình vôi đã bắt đầu thích nghi và sống tốt, tỷ<br />
3.3.1 Tỷ lệ sống của các đoạn cành giâm lệ sống đều đạt trên 50% ở tất cả các nghiệm thức<br />
Với mục đích tìm được loại giá thể và đoạn cành với tỷ lệ dao động từ 52% - 92% (Bảng 5). Tuy<br />
phù hợp cho nhân giống vô tính cây bình vôi bằng nhiên, sự ảnh hưởng của giá thể hay độ tuổi của<br />
phương pháp giâm cành, thí nghiệm được tiến đoạn cành giâm ta thấy hầu như không có sự khác<br />
hành với 2 loại đoạn thân của 2 loại bình vôi biệt.<br />
Bảng 5. Tỷ lệ sống của cành giâm bình vôi 4 tuần sau khi giâm<br />
<br />
Bình vôi (A)<br />
Giá thể (B) TB (B)<br />
BV1 BV2<br />
Đất cát + đoạn cành giữa thân 80 70 70<br />
Đất cát + đoạn cành gần ngọn 76 56 66<br />
{ Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giữa thân 92 52 72<br />
{ Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành gần ngọn 84 60 72<br />
TB (A) 83 a 57 b<br />
FA **<br />
FB ns<br />
FAB ns<br />
CV (%) 26,05<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
Duncan, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2:<br />
Stephania cephalantha.<br />
Mặt khác, xét về từng loại bình vôi 1 và 2, trung thời điểm 4 tuần từ 4% - 16% (Bảng 6) nhưng kết<br />
bình tỷ lệ sống các đoạn cành giâm của bình vôi 1 quả vẫn không thay đổi. Như vậy, sau 8 tuần giâm<br />
đạt 83%, cao hơn so với đoạn cành giâm của bình cành, kết quả tỷ lệ sống của 2 loại đoạn cành giâm<br />
vôi 2 chỉ đạt 57%. Đây là kết quả khá tốt so với với 2 loại bình vôi 1 (Stephania kwangsiensis) và<br />
nghiên cứu của Nguyễn Tiến Vững (2000), sau bình vôi 2 (Stephania cephalantha) trên 2 loại giá<br />
khi giâm các đoạn thân của ba loài cây bình vôi thể thì ta thấy trung bình tỷ lệ sống đạt > 50% là<br />
thu hái tại Ninh Bình và Lạng Sơn trên cát sau 1 - chấp nhận được. Tuy nhiên, sự sống của các đoạn<br />
2 tuần, các cây từ thân non bị héo và chết còn các cành giâm của bình vôi không phụ thuộc vào yếu<br />
đoạn thân bánh tẻ, đoạn thân cây già cho tỷ lệ tố giá thể cũng như là độ non của cành giâm. Sự<br />
sống thấp 16,6% - 20%. khác biệt thể hiện rõ trên bình vôi 1 sống khá cao<br />
Thời điểm 8 tuần sau khi giâm, tỷ lệ sống của đạt đến 78%, trong khi bình vôi 2 chỉ đạt 43%.<br />
đoạn cành giâm có sự giảm xuống và thấp hơn<br />
<br />
6<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
Bảng 6. Tỷ lệ sống của cành giâm bình vôi 8 tuần sau khi giâm<br />
<br />
Bình vôi (A)<br />
Giá thể (B) TB (B)<br />
BV1 BV2<br />
Đất cát + đoạn cành giữa thân 72 48 60<br />
Đất cát + đoạn cành gần ngọn 68 44 56<br />
{ Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giữa thân 88 36 62<br />
{ Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành gần ngọn 84 44 64<br />
TB (A) 78 a 43 b<br />
FA **<br />
FB ns<br />
FAB ns<br />
CV (%) 29,80<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
Duncan, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2:<br />
Stephania cephalantha.<br />
3.3.2 Sự gia tăng số chồi của cành giâm 2 loại đoạn cành giâm trên vài nghiệm thức thí nghiệm.<br />
bình vôi Sang 8 tuần sau khi giâm hầu hết các đoạn thân<br />
Theo dõi sự tạo chồi trên đoạn cành giâm bình vôi cành giâm đều tạo chồi, từ 1 - 3 chồi (Bảng 7).<br />
sau 4 tuần thấy rằng chỉ xuất hiện chồi ở một vài<br />
Bảng 7. Số chồi trung bình của cành giâm sau 8 tuần<br />
<br />
Bình vôi (A)<br />
Giá thể (B) TB (B)<br />
BV1 BV2<br />
Đất cát + đoạn cành giữa thân 2,25 1,90 2,08 a<br />
Đất cát + đoạn cành gần ngọn 2,42 1,80 2,11 a<br />
{ Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giữa thân 1,54 1,60 1,57 b<br />
{ Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành gần ngọn 1,48 1,40 1,44 b<br />
TB (A) 1,92 1,68<br />
FA ns<br />
FB **<br />
FAB ns<br />
CV (%) 28,09<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
Duncan, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2:<br />
Stephania cephalantha.<br />
Sau 8 tuần giâm cành, số chồi trung bình giữa các vôi. Bên cạnh đó, yếu tố tuổi của đoạn cành giâm<br />
nghiệm thức dao động từ 1,4 - 2,42 chồi, không không thấy có sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, xét về<br />
có sự khác biệt số chồi tạo thành giữa 2 loại bình<br />
<br />
7<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
giá thể thì có sự khác biệt, giá thể “Đất cát” cho 3.4.1 Tỷ lệ cây chết trong quá trình thí nghiệm<br />
sự tạo chồi cao hơn giá thể “Đất cát + tro trấu”. Cây bình vôi được tạo từ cành giâm được đem<br />
Tóm lại, sau 8 tuần giâm cành ta nhận thấy tỷ lệ trồng và thử nghiệm trên 3 loại phân bón khác<br />
sống của cành giâm khá cao, đặc biệt là trên bình nhau. Bước đầu ghi nhận cây trồng từ đoạn cành<br />
vôi 1 nhưng không phụ thuộc vào yếu tố giá thể giâm có sự thích nghi và phát triển chậm hơn so<br />
cũng như tuổi cành giâm. với cây trồng từ gieo hạt. Đồng thời, tỷ lệ cây chết<br />
3.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng sinh do úng thối cũng khá cao (Bảng 8).<br />
trưởng và phát triển của 2 loài cây bình<br />
vôi được nhân giống từ đoạn thân<br />
Bảng 8. Tỷ lệ cây chết sau 6 tháng trồng<br />
<br />
Bình vôi (A)<br />
Nghiệm thức phân bón (B) TB (B)<br />
BV1 BV2<br />
<br />
Nền (không sử dụng phân bón) 41,67 25,00 33,34<br />
<br />
Nền + phân HCSH (hữu cơ sinh học) Bình Điền 8,33 41,67 25,00<br />
<br />
Nền + phân HCVS (hữu cơ vi sinh) ANVI 16,67 33,33 25,00<br />
<br />
TB (A) 22,22 33,33<br />
<br />
FA ns<br />
<br />
FB ns<br />
<br />
FAB ns<br />
<br />
CV (%) 89,38<br />
<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
Duncan, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2: Stephania cephalantha.<br />
Sau khi tiến hành thí nghiệm, cây bắt đầu chết lần trên nền phân HCVS ANVI) có tỷ lệ cây chết cao<br />
lượt đến giai đoạn 6 tháng ở tất cả các nghiệm lên đến 100%. Tính trung bình ta thấy BV2 cho tỷ<br />
thức với tỷ lệ dao động từ 8,33% - 41,67% (Bảng lệ cây chết nhiều hơn, trung bình đến 83,33%<br />
8). Đến thời điểm 12 tháng sau khi trồng, do tác khác biệt rất có ý nghĩa mức 1% so với BV1. Hay<br />
động bất lợi của môi trường (mưa kéo dài) nên tỷ nói cách khác, BV1 có khả năng thích nghi tốt<br />
lệ cây chết ở tất cả các nghiệm thức có sự gia tăng hơn so với BV2.<br />
rất lớn (Bảng 9). Trong đó, nghiệm thức D6 (BV2<br />
<br />
Bảng 9. Tỷ lệ cây chết sau 12 tháng trồng<br />
<br />
Bình vôi (A)<br />
Nghiệm thức phân bón (B) TB (B)<br />
BV1 BV2<br />
<br />
Nền (không sử dụng phân bón) 50,00 58,33 54,17<br />
<br />
Nền + phân HCSH Bình Điền 75,00 91,67 83,34<br />
<br />
<br />
8<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
Nền + phân HCVS ANVI 41,67 100,00 70,84<br />
<br />
TB (A) 55,56 b 83,33 a<br />
<br />
FA *<br />
<br />
FB ns<br />
<br />
FAB ns<br />
<br />
CV (%) 47,80<br />
<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
Duncan, *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2: Stephania<br />
cephalantha.<br />
3.4.2 Sự gia tăng và phát triển chiều dài cây động từ 27,73 - 251,21 cm (Bảng 10), giữa các<br />
bình vôi nghiệm thức không có sự khác biệt. Bên cạnh đó,<br />
Sau khi trồng 2 tháng bình vôi mới bắt đầu thích BV2 có sự phát triển chiều dài cây dài hơn và rất<br />
nghi và phát triển trên nền giá thể mới nên chưa khác biệt so với BV1 ở mức ý nghĩa 1%. Đồng<br />
có sự gia tăng rõ về chiều dài cây. thời, chiều dài cây trên các nền phân bón khác<br />
nhau cũng cho sự khác biệt ở mức 5%. Trong đó,<br />
Bước sang 6 tháng trồng, chiều dài cây bình vôi<br />
cây trên nền không sử dụng phân bón chỉ có chiều<br />
phát triển nhanh ở tất cả các nghiệm thức, dao<br />
dài bằng 1/3 so với trên hai nền sử dụng phân bón.<br />
Bảng 10. Chiều dài cây bình vôi 6 tháng sau khi trồng (cm)<br />
<br />
Bình vôi (A)<br />
Nghiệm thức phân bón (B) TB (B)<br />
BV1 BV2<br />
Nền (không sử dụng phân bón) 27,73 81,25 54,59 b<br />
Nền + phân HCSH Bình Điền 101,14 172,96 137,05 a<br />
Nền + phân HCVS ANVI 83,75 251,21 167,48 a<br />
TB (A) 70,87 b 168,47 a<br />
FA **<br />
FB *<br />
FAB ns<br />
CV (%) 76,16<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
Duncan, **: khác biệt ý nghĩa mức 1%, *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania<br />
kwangsiensis; BV2: Stephania cephalantha.<br />
Tuy nhiên, đến thời điểm 12 tháng sau khi trồng, do tác động bất lợi từ môi trường, nghiệm thức D6 (BV2<br />
trên nền phân HCVS ANVI) có tỷ lệ cây chết đến 100% nên chỉ tiêu chiều dài cây chỉ được tiến hành<br />
phân tích trên 5 nghiệm thức từ D1 đến D5 (Bảng 11).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
Bảng 11. Chiều dài cây bình vôi 12 tháng sau khi trồng (cm)<br />
<br />
Bình vôi (A)<br />
Nghiệm thức phân bón (B) TB (B)<br />
BV1 BV2<br />
Nền (không sử dụng phân bón) 91,67 247,00 169,33<br />
Nền + phân HCSH Bình Điền 184,83 240,00 212,33<br />
Nền + phân HCVS ANVI 256,67 - 256,67<br />
TB (A) 177,72 b 243,50 a<br />
FA *<br />
FB ns<br />
FAB ns<br />
CV (%) 57,42<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử<br />
Duncan, *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2: Stephania<br />
cephalantha.<br />
Như vậy, sau 12 tháng trồng các cây bình vôi Sau khi trồng khoảng 6 tháng ở tất cả các nghiệm<br />
được nhân giống từ cành giâm, ta nhận thấy chiều thức bình vôi bắt đầu hình thành củ. Đối với cây<br />
dài cây dao động nhiều từ 91,67 - 256,67 cm nhân giống từ cành giâm sự hình thành củ chậm<br />
nhưng không có sự khác biệt giữa các nghiệm hơn rất nhiều so với cây được nhân giống từ hạt.<br />
thức. Mặt khác, ảnh hưởng giữa các loại phân bón Đến thời điểm 12 tháng sau khi trồng kích thước<br />
ít khác biệt, sự khác biệt chỉ hiện rõ ở BV2 cho củ bình vôi được ghi nhận qua Bảng 12 như sau:<br />
chiều dài cây trung bình dài hơn.<br />
3.4.3 Kích thước củ bình vôi 12 tháng sau khi<br />
trồng<br />
Bảng 12. Chiều dài củ (cm) và rộng củ (cm) bình vôi<br />
<br />
BV1 BV2<br />
Nghiệm thức phân bón<br />
Dài Rộng Dài Rộng<br />
Nền (không sử dụng phân bón) 4,70 2,80 1,50 1,70<br />
Nền + phân HCSH Bình Điền 4,20 2,70 0,80 0,70<br />
Nền + phân HCVS ANVI 10,50 4,30 - -<br />
Ghi chú: BV1: Stephania kwangsiensis; BV2: Stephania cephalantha.<br />
Kết quả cho thấy sau 12 tháng trồng, kích thước điều kiện trồng, BV1 cho năng suất củ cao hơn so<br />
củ của BV1 ở nghiệm thức D1 (BV1, không sử với BV2.<br />
dụng phân bón) đạt 10,5 x 4,3 cm, trong khi 4. Kết luận và khuyến nghị<br />
nghiệm thức D4 (BV2, không sử dụng phân bón) 4.1 Kết luận<br />
chỉ đạt kích thước 1,5 x 1,7 cm. Tương tự, BV1<br />
- Phương pháp nhân giống bình vôi Stephania<br />
nghiệm thức D2 (BV1, phân HCSH Bình Điền)<br />
kwangsiensis từ hạt cho kết quả tốt nhất khi sử<br />
cho kích thước củ đạt 4,2 x 2,7 cm trong khi D5<br />
dụng hạt tươi còn nguyên vừa mới thu hoạch<br />
(BV2, phân HCSH Bình Điền) kích thước củ chỉ<br />
với tỷ lệ nảy mầm là 43,33% sau 8 tuần gieo<br />
đạt 0,8 x 0,7 cm. Điều đó cho thấy trong cùng<br />
<br />
10<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11<br />
<br />
trồng. Bên cạnh đó, bình vôi Stephania TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
kwangsiensis sinh trưởng và phát triển tốt trên Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt<br />
nền giá thể là đất cát kết hợp với phân HCSH Nam. (2006). Nghiêm cấm, hạn chế khai thác<br />
Bình Điền và phân HCVS ANVI, cây cho và sử dụng các loài động thực vật hoang dã.<br />
chiều dài và kích thước củ tốt hơn, trọng lượng Nghị định 32/2006/CP-NĐ.<br />
củ sau 12 tháng trồng đạt 187,21 đến 205,56 g.<br />
Đỗ Tất Lợi. (2009). Những cây thuốc và vị thuốc<br />
- Nhân giống từ đoạn thân cho thấy BV1<br />
Việt nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học, 428 -<br />
(Stephania kwangsiensis) có sức sống mạnh và<br />
472.<br />
đạt tỷ lệ sống cao hơn so với BV2 (Stephania<br />
cephalantha) sau 8 tuần giâm cành. Lã Đình Mỡi, Ninh Khắc Bản, Đặng Thị An, Vũ<br />
- Kết quả khi trồng 2 loài cây bình vôi từ giâm Thị Mỵ & Phạm Hoàng Ngọc. (2003). Một vài<br />
cành ngoài vườn cho thấy BV1 (Stephania kết quả nghiên cứu về bình vôi (Stephania).<br />
kwangsiensis) có khả năng thích nghi tốt hơn Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa<br />
so với BV2 (Stephania cephalantha). Mặt học sự sống: Báo cáo khoa học hội nghị toàn<br />
khác, trong cùng điều kiện trồng, BV1 cho quốc lần thứ hai, nghiên cứu cơ bản trong sinh<br />
năng suất củ cao hơn so với BV2. học, nông nghiệp, y học, trang 685-688.<br />
- So sánh giữa cây bình vôi BV1 (Stephania Nguyễn Tiến Vững. (2000). Nghiên cứu về thực<br />
kwangsiensis) được nhân giống từ hạt và từ vật, hóa học và tác dụng sinh học của một số<br />
giâm cành sau 12 tháng trồng, bình vôi nhân loài thuộc chi Stephania Lour. ở Việt Nam.<br />
giống từ hạt có sức sống tốt hơn và cho năng Truy cập từ<br />
suất cao hơn so với cây từ giâm cành. http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTbF<br />
4.2 Khuyến nghị abDAcxdG2000.1.142#<br />
Võ Văn Chi. (1991). Cây thuốc An Giang. An<br />
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính của<br />
Giang: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật An<br />
cây với năng suất củ của cây bình vôi.<br />
Giang.<br />
- Bình vôi được nhân giống từ hạt có khả năng<br />
thích nghi tốt khi trồng ngoài vườn, cần triển<br />
khai quy trình và hướng dẫn cho người dân địa<br />
phương biết cách trồng và khai thác hợp lý để<br />
bảo tồn nguồn gen của loài thực vật này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />