Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP UNG THƯ ĐẠI TRÀNG DI CĂN GAN <br />
PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ HÓA TRỊ TÂN HỔ TRỢ VÀ PHẪU THUẬT <br />
Võ Thị Mỹ Ngọc*, Lê Bá Thảo*, Nguyễn Văn Hải* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Ung thư đại tràng là bệnh thường gặp, người bệnh đến bệnh viện vào giai đoạn trễ, đã có di căn gan. Vấn đề <br />
điều trị lúc này gặp nhiều thách thức.Hóa trị tân hỗ trợ giúp làm giảm khối u ở gan và giúp việc phẫu thuật triệt <br />
để và hóa trị sau mổ được thành công hơn. Chúng tôi báo cáo một trường hợp lâm sàng: người bệnh nữ, nhập <br />
viện vì ung thư đại tràng chậu hông di căn gan, được áp dụng hoá trị tân hỗ trợ với Bevacizumab và XELOX, <br />
tiếp theo phẫu thuật và hóa trị hỗ trợ. Việc phối hợp điều trị này cho kết quả bước đầu khả quan. <br />
Từ khóa: Ung thư đại trực tràng di căn gan, Bevacizumab. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
A CASE REPORT OF COLORECTAL LIVER METASTASE TREATED BY COMBINATION <br />
OF NEOADJUVANT CHEMOTHERAPY AND OPERATION <br />
Vo Thi My Ngoc, Le Ba Thao, Nguyen Van Hai <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 187 ‐ 190 <br />
Colorectal cancer is common. The patients comes to hospital at the late stages, with metastasis to liver. The <br />
treatment of metastatic colon cancer faces to much of challenge. Neoadjuvant chemotherapy helps to reduce the <br />
diameter of liver tumor, hence, radical surgery and postoperative chemotherapy can get more success. Case report: <br />
a female patient, admitted to hospital due to sigmoid liver metastase, was used neoadjuvant chemotherapy with <br />
Bevacizumab and XELOX, followed by surgery and adjuvant chemotherapy. This combination of regimen gives <br />
optimiscally early result. <br />
Key words: Colorectal liver metastase, Bevacizumab. <br />
<br />
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG <br />
Người bệnh nữ, 53 tuổi (số nhập viện là <br />
62967,12), nhập viện ngày 21/11/2012 với triệu <br />
chứng khởi phát là đi cầu ra máu khoảng 2‐3 <br />
tháng, kèm phân nhầy, có khi mót rặn, thỉnh <br />
thoảng đau âm ỉ bụng dưới trái. Người bệnh ăn <br />
uống được nhưng sụt cân 2 kilogram trong thời <br />
gian bệnh. <br />
Khi nhập viện, người bệnh có tổng trạng <br />
trung bình với BMI là 23, không dấu hiệu thiếu <br />
máu, không phù, bụng không chướng, ấn bụng <br />
không đau, không sờ được u bụng. Thăm hậu <br />
môn trực tràng không chạm được u, rút găng <br />
không máu. <br />
Kết quả nội soi đại tràng cho thấy cách rìa <br />
<br />
hậu môn 17cm, có sang thương dạng u sần sùi <br />
kích thước 2*3cm, dễ chảy máu. Kết quả sinh <br />
thiết là carcinoma tuyến đại tràng, biệt hóa trung <br />
bình, xâm lấn. <br />
Người bệnh được chụp cắt lớp điện toán cho <br />
thấy ở hạ phân thùy VI và VIII có cấu trúc bắt <br />
thuốc tương phản không đồng nhất ở trung tâm <br />
và bắt thuốc tương phản viền, kích thước là <br />
61*67*80mm; dày không đều thành trực tràng <br />
cao, dày nhất 8mm, trên 1 đoạn 30mm, không <br />
thâm nhiễm, không hạch, không dịch bụng. Xét <br />
nghiệm CEA tăng cao (> 1000ng/ml). X quang <br />
ngực chưa có hình ảnh di căn. <br />
Chẩn đoán là ung thư đại tràng chậu hông <br />
di căn gan, xếp giai đoạn T3NxM1. Sau hội chẩn <br />
và giải thích với người bệnh và người nhà, dùng <br />
<br />
*Khoa Ngoại Tiêu Hóa ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định <br />
Tác giả liên lạc: BS. CKI. Võ Thị Mỹ Ngọc ĐT: 0909287181 <br />
<br />
Email: xitrumnoitru@yahoo.com.vn <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
187<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
điều trị tân hỗ trợ với Avastin (Bevacizumab) kết <br />
hợp Xelox (Oxaliplatin + capecitabine). <br />
Qua 2 chu kỳ (19/02/2013), kiểm tra lại cho <br />
thấy tổng trạng người bệnh vẫn tốt, ăn uống <br />
được, không đau bụng, không còn đi cầu nhầy <br />
máu. Hình ảnh qua nội soi kiểm tra là sang <br />
thương loét trợt, khoảng 1cm, cách rìa hậu môn <br />
15cm. Sinh thiết cho kết quả viêm loét mạn tính, <br />
không đặc hiệu. Xét nghiệm CEA là 78,34ng/ml. <br />
Chúng tôi kiểm tra chụp cắt lớp ngực và <br />
bụng chậu. Tầng ngực cho hình ảnh bình <br />
thường. Tầng bụng cho thấy ở hạ phân thùy VI‐<br />
VIII có khối mật độ không đồng nhất, đóng vôi <br />
bên trong, không bắt thuốc tương phản viền, <br />
kích thước 50*40*35mm, chỉ bắt thuốc tương <br />
phản thì tĩnh mạch muộn, không huyết khối <br />
tĩnh mạch cửa. Tầng chậu vẫn cho thấy dày <br />
không đều thành trực tràng, nơi dày nhất <br />
15mm, trên 1 đoạn dài 45mm, thâm nhiễm mỡ <br />
xung quanh, không hạch. <br />
Người bệnh được kiểm tra thêm bằng cộng <br />
hưởng từ vùng chậu (MRI). Kết quả là thành <br />
trực tràng dày không đều 1 đoạn dài 46mm, <br />
cách rìa hậu môn 27mm, thâm nhiễm mỡ nhẹ <br />
quanh trực tràng, chưa xâm lấn vào cân mạc <br />
treo trực tràng. <br />
<br />
Sau 3 tuần, người bệnh được hóa trị hỗ trợ <br />
tiếp tục với XELOX trong 8 chu kỳ. Kiểm tra <br />
chụp cắt lớp sau 3 chu kỳ và 7 chu kỳ cho thấy <br />
chưa có dấu hiệu di căn và gieo rắt tế bào ung <br />
thư. Hiện tại người bệnh đang ở vào chu kỳ <br />
thứ VII. <br />
<br />
<br />
Hình 1: U ở đại tràng trước điều trị tân hỗ trợ <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Sang thương ở đại tràng sau hóa trị tân hỗ <br />
trợ <br />
<br />
Chẩn đoán là ung thư đại tràng di căn gan <br />
T1‐2, NxM1‐ tân hóa trị 2 chu kỳ. Hướng xử trí <br />
là phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng và cắt gan. <br />
Phẫu thuật (ngày 05‐3‐2013): Sang thương <br />
ghi nhận trong mổ là ở đại tràng không thấy u <br />
rõ, không dấu hiệu xâm nhiễm vùng chậu, có <br />
một chỗ hơi dày của thành đại tràng chậu hông <br />
nơi tiếp nối với trực tràng. Sau cắt bệnh phẩm <br />
thấy là sang thương loét, đường kính khoảng <br />
1,5cm, bờ không đều, hơi sượng, bờ cắt dưới <br />
cách u 5cm. Ở gan là u chắc ở hạ phân thùy VII, <br />
sát vòm hoành, đường kính khoảng 5cm, mặt <br />
cắt vàng, không đồng nhất. <br />
Giải phẫu bệnh sau mổ ở bệnh phẩm gan là <br />
carcinoma tuyến đại tràng di căn gan. Không <br />
ghi nhận tế bào ung thư trên mẫu thử đại tràng, <br />
không xâm lấn hạch vùng và mạc treo. <br />
<br />
188<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3‐4: Dày thành đại tràng chậu hông và khối u ở <br />
hạ phân thùy VII trước tân hóa trị<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Hình 5: U gan sau tân hóa trị<br />
<br />
Hình 6‐7: Sang thương ở đại tràng và gan sau mổ<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Ung thư đại tràng là loại ung thư thường <br />
gặp, đứng hàng thứ 3 về xuất độ và hàng thứ 4 <br />
về tử xuất trên thế giới. Tại Việt Nam, đây cũng <br />
là ung thư đứng hàng thứ 4 (sau ung thư gan, <br />
phổi, dạ dày). Nếu bệnh được phát hiện sớm, <br />
việc điều trị sẽ rất hiệu quả với phẫu thuật và <br />
hóa trị hỗ trợ sau mổ. Tuy nhiên, người bệnh <br />
thường đến khám khi giai đoạn bệnh không còn <br />
sớm nữa, thường đã có di căn xa hay xâm lấn <br />
mô xung quanh ...., thậm chí khi đã có biến <br />
chứng như tắc ruột, vỡ đại tràng.... Lúc này, vấn <br />
đề điều trị mới gặp nhiều thách thức. <br />
Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành <br />
sinh học phân tử, hóa trị liệu cũng có nhiều tiến <br />
bộ song hành. Phương pháp chẩn đoán mô bệnh <br />
học giúp chúng ta định vị những đột biến ở mức <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
độ phân tử và tế bào, tìm ra những đột biến <br />
trong quá trình sinh ung để sản xuất những <br />
thuốc hóa trị nhắm trúng đích vào những gen <br />
đột biến này. Trong ung thư đại trực tràng, <br />
người ta đã tìm ra các đột biến trên gen K‐ras, <br />
làm tăng biểu hiện của thụ thể yếu tố tăng <br />
trưởng biểu bì (EGFR) và liên quan đến tiên <br />
lượng xấu. Tuy nhiên, đột biến EGFR trong ung <br />
thư đại trực tràng rất hiếm. Trong số này, chỉ có <br />
70%‐80% là đích của điều trị kháng thể đơn <br />
dòng (Cetuximab)(5). Yếu tố tăng trưởng nội mô <br />
mạch máu (VEGF) là một trong những cơ chế <br />
điều hòa quá trình sinh mạch. Ở mô bướu, quá <br />
trình sinh mạch nằm ngoài sự kiểm soát của ức <br />
chế sinh lý bình thường, có sự mất cân bằng <br />
giữa yếu tố sinh mạch và kháng sinh mạch, <br />
trong đó yếu tố sinh mạch biểu hiện mạnh mẽ <br />
hơn. Và đích điều trị trong trường hợp này là <br />
một chất kháng sinh mạch, Bevacizumab được <br />
ra đời từ cơ chế này(10). <br />
Bevacizumab là một kháng thể đơn dòng ở <br />
người nhằm vào một yếu tố quan trọng nhất <br />
trong quá trình sinh mạch khối u là yếu tố tăng <br />
trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và là thuốc <br />
đầu tiên được sử dụng rất hiệu quả trong điều <br />
trị ung thư đại trực tràng di căn; nó được đánh <br />
giá trong các nghiên cứu có sự phối hợp với các <br />
phác đồ FOLFIRI, FOLFOX, và XELOX. Những <br />
nghiên cứu này đã khẳng định hiệu quả của <br />
Bevacizumab trong mức độ đáp ứng thuốc, tỷ lệ <br />
sống còn toàn bộ và tỷ lệ sống không bệnh. Việc <br />
sử dụng Bevacizumab trong hoá trị đã giúp cải <br />
thiện sống còn được hơn 24 tháng(9,4). <br />
Trường hợp của chúng tôi, ung thư đại tràng <br />
di căn gan, là vị trí di căn thường gặp nhất trong <br />
ung thư đại trực tràng. Khoảng 1/3 trường hợp <br />
đến với chúng ta khi đã có di căn gan. Tiên <br />
lượng các bệnh ở giai đoạn này thường xấu <br />
nhưng gần đây đã cải thiện hơn. Phẫu thuật cắt <br />
phần gan di căn được xem xét trong một phẫu <br />
thuật triệt để nếu khối di căn còn cắt được và <br />
không có di căn xa khác ngoài gan(1,10). Tỷ lệ sống <br />
còn 5 năm có thể tăng từ 8% đến 25% hay 40% <br />
khi chỉ dùng hóa trị giảm nhẹ và khi chuyển qua <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
189<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
dùng điều trị đa mô thức (phối hợp phẫu thuật <br />
và hóa trị)(6,1,3). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% các <br />
trường hợp di căn gan có thể cắt bỏ được(1,8). <br />
Trong trường hợp này, khối u lớn ở gan <br />
phải, nên việc cắt bỏ gặp nhiều khó khăn và có <br />
thể ảnh hưởng chức năng gan sau mổ, mà khối <br />
u ở đại tràng cũng chưa có biến chứng. Vì thế <br />
chúng tôi đã chọn lựa hóa trị trước mổ nhằm <br />
làm giảm khối ung thư ở gan di can để có thể <br />
thực hiện phẫu thuật triệt để hơn. Theo 1 số <br />
nghiên cứu, hóa trị tân hỗ trợ giúp giảm kích <br />
thước di căn ở gan, để có thể chuyển từ 10%‐<br />
30% các trường hợp không cắt được thành cắt <br />
được(2,8). Chúng tôi đã dùng công thức phối <br />
hợp Bevacizumab với Oxaplilatin và <br />
Capecitabin (Xeloda). <br />
Mục tiêu là ở gan, nhưng sau 2 chu kỳ, khi <br />
kiểm tra lại tổng thể cho người bệnh, chúng tôi <br />
cũng rất bất ngờ khi khối u ở đại tràng cũng <br />
biến mất, sang thương còn lại chỉ là 1 vết loét, <br />
thậm chí, xét nghiệm mô học cũng không còn <br />
tế bào ung thư. Lúc này chúng tôi lại phân <br />
vân, không biết nên tiếp tục hóa trị thêm hay <br />
phẫu thuật. Vấn đề tài chính là điều cần phải <br />
cân nhắc, nhưng chúng tôi cũng thấy được <br />
mục tiêu đã đạt được khi khối u ở gan đã nhỏ <br />
hơn gần 40% và có thể cắt được nên chúng tôi <br />
đã tiến hành phẫu thuật. Cho đến hiện tại, qua <br />
7 chu kỳ hóa trị hỗ trợ, với XELOX, người <br />
bệnh chưa có biểu hiện của tái phát tại chỗ hay <br />
di căn xa thêm. Về biến chứng của hóa trị, trên <br />
người bệnh cũng không rõ ràng, người bệnh <br />
vẫn ăn uống bình thường, không sụt cân và <br />
không tê tay chân. <br />
Cũng có nhiều nghiên cứu khác trên thế giới <br />
dùng Bevacizumab phối hợp như một điều trị <br />
tân hỗ trợ hay để giảm nhẹ. Và kết quả cũng rất <br />
khả quan(9,11). <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Adam R (2003), ʺChemotherapy and surgery: new <br />
perspectives on the treatment of unresectable liver <br />
metastases.ʺ. Ann Oncol 14,13‐16. <br />
Adam R, et al (2004), ʺRescue surgery for unresectable <br />
colorectal liver metastases downstaged by chemotherapy: a <br />
model to predict long‐term survival.ʺ. Ann Surg, 240(4),644‐<br />
657. <br />
Choti MA, et al (2002), ʺTrends in long‐term survival <br />
following liver resection for hepatic colorectal metastases.ʺ. <br />
Ann Surg, 235(6),759‐766. <br />
Hurwitz H, et al (2004), ʺBevacizumab plus irinotecan, <br />
fluorouracil, and leucovorin for metastatic colorectal cancerʺ. <br />
N Engl J Med, 350(23),2335‐2342. <br />
Hoang Anh Vu (2013), ʺỨng dụng sinh học phân tử trong các <br />
bệnh lý ung thưʺ. Bài giảng sinh học phân tử cơ bản‐ sau đại <br />
học. Đại học Y Dược TP. HCM. <br />
Jemal A, et al (2011), ʺGlobal cancer statistics.ʺ. CA Cancer J <br />
Clin, 61(2),69‐90. <br />
Nabil Ismaili (2011), ʺTreatment of colorectal liver <br />
metastasesʺ. World Journal of Surgical Oncology, 9,154. <br />
Nordlinger B, et al (2007), ʺDoes chemotherapy prior to liver <br />
resection increase the potential for cure in patients with <br />
metastatic colorectal cancer? A report from the European <br />
Colorectal Metastases Treatment Group.ʺ. Eur J Cancer, <br />
43(14),2037‐2045. <br />
Saltz LB, et al (2008), ʺBevacizumab in combination with <br />
oxaliplatin‐based chemotherapy as first‐line therapy in <br />
metastatic colorectal cancer: a randomized phase III study.ʺ. J <br />
Clin Oncol, 26(12),13‐19. <br />
Van Cutsem E, et (2006), ʺTowards a pan‐European <br />
consensus on the treatment of patients with colorectal liver <br />
metastases.ʺ. Eur J Cancer, 42(14),2212‐2221. <br />
Voest EE, et al (2011), ʺA randomized two‐arm phase III study <br />
to investigate bevacizumab in combination with capecitabine <br />
plus oxaliplatin (CAPOX) versus CAPOX alone in post <br />
radical resection of patients with liver metastases of colorectal <br />
cancer.ʺ. J Clin Oncol, 29,2011. <br />
Weijing Sun (2012), ʺAngiogenesis in metastatic colorecal <br />
cancer and the benefits of targeted therapyʺ. Journal of <br />
Hematology and oncology, 5,63. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 15/8/2013 <br />
<br />
Tuy vấn đề điều trị ung thư đại trực tràng di <br />
căn gan đã có hướng đi mới nhưng không phải <br />
vì thế mà buông lỏng việc phát hiện sớm ung <br />
<br />
<br />
190<br />
<br />
thư. Vì chúng ta đều biết phát hiện sớm hay <br />
muộn ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, gia <br />
đình và xã hội, cả về sức khỏe cũng như tài <br />
chính. Khuyến cáo của chúng tôi vẫn là điều trị <br />
bệnh khi chưa quá muộn do đó chúng ta cần <br />
phải có chương trình tầm soát để phát hiện sớm <br />
ung thư đại trực tràng. <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/9/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013 <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />