NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ HUẾ<br />
VỀ KHUYNH HƯỚNG NGHỀ CỦA BẢN THÂN<br />
HỒ VĂN DŨNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Nghề nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi con<br />
người. Nghề nghiệp mang đến cho con người "nguồn sống" cả về mặt thể<br />
chất lẫn tinh thần. Cũng từ nghề nghiệp mà con người có điều kiện phục vụ<br />
và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Có rất nhiều vấn đề xung quanh nghề<br />
nghiệp, nhưng nhận thức về khuynh hướng nghề của bản thân vẫn là bước<br />
khởi đầu rất quan trọng đối với học sinh trung học phổ thông. Việc nghiên<br />
cứu vấn đề này giúp chúng ta biết được thực trạng về nhận thức nghề và<br />
khuynh hướng nghề của bản thân học sinh. Từ đó có biện pháp giúp học sinh<br />
nhận thức tốt hơn về nghề nghiệp trong xã hội cũng như lựa chọn nghề phù<br />
hợp với mình.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
sự chuyển mình nhanh chóng của đất nước ta trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa<br />
học kỹ thuật - công nghệ trong những năm qua đòi hỏi người lao động phải có năng lực,<br />
sức khoẻ, đặc điểm tâm - sinh lý phù hợp với nghề mình đảm nhiệm.<br />
Thế nên, việc lựa chọn nghề đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của học sinh (HS) phổ<br />
thông trước khi rời ghế nhà trường. Nhưng chỉ khi nào các em có được những hiểu biết<br />
nhất định về nghề nghiệp (NN), về bản thân... thì mới có thể xác định cho mình một<br />
nghề phù hợp, vì nhận thức (NT) đúng là cơ sở cho hành động đúng. Chính vì vậy, công<br />
tác hướng nghiệp cho HS trước hết cần giúp các em NT được nghề, trên cơ sở đó lựa<br />
chọn cho bản thân một nghề phù hợp với năng lực, sở thích, nguyện vọng, đặc điểm tâm<br />
- sinh lý...<br />
Để nghiên cứu NT của HS về khuynh hướng nghề (KHN), chúng tôi tập trung khảo sát<br />
400 HS của khối 12 ở bốn trường nội, ngoại thành thành phố Huế; Phương pháp (PP)<br />
nghiên cứu bao gồm: PP nghiên cứu tài liệu lý luận, nhóm các PP nghiên cứu thực tiễn<br />
(PP điều tra bằng phiếu hỏi; PP quan sát; PP trò chuyện; PP thực nghiệm), PP thống kê<br />
toán học.<br />
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nhận thức của học sinh về các nghề trong xã hội<br />
Để đánh giá khái quát sự hiểu biết của HS về các nghề trong xã hội, chúng tôi chia<br />
thành 3 loại: Loại 1 gồm các HS biết được từ 10 nghề trở lên; Loại 2 gồm các HS biết<br />
được từ 5-9 nghề; Loại 3 gồm các HS biết được từ 1-4 nghề.<br />
Kết quả cho thấy, HS biết đến các nghề trong xã hội chưa nhiều và hầu như chỉ biết đến<br />
những nghề gần gũi với cuộc sống thường nhật. Số HS kể được 10 nghề trở lên chiếm<br />
8Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 130-137<br />
<br />
NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KHUYNH HƯỚNG NGHỀ…<br />
<br />
131<br />
<br />
60,2%, trong đó có một số em kể được trên 17 nghề. Số HS kể được từ 5-9 nghề chiếm<br />
33,5%, số các em biết được từ 1-4 nghề chiếm 6,3%. Nhìn chung, HS bước đầu đã quan<br />
tâm, tìm hiểu các nghề trong xã hội, nhưng sự nhận biết của các em vẫn còn hạn chế.<br />
2.2. Nhận thức của HS về nghề phù hợp với bản thân<br />
2.2.1. Các nghề HS cho là phù hợp với bản thân<br />
Kết quả cho thấy nghề sư phạm được khá đông HS cho rằng phù hợp với mình<br />
(25,61%), tiếp đến là nghề công an (10,9%), nghề y (7,36%), nghề cơ khí (7,08%), nghề<br />
báo chí và bưu chính viễn thông có số lượng HS như nhau (5,45%). Ngoài ra, các nghề<br />
khác cũng được một số HS xem phù hợp với bản thân nhưng chiếm tỉ lệ thấp. Nhìn<br />
chung, các nghề được HS cho phù hợp với mình chủ yếu là những nghề các em thường<br />
tiếp xúc và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày.<br />
2.2.2. Nhận thức của HS về đặc trưng của nghề phù hợp với bản thân<br />
Đa số HS lớp 12 được khảo sát có NT đúng công việc của nghề mà các em cho là hợp<br />
với mình, với 335 ý kiến (91,28%). HS nam hiểu đúng về nghề phù hợp với bản thân<br />
cao hơn nữ nhưng không nhiều (91,98% HS nam so với 90,56% HS nữ)<br />
Từ số liệu trên cho thấy, các em đã NT tương đối đúng về những công việc của nghề<br />
các em hợp. Tuy nhiên, vẫn còn 32 em (8,72%) NT chưa đúng về công việc của nghề.<br />
Nói tóm lại, HS lớp 12 thành phố Huế đã NT về công việc đặc trưng của nghề tương đối<br />
chính xác, điều đó góp phần quan trọng trong việc NT về KHN của bản thân các em.<br />
2.2.3. Lý do khiến HS xác định nghề hợp nhất với bản thân<br />
Từ kết quả nghiên cứu, có thể chia lý do khiến HS xác định nghề phù hợp với bản thân<br />
mình thành 2 loại: lý do chủ quan và lý do khách quan.<br />
* Lý do chủ quan: Lý do quan trọng nhất khiến các em thấy mình hợp với nghề đó là<br />
“nghề hợp với sở thích, mong muốn của bản thân” (55,77%), sau đó là “phù hợp với<br />
khả năng, năng lực của bản thân” (35,15%), “phù hợp với sức khoẻ” (8,72%), “phù hợp<br />
với tính cách” (6,27%)...<br />
* Lý do khách quan: Trong các lý do khách quan có ảnh hưởng tới việc NT về KHN<br />
của HS thì lý do “nghề cao quý” có số ý kiến cao nhất (4,63%), tiếp đến là “hoàn thiện<br />
mình và trưởng thành” (3,54%), hai lý do được các em đánh giá bằng nhau đó là “ra<br />
trường dễ xin việc làm”, “giúp tiến thân sau này” (3,27%). Ngoài những lý do mang<br />
tính hàng đầu kể trên, việc NT nghề của HS còn chịu ảnh hưởng của các lý do như<br />
“nghề của gia đình” (2,45%), “bố mẹ khuyên bảo” (2,18%).<br />
2.3. Nhận thức của HS về yêu cầu của nghề đối với người lao động<br />
* Những yêu cầu về tính cách đối với người lao động<br />
Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều HS cho rằng những yêu cầu về tính cách đòi hỏi người<br />
lao động phải có là tính kiên trì (27,25%), lòng yêu nghề (21,53%), nhanh nhẹn<br />
(19,35%), hòa nhã (15,53%), ham học hỏi (14,44%). Ngoài ra, một số đặc điểm tính<br />
<br />
132<br />
<br />
HỒ VĂN DŨNG<br />
<br />
cách khác như: bình tĩnh, vui vẻ, nghiêm khắc, dịu dàng, trung thực, dũng cảm, cẩn<br />
thận, linh hoạt, nhân ái, nhiệt tình, khéo léo đối xử, khiêm tốn cũng được các em đề cập<br />
đến nhưng không nhiều. Ngoài các tính cách chung ra các em còn đề cập đến những đặc<br />
điểm cá nhân đặc trưng cho từng nghề mà các em chọn.<br />
* Những yêu cầu về năng lực đối với người lao động<br />
HS đã NT được những yêu cầu về năng lực đối với người lao động. Trong đó yêu cầu<br />
về trình độ được các em đánh giá cao (học tập giỏi 28,61%, học tập khá 21,53%) tiếp<br />
đến là yêu cầu thông minh (7,63%), có khả năng tiếp thu (6,81%), sáng tạo (5,18%),<br />
trình độ học tập trung bình (4,09%), tư duy tốt (3%), khả năng giao tiếp tốt (1,9%).<br />
* Những yêu cầu sức khoẻ đối với người lao động<br />
HS đều NT được rằng nghề nào cũng đòi hỏi con người phải có sức khoẻ từ mức trung<br />
bình trở lên để có thể tham gia hoạt động học tập và lao động trong nghề (sức khoẻ tốt:<br />
71,66%; sức khỏe bình thường: 6,81%).<br />
Tóm lại, bước đầu HS đã NT được những yêu cầu của nghề đối với người lao động. Tuy<br />
nhiên, NT của các em về yêu cầu của nghề đối với người lao động chưa sâu.<br />
2.4. Khuynh hướng nghề thực tế của HS qua thực nghiệm của A. E. Gôlômstốc<br />
Theo thực nghiệm của A. E. Gôlômstốc, chúng tôi tính điểm từng HS ở 13 lĩnh vực<br />
khác nhau... Lĩnh vực hoạt động có điểm cao nhất cho thấy khuynh hướng (KH) hoạt<br />
động của cá nhân. Còn ở HS nào có 2 hoặc 3 lĩnh vực điểm bằng nhau thì xếp vào loại<br />
KH chưa ổn định.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số HS lớp 12 thành phố Huế đã có KHN tương đối rõ<br />
(với 276 HS trên tổng số 367 HS, chiếm 75,2%). Tuy vậy, vẫn còn 91 HS (24,8%) chưa<br />
có KHN ổn định. Đây là một biểu hiện khá tốt, khi ở lứa tuổi này các em đã xác định<br />
được hướng đi cho cả cuộc đời mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với HS, vì trên cơ<br />
sở đó nó sẽ thúc đẩy các em học tập và rèn luyện tốt hơn trong lĩnh vực NN mà các em<br />
hướng tới.<br />
KHN của HS lớp 12 thành phố Huế khá đa dạng và phong phú. Các em có các KH khác<br />
nhau như: Toán - Lý, Kỹ thuật điện tử (4,09%), Hoá học (3%), Kỹ thuật (3,54%), Địa lí<br />
(4,36%), Sinh học và nông nghiệp (3,81%), Sư phạm (5,45%), Y học (3,27%) và Nội<br />
trợ (4,9%). Đặc biệt nổi trội hơn cả là 4 KH: Ngôn ngữ và báo chí (7,9%), Sử học và<br />
hoạt động xã hội (9,26%), Nghệ thuật (10,63%) và Bộ đội chuyên nghiệp (10,9%).<br />
2.5. Kiểm chứng kết quả<br />
Để có nhận xét khách quan về kết quả thu được chúng tôi kiểm chứng các kết quả thu<br />
được bằng cách đối chiếu NT của HS về nghề phù hợp nhất với KHN thực tế của các<br />
em và đối chiếu NT của mỗi HS về nghề mà họ ưa thích với NT của em đó về nghề mà<br />
họ cho là phù hợp.<br />
<br />
NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KHUYNH HƯỚNG NGHỀ…<br />
<br />
133<br />
<br />
2.5.1. Đối chiếu NT của HS về nghề phù hợp nhất với KHN thực tế của các em (qua<br />
thực nghiệm Gôlômstốc)<br />
Chúng tôi không có điều kiện đối chiếu trên tất cả 13 lĩnh vực NN mà chỉ trình bày 3<br />
lĩnh vực có số HS phù hợp nhiều nhất, đó là Sư phạm, Bộ đội chuyên nghiệp và Y học.<br />
Bảng 1. Đối chiếu giữa nghề HS cho là hợp nhất với KHN thực tế của HS<br />
(qua thực nghiệm A. E. Gôlômstốc)<br />
Các nghề<br />
1. Sư phạm<br />
2. Bộ đội chuyên nghiệp<br />
3. Y học<br />
<br />
Nghề HS hợp nhất<br />
SL<br />
%<br />
94<br />
25,61<br />
54<br />
14,71<br />
27<br />
7,36<br />
<br />
KHN thực tế của HS<br />
SL<br />
%<br />
20<br />
5,45<br />
40<br />
10,90<br />
12<br />
3,27<br />
<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa KHN của HS lớp 12 thành phố Huế<br />
được đo qua trắc nghiệm với nghề HS cho là phù hợp nhất với mình. Cụ thể: đối với<br />
nghề sư phạm, số HS NT nghề hợp nhất là 25,61% nhưng trong KH sư phạm thì chỉ có<br />
5,45%. KH bộ đội chuyên nghiệp (10,9%) cũng thấp hơn so với nghề HS hợp nhất<br />
(14,71%). Ở KH y học (3,27%) cũng thấp hơn so với nghề y (7,36%) - nghề được coi là<br />
phù hợp với bản thân HS.<br />
Nhìn chung, NT của HS lớp 12 về nghề được coi là phù hợp nhất với bản thân chưa<br />
hoàn toàn phù hợp với KHN thực tế của chính các em. Đa số các em chỉ mới cảm nhận<br />
về “nghề được coi là hợp nhất với bản thân” chứ chưa có sự đối chiếu, so sánh giữa<br />
nguyện vọng, hứng thú, đặc điểm cá nhân với những đặc điểm, yêu cầu của nghề nên<br />
nhiều em NT về nghề còn mang tính chất cảm tính.<br />
2.5.2. So sánh giữa nghề được HS ưa thích và nghề được HS cho là phù hợp với<br />
bản thân<br />
Để xem xét mối quan hệ giữa các nghề được HS ưa thích và các nghề được HS coi là<br />
phù hợp với bản thân, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman. Số liệu<br />
của hai đại lượng được cụ thể hoá ở Bảng 2.<br />
Bảng 2. So sánh giữa các nghề “được yêu thích” và các nghề “được HS coi là hợp nhất với bản thân”<br />
<br />
TT<br />
<br />
Các nghề<br />
<br />
1<br />
<br />
Địa chính<br />
<br />
2<br />
<br />
Nghề thích<br />
%<br />
<br />
Nghề hợp<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
%<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
2,18<br />
<br />
18<br />
<br />
0,54<br />
<br />
20<br />
<br />
Báo chí<br />
<br />
17,44<br />
<br />
4<br />
<br />
5,45<br />
<br />
5,5<br />
<br />
3<br />
<br />
Bộ đội chuyên nghiệp<br />
<br />
16,35<br />
<br />
5<br />
<br />
3,81<br />
<br />
12<br />
<br />
4<br />
<br />
Bưu chính viễn thông<br />
<br />
5,45<br />
<br />
14<br />
<br />
5,45<br />
<br />
5,5<br />
<br />
5<br />
<br />
Cơ khí<br />
<br />
13,62<br />
<br />
6,5<br />
<br />
7,08<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
Cảnh sát<br />
<br />
35,42<br />
<br />
2<br />
<br />
10,90<br />
<br />
2<br />
<br />
7<br />
<br />
Chăn nuôi thú y<br />
<br />
1,63<br />
<br />
19,5<br />
<br />
0,82<br />
<br />
18,5<br />
<br />
134<br />
<br />
HỒ VĂN DŨNG<br />
<br />
8<br />
<br />
Du lịch<br />
<br />
13,62<br />
<br />
6,5<br />
<br />
4,36<br />
<br />
9,5<br />
<br />
9<br />
<br />
Giao thông<br />
<br />
9,54<br />
<br />
12<br />
<br />
4,36<br />
<br />
9,5<br />
<br />
10,35<br />
<br />
11<br />
<br />
4,09<br />
<br />
11<br />
<br />
11 Lâm nghiệp<br />
<br />
1,63<br />
<br />
19,5<br />
<br />
1,09<br />
<br />
16<br />
<br />
12 Lưu trữ văn phòng<br />
<br />
2,72<br />
<br />
17<br />
<br />
1,09<br />
<br />
16<br />
<br />
11,99<br />
<br />
8<br />
<br />
3,27<br />
<br />
13<br />
<br />
14 Mỏ địa chất<br />
<br />
4,36<br />
<br />
15<br />
<br />
1,09<br />
<br />
16<br />
<br />
15 Nông nghiệp<br />
<br />
6,54<br />
<br />
13<br />
<br />
2,72<br />
<br />
14<br />
<br />
16 Nghệ thuật<br />
<br />
3,27<br />
<br />
16<br />
<br />
0,82<br />
<br />
18,5<br />
<br />
17 Sư phạm<br />
<br />
47,14<br />
<br />
1<br />
<br />
25,61<br />
<br />
1<br />
<br />
18 Tài chính- Ngân hàng<br />
<br />
10,90<br />
<br />
10<br />
<br />
4,90<br />
<br />
8<br />
<br />
19 Xây dựng<br />
<br />
11,44<br />
<br />
9<br />
<br />
5,18<br />
<br />
7<br />
<br />
20 Y<br />
<br />
18,80<br />
<br />
3<br />
<br />
7,36<br />
<br />
3<br />
<br />
10 Kế toán- thương mại<br />
<br />
13 Luật sư<br />
<br />
Hệ số tương quan giữa thứ bậc các “nghề được HS ưa thích” và thứ bậc các “nghề được<br />
HS cho là phù hợp nhất với bản thân” là r = 0,85, thể hiện mối tương quan thuận, chặt<br />
chẽ. Kết quả này cho thấy rằng nghề được HS yêu thích hơn cũng là nghề được các em<br />
xem là hợp với bản thân của HS hơn. Tuy nhiên, xét theo từng nghề ta thấy tỉ lệ phần<br />
trăm HS chọn là “Nghề yêu thích” cao hơn hẳn tỉ lệ phần trăm HS xem là “Nghề hợp<br />
với mình”. Chẳng hạn, nghề sư phạm được xếp là nghề HS yêu thích nhất, với 47.14%,<br />
cũng được xếp thứ bậc đầu tiên là nghề HS xem là hợp với mình, nhưng chỉ với<br />
25,61%.<br />
Tóm lại, giữa nghề được HS ưa thích và nghề được coi là phù hợp với bản thân có mối<br />
tương quan chặt chẽ. Nhưng thực tế cho thấy hứng thú NN của các em còn bó hẹp, chủ<br />
yếu tập trung vào những nghề quen thuộc hoặc dư luận xã hội đánh giá cao, có những<br />
nghề hiện nay xã hội đang rất cần thì hầu như các em ít hướng tới.<br />
2.6. Các hoạt động ảnh hưởng đến NT của HS về KHN của bản thân<br />
* Những hoạt động của HS để giúp cá nhân NT KHN bản thân<br />
Các em cho rằng xem ti vi (81,74%) giúp các em có tri thức về NN nhiều nhất, sau đó<br />
đến học văn hoá (77,66%), đọc sách báo (74,66%), hỏi người thân (55,86%)… và thấp<br />
nhất là qua lao động sản xuất (16,89%), hỏi những chuyên gia về nghề (12,53%)... Có<br />
thể nói rằng các em chủ yếu đi từ hứng thú với nghề đến định hướng nghề thông qua lý<br />
thuyết, còn tìm hiểu qua thực tế rất ít.<br />
* Hoạt động của nhà trường để giúp HS NT KHN bản thân<br />
Nhà trường đã tổ chức các hoạt động về nghề (97,28%) để giúp các em có những tri<br />
thức ban đầu về NN trong xã hội. Nhưng theo tìm hiểu mức độ đào tạo của HS, đa số<br />
các em đều hướng đến mức độ đào tạo ĐH và CĐ (86,92%), chỉ có 13,08% HS hướng<br />
<br />