NHẬN THỨC KHOA HỌC 9
lượt xem 4
download
Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. a) Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội Chức năng thống trị chính trị của giai cấp nói lên rằng bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nó sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp có thể có để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHẬN THỨC KHOA HỌC 9
- góc độ khác nhau mà chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. a) Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội Chức năng thống trị chính trị của giai cấp nói lên rằng bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nó sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp có thể có để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó. Chức năng xã hội của nhà nước nói lên rằng bất kỳ nhà nước nào cũng phải thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, phải lo một số công việc chung của tòan xã hội; trong giới hạn có thể được, phải thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Page 380 of 487
- Trong các xã hội có giai cấp đối kháng trước đây, để giữ nhà nước trong tay giai cấp mình, giai cấp thống trị nào cũng buộc phải nhân danh xã hội mà quản lý những công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo ra điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nói cách khác, việc thực hiện chức năng xã hội theo quan điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức, điều kiện để nhà nước đó thực hiện được vai trò giai cấp thống trị của mình. Điều đó đã được Ph.Ăngghen giải thích rõ rằng: nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ trong chừng mực nó là nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời đại tương ứng. Khi đề cập mối quan hệ giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện, Ph.Ăngghen viết: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”70. Khi xã hội không còn giai cấp thì những nội dung thuộc 70 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T. 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 253. Page 381 of 487
- chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhiệm; và khi đó, chế độ tự quản của nhân dân được xác lập. b) Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại Chức năng đối nội có hai mặt: Một là, duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và các trật tự xã hội khác theo luật pháp của giai cấp thống trị; đồng thời sử dụng các phương tiện khác như bộ máy thông tin, tuyên truyền văn hóa, giáo dục... để xác lập và củng cố hệ tư tưởng của giai cấp thống trị biến nó thành tư tưởng thống trị trong xã hội. Hai là, quản lý và giải quyết các nhu cầu của xã hội (cũng còn gọi là chức năng quản lý công cộng). Hai mặt của chức năng đối nội có quan hệ biện chứng, trong đó mặt thống trị giai cấp là mục đích, còn mặt xã hội là cơ sở, là điều kiện để thực hiện chức năng giai cấp. Chức năng đối ngoại thể hiện quan hệ của nhà nước với các quốc gia khác trên trường quốc tế. Trong chức năng này, tùy bản chất của từng nhà nước mà có thể là việc tổ chức tòan dân chống lại ngoại xâm, phòng thủ đất nước. Cũng có thể là việc mở rộng lãnh thổ bằng cách phát động chiến tranh xâm lược, tìm kiếm thị trường, thuộc địa v.v.. Ngày nay, trong xu thế hòa bình, hợp tác, chức năng đối ngoại thể hiện ở việc tổ chức, thực hiện các Page 382 of 487
- quan hệ hợp tác về từng mặt hay nhiều mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa...), song phương hay đa phương. Chức năng đối nội cũng như chức năng đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Nếu quyền lợi của mình bị trực tiếp đe doạ bởi phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, thì giai cấp bóc lột sẵn sàng thoả hiệp, thậm chí đầu hàng bọn xâm lược bên ngoài để đối phó với cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước. Chúng là một thể thống nhất, trong đó, chức năng đối nội là chủ yếu và có ý nghĩa quyết định; chức năng đối ngoại là kế tục chức năng đối nội, phục vụ cho đối nội. Do đó, đường lối đối nội của một nhà nước quyết định đường lối đối ngoại của nhà nước đó. Câu 46: Trình bày các kiểu và hình thức nhà nước đã có trong lịch sử. Nêu đặc điểm của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 1. Các kiểu và hình thức nhà nước a) Các kiểu nhà nước Page 383 of 487
- Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội nào. Kiểu nhà nước do chế độ kinh tế của xã hội sinh ra nó qui định. Do đó, tương ứng với 3 hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng thì có 3 kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Còn nhà nước XHCN là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước kiểu mới. Kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản mặc dù có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những “nhà nước theo đúng nghĩa”, được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Khác với các kiểu nhà nước của các giai cấp bóc lột, kiểu nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội cho tất cả công dân. Sứ mệnh lịch sử của nhà nước XHCN là ở chỗ vừa chuyên chính bằng bạo lực, trấn áp đối với thù trong, giặc ngoài, vừa tổ chức, xây dựng thành công CHXH, CNCS; trong đó chức năng tổ chức, xây dựng là căn bản nhất. Page 384 of 487
- b) Các hình thức nhà nước Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác, đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, trước hết là tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, cũng như đặc điểm và truyền thống của mỗi dân tộc giai cấp thống trị tổ chức nền chuyên chính của mình dưới một hình thức nhất định. Hình thức nhà nước có ảnh hưởng trong việc củng cố, bảo vệ và thực thi quyền lực nhà nước. Chính vì vậy mà các giai cấp cầm quyền rất quan tâm đến việc tìm kiếm hình thức nhà nước cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để thực thi quyền lực thống trị chính trị của mình một cách hiệu quả nhất. Hình thức nhà nước khác nhau có ảnh hưởng đến việc thực thi quyền lực nhà nước, nhưng không làm thay đổi bản chất quyền lực nhà nước. - Nhà nước chiếm hữu nô lệ - nền chuyên chính của giai cấp chủ nô tồn tại dưới những hình thức khác nhau như chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. Song dù tồn tại dưới Page 385 of 487
- chính thể nào thì giai cấp nô lệ cũng không có quyền về kinh tế và chính trị, không được tham gia vào công việc nhà nước. Không những thế, chủ nô còn có quyền mua bán nô lệ như “công cụ lao động” và thậm chí có quyền giết nô lệ. - Nhà nước phong kiến có những hình thức quân chủ phân quyền và quân chủ tập quyền. Song dù tồn tại dưới hình thức nào, nhà nước phong kiến vẫn là nền chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến nhằm bảo vệ chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến và những đặc quyền, đặc lợi của nó. Đó là chế độ chuyên chế cá nhân: vua, chúa có quyền tuyệt đối, ý chí của nhà vua là pháp luật. Chế độ cha truyền con nối là một đặc quyền đặc lợi nổi bật của các nhà nước quân chủ nói chung. Ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và An Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Tuy nhiên, tính tập quyền đó trong thực tế lịch sử là dựa vào sức mạnh quân sự là chủ yếu. Do vậy, nguy cơ cát cứ phân quyền luôn thường trực. Mỗi khi Page 386 of 487
- chính quyền nhà nước trung ương suy yếu thì nguy cơ cát cứ lập tức xuất hiện biến thành các cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các thế lực địa chủ địa phương. - Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nói chung cũng chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hòa và hình thức quân chủ lập hiến. Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như: cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống; trong đó hình thức cộng hoà đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất. Sự khác nhau về hình thức của nhà nước tư sản không làm thay đổi bản chất của nó – đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản đối với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. Đề cập tới bản chất đó của nhà nước tư sản, V.I.Lênin viết: “Những hình thức của các nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”71. Cơ quan tuyên truyền tư sản tìm mọi cách làm cho người ta tin rằng chế độ cộng hoà dân chủ tư sản là hình thức nhà nước dân chủ, tự do, là nhà nước lý tưởng. Ngày nay, nhà 71 V. I.Lênin, Toàn tập, T. 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr. 44. Page 387 of 487
- nước tư sản thường có vẻ bề ngoài như là một cơ cấu cho phép nhân dân tỏ rõ ý chí của mình một cách định kỳ, nhưng những hình thức và thể chế dân chủ đó hoàn toàn không làm thay đổi bản chất của nhà nước tư sản như V.I.Lênin đã chỉ ra trên đây. Không những thế, chế độ cộng hoà dân chủ còn là một hình thức hoàn bị nhất của nền chuyên chính tư sản. Nhà nước tư sản tuyên bố quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, nhưng trong thực tế đó chỉ là quyền bình đẳng tư sản, bảo đảm những lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, V.I.Lênin viết: “Pháp luật bảo vệ mọi người như nhau; nó bảo vệ tài sản của những người có của chống laị sự xâm phạm của cái khối lớn, những người không có của, không có gì cả ngoài hai cánh tay, và dần dần bị bần cùng hoá, bị phá sản và biến thành vô sản”72. - Nhà nước vô sản có thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Công xã Pari 1871 đã đi vào lịch sử như hình thức đầu tiên của nhà nước vô sản. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản là xô viết do cách mạng tháng mười năm 1917 sáng lập. Và có một số nhà nước vô sản tồn tại dưới hình thức dân chủ nhân dân v.v.. 72 V.I.Lênin, Toàn tập, T. 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 90. Page 388 of 487
- Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nước chuyên chính vô sản nhiều hình thức mới. Tính đa dạng của nhà nước đó tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập nhà nước ấy; tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hội của nhà nước; tuỳ thuộc vào nhiệm vụ kinh tế – chính trị – xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện; tuỳ thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kỳ quá độ có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một - chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt, nhà nước “không nguyên nghĩa”, là nhà nước “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế – xã hội của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường bị thủ tiêu, bị xoá bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển chín muồi của lực lượng sản xuất và sự tiêu vong mọi giai cấp. 2. Đặc điểm của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có năm đặc điểm: Page 389 of 487
- Một là, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, một tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hai là, nhà nước ta tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, tập trung dân chủ, nhưng có phân công rõ và phát huy hiệu lực của cả ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ba là, nhà nước ta vừa là bộ máy chính trị – hành chính, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – chính trị – xã hội – văn hoá. Nhà nước thực hiện hai chức năng: tổ chức xây dựng và trấn áp. Trong đó, chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu; vì có tổ chức xây dựng thành công xã hội mới, mới đảm bảo thắng lợi hoàn toàn và triệt để của CNXH. Bốn là, nhà nước ta có sự thống nhất giữa tính chất dân tộc và tính chất quốc tế; vì lợi ích chân chính của dân tộc do nhà nước ta đại diện hoàn toàn nhất trí với lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân. Năm là, nhà nước ta là một tổ chức, thông qua đó, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng quyết định bản chất giai cấp công nhân của bộ máy nhà nước. Page 390 of 487
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 1 - PGS.TS Hà Thị Đức
82 p | 773 | 296
-
Đề cương ôn tập môn: Giáo dục học đại cương
14 p | 1378 | 209
-
CHƯƠNG 9: VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH
8 p | 902 | 207
-
Tri thức và công chúng trong kỷ nguyên bất định - Tư duy lại khoa học: Phần 2
252 p | 100 | 36
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 9: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
31 p | 330 | 35
-
Logic quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học part 9
20 p | 93 | 15
-
Thực trạng Công nghiệp hóa hiện đại hóa và vai trò quản lý của Nhà nước - 3
8 p | 89 | 14
-
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ bình diện một công trình nghiên cứu
11 p | 50 | 5
-
Thực trạng năng lực cảm xúc - xã hội của lứa tuổi vị thành niên
5 p | 37 | 5
-
Xác định cấu trúc của môi trường văn hóa công sở trong nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay
6 p | 19 | 3
-
Nhân chủng học: Phần 2
170 p | 14 | 3
-
Nhận thức của sinh viên điều dưỡng về môi trường học lâm sàng
7 p | 100 | 3
-
Thực trạng giáo dục phòng ngừa thiên tai cho học sinh trung học ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên
10 p | 4 | 2
-
Dạy học theo phương pháp hợp đồng bài Ôn tập chương 3 - hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn (Đại số 9)
5 p | 71 | 1
-
Giới thiệu văn hóa tặng quà của người Nhật Bản vào bài giảng ngữ pháp cho – nhận bằng tiếng Nhật
13 p | 10 | 1
-
Trần Văn Giàu - Cây đại thụ trong giới trí thức Việt Nam thời hiện đại
7 p | 42 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn